Phân tích môi trường bên ngoài của công ty

14 6.4K 16
Phân tích môi trường bên ngoài của công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích môi trường bên ngoài của công ty 2.1 Phân tích môi trường Vĩ Mô. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các loại tổ chức thuộc các ngành, có quy mô lớn hoặc nhỏ trong nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, nhiều yếu tố của môi trường này tác động đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến quản trị chiến lược của công ty,và Vinamilk cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy,nhà quản trị cần phải xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, mối tương tác giữa các yếu tố… để dự báo mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải phát hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình quản trị chiến lược.Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: 2.1.1 Thị trường thế giới: Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng nên Việt nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm, giúp tăng thu ngọai tệ. Năm 2007 được coi là năm “con lợn vàng” ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, một năm quý giá để sinh em bé. Với số lượng những em bé mới sinh ra đời vượt trội so với những năm trước, thị trường sữa thế giới bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh, trong bối cảnh giá sữa và nhiều nông sản khác vốn đang cao ngất ngưởng do nguồn cung khan hiếm và chi phí đầu vào tăng mạnh. Trung Quốc chỉ là một ví dụ điển hình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khiến người dân nhiều nước châu Á, châu Mỹ La tinh và thậm chí là ở Trung Đông thoát khỏi cảnh nghèo đói, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm mà trước đây họ không dám mua, như sữa. Trước nhu cầu ngày càng lớn, mức cung hiện nay không đáp ứng kịp. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu sữa trên toàn cầu mỗi năm tăng thêm 15 triệu tấn, tức bằng tổng lượng sữa và chế phẩm từ sữa mà New Zealand sản xuất hằng năm. New Zealand là nước xuất khẩu sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa lớn nhất thế giới với 12,7 triệu tấn/năm, bằng lượng sữa xuất khẩu của toàn châu Âu. Hai nước xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới là New Zealand và EU đều khó lòng có thể tăng sản lượng sữa. Sản lượng của Áchentina năm qua rất kém, New Zealand thì đang bị hạn hán, còn Liên minh châu Âu (EU) bị kiềm chế bởi hạn ngạch. Như vậy, gần như tất cả các nước sản xuất sữa lớn đều không thể tăng nguồn cung. Trữ lượng sữa của thế giới gần như đang trống rỗng. Australia thậm chí còn lo ngại rằng họ sẽ không còn đủ sản lượng để cung cấp cho thị trường nội địa chứ chưa nói gì đến xuất khẩu. Thức ăn dành cho gia súc ở Australia ít đi. Mấy năm nay nước này rơi vào tình trạng hạn hán, thiếu cỏ cho bò sữa ăn, ảnh hưởng nặng đến ngành sản xuất sữa. Sản lượng sữa của Australia đã giảm mạnh từ mức đỉnh cao 11,1 tỷ lít năm 2001/02 xuống chỉ khoảng 9,1 tỷ lít năm 2007/08. Một số nhà khoa học cho rằng hiện tượng hạn hán này sẽ còn kéo dài vì là hậu quả của tình trạng khí hậu trái đất nóng lên. Cho nên, nước Australia khó lòng sản xuất sữa được nhiều như trước. Trong khi đó ở Ấn Độ, lũ lụt lại là nguyên nhân làm tăng giá sữa. Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa (bò và trâu) và chế phẩm từ sữa số hai thế giới với 101,4 triệu tấn/năm nhưng chỉ xuất 0,7 triệu tấn. 2.1.2 Thị trường trong nước: 2.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế Việt nam tăng trưởng khá ấn tượng trong 10 năm trở lại đây, thuộc vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu biểu đồ trên, GDP của Việt nam liên tục tăng ở mức từ 6- 8%, do đó GDP bình quân trên đầu người cũng liên tục tăng, đến năm 2007 đã đạt 200.6% so với năm 2000. Năm 2008, do tác động của khủng hỏang tài chính tòan cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008 nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế họach. Đáng chú ý là GDP của quý III/2009 tăng 6.04% và quý IV/2009 tăng 6.9%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2008, cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm, càng về cuối càng nâng cao tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thóai với nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm. Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện. Mặc dù năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt nam đi xuống theo xu hướng chung của kinh tế thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng đều đặn. Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và sẵn sàng gia tăng chi tiêu cho các lọai thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa, dẫn đến lượng khách hàng tiêu thụ sữa ngày càng gia tăng. Lạm phát vẫn chưa bị đẩy lùi và bùng phát trở lại vào năm 2010. không phải là vấn đề của năm 2009, nhưng năm 2010 là một năm lạm phát bùng lên trở lại do các nguyên nhân gây ra lạm phát bị tích lũy ngày càng nhiều trong năm 2009.Cụ thể, như các chính sách hỗ trợ lãi suất làm tăng trưởng tín dụng, nới lỏng kiểm soát giá một số mặt hàng như điện, nước, xăng dầu, điều chỉnh tăng lương và có thể là cả những nỗ lực phát hành tiền mà không được công bố chính thức. Nguy cơ lạm phát càng rõ ràng hơn nếu tiếp tục thực hiện gói kích thích kinh tế trong điều kiện mà chưa có giải pháp dài hạn hơn để đảm bảo chắc chắn nguồn vốn đạt được hiệu quả sinh lời cao và có khả năng tái tạo nguồn thu trong nước. 2.1.2.2 Dân số: Theo thống kê của Tổng cục Dân số công bố ngày 04/07/2008, dân số Việt nam đã đạt tới 86,5 triệu người; đồng thời theo các kết quả suy rộng mẫu chủ yếu của cuộc Tổng điều tra dân số thực hiện ngày 01/04/2009, Việt nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp hai lần nhóm dân số trong độ tuổi “phụ thuộc”. So với kết quả điều tra năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% năm 2009, trong khi tỷ trọng dân số của nhóm 15-59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66% và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 lên 9% năm 2009. Ngòai ra, dân số sống ở khu vực thành thị tăng từ 23,7% năm 1999 lên 29,6% năm 2009 với tỉ lệ tăng bình quân là 3,4%/năm trong khi ở khu vực nông thôn tỉ lệ này chỉ có 0,4%/năm. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nước ta, và thực tế cũng cho thấy tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%, tập trung mạnh ở các khu vực thành thị. Mặt khác, các số liệu nghiên cứu ở biểu đồ “Tiêu thụ sữa theo lứa tuổi” cho thấy hầu hết các lứa tuổi đều tiêu thụ sản phẩm giàu chất dinh dưỡng này, đặc biệt là lứa tuổi từ 7-29 tuổi. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa trên thị trường có tiềm năng lớn và đang phát triển như ở Việt Nam. 2.1.2.3 Công nghệ: Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lượng sữa chất lượng cao như mạng Ethernet, công nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wi-fi và kỹ thuật nhận dạng song vô tuyến từ xa với các thẻ RFID (Radio Frequency Identification) gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp theo dõi đàn gia súc trong chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo bước sóng xác định mức độ linh họat của con bò và gấn đây là công nghệ cảm ứng nhiệt độ giúp xác định các chu kỳ sinh sản của bò cũng như dò tìm các dấu hiệu bệnh. Hệ thống vi tính hóa ở các chuồng gia súc và trong văn phòng điều hành nông trại đã giúp sản lượng đàn bò sữa ngày càng được nâng cao. Ngành sữa trên thế giới đã có mặt lâu đời với công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Hà Lan. Sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao với các dây chuyền sản xuất sữa hiện đại có công suất lớn như hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động cho các lọai hộp giấy chuyên dung, dây chuyền sản xuất sữa chua ăn khép kín với công nghệ lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tươi thanh trùng, … 2.1.2.4 Văn hóa - xã hội: Mặc dù Việt nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa và dân chúng trước đây chưa có thói quen dùng sữa, nhưng với tốc độ tăng dân số nhanh (1,2% -theo năm 2009), đặc biệt là tỉ lệ tăng của dân số thành thị cao hơn nông thôn nên ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng được chú trọng, đặc biệt là vấn đề dưỡng chất cần thiết cho trẻ em giai đọan thôi bú sữa mẹ dần dần giúp hình thành nên thói quen tiêu thụ sữa cho mọi lứa tuổi trong giai đọan sau này. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, hiện mức tiêu thụ sữa của người Việt nam đã tăng lên đáng kể (29,9g mỗi ngày) Ngoài ra, các chương trình chính sách khuyến khích dùng sữa trong trường học, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học cũng đã được chính phủ đề cập đến trong chương trình phát triển quốc gia và thực hiện thí điểm ở một số địa bàn có điều kiện thuận lợi. Cụ thể là chương trình “sữa học đường” với ngân sách nhà nước đang được thực hiện tại Bà Rịa Vũng Tàu là một điểm sáng cần nghiên cứu nhân rộng cho cả nước. 2.1.2.5 Điều kiện tự nhiên: Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao.Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An, Sơn La… 2.1.2.6 Chính trị - Pháp luật: Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thóang tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cùng với việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới trong những năm gần đây, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập tòan cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa giúp các sữa ngọai nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng thị trường Việt nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho họat động sản xuất kinh doanh của Vinamilk, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên doanh khai thác những mặt mạnh về kỹ thuật và tiếp thị của các doanh nghiệp có kinh nghịêm lâu năm trong ngành công nghiệp sữa trên thế giới. Tuy nhiên, với cách quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 10 kg/người/năm vào năm 2010, 20 kg/người/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài” Theo Quyết định 167 của Thủ tướng về qui hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa thì chỉ có 15 tỉnh, thành được phép nuôi. Nhưng thực tế "phong trào" nuôi bò sữa đã lan ra 33 tỉnh, trong đó có cả những địa phương không đủ điều kiện chăn nuôi: không có đồng cỏ, cũng chẳng có nhà máy chế biến sữa . Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng sữa chỉ dừng lại ở việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì mà chưa kiểm tra, phân tích được chất lượng và hàm lượng các vi chất trong thành phần sữa. Các phòng thí nghiệm chưa có khả năng kiểm định đầy đủ những vi chất này. Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về tỷ lệ các chất bổ sung vi lượng DHA, ARA trong sữa. Bên cạnh đó, việc không kiểm sóat nổi thị trường sữa cũng gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt nam. Năm 2009, mặc dù giá nguyên liệu sữa bột nhập khẩu trên thị trườngthế giới đã giảm (khoảng 13,8 - 43%) nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá cao tăng từ năm 2008, thậm chí có doanh nghiệp tiếp tục tăng giá. Điều này được các nhà sản xuất giải thích là giá nguyên liệu có giảm nhưng vẫn ở mức cao, chưa bằng giá của năm 2007 và tỉ giá ngoại tệ và đồng Việt Nam liên tục bị trượt giá nên buộc phải tăng giá sản phẩm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ ở những vùng khó khăn không có điều kiện uống sữa. 2.2 Môi trường vi mô ( môi trường ngành): Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, khi đất nước đã gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp”. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), tính đến hiện nay trên thị trường hiện có khoảng hơn 300 sản phẩm của các công ty lớn như: Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood Việt Nam, New Zealand, Abbott . rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 87 triệu dân. Số liệu được công bố tại Hội thảo Thúc đẩy sự gắn kết ngành sữa Việt Nam với thế giới vừa được tổ chức tại Hà Nội cho biết, trẻ em tại TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Bình quân mức tiêu thụ là 9kg sữa/người/năm - tăng 14,1%/năm. Trong khi con số này ở Thái Lan là 25kg, Pháp là 130kg và Úc là 320 kg. Điều này đã cho thấy tiềm năng của thị trường sữa Việt Nam vẫn chưa được khai thác đúng mức trong