Hiện nay tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Đông Nai nói chung, khu vực huyện Vĩnh Cửu nói riêng còn rất nhiều bất cập. Hiện tượng khai thác cát trộm trên sông còn diễn ra rất mạnh,
Trang 1Nguyễn Anh XuânNguyễn Thanh Trung
TP Hồ Chí Minh3/2011
Trang 2MỤC LỤC
Mở Đầu 3
I Tổng quan 3
I.1 Vị trí địa lý 3
I.2 Điều kiện kinh tế -xã hội 4
I.2.1 Diện tích, dân số, giao thông 4
I.2.2 Các đơn vị hành chính 4
I.2.3Kinh tế, xã hội 4
II Hiện trạng khai thác và quản lý 4
II.1 Hiện trạng khai thác 4
II.1.1 Khai thác sử dụng thủy điện 4
II.1.2 Khai thác sử dụng thủy sản 7
II.1.3 Khai thác sử dụng cát 9
II.1.4 Khai thác sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp 12
II.1.5 Khai thác sử dụng cho công nghiệp 12
II.1.6 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt 13
II.2 Hiện trạng quản lý tài nguyên nước 13
III.Những vấn đề còn tồn tại 15
III.1 Tồn tại trong khai thác 15
III.2 Tồn tại trong quản lý 16
IV Kết luận 17
V.Kiến nghị 17
VI Tài liệu tham khảo 18
Trang 3Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An 6Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An 7Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đồng Nai đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu) 10Hình 4: Xà lang chở cát 12Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp 14Hình 6: Xáng cạp, xà lan lớn vẫn ngang nhiên neo đậu, thi nhau móc cát ngay giữa banngày 18
Trang 4Mở Đầu
Hiện nay tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Đông Nai nói chung, khu vực huyện Vĩnh Cửu nói riêng còn rất nhiều bất cập Hiện tượng khai thác cát trộm trên sông còn diễn ra rất mạnh, tình hình khai thác sử dụng nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt của người dân còn chưa được hợp lý Sự quản lý của các cơ quan còn nhiều hạn chế và lỗ hỏng Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu” Đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công tác quản lý của các cơ quan và các hoạt động sử dụng nguồn nước của dòng sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cữu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để nguồn nước tại lưu vực được sử dụng hợp lý hơn
Đề tài được thực hiện vào tháng 3 năm 2011
I Tổng quan
I.1 Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh cửu nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây giáp huyện Phú Giáo và Tân Uyên (Bình Dương), phía đông là rừng quốc gia Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, phía nam là huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông Đoạn sông chảy huyện Vĩnh Cửu chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu Ở khoảng lưu vực này
Trang 5có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987 Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km³, dung tích hữu ích 2,547 km³ và diện tích mặt hồ 323 km² Hồ được thiết kế để cung cấp nướccho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh.
I.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
I.2.1 Diện tích, dân số, giao thông
Huyện có diện tích 1092km2 và dân số là 110.855 người (năm 2007),mật độ dânsố 0,101 người/km2, huyện ly là thị trấn Vĩnh An nằm trên đường tỉnh lộ 767 và nằm cạnh phía nam hồ Trị An, cách thành phố Biên Hòa 30km về hướng tây bắc
I.2.2 Các đơn vị hành chính
- Huyện ly: thị trấn Vĩnh An
- Các xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Trị An, Hiếu Liêm, Vĩnh Tân, Mã Đà, Phú Lý
I.2.3 Kinh tế, xã hội
- Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn.
- Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng.
Trang 6- Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu Đ, cáckhu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu.
- Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú Đang quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề tại xã Tân Bình.
II Hiện trạng khai thác và quản lýII.1 Hiện trạng khai thác
II.1.1 Khai thác sử dụng thủy điện
II.1.1.1 Nhà máy thủy điện Trị An
Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc.Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ
Trang 7năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.Công trình thủy điện Trị An được khởi công ngày 22-2-1982 Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263m Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63, 9 m Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ x 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kW.h Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m Đậptràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2x125 tấn Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dungtích chết 0,218.109 m3 Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải tòan quốc Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nướccho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ
Trang 8Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An
II.1.1.2 Hiện trạng “nước ít, điện cầm chừng” :
Hàng năm cứ vào giữa tháng 9 là đỉnh lũ của hồ Trị An (Đồng Nai), nước về đầy hồ, buộc phải xả tràn Thế nhưng, năm đã đến cuối tháng 9/2010 hồ vẫn cạn trơ đáy, khiến việc khai thác thủy gặp rất nhiều khó khăn
Hồ Trị An là một trong những công trình thủy điện quan trọng của cả nước, lấy nước từ 2 nhánh sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu và La Ngà đổ về với lượng nước trữ khoảng 15 tỷ m3/năm Năm 2010, mưa ít, lượng nước về hồ không nhiều đã ảnh hưởng rất lớn việc cung cấp điện cho khu vực phía Nam cũng như lưới điện quốc gia Trung bình mỗi năm, thủy điện Trị An cung cấp khoảng 1.730 triệu kWh cho lưới điện quốc gia và vào cao điểm của mùa mưa các tháng 8, 9 và 10 cung cấp khoảng 10
Trang 9triệu kWh/ngày Năm 2010, mưa đầu nguồn ít, lượng nước về hồ hiện chỉ đạt trên 50 m, vượt mực nước chết trên 0,5 m, ít hơn mọi năm hơn 10m nên thủy điện Trị An chỉ chạy được 4 - 5 triệu kWh/ngày Đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong nhiều năm nay
Mọi năm vào cuối tháng 8 mực nước ở hồ đạt khoảng 60 m, đỉnh điểm lũ ở hồ Trị An vào giữa tháng 9 mực nước đạt 61 - 62 m và phải xả tràn về hạ lưu Tuy nhiên giữa tháng 9/2010 đã không xảy ra lũ và nước về hồ thấp hơn mọi năm hơn 11 m, hiện mặt hồ vẫn cạn trơ đáy Do đó, nhà máy vận hành chỉ chạy được nửa công suất so với năm 2009, lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia bị giảm mạnh Dự báo mùa khô
2010-2011 lượng điện phát sẽ rất hạn chế, tình trạng thiếu điện khó tránh khỏi II.1.2 Khai thác sử dụng thủy sản
II.1.2.1 Hiện trạng khai thác
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, hồ Trị An ngoài việc tạo thủy điện, cung cấp điện sử dụng trong vùng, còn có chức năng nuôi trồng, khai thác thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn Thực hiện chương trình đổi mớiphương thức quản lý hồ Trị An, từ qúy IV/ 2009, UBND tỉnh đã quyết định giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu quản lý, đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản hồ Trị An
Hiện khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000 lao động nuôi trồng, đánh bắt, làm các dịch vụ thuỷ sản
II.1.2.2 Khai thác bừa bãi và những hệ lụy
Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản nên nhiều người đã chọn cách đánh bắt tôm, cá theo kiểu hủy diệt Bất cứ nơi nào có sông rạch, ao hồ thì có người tìm đến khai thác Họ dùng bất
Trang 10cứ phương tiện đã bị nghiêm cấm như lưới mắt nhỏ, xung điện, thuốc độc, thuốc nổ… để đánh bắt cá, tôm Những năm trước đây, người đánh bắt cá tôm không ngại ngần dùng thuốc nổ ném xuống sông suối, ao hồ để tận thu nguồn lợi thủy sản Tuy nhiên, do sử dụng thuốc nổ gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm lại dễ bị cơ quan chức năng truy bắt ráo riết nên gần đây nhiều người đã chuyển sang cách đánhbắt bằng hình thức dùng xung điện hoặc hòa thuốc độc đổ vào nguồn nước để tận thu tôm, cá
Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông ĐồngNai đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu)
Việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản đã cùng lúc vừa tàn sát hàng loạt tôm, cá trong vùng có tác động của dòng điện, vừa tàn sát môi trường thủy sinh, hủy hoại thức ăn của các loại khác cùng sống dưới nước Hiện nhiều loài cá, tôm đã phải mang dị tật không thể sinh sản và phát triển được nữa.
II.1.2.3 Thiếu nước, khai thác thủy hải sản điêu đứng
Lượng nước về hồ quá ít không chỉ thủy điện Trị An gặp khó khăn mà hàng ngàn hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên hồ cũng điêu đứng Nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên hồ Trị An ở khu phố 1, thị trấn Vĩnh An (huyện
Trang 11Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã phải bỏ nghề vì nước trên hồ cạn nên cá không sinh sôi nảy nở được, dẫn đến lượng cá đánh bắt hàng đêm chỉ bằng gần một nửa so với trước đây Lượng cá đánh được bán không đủ cho chi phí đánh bắt của ngư dân
Theo các hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Trị An và sông La Ngà, hiện nay nước trên hồ Trị An đang dần cạn vì vậy công việc đánh bắt thủy san đang gặp rất nhiều khó khăn
Trong tháng 9 năm 2010 khu bảo tồn chuẩn bị 1 triệu con cá giống để thả vào hồ Trị An, tuy nhiên cuối tháng 9 hồ vẫn cạn kiệt như mùa khô nên không thể tiến hành thả cá Nếu trong tháng 10 hồ Trị An vẫn cạn không thả được cá giống thì năm sau hồ Trị An sẽ không còn cá Vì mùa mưa là lúc nước về đầy hồ, cá từ các sông đổ về sinh sản và Khu bảo tồn thả thêm hàng triệu con cá giống các loại bổ sung thêm lượng cá trên hồ
II.1.2.4 Hoạt động thả cá giống phục hồi nguồn lợi thuỷ sản và môi trường hồ Trị An
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu đã làm lễ thả 1 triệu cá giống các loại vào hồ Trị An tại bến cảng Trung tâm thủy sản thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện VĩnhCửu, 4 loại cá giống được thả gồm: cá chép, cá mè, cá trôi và cá trắm với tổng trị giá khoảng 300 triệu đồng từ nguồn đóng góp của ngư dân đang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trong khu vực lòng hồ Trị An Nguồn kinh phí chủ yếu được huy động từ các hộ ngư dân sinh sống quanh khu vực hồ Trị An.
II.1.3 Khai thác sử dụng cát
Cát là một trong những loại khoáng sản dễ khai thác, có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị khá cao Chủ yếu là dùng trong xây dựng…Vì vậy, nhiều người đã tìm mọi cách để có được giấy phép hoặc khai thác lậu.
Có thể nói, khai thác cát hiện nay đang là một nghề hái ra tiền đối với các chủ phương tiện, chủ bến bãi vì đây chính là của "trời cho" cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trang 12Nguồn lợi từ hoạt động này không nhỏ và về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội (tạo công ăn việc làm cho các lao động dôi dư), thế nhưng tác hại do khai thác bừa bãi mới là điều đáng bàn ở đây.
Dọc tuyến sông Đồng Nai qua khu vực huyện Vĩnh cửu, từ xã Trị An kéo xuốngtận xã Bình Hòa, cả 2 bên tả hữu sông Đồng Nai có tới hàng chục bãi cát và điểm khaithác cát.
Hình 4: Xà lang chở cát
Từ bao đời nay, hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có đất tiếp giáp thượng nguồn sông Đồng Nai vốn chung sống bình yên với sông Ba năm trở lại đây, nạn khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ với qui mô lớn đã làm cho dòng sông rỗng ruột Cứ thế sông Đồng Nai “nuốt chửng” hàng ngàn mét vuông đất của người dân.
“Sa tặc” lộng hành, khai thác cát trái phép rầm rộ đã làm cho lòng sông Đồng Nai ngày càng thêm rỗng ruột Hậu quả là hàng trăm ngàn hecta đất của người dân
Trang 13đang từng ngày rơi tỏm xuống sông Nhiều người dân rơi vào tình trạng sổ đỏ còn nhưng đất hết.
Trừ những bến bãi được cấp phép là chấp hành tương đối tốt, số còn lại thì mạnh ai người đó làm, bất chấp các quy định pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu, an toàn đê, bảo vệ môi trường, đặc biệt là vi phạm quy định an toàn luồng lạch chạy tàu thuyền theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Hàng ngày, có hàng chục phương tiện nối đuôi nhau chờ vào bến bốc cát lên, còn dưới sông là các loại tàu hút dùng vòi rồng (ống hút) hút cát lên bãi Nguy hiểm nhất là loại tàu hút này, chúng có thể xỉa vào thân đê, chân cầu, luồng tàu chạy để hút cát
Chỉ tính riêng về vấn đề an toàn luồng chạy tàu, kiểu hút này sẽ tạo ra những vụng xoáy ngầm rất lớn làm biến đổi dòng chảy và luồng giao thông đường thủy Tàu thuyền đi qua rất dễ bị mắc vào bãi cạn, hoặc cồn ngầm do xoáy nước tạo nên
Trong thực tế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã khoanhđịnh Các xáng cạp cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp đoạn sông Việc đánh giá khối lượng khai thác thực tế là việc làm không đơn giản bởi có nhiều doanh nghiệp cùng khai thác trên một đoạn sông, tài nguyên lấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển sang ngay cho các cơ sở kinh doanh trung gian Ngay trong một công ty, việc quản lý sản lượng khai thác của từng xáng cạp cũng là vấn đề…
Công nghệ khai thác cát của các chủ xà lan trên sông Đồng Nai chạy qua huyện Vĩnh Cửu:
- Sử dụng xà lan có đặt máy bơm hút cát chạy dọc theo dòng sông để bơm hút cát lên xà lan, sau đó chở về bến tập kết cát.
Trang 14- Sử dụng nước sông để hút cát từ xà lan lên bãi bằng máy bơm hút cát và ống dẫn.
- Xúc cát lên phương tiện vận chuyển bằng máy xúc kết hợp xúc cát thủ công.- Vận chuyển bằng ô tô tự đỗ.
II.1.4 Khai thác sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp
Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp
Tại huyện Vĩnh Cửu những hộ dân sống xung quang dòng sông Đồng Nai , dọc theo dòng sông, họ dùng nước sông để tưới tiêu cho cây trồng của mình, đăc biệt nơi đây có vườn bưởi Tân Triều với diện tích lớn 235ha.
Hiện nay đang xây dựng các kênh dẫn nước từ sông Đồng Nai vào khu vườn bưởi Tân Triều để phục vụ cho việc tưới tiêu của bà con dễ dàng hơn,
Ngoài ra người dân còn dung nước từ Sông Đông Nai để tưới cho các vùng hoa màu của mình như các vườn rau, vườn bầu, bí, mướp,dưa… và cỏ chăn nuôi bò nữa.