1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích môi trường bên trong của công ty OPV

31 2,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 572,74 KB

Nội dung

Chương 2: phân tích môi trương bên ngoài của công ty OPVChương 3: phân tích môi trường bên trong của công ty OPV Chương 4: hoạch định chiến lược cho công ty trong 5 năm tới GIỚI THIỆU TỔ

Trang 1

Lời mở đầu

Trước đây cuộc sống còn hoang rã và đơn sơ, con người sống chủ yếu bằng cách tự cung tự cấp do đó không có một khái niệm gì về chiến lược trong thời đó Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, có sự trao đổi và buôn bán các công ty, doanh nghiệp hình thành Từ đó khái niệm chiến lược ra đời Hiện nay chúng ta đang sống trong một nền kinh tế đầy sóng gió, thử thách Nền kinh tế khó khăn do vây để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế này bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có chiến lược phù hợp để từ đó giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài Đặc biệt quan trọng hơn doanh nghiệp mà nhóm nghiên cứu lại là một doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực sản xuất thuốc

“công ty cổ phần dược phẩm OPV” Nếu như doanh nghiệp không cạnh tranh nổi các doang nghiệp nước ngoài thì nước ta sẽ rất là phụ thuộc với thuốc ngoại nhập Điều này sẽ không tốt khi sức khỏe của cả quốc gia lại phụ thuộc vào các nước xuất khẩu thuốc Với tính chất cấp bách như vậy nhóm em quyết định chọn một công ty về dược

cụ thể là công ty dược phẩm OPV để nghiên cứu và đưa ra các chiến lược nhằm giúp công ty có chỗ đứng trong nước và trên thị trường quốc tế

1)Khái niệm chiến lược là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chiến lược là gì, nhưng qua quá trình học tập trên lớp và nhóm tự nghiên cứu trên sách vở, báo chí thì chiến lược sẽ được định nghĩa như sau: Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu

đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điển yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do các nguy cơ từ môi trường bên ngoài

2)ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu

Ý nghĩa :

Trang 2

Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp.Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt,giá thành hợp lý và vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sảnxuất kinh doanh, trong đó quản lý chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với nhận thức về tầm quan trọng của hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp nhóm chúng em đã chọn đề tài : ……… Nhằm đưa các kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh

 Mục đích của nghiên cứu : mục đích của nghiên cứu đó là đưa ra được các chiến lược phù hợp từ việc phân tích môi trường bên ngoài ta xác định được các cơ hội và các nguy

cơ, phân tích môi trường bên trong để xác định được điểm mạnh và các điểm yếu Từ đó

ta phát huy điểm mạnh và tận dụng các cơ hội để khắc phục điểm yếu và né trách các nguy cơ

3)phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

(Nhi hoàn thành phần này nữa nha)

Địa điểm nghiên cứu

Do vẫn còn là sinh viên khả năng tài chính và thời gian có hạn nên nhóm không thể nghiên cứu trong phạm vi toàn quốc hay vượt qua phạm vi quốc gia Bởi vậy nhóm đã quyết định nghiên cứu trong phạm vi nội thành của TP.HCM và các tỉnh lân cận, gần nơi học tập và sinh hoạt của nhóm

4)Phương pháp nghiên cứu

Nhóm đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường Nhóm vừa tìm hiểu các thông tin sẵn có trên mạng và báo chí để tìm ra các cơ hội và các nguy cơ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, mặt khác vừa tới tận công ty để tìm ra những điểm mạnh và các điểm yếu của công ty Để từ đó đưa ra được một chiến lược phù hợp

5)Bố cục của bài nghiên cứu về công ty cổ phần dược phẩm OPV

Bố cục gồm có 4 chương!

Chương 1: giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần dược phẩm OPV

Trang 3

Chương 2: phân tích môi trương bên ngoài của công ty OPV

Chương 3: phân tích môi trường bên trong của công ty OPV

Chương 4: hoạch định chiến lược cho công ty trong 5 năm tới

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Công ty cổ phần dược phẩm OPV có tên giao dịch là OPV Pharmaceutical joint stockcompany, trụ sở chính tại số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, người đại diệntheo pháp luật của công ty là dược sĩ Hà Trương Bích Thúy, kiêm tổng giám đốc củacông ty, công ty có vốn đăng kí kinh doanh là 355,5 tỉ đồng, công ty chuyên sản xuất cácloại thuốc chữa bệnh cho người , các chế phẩm dinh dưỡng, mĩ phẩm và các sản phẩmchăm sóc cá nhân

Sứ mệnh của công ty:” Công ty OPV hội đủ các yếu tố cần thiết là năng lực kinh doahntoàn cầu và kinh nghiệm ở thương trường Việt nam Điều đó đã giúp công ty đạt được vịtrí nhất định trên thị trường Việt Nam về lĩnh vực dược phẩm, các sản phẩm chăm sóckhách hàng và thực phẩm dinh dưỡng

OPV mong muốn là đối tác của các Tập đoàn đa quốc gia và Tổ chức chăm sóc sức khỏehàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Dược phẩm cao cấp và Săn sóc khách hàng

- OPV trở thành công ty dược lớn nhất Miền Nam

- OPV là đại diện độc quyền của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, như Bayer,Ciba Geigy, Mead Johnson, Merck Sharp & Dohme, Roche, Sandoz, Smith Kline &French, Ụpohn, và Warner Lambert

- OPV xây dựng nhà máy dược lớn và tiên tiến nhất tại Việt Nam - hiện nay nhà máy này

là một cơ sở của Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 24

Trang 4

- OPV liên doanh với công ty Nestlé (Thụy Sĩ) xây dựng một nhà máy chế biến sữa bộtcho trẻ em, dưới tên Dielac - hiện là nhà máy của Xí Nghiệp Vinamilk.

Từ 1975- 1990: nhóm OPV định cư tại Mĩ

Từ 1993- 1994: OPV đã hoạt động trở lại tại Việt Nam bằng việc tiếp thị một số dượcphẩm nhập khẩu của công ty đa quốc gia cùng với sản phẩm với nhãn hiệu OPV

Năm 2001: OPV bắt đầu xây dựng nhà máy dược phẩm theo giấy phép đầu tư

Năm 2003: Nhà máy mới được hoàn tất

- Công ty Otsuka OPV được thành lập, là liên doanh giữa OPV và Otsuka PharmaceuticalCompany, một công ty hàng đầu của Nhật Bản về dược phẩm và dịch truyền, và NomuraTrading Company, một tập đoàn thương mại lớn của Nhật Bản

- Nhà máy OPV được Bộ Y Tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP (Good ManufacturingPractice - Thực Hành Tốt Sản Xuất Thuốc) cho dung dịch tiêm truyền (cho Công ty liêndoanh Otsuka OPV), các dạng thuốc rắn (viên nén, viên nang, viên bao film, thuốc nước,

và thuốc kem, mỡ, GLP (Good Labortary Practice - Thực Hành Tốt Phòng Kiểm NghiệmThuốc), và GSP (Good Storage Practice - Thực Hành Tốt Bảo Quản Thuốc)

- Từ Quý 3 năm 2003: Nhà máy OPV bắt đầu sản xuất và tiếp thị dịch truyền và dượcphẩm

Năm 2004: OPV phấn đấu để trở thành một công ty dược phẩm có uy tín về chất lượng,

kỹ thuật sản xuất tiên tiến và tinh thần phục vụ cao, để cùng với cộng đồng y dược ViệtNam góp phần nâng cao chất lượng y tế Việt Nam và vị thế ngành công nghiệp dượctrong nước

Năm 2005:

Trang 5

- Công ty OPV đạt được Chứng nhận Hoạt động Sản xuất, Thí nghiệm và Lưu trữ Tiêntiến của Tổ chức Sức khoẻ thế giới do Bộ Y tế Việt Nam cấp.

- Tập đoàn GSK (GlaxoSmithKline) và Công ty OPV ký kết thoả thuận hợp tác sản xuấtcác sản phẩm nổi tiếng của GSK tại nhà máy của OPV

Năm 2007: OPV đã đăng ký trên 300 sản phẩm dược phẩm, sản xuất và bán tại ViệtNam

Năm 2008: OPV đã được phê duyệt bởi GlaxoSmithKline như một nhà sản xuất trongkhu vực

Năm 2010: OPV đã đăng ký 693 sản phẩm dược phẩm, trong đó có 280 sản phẩm đã

được sản xuất và tiếp thị

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM OPV

A MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1 Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật

Phân tích thị trường dược phẩm tại việt nam

Vì những yếu tố tiêu cực tác động (như thị trường thuốc giả hoạt động, chính sáchkém về luật bảo hộ bản quyền trí tuệ khiến các doanh nghiệp nước ngoài không thể gianhập thị trường, vv…) nên thị trường tiêu dùng dược phẩm năm nay chiếm khoảng 1,7%GDP và sẽ là 2% trong khoảng 2014.Việc WHO khuyến khích các doanh nghiệp trongnước sản xuất theo mô hình GMP đồng thời gia nhập WTO sẽ giúp ích cho việc chuẩnhoá các thuốc thành phẩm khi sản xuất đồng thời giảm thiểu được tối đa các loại thuốcgiả được sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho thuốc thành phẩm tại VN có cơ hộixuất khẩu sang các nước khác

Thị trường sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sửdụng thuốc của người dân năm.Hiện nay đã có hơn 10000 loại thuốc được đăng kí từ Bộ

Y tế,trong đó có khoảng 60% được sản xuất tại VN.Thị trường thuốc sản xuất theo hướngtruyền thống (thuốc đông tây y kết hợp) đang được chú ý và phát triên trong khoảng thờigian gần đây tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế khá nhiều do quá trình hội nhập WTO

Cơ hội và nguy cơ từ môi trường kinh tế chính trị, pháp luật mang lại.

Trang 6

Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nềnkinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành Vì thế, doanhnghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, các khuynh hướng vàcác hàm ý chiến lược của họ Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó

là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái, và tỷ lệ lạm phát tốc độtăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ,vì khi kinh tế phát triểnngười dân sẽ quan tâm nhiều đến sức khoẻ hơn vì thế nhu cầu đối với các sản phẩm dượccũng tăng cao.Công ty nhập nguyên liệu nước ngoài để đảm bảo chất lượng nên chịu sức

ép từ tỉ giá hối đoái và thuế nhập khẩu Lãi suất tăng cao doanh nghiệp khó tiếp cận đượcvốn vay phải vay tiền với lãi suất cao, kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biếnđộng về kinh tế từ bên ngoài do nhập siêu vì vậy OPV sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ

đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây khó khăn về tài chính và các nguồn lựckhác để duy trì phát triển bền vững.Chính phủ nước ta đang xem xét và chống lại việctham gia vào luật bảo vệ bản quyền chung của quốc tế, điều này làm ngăn cản sự mở rộnghoạt động đa quốc gia khi tham gia sân chơi chung Nước ta đã áp dụng GMP cho cáccông ty dược trong nước giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu, ápdụng những công nghệ mới từ nước ngoài,đặc biệt về các sản phẩm dược sinh học Khigia nhập hoàn chỉnh WTO, trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, khắc phụcnhững yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm, các chính sách bảo hộ xuấtkhẩu được đẩy mạnh, luật chống phá giá được quan tâm nhiều hơn OPV đón nhận các cơhội để cùng làm việc với các bác sĩ, dược sĩ và nhà quản lý có tâm huyết muốn đóng gópxây dựng nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam vững mạnh trong giai đoạn đổi mới củanước nhà

Cơ hội

- Áp dụng GMP cho các công ty dược trong nước giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn

để tham gia xuất khẩu,áp dụng những công nghệ mới từ nước ngoài,đặc biệt vềcác sản phẩm dược sinh học

- Khi gia nhập hoàn chỉnh WTO, trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinhdoanh,khắc phục những yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm

- OPV đón nhận các cơ hội để cùng làm việc với các bác sĩ, dược sĩ và nhà quản lý

có tâm huyết muốn đóng góp xây dựng nền công nghiệp dược phẩm Việt Namvững mạnh trong giai đoạn đổi mới của nước nhà

- Các chính sách bảo hộ xuất khẩu được đẩy mạnh

- Luật chống phá giá được quan tâm nhiều hơn

Nguy cơ

Trang 7

- kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế từ bên ngoài donhập siêu vì vậy OPV sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ đó là các cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu gây khó khăn về tài chính và các nguồn lực khác để duy trìphát triển bền vững.

- Rủi ro và thách thức từ môi trường chính trị và pháp luật

- Chính sách mới về bảo hiểm làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc củabệnh nhân

- Chính phủ đang xem xét và chống lại việc tham gia vào luật bảo vệ bản quyềnchung của quốc tế, điều này làm ngăn cản sự mở rộng hoạt động đa quốc gia khitham gia sân chơi chung

- Lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm doanh số

- Lãi suất tăng cao doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay phải vay tiền với lãisuất cao

2 Môi trường dân số , văn hóa, xã hội

Dân số

1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010 0.000

Trang 8

Biểu đồ dân số Việt Nam 1960-2010 (đơn vị: triệu người)

Trong những năm vừa qua, dân số Việt Nam tăng qua mỗi năm Việt nam hiện lànước đông dân thứ 13 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực (chỉ sau Indonesia vàPhilippines) và dự báo dân số có thể sẽ tăng lên 93,7 triệu người vào năm 2015

Việt Nam với dân số đông, khoảng 89 triệu người, với 94.3% dân số ở độ tuổi laođộng, tỉ lệ sinh duy trì ở mức cao nên nhu cầu về thuốc chữa bệnh là rất lớn Ngoài ra,mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng,vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết Đây sẽ là những nhân tố góp phần phát triểnngành dược

Phần lớn người dân Viêt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, cónhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càngđược quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe Đây cũng là một trongnhững điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam

Thói quen sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng:

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam dùng thuốc không cần kê toa của bác sĩ đối vớicác bệnh thông thường Bệnh nhân khi bị nhức đầu, sổ mũi, đau bụng… tự mua thuốcuống, hoặc uống theo đơn và bệnh của người khác Nhiều người chỉ khi uống thuốc vàingày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng, mới đi khám bác sĩ Nếu lần sau bị ốm mà cónhững triệu chứng giống lần trước, họ sẽ lấy đơn cũ đi mua Hầu hết bệnh nhân ngại vàobệnh viện khi mắc các bệnh thông thường Họ cho rằng nếu vào bệnh viện để lấy đơnthuốc vì những bệnh thông thường thì vừa mất thời gian vừa tốn tiền Khi bị nhức đầu,sốt nhẹ,… họ ra hiệu thuốc tây khai bệnh Người bán đưa thuốc gì thì uống thuốc đó.Cũng có khi người bệnh mua thuốc theo hướng dẫn của một người hàng xóm từng cóbệnh tương tự Điều này thuận lợi cho công ty sản xuất dược phẩm tác động đến các hiệuthuốc , do sự tư vấn và kê toa của nhà thuốc ảnh hưởng lớn đến quyết định mua thuốc củangười bệnh

Ngoài ra, cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổ sung vitamin vàkhoáng chất để duy trì sức khỏe cho cơ thể ngày càng được quan tâm Do vậy thi trườngthuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất đang phát triển rất nhanh, là “miếng bánh”tương đối lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm để mắt tới

Cơ hội và nguy cơ từ môi trường dân số, văn hóa, xã hội

Cơ hội

- Cuộc sống ngày càng nâng cao nên vấn đề về sức khỏe của người dân ngày càngđược quan tâm

Trang 9

- Việt nam là nước có dân số đông là điều kiện thuận lợi để OPV mở rộng thịtrường

Nguy cơ

- Với thói quen tiêu dùng như thế, người tiêu dùng sẽ dễ dàng bỏ dùng loại thuốc đó

và kỳ thị nó nếu dùng vài lần mà không hết bệnh

- Đòi chi phí lớn để chi trả tiền hoa hồng cho các hiệu thuốc, chi phí cao để truyềnthông

- Người Việt Nam dễ tin vào tin đồn, rất dễ bài trừ sản phẩm nào đó vì lời đồnkhông tốt, và tệ hơn tin đồn lan truyền rất nhanh

- Thông tin về các mặt hàng dược phẩm của công ty đến với người tiêu dùng hầunhư không đầy đủ, chính xác Phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêudùng khu vực nông thôn nhận không biết được tầm quan trọng cũng như là phânbiệt một cách rõ ràng sản phẩm của các công ty khác nhau trên thị trường trongđiều kiện mặt hàng dược phẩm ngày càng đa dạng như hiện nay

- Mức độ trung thành với thương hiệu không dễ dàng để tạo dựng được

3 Môi trường tự nhiên, công nghệ:

 Tự nhiên

Có nguồn nguyên vật liệu dồi dào Theo Viện dược liệu – Bộ Y Tế, Việt Nam có

400 loài động vật, 3.850 loài thực vật có thể làm thuốc trong đó có các loài quý mà y họcthế giới rất cần nhưng tỷ lệ dược liệu thu hái và trồng trong nước chỉ chiếm khoảng 20%,còn lại phải nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và việc nhập khẩu dược liệu tràn lan,thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý

Nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm 40-60% trong cơ cấu giá vốn và 90% nguyênliệu được nhập khẩu từ nước ngoài => chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thế giớinhư: biến động giá dầu mỏ, sự bất ổn về chính trị, thiên tai, dịch bệnh cũng như việc tăngcường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các tập đoàn lớn hơn

 Công nghệ

Nhà máy dược phẩm OPV đã được Bộ Y Tế nhiều lần chứng nhận đạt tiêu chuẩnThực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO)

Nhà máy dược phẩm OPV là một nhà máy hiện đại, được thiết kế bởi công ty thiết

kế Fluor Daniel của Hoa Kỳ và công ty tư vấn về dược phẩm Pharmaplan của Đức Cácthiết bị của nhà máy, được chọn lọc để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả

Trang 10

cao, được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị hàng đầu của Đức, Thụy Điển, ĐanMạch, Ý và Hoa Kỳ.

Có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất,chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp dược nước ngoài

Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất thuốc của Việt Nam còn thấp, vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất thuốc có hàm lượng công nghệ cao Máy móc thiết bị sản xuất nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ; bên cạnh những dây chuyền, thiết bị mới một số máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 1960-1970 Thêm vào đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được chú trọng và đầu tư hợp lý

Với khẩu hiệu “Công nghệ thế giới – Truyền thống Việt Nam” trong logo của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPV, công ty áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhưng luôn luôn triệt để quan tâm đến truyền thống Việt Nam để đưa ra thị trường những sản phẩm dược đáp ứng được nhu cầu của người Việt

Cơ hội và nguy cơ từ môi trường tự nhiên và công nghệ:

Cơ hội

- Được bộ y tế nhiều lần chấp nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất theokhuyến cáo của tổ chức y tế thế giới

- Có nhiều cơ hội tiếp cận với đối tác nước ngoài để hợp tác chuyển giao công nghệ

- Nguồn nguyên vật liệu dồi dào và chủ động ở khâu đầu vào

Nguy cơ

- Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp

- Tuy nguồn nguyên vật liệu nhiều nhưng tỉ lệ khai thác nguyên vật liệu rất kémnhập khẩu nhiều

- Hoạt động nghiên cứu chưa được chú trọng và đầu tư vẫn chưa hợp lý

B MÔI TRƯỜNG VI MÔ:

1 Môi trường Đối thủ cạnh tranh

Những tác động của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường hiện nay và nhữngsản phẩm ngoại nhập

1 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty là đối thủ cạnh tranh của OPV một trong

số những đối thủ cạnh tranh mạnh là:

- Công ty cổ phần dược Hậu Giang

- Công ty cổ phần dược OPC

- Công ty dược Sài Gòn

- …

Cơ hội và nguy cơ từ môi trường đối thủ cạnh tranh

Trang 11

Cơ hội:

- Tạo sự thúc đẩy, phấn đấu đi lên của công ty Cần đổi mới và hiện đại hóa cáccông nghệ máy móc để nâng cao sản lượng và chất lượng để có thể cạnh tranh vớinhững sản phẩm của đối thủ khác

Nguy cơ:

- Trên thị trừơng có nhiều công ty dược như vậy, phần nào là rào cản phát triển củaOPV, do có nhiều loại thuốc cùng công dụng và nhiều mức giá cả để người tiêudung lựa chọn (cuộc chiến về giá)

- Công ty có thể mất nhiều thị phần trong nước cũng như xuất khẩu do các đối thủcạnh tranh chiếm mất

- Hiện nay các đối thủ cạnh tranh đều có công nghệ sản suất hiện đại được nhập mới

- Thuốc ngoại thường có giá cao hơn những sản phẩm của công ty do vậy công ty

có khả năng cạnh tranh về giá

Nguy cơ:

- Chất lượng sản phẩm ngoại nhập thường rất tốt

- Hành vi tiêu dùng của người dân thích xài hàng ngoại

- Hàng ngoại nhập rất đa dạng, phong phú và đáp ứng tốt cho người tiêu dùng haycác trung tâm y tế do đó

- Sản phẩm ngoại nhập có thể chiếm mất thị phần của công ty

1 Môi trường khách hàng

Công ty cổ phần OPV hiện có chất lượng mang tầm quốc tế, lại hợp tác lien doanhvới nhiều nước nên có khá nhiều khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế, nhưngnền kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giảm sút, khách hàng ngày càng

kỹ tính hơn trong các chọn lựa của mình Muốn chăm sóc khách hàng tốt, công ty cầnhiểu khách hàng muốn gì, từ đó mới xây dựng được những chính sách phù hợp với nhucầu của họ Một sản phẩm hoặc dịch vụ không thể làm vừa lòng tất cả mọi khách hàng,nên việc hiểu khách hàng, hiểu sự khác nhau trong nhu cầu của khách hàng đối với đốivới sản phẩm là nền tảng cơ bản để công ty có thể nghiên cứu, thiết kế và sáng tạo sảnphẩm phù hợp Đây cũng là xuất phát điểm để doanh nghiệp thực hiện các tiến trình phânkhúc khách hàng, định vị, định giá sản phẩm, truyền thông, phân phối, bán hàng và hậumãi

Trang 12

Cơ hội và nguy cơ từ yếu tố khách hàng

 Cơ hội

- Tận dụng quy mô lớn của mình công ty có thể mở rộng khá dễ dàng các đối tác,

khách hàng trong nước và ngoài nước

- chất lượng tốt đạt chuẩn quốc tế là cơ hội tốt để công ty thu hút khách hàng

- nhiều khách hàng đã biết đến thương hiệu công ty nên việc giữ chân khách hàng

khá dễ dàng

 nguy cơ

- khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi chọn các sản phẩm dược hiện nay

- sẽ mất khách hàng nếu việc phân phối hay chất lượng sụt giảm

- khách hàng sẽ quay lưng nếu công ty không đáp ứng đủ các loại sản phẩm khách

hàng cần mà ở các đối thủ cạnh tranh có

MA TẬN EFE

YẾU TỐ BÊNNGOÀI CHỦ YẾU

MỨC ĐỘQUAN TRỌNG

HỆ SỐ PHÂN LOẠI

SỐ ĐIỂMQUAN TRỌNG

Chi phí lớn để chi trả tiền hoa hồng cho các hiệu

Tổng số điểm của công ty là 2.82 cho thấy các chiến lược phát triển của công ty phản

ứng lại với môi trường bên ngoài vẫn còn ở mức trung bình, vì vậy càng phải đẩy mạnh

về các chiếc lược phát triển của công ty hơn nữa để có thể phản ứng tốt hơn với môi

trường bên ngoài

Trang 13

Phân tích môi trường bên trong:

Phân tích môi trường bên trong là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mốiquan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công ty còn mắcphải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh và hạn chế, khắc phục sửachữa những điểm yếu đang tồn tại Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trongnhững bộ phận chức năng của nó và sẽ không có một doanh nghiệp nào đều mạnh hoặcđều yếu như nhau trong mọi lĩnh vực Những điểm mạnh/yếu cùng những cơ hội/tháchthức là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược Vì thế phân tích đánh giá môi trường bêntrong cũng quan trọng không kém gì phân tích đánh giá môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường bên trong có hai phương pháp phổ biến: phân tích theo chuỗi giátrị(Michael Poter) hoặc phân tích theo bộ phân chức năng(Fred R.David) Theo điều kiệnnghiên cứu của nhóm, nhóm sẽ phân tích môi trường bên trong theo bộ phận chức năng,gồm có:

lộ nhiều hạn chế: không sử dụng được các chuyên gia trong hoạt động quản trị; đường raquyết định quản trị dài có thể làm mất thời cơ, cơ hội, mất tính linh hoạt; thông tin chậm

và có thể không chính xác Đặc biệt với công ty có quy mô khá lớn

Đội ngũ quản lý

 Những quản lý, giám đốc của OPV giàu kinh nghiệm trong ngành công nghiệpdược phẩm ở Việt Nam, bắt đầu từ những thập niên trước 1975 và tiếp tục trở lại

từ năm 1993

 Những quản lý chuyên nghiệp trẻ và mới

 Người nước ngoài giữ những vị trí chủ chốt, với kinh nghiệm và sự đào tạo kỹthuật và kinh doanh chuyên sâu, bao gồm một số người Việt Nam ở nước ngoài

 Quản lý người Việt Nam với kinh nghiệm của những công ty đa quốc gia

2 Hoạt động Marketing

Hiện nay, công ty có riêng bộ phận marketing (phòng sale & marketing) và trung tâmphân phối, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi vấn đề có liên quan đến các sản phẩm củacông ty Nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh tiêu

Trang 14

thụ sản phẩm, chỉ tiêu doanh số Tổ chức các chiến dịch quảng cáo giới thiệu sản phẩm,tìm kiếm khách hàng mở rộng thị phần cho các sản phẩm của công ty.

Sản phẩm của công ty đa dạng (nhiều dạng sản phẩm khác nhau như thuốc kem, thuốc

mỡ, viên, nước, thực phẩm dinh dưỡng,…) hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh: dượcphẩm, chăm sóc sức khỏe, thức phẩm dinh dưỡng và săn sóc da Vì thế phân khúc thịtrường của công ty rộng chưa được tập trung

OPV bỏ rất nhiều nổ lực và nguồn lực để phát triển một cách nhanh chóng một danh mụcđầu tư lớn và kênh cung cấp sản phẩm được sản xuất tại nhà máy OPV và sau đó đăng kývới Bộ Y tế Đối với dược phẩm, visa đăng ký của Bộ Y tế phải thu được trước khi sảnphẩm nào có thể được sản xuất và bán

Từ năm 2003, công ty đã phát triển và sau đó đăng ký một danh mục đầu tư ngày càngtăng của sản phẩm cho sản xuất và tiếp thị

Phạm vi hoạt động trên quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vùng châu thổ SôngMekong, Các tỉnh miền Trung, Các tỉnh vùng cao

Đại diện y tế và Đại diện bán hàng: trên 100 Giám đốc bán hàng, Giám đốc thương hiệu,Giảm đốc sản xuất và Giám sát viên : 20

Kênh phân phối rộng rãi: hiện nay công ty đã phân phối sản phẩm của mình cho hơn

 Phân phối thông qua các đại lý ở các tỉnh

Đang tập trung xây dựng nhãn hiệu thông qua tiếp thị chuyên nghiệp (bán hàngchuyên nghiệp, những phương thức quảng cáo hiện đại, những chương trình xúc tiến địaphương hiệu quả) hơn là cạnh tranh về giá

Công cụ marketing được sử dụng chủ yếu là bán hàng trực tiếp Nhờ đó, việc chămsóc khách hàng sẽ thường xuyên và tốt hơn Tuy nhiên, về quảng cáo công ty còn yếukém

Marketing tập trung vào chất lượng, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu (cho cả công ty vàsản phẩm)

3 Tài chính, kế toán của công ty

a) HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Tại công ty đang vận dụng hình thức công tác kế toán tập trung Niên độ kế toán bắt đầu

từ 01/01 đến 31/12 toàn bộ công tác kế toán của công ty từ việc lập chứng từ ban đầu đếncác sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo kế hoạch đều đươc thực hiện tại phòng

kế toán, hình thức kế toán đang được công ty áp dụng nhật kí chung

Trang 15

Kế toán giá thành Kế toán kho Thủ quỹ

Báo cáo thuế + Báo cáo tài chính

b) S Ơ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY

Ngày đăng: 14/01/2016, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w