Các chất rắn lơ lửng bao gồm các hạt cát, phù sa và vật chất hữu cơ của lá, cây, … lơ lửng trong nước sông hồ. Các chất rắn lơ lửng trong vùng ẩm ướt dao động từ 0 – 100 mg/L. Trong vùng khô ráo chúng có thể đạt đến 100.000 mg/L. Chất rắn lơ lửng có thể tăng cao khi dòng chảy tăng bởi vì dòng chảy càng nhanh mạnh làm xói lở bờ thì chất rắn lơ lửng không có thời gian lắng tụ. Chất rắn lơ lửng là yếu tố quan trọng trong chất lượng nước. Khi nước chảy chậm, chất rắn sẽ lắng tụ xuống đáy làm phủ dần nền đáy sông, hồ chứa. Hàm lượng chất rắn cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống thủy sinh vật. Hàm lượng TSS cao quá sẽ làm chướng ngại ánh sáng đến được các loài thủy thực vật. Ánh sáng xuyên qua nước sẽ bị giảm, quá trình quang hợp sẽ chậm lại. Kéo theo sự giảm hàm lượng oxy trong nước. Nếu ánh sáng hoàn toàn bị che tắt từ lớp thực vật sống đáy, chúng sẽ ngừng cung cấp oxy và sẽ chết. Khi các thực vật này phân hủy, các vi sinh sẽ tận dụng nhiều oxy trong nước hơn nữa. Hàm lượng oxy càng thấp và mất đi dần sẽ dẫn đến cá, tôm chết. Sự tăng cao TSS còn làm tăng nhiệt độ nước mặt, bởi vì các hạt lơ lửng hấp thụ nhiệt từ mặt trời. Khi các chất rắn lơ lửng lắng chìm xuống phủ dần khoãng không gian giữa các hòn đá sẽ được thủy sinh vật sử dụng làm nơi cư trú. Hàm lượng TSS trong thủy vực cao có nghĩa là cao về số lượng vi khuẩn, các chất dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại trong nước. Các chất ô nhiễm này có thể rời ra khỏi chất lắng lơ lửng hoặc di chuyển xa hơn về phía hạ lưu. Như vậy, các chất rắn lơ lửng được coi như phương tiện di chuyển các chất ô nhiễm có sẵn trong nước. Điều này có thể giết hại thực vật và động vật phía hạ nguồn và làm cho nguồn nước không thể sử dụng được cho con người và đời sống hoang dại. Ngoài ra, TSS cao có thể gây hại cho sự sử dụng công nghiệp, bởi vì các chất rắn có thể làm làm tắt nghẽn hay chà xát các ống dẫn vào máy móc. Hiện chưa có tiêu chuẩn về TSS trong nước uống và sinh hoạt (USEPA, 2002).