thời gian qua. Đối với thị trường sữa Việt Nam, Vinamilk là Công ty chiếm thị phần lớn nhất tại hiện nay, với tổng công suất của 9 nhà máy sản xuất sữa các loại đạt khoảng 570.406 tấn sữa/năm, khoảng trên 220 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang. Vinamilk hiện chiếm khoảng 38% thị phần. Vinamilk đã duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004- 2008. Bên cạnh đó, thị trường sữa Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 10% trong giai đoạn 2008 -2010 do hiện nay mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người còn thấp, thu nhập của người dân đang tăng dần và thói quen tiêu dùng sữa đang được hình thành. Với những lợi thế về năng lực cạnh tranh và vị thế thị trường hiện tại, Vinamilk có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa và lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới. Sau đây là môi trường vi mô của Vinamilk: 2.2.1 Khách hàng: Khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra cho sản phẩm, không có khách hàng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì thế khách hàng và những nhu cầu của họ có những ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động của một công ty. Muốn khách hàng tin cậy và mua sản phẩm thì sản phẩm đó phải có chất lượng và giá phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra cho Vinamilk là phải làm sao cho vừa lòng khách hàng. Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này. Trong số các hộ được thăm dò, tỷ lệ hộ có sử dụng sữa chua uống chiếm 22,1%. Tỷ lệ hộ thu nhập cao trên 13 triệu đồng/tháng sử dụng sữa tươi - tiệt trùng là 42,0% và giảm dần theo mức giảm của thu nhập. Cụ thể với mức thu nhập từ 9-13 triệu đồng là 23,9%, từ 6-9 triệu đồng là 21,8% và ở hộ dưới 3 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này là 1,4%. Có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng sản phẩm sữa và thức uống ở Hà Nội và TPHCM. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ số hộ ở Hà Nội và TPHCM sử dụng sữa tươi - tiệt trùng tương ứng là 53% và 47%; sữa chua ăn là 55,1% và 44,9%; sữa chua uống là 52% và 48%. Ở vị trí dẫn đầu, sữa tươi - tiệt trùng có 55% số hộ gia đình được hỏi cho biết đã lựa chọn dùng thường xuyên nhất. Sữa chua ăn và sữa bột nguyên kem dành cho trẻ em lần lượt chiếm tỷ lệ là 19,9% và 11,9%. Như vậy, xu hướng tiêu dùng các thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà cụ thể là sử dụng các loại sữa chiếm ưu thế phổ biến. Ngoài việc chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thị phần nội địa, mức tiêu thụ của người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài (Úc, Campuchia, Iraq, Philipines, Mỹ ) cũng chiếm từ 10% đến 20% trong tổng doanh thu của công ty thông qua xuất khẩu. Trong suốt quý 4 ngành sữa luôn đóng góp thị phần giá trị cao nhất so với các ngành hàng thuộc sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Đây là dấu hiệu đáng mừng, theo chiều hướng này sản phẩm sữa sẽ trở thành sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng của các hộ gia đình đô thị; muốn giành được cơ hội này các doanh nghiệp cần củng cố và xây dựng thương hiệu để tạo ấn tượng và giành được niềm tin của người tiêu dùng. 2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: Ngành chế biến sữa là ngành có mức độ cạnh tranh cao. Hiện tại Việt Nam có khoảng 23 doanh nghiệp cung cấp sữa ra thị trường, tiêu biểu như Vinamilk, Dutch Lady Vietnam, Nutifood, Hanoimilk, Mộc Châu… Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa nước và sữa chua. trong đó Vinamilk là công ty lớn nhất với khoảng 38% thị phần, Dutch Lady với khoảng 28% thị phần, phần còn lại thuộc về các công ty nhỏ hơn và sản phẩm sữa cao cấp nhập khẩu trực tiếp. Với tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ rất lớn về sữa các loại tại VN nên dẫn đến đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và gay gắt. Các nhà đầu tư nước ngoài ngày một đổ xô vào việt Nam để triển khai hoạt động kinh doanh. Đó là thách thức lớn của Vinamilk trong việc cạnh tranh dành thị trường sữa. Hiện tại, Vinamilk đang phải đang phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trong nước hay nói cách khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trên thị trường hiện nay, Vinamilk vẫn xác định đối thủ quan trọng nhất của Vinamilk trong nước vẫn sẽ là Dutch Lady, có khả năng cạnh tranh mạnh với Vinamilk trên cả 4 dòng sản phẩm sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua. Dòng sản phẩm Đối thủ cạnh tranh chính Sữa đặc Dutch Lady, Nestle Sữa tươi và sữa chua uống Dutch Lady, Nutifood, Hanoi Milk, Lothamilk Sữa bột Abbott, Mead Johnson, Enfa, Dutch Lady, Nutifood,Anlene Sữa chua ăn Dutch Lady, Nestle Cà phê Nestle, Trung Nguyên 2.2.3 Nguồn cung cấp: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có những nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ họ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vinamilk cũng cần có nguồn cung cấp về nguyên vật liệu và rang thiết bị để sản xuất. Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho Vinamilk Nguyên liệu Nguồn cung cấp Bột sữa các loại 100% nguyên liệu nhập khẩu Sữa tươi 100% nguyên liệu trong nước Đường Chủ yếu dùng sản phẩm trong nước Hộp thiết các loại Chủ yếu dùng sản phẩm trong nước Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên(VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước. Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời,nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăngnhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữakhó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 2.2.4 Sản phẩm thay thế: Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao…có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Sau đây là bảng tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công Ty sữa Việt Nam- Vinamilk: TT Các yếu tố Trọng số Hệ số phản ứng Điểm TB có trọng số Tác động tích cực Tác động tiêu cực Thị trường thế giới 1 Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng=> Việt nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm. 0,04 3 0,12 + 2 Thị trường sữa thế giới bắt đầu 0,04 3 0,12 + [...]... 3 0.21 2 0,06 - 2 0,04 - 4 0,4 2 0,2 - 2 0,1 - 2 0,2 - 3 0,15 - 2,68 + + Tổng số điểm quan trọng của Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam- Vinamilk là 2,68 cho thấy công ty ở trên mức trung bình của ngành trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội môi trường và tránh các mối đe dọa từ bên ngoài ...giai đoạn nhu cầu tăng mạnh Tốc độ tăng 3 trưởng kinh tế của TG cao Thị trường trong nước Kinh tế Kinh tế Việt 4 Nam tăng trưởng cao Thu nhập của người dân VN 5 luôn được cải thiện Nhà nước không 6 kiểm sóat nổi giá thị trường sữa VN gia nhập các tổ chức thương 7 mại thế giới (WTO) Tỷ giá hối đoái không ổn 8 định,Đồng VN liên tục bị trượt... kỳ “cơ cấu dân số vàng” Tốc độ tăng dân 12 số nhanh Công nghệ 0,02 3 0,06 + 0,05 3 0,15 + 0,03 3 0,09 + 0,02 2 0,04 0,07 3 0,21 0,02 2 0,04 - 0,03 2 0,06 - 0,05 3 0,05 + 0,06 3 0,18 + 0,05 4 0,2 + - + Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra 13 đời nhằm hỗ trợ 0,07 cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý của nhà nước 14 còn lỏng lẻo, 0.03 chồng chéo, không... Việc kiểm định chất lượng sữa 15 0,02 tại VN đạt hiệu quả chưa cao Người tiêu dùng Người tiêu dùng ngày càng có xu 16 0,1 hướng dùng sữa nhiều hơn Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trong nước 17 và ngoài nước 0,1 ngày càng nhiều và gay gắt Nguồn cung ứng người dân nuồi bò còn mang tính tự phát,thiếu kinh 18 0,05 nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp 19 . Phân tích môi trường bên ngoài của công ty 2.1 Phân tích môi trường Vĩ Mô. Tất cả các loại hình doanh nghiệp,. định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, nhiều yếu tố của môi trường này tác động đan

Ngày đăng: 20/10/2013, 00:20

Hình ảnh liên quan

Sau đây là bảng tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công Ty sữa Việt Nam- Vinamilk: - Phân tích môi trường bên ngoài của công ty

au.

đây là bảng tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công Ty sữa Việt Nam- Vinamilk: Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan