MỤC LỤC
Đánh giá tác động của nghề nuôi tôm đến chất lượng nước sông của Bạc Liêu. Đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng nước trong ao nuôi với môi trường nước sông, kênh cấp bên ngoài.
- Ao oõng Nguyeón Vieọt Thanh - Ao oâng Nguyeãn Vaên Ngon - Kênh cấp trực tiếp: kênh Út Hến.
Để đánh giá được tác động của nghề nuôi tôm quảng canh đến chất lượng môi trường nước sông ngòi bên ngoài, chúng tôi thu mẫu và phân tích nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm mà đại diện là nước từ biển và sông lớn theo thủy triều đổ vào các vùng nuôi tôm vào thời điểm cuối của con nước lớn; thu mẫu và phân tích nước thải đổ ra từ các vùng nuôi tôm mà đại diện là nước từ các vùng nuôi tôm đổ ra ngoài vào lúc cuối con nước ròng. Đối với các mẫu nước sông đầu nguồn: thu mẫu hai lần một tháng vào hai con nước rong trong tháng, thu mẫu vào lúc cuối nước lớn (đại diện cho nguồn nước cấp) và cuối nước ròng (đại diện cho nguồn nước thải từ các vùng nuôi tôm đổ ra).
Phân tích theo phương pháp tạo phức với acid ascorbic, so màu (Murphy và Riley, 1962). Phân tích theo phương pháp oxy hóa chất hữu cơ bằng tác nhân KMnO4, chuẩn độ (Stangerberg, 1959).
Vào thời điểm nước ròng, tại Sư Son và Cây Gừa thì hàm lượng oxy hòa tan cao hơn nước lớn, đặc biệt tại thời điểm nước lớn vào các đợt 6, 7, 8 chúng tôi nhận thấy hàm lượng này xuống thấp (< 2 mg/L), điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho các đối tượng nuôi thủy sản. Tuy nhiên, xét về độc tính của ammonia thì các địa điểm nghiên cứu có độ pH dao động không cao gần như trung tính và nhiệt độ trong khoảng 27 - 31oC có thể nói hàm lượng ammonia gây độc còn nằm trong khoảng an toàn cho đời sống sinh vật và chưa vượt quá giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển, ven biển (Ammonia: 0,5 mg/L). Với diện tích nuôi tôm ngày càng nhiều và sử dụng nhiều kỹ thuật để nâng cao năng suất mà lượng nước thải luôn thải trực tiếp ra các hệ thống kênh mương bên ngoài, làm tích tụ trong thủy vực nồng độ ammonia ngày càng cao, sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng không tốt đối với việc nuôi tôm.
Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thu mẫu và phân tích mẫu tại khu vực nội đồng để tìm hiểu các vấn đề trên đã ảnh hưởng ra sao đến môi trường nước tại nơi đây, đồng thời cảnh báo những nguy cơ bất lợi nhằm giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như trong việc bảo đảm an toàn sức khỏe của cộng đồng. Oxy hòa tan tại Chủ Chí có sự biến động lớn vào lần thu mẫu đợt hai nồng độ oxy hòa tan là 8,35 mg/L, sau đó giảm dần đến lần thu thứ bảy còn 3,05 mg/L, lý do là tại các đợt khảo sát trước lượng phiêu sinh vật hiện diện trong nước nhiều, thu mẫu vào lúc nhiệt độ cao nên tốc độ quang hợp xảy ra nhanh, vào những lúc thu mẫu cuối do ảnh hưởng của mưa nên tốc độ quang hợp của tảo bị giảm đi. Lần thu mẫu đợt sáu độ mặn giảm xuống đột ngột còn 0,9‰, hiện tượng này là do trong khoảng thời gian này tại khu vực Ninh Quới chịu sự ảnh hưởng lớn của mưa (bị áp thấp nhiệt đới) và chúng tôi thu mẫu sau khi mưa lớn nên có thể độ mặn bị giảm thấp.
Khu vực Ninh Quới hàm lượng ammonia khá cao (>0,1 mg/L), điều này cho thấy tại nơi đây thường xuyên bị ô nhiểm, có nhiều xác thực vật, dòng nước ít dịch chuyển, lượng nước thải trong ao nuôi xả ra kênh với mức độ ô nhiễm cao và đồng thời ảnh hưởng phần nào của nước thải của người dân nơi đây. Khu vực Chủ Chí thì nồng độ ammonia mà chúng tôi phân tích được có giá trị thích hợp cho các hoạt động nuôi tôm của vùng, riêng tại lần thu mẫu đợt sáu và đợt chín thì hàm lượng ammonia tăng cao (0,209 mg/L và 0,206 mg/L), có thể trong những lần thu mẫu này do bị ảnh hưởng của mưa bão nên các mùn bã hữu cơ, chất thải tích tụ trong thủy vực lớn, một phần do mưa làm cho tảo chết các hợp chất hữu cơ không được hấp thu. Kết quả đạm nitrite vùng nghiên cứu cho thấy tại khu vực Ninh Quới hàm lượng ammonia cao (> 0,1 mg/L) cùng với hàm lượng oxy hòa tan thấp (< 5 mg/L) nên các phiêu sinh thực vật và vi sinh vật không thể phân giải và sử dụng hiệu quả các chất hữu cơ trong thủy vực, do đó hàm lượng nitrite tại khu vực này tương đối cao: 0,02 – 0,027 mg/L.
Tuy nhiên, tại khu vực Ninh Quới vào lần thu mẫu đợt bốn thì hàm lượng phosphate có giá trị 0,126 mg/L vượt quá mức giới hạn cho phép (0,1 mg/L theo Alabastes,1982) còn các đợt khảo sát khác thì hàm lượng phosphate có sự dao động qua các đợt thu mẫu. Tóm lại, tại khu vực nội đồng có hàm lượng phosphate tương đối thấp, vẫn còn phù hợp cho nghề nuôi tôm sú ở khu vực, tuy nhiên cũng cần quan tâm đến hàm lượng này để tránh tình trạng bùn tích tụ tại đáy ao nhiều dễ tạo ra quá trình khoáng hóa làm giảm oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Cá tôm sống trong nước cần oxy đầy đủ để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên mỗi loài cá tôm, mỗi giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường khác nhau, yêu cầu hàm lượng oxy khác nhau. Lúc lượng oxy hòa tan trong nước thấp quá giới hạn sẽ làm cho cá tôm chết ngạt.
Hiện tượng cá tôm chết ngạt do thiếu oxy xảy ra ở những ao hồ nước tĩnh, nhất là những thủy vực nhiều mùn bã hữu cơ hoặc bón quá nhiều phân hữu cơ. Sự biến động oxy hòa tan ở kênh luôn nằm trong giới hạn có thể nuôi tôm tốt, tại lần thu mẫu thứ hai oxy xuống thấp là do có mưa.
Vào lần thu mẫu thứ ba tại kênh DO giảm mạnh còn 2,08 mg/L vì đây là vào mùa mưa điều này gây nguy hiểm cho các loài động vật thủy sản sống trong kênh nhưng DO trong hai ao tại lần thu mẫu này cao hơn rất nhiều so với kênh (12,14 và 10,8mg/L). Tuy nhiên, với sự phát triển của tảo sẽ gây tình trạng thiếu oxy vào ban đêm và lúc sáng sớm do tảo cần oxy để hô hấp, và biên độ dao động của pH trong ngày lớn làm ảnh hưởng tới sức khỏe tôm trong ao nuôi. Độ kiềm trong ao 2 mà chúng tôi khảo sát lại có sự khác biệt so với ao 1 độ kiềm tăng dần từ lần thu mẫu thứ nhất đến lần thu mẫu thứ ba, tuy nhiên vào lần thu mẫu thứ tư lại giảm xuống thấp còn 59,6 mgCaCO3/L.
Quá trình thu mẫu tại hai ao thuộc huyện Đông Hải thường vào lúc trưa nên hiện tượng quang hợp của thủy sinh thực vật xảy ra lớn do đó độ pH của ao cũng tăng cao và suốt quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy độ pH có sự biến động không lớn giữa các laàn thu maãu. Hàm lượng ammonia tại kênh và ao nuôi thường thấp và không có sự biến động lớn, điều này được lý giải là do nước trong ao nuôi được thay một phần, tôm trong các ao thả với mật độ thấp nên lượng chất thải được phiêu sinh thực vật hấp thu. Nhìn chung, hàm lượng ammonia tại kênh chúng tôi khảo sát thấp, cao nhất 0,045 mg/L điều này rất thuận lợi cho môi trường ao nuôi khi cấp nước, với lượng thấp này không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thủy sinh vật.
Tại lần thu mẫu thứ ba là 0,094 mg/L gây nguy hiểm cho động vật thủy sản sống trong kênh, đến lần thu mẫu thứ tư là 0,057 mg/L, sự gia tăng này là do sự gia tăng ammonia, ammonia là nguyên liệu chính cho vi khuẩn biến đổi thành. Trong hai ao hàm lượng phosphate cũng không có sự biến động lớn, tuy nhiên tại ao 2 vào lần thu mẫu thứ ba ao được bón phân làm lượng phosphate gia tăng từ 0,003 – 0,024 mg/L nhưng không đáng kể. Tóm lại, đây là vùng có những yếu tố thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng bên cạnh đó khi vào mùa mưa nên chú ý đến độ mặn, đây là chỉ tiêu quan trọng cho nuôi trồng thủy sản và có biện pháp nâng cao độ kiềm nhằm ổn định pH trong ngày.