1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin

115 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Để có được bức tranhtòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mộttổng thể hợp nhất, phân tích báo cáo tài chính trở thành công cụ gắn liền với mọihoạt

Trang 1

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc

dân, đặc biệt là cô giáo TS Lê Kim Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Trang 3

STT Từ viết tắt Diễn giải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

1.6 Phương pháp nghiên cứu 6

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7

1.8 Kết cấu của đề tài 7

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8

2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8

2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 8

2.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 9

2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 11

2.2.1 Phương pháp so sánh 11

2.2.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 12

2.2.3 Phương pháp loại trừ 13

2.2.4 Phương pháp liên hệ cân đối 14

2.2.5 Phương pháp Dupont 15

2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 17 2.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động

Trang 5

2.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 32

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU VINACOMIN 39 3.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin 39

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 393.1.2Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than

Hà Tu Vinacomin 413.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần than Hà

Tu Vinacomin 433.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty cổ phần than Hà TuVinacomin 46

3.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần than Hà

Tu Vinacomin 49

3.2.1 Về quy trình phân tích tài chính và nguồn dữ liệu phục vụ công tácphân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin 493.2.2 Phương pháp phân tích tài chính 493.2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần than Hà TuVinacomin 50

Chương 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN THAN HÀ TU VINACOMIN 76 4.1 Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần than Hà

Tu Vinacomin 76

4.1.1 Những mặt đạt được 764.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 77

4.2 Sự cần thiết hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin 79

Trang 6

phần than Hà Tu Vinacomin 81

4.3 Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin: 82

4.4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin 83

4.4.1 Phương hướng hoàn thiện 83

4.4.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin 84

4.5 Các đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 92

4.6 Kết luận 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 95

Trang 7

Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản: 21

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 22

Bảng 2.3 Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD 26

Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình thanh toán 27

Bảng 2.5 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 31

Bảng 3.4 Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động vốn năm 2011 51

Bảng 3.5 Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động của tài sản năm 2011 54

Bảng 3.6: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn 58

Bảng 3.7 Bảng phân tích tỷ suất đầu tư 60

Bảng 3.8 Bảng phân tích tỷ suất nợ 62

Bảng 3.9 Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ 64

Bảng 3.10 Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ năm 2011 66

Bảng 3.11 Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2011 67

Bảng 3.12 Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu 68

Bảng 3.13 Bảng phân tích các khoản phải trả 69

Bảng 3.14 Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 70

Bảng 3.15 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 72

Bảng3.16 Bảng phân tích khả năng sinh lợi của vốn 74

Bảng 4.1 Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính năm 2011 88

Bảng 4.2 Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD 89

Bảng 4.3 Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định 91

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Nguồn tài trợ tài sản 25

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khai thác, chế biến và tiêu thụ than 41

Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần than Hà Tu vinacomin .45

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ 47

Trang 8

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thịtrường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn Dohạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phảihợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưnghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu Để có được bức tranhtòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mộttổng thể hợp nhất, phân tích báo cáo tài chính trở thành công cụ gắn liền với mọihoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty

Việc phân tích tài chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó

sẽ giúp cho công ty nắm chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sửdụng vốn của mình và nhờ đó, các nhà quản lý sẽ đề ra được những biện pháphữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phát huynhững thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăntrong hoạt động tài chính

Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin là một trong những công ty than thuộctập đoàn than Vinacomin đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn Để tồntại trong tình hình kinh tế đầy khó khăn và nhiều biến động, công ty cổ phần than

Hà Tu Vinacomin buộc phải tìm ra hướng đi và chiến lược phát triển nhằm đứngvững trên thị trường

Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp công ty đảm bảo các mục tiêu lợinhuận, phát triển kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quảquản lý trực tiếp Việc phân tích báo cáo tài chính có thể nắm bắt được biến độngkịp thời của giá bán trên thị trường ảnh hưởng tới doanh thu của công ty Từ đócông ty có thể đưa ra được những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ Cân đốigiữa lượng than xuất khẩu và tiêu thụ trong nước Cân đối, cắt giảm chi phí hợp lý,hợp lệ Đồng thời xác định giá bán đối với từng loại khách hàng cụ thể qua đó đảm

Trang 9

bảo được lợi nhuận Tránh tình trạng lợi nhuận giảm đột ngột ảnh hưởng xấu tới uytín và tình hình tài chính chung của công ty.

Công ty cổ phần than Hà Tu cũng nhưng các công ty khác thuộc ngành thanđều chịu sự tác động quản lý của Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam.Việc đảm bảo phát triển theo định hướng chung của tập đoàn và tìm ra hướng điriêng của công ty là một việc quan trọng Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo

ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp,

không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chứcquản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đốitác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Việcphân tích báo cáo tài chính sẽ giúp công ty đánh giá được những điểm mạnh, điểmyếu của minh thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh.Trên cơ sở các so sánh đó, công ty sẽ tạo lập nên được lợi thế so sánh với các đốitác của mình và nhợ lợi thế này mà công ty có thể thỏa mãn tốt hơn các khách hàngmục tiêu

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ

tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt

này và có hạn chế về mặt khác Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết đượcđiều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốtnhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong mộtdoanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanhnghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thốngthông tin… Chính vì vậy việc phân tích báo cáo tài chính một cách toàn diện cả vềđịnh tính và định lượng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm vững đượccác điểm mạnh điểm yếu còn tồn tại trong công ty qua đó phát huy thế mạnh, khắcphục điểm yếu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thế giới.Bên cạnh đó, báo cáo tài chính phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý công ty.Qua phân tích báo cáo tài chính các nhà quản lý nắm bắt được tình hình tài chínhcủa công ty đồng thời xem xét được mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra,

Trang 10

xem xét được tốc độ tăng trưởng qua đó có những định hướng điều chỉnh giúp công

ty hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh trong năm

Qua phân tích báo cáo tài chính, các nhà quản lý hiểu được hiểu được chiếnlược công ty và xây dựng chiến lược bộ phận; hiểu được văn hóa công ty và biếtcách xây dựng văn hóa bộ phận; hiểu được hệ thống quản lý công ty và biết cáchxây dựng hệ thống quản lý bộ phận Tránh tình trạng xây dựng mục tiêu tăng trưởngđược dựa trên một bối cảnh lạc quan dẫn đến sai lầm về huy động và sử dụng nguồnlực tài chính quá mức Việc phân tích báo cáo tài chính thường xuyên sẽ giúp chocác nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động của thị trường qua đó điều chỉnhmục tiêu tăng trưởng cho phù hợp với từng thời kỳ

Sự phát triển và tình hình tài chính của công ty chịu sự tác động mạnh của các

dự án lớn mà công ty thực hiện hàng năm Chính vì thế việc công ty thực hiện các

dự án đó như thế nào là điều hết sức quan trọng Các câu hỏi mà các nhà quản lý đặt

ra là tiềm lực tài chính và nguồn vốn vay của họ như thế nào? Có đủ sức để thựchiện dự án hay không Sự thiếu thận trọng trong phân tích và đánh giá tiềm lực tàichính thường phải trả giá bằng việc đẩy hệ số nợ lên mức rất cao, các dự án dở dangđọng vốn, công ty rơi vào tình trạng gặp khó khăn trong thanh toán Sự tăng trưởngnày thường được gọi là tăng trưởng quá nóng và nó được xây dựng dựa trên thamvọng của nhà lãnh đạo nhưng không căn cứ đến năng lực thực tế của doanh nghiệp.Chính vì thế việc phân tích báo cáo tài chính là việc làm không thể thiểu đối vớimỗi công ty nói chung và công ty Cổ phần than Hà Tu nói riêng

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa racho các nhà quản lý công ty bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quảhoạt động kinh doanh để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát

triển của công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin”.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phântích và giải thích các báo cáo tài chính Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏiphải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc

Trang 11

ra quyết định Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếucủa phân tích báo cáo tài chính Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng,một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đangđược phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc

ra quyết định hợp lý Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vayhay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sangmột quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tàichính có chất lượng

Đứng trên tầm quan trọng và phức tạp đó, không ít người làm kinh tế vànghiên cứu kế toán, phân tích đã đưa ra những chuẩn mực chung và hệ thống hóa quátrình phân tích báo cáo tài chính của một đơn vị kinh tế Trong các sách quản lý tàichính cũng đề cập một phần không nhỏ ý nghĩa của các chỉ số phân tích báo cáo tài

chính như “ Quản lý tài chính- Tata Mc- Graw Hill năm 1988”; “ Phân tích tài chính

doanh nghiệp- Ths Ngô Kim Phượng”; “ Phân tích tài chính- TS Ngô Minh Kiều”;…

trong các giáo trình và sách hướng dẫn đều nêu rõ quá trình phân tích báo cáo tàichính đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể với các mục tiêu cụ thể Tuy nhiên cácgiáo trình và các sách quản lý tài chính chỉ đưa ra các biện pháp chung chung, không

cố định vào một loại hình doanh nghiệp hay một ngành nghề cụ thể nào Các đơn vịtài chính, các công ty dựa trên lý thuyết đó mà tự tổ chức phân tích cho phù hợp vớiđặc điểm công ty mình, không nhất quán hay có sự thống nhất chung

Bên cạnh đó cũng có không ít công trình nghiên cứu khoa học viết về đề tàiphân tích báo cáo tài chính Trong đó có thể chia làm các nhóm chính sau:

Nhóm một: “ Hoàn thiện một khía cạnh trong phân tích báo cáo tài chính”

Nhóm đề tài này gồm có: “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các

công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tác giả Trần Thị

Thu Phong, luận án ĐH KTQD năm 2012; “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính tại tổng công ty hàng không Việt Nam” tác giả Trần Thị Minh Phương,

luận án ĐH KTQD năm 2008, Nhóm công trình này đi sâu phân tích, hoàn thiệnmột khía cạnh của phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra phương hướng về mộtmục tiêu cụ thể: về sử dụng vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh,…

Trang 12

Nhóm hai: “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong một nhóm doanh

nghiệp thuộc cùng một ngành” gồm có: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với

việc phân tích tài chính trong các DN xây dựng ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn

Hiếu, luận văn ĐH KTQD năm 2003; “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” tác giả Vũ Thị Nam, luận

văn ĐH KTQD năm 2003 Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đề cập đếnmột nhóm các doanh nghiệp có cùng đặc điểm ngành, từ đó đưa ra các giải pháphoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong mỗi ngành

Nhóm ba: “ Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong một công ty cụ thể”Nhóm công trình nghiên cứu này được phân ra làm hai nhóm nhỏ gồm: Hoàn thiện

phân tích BCTC với chủ thể là nhà phân tích: “Hoàn thiện phân tích hệ thống báo

cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vincom” tác giả Trương Huyền Minh, luận văn

ĐH KTQD năm 2008; “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại các công ty cổ

phần thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội” tác giả Vũ Thị Thu Hà, luận văn ĐH

KTQD năm 2008; “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp

sản xuất thuộc Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam” tác giả Nguyễn Thu

Hằng, luận văn ĐH KTQD năm 2008,… , thứ hai là phân tích báo cáo tài chính với

chủ thể phân tích là tác giả như “ Phân tích hiệu quả hoạt động dịch vụ tài chính

bưu chính tại tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” tác giả Nguyễn Phương

Hoa, luận văn ĐH KTQD năm 2007 Nhóm công trình nghiên cứu này đi sâu vàoviệc phân tích báo cáo tài chính tại một công ty cụ thể, với đặc điểm sản xuất kinhdoanh, môi trường kinh doanh và thuận lợi khó khăn riêng, từ đó góp phần hoànthiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính và đưa ra những giải pháp, hướng đitrong hoạt động tài chính tại đơn vị

Đề tài phân tích báo cáo tài chính là một đề tài phổ biến, có nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học thực tiễn, tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính lại là côngviệc đòi hỏi sự linh động cho phù hợp với từng ngành, từng công ty trong từng thời

kỳ kinh tế cụ thể Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về việc phân tích báocáo tài chính tại công ty cổ phần than Hà Tu- Vinacomin, bên cạnh đó phân tích báocáo tài chính tại công ty còn có một số điểm chưa hoàn thiện

Trang 13

Dựa trên các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả lựa chọn hoàn thiện phântích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần than Hà Tu- Vinacomin nhằm đóng hoànthiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị đồng thời góp phần phong phúthêm cho hệ thống công trình nghiên cứu khoa học về phân tích.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cớ sở nghiên cứu một cách khoa học về công tác phân tích báo cáo tàichính tại công ty, luận văn hướng tới các mục tiêu sau:

- Nghiên cứu và hoàn thiện lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính doanhnghiêp

- Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chínhtại Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:

- Cơ sơ lý luận về phân tích báo cáo tài chính hiện nay như thế nào?

- Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần than Hà

Tu Vinacomin hiện nay ra sao?

- Phương hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chínhtại công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin như thế nào?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp, nội dung và tổ chức phân tích báo cáotài chính

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương pháp và nội dung phân tích tàichính tại Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin

1.6 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễncông tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của côngtác phân tích báo cáo tài chính tại công ty,trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra nhữnggiải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại công ty Dựa trên phươngpháp phân tích-tổng hợp, đề tài phân tích riêng lẻ từng chỉ tiêu các năm từ đó khái

Trang 14

quát hóa và nhận định biến động tình hình tài chính của công ty.

- Phương pháp so sánh: Thông qua báo cáo tài chính 3 năm 2009, 2010, 2011

đề tài sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu trên báo cáo tài chính qua các nămnhằm đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp

* Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

- Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báo cáo tài

chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành )

- Phương pháp xử lý thông tin:

+ Với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê toán nhằm xácđịnh xu hướng diễn biến và quy luật của các số liệu Các chỉ tiêu tài chính của công

ty tăng trưởng hay giảm đều, có xu hướng như thế nào trong tương lai

+ Với các thông tin định tính: đưa ra phán đoán nhằm xác định bản chất của sựkiện Tình hình tài chính của công ty có biến động gì, thay đổi theo quy luật hay độtngột,…

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Luận văn là hệ thống cơ sở lý luận về phân tích BCTC doanh nghiệp nhằm tạonền tảng cho các cơ sở khoa học để vận dụng phân tích BCTC của công ty Trên cơ

sở đó giúp các đối tượng quan tâm tới sự phát triển của công ty đưa ra được cácquyết định kịp thời và phù hợp với mục đích của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp

1.8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của luận văn còn bao gồmnhững nội dung sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần than Hà TuVinacomin

Chương 4: Ứng dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính nhằm năng cao hiệuquả kinh doanh của công ty Cổ phần than Hà Tu Vinacomin

Trang 15

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

2.1 Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.1.1Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là phương tiện thể hiện thực trạng tài chính của doanh

nghiệp bao gồm những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau đây:

- Cung cấp thông tin tổng quát về kinh tế, tài chính, giúp cho việc phân tíchtình hình tài chính trong kỳ đồng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá tình hìnhchấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khảnăng tiềm tàng về kinh tế Qua đó, giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư, cổ đông tươnglai đưa ra các quyết định

- Cung cấp thông tin cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình

và kết quả sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính doanh nghiệp

- Căn cứ quan trọng trong việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệpđồng thời là chỉ tiêu quan trọng trong việc tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so

sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua nhằm cungcấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanhcũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp Phân tích báocáo tài chính là một quá trình bao gồm năm khâu cơ bản:

Xác định mục tiêu phân tích

Xây dựng chương trình phân tích

Thu thập và xử lý số liệu

Tính toán phân tích và dự đoán

Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận

Trang 16

2.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

- Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính:

Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong một thể thống nhấtchung và chịu sự tác động qua lại với nhau Chính vì vậy, chỉ có thể phân tích báocáo tài chính của doanh nghiệp mới có thể nhận thấy và đánh giá các hoạt động kinh

tế trong trạng thái thực của chúng Từ đó, khái quát tổng hợp về mức độ hoàn thànhcác chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đã đặt ra Trong điều kiện kinh tế thị trường,

có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, như:hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, cácchủ nợ,… Mỗi một đối tượng xử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhucầu về các loại thông tin khác nhau Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:

+ Cung cấp thông tin về các nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nơ, nguyênnhân và sự biến động của nguồn vốn, các khoản nợ của doanh nghiệp đồng thời qua

đó cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, giúp cho chủ doanhnghiệp dự đoán được quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

+ Cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho những người bên ngoài doanh nghiệpbao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và người sử dụng khác để họ có thể nắm được thông tintài chính doanh nghiệp qua đó đưa ra các quyết định về đầu tư và tín dụng Yêu cầu

cơ bản của các thông tin này phải đơn giản, dễ hiểu đối với mọi đối tượng quan tâm.+ Cung cấp thông tin chính xác và toàn diện cho chủ doanh nghiệp, các nhàđầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi

ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức và tiền lãi Đây là thông tin quan trọngnhất mà các nhà đầu tư quan tâm

- Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ môcủa nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳngtrước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,…

Trang 17

Trong đó mỗi đối tượng quan tâm với mục đích khác nhau nhưng thường liên quanđến nhau Các đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể được chiathành 2 nhóm: Nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp.

Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm: các cổ đông, các nhà đầu tư, các chủngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâmhàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Với lợi thế nắm bắt đượcđầy đủ thông tin và hiểu rõ về doanh nghiệp, ngoài lợi nhuận, các nhà quản trịdoanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ănviệc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,

hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mụctiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Một doanhnghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, cònnếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũngbuộc phải ngừng hoạt động

Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằmthực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hànhcân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính củadoanh nghiệp Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính,quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần

Đối với các nhà đầu tư.

Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năngthanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tìnhhình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp Các nhàđầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý Những điều đótạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư Từ đó ảnh hưởng tới các quyếtđịnh tiếp tục đầu tư và công ty trong tương lai

Đối với các nhà cho vay.

Trang 18

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họchủ yếu vào khă năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy chỉ tiêu mà các chủ ngânhàng và các nhà cho vay tín dụng đặc biệt chú ý là số lượng tiền và các tài sản khác

có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đượckhả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâmđến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp gặp rủi ro Đồng thời các nhà cho vay cũng quan tâm đến khả năngsinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay

Nhóm có quyền lợi gián tiếp: có quan tâm đến các thông tin từ phân tích báocáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài

cơ quan thuế, người lao động,…

Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa racác quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước khác của chính phủ cần các thông tin từphân tích báo cáo tài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm làmcho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nóichung ngày càng có sự tăng trưởng

Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư người lao động có nhu cầu thôngtin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến kháchhàng hiện tại và tương lai của họ Thông qua thông tin phân tích báo cáo tài chínhngười lao động có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai

2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

2.2.1Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tàichính nhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêuphân tích Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng

Trang 19

cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu gốc

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo

các điều kiện so sánh:

+ Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

+ Phảm đàm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu

+ Đảm bảo về sự thống nhát về đơn vị tính các chỉ tiêu( bao gồm giá trị, hiệnvật và thời gian)

Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh,

gọi là gốc so sánh.Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, người phân tích sẽchọn các gốc so sánh phù hợp

+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch: gốc so sánh được chọn là

số liệu kế hoạch đã đặt ra

+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là

số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước

+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc

so sánh được chọn là chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hìnhthức:

+ So sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quangiữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.+ So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệtđối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính

+ So sánh xác định xu hướng và tính chất lien hệ giữa các chỉ tiêu Điều đóđược thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tàichính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung vàchúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triểncủa các hiện tượng, kinh tế tài chính doanh nghiệp

2.2.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Trang 20

Việc chi tiết chỉ tiêu phân tích theo các khía cạnh khác nhau giúp cho việcđánh giá kết quả kinh doanh được chính xác hơn Thông thường trong phân tích,phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu;

- Chi tiết theo thời gian;

- Chi tiết theo địa điểm

Sau đó, nhà phân tích mới tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng bộphận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đếntổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thờigian Việc nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích theo phương hướng khác nhau sẽgiúp các nhà quản lý nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp ápdụng trong từng bộ phận cấu thành, từng thời gian hay địa điểm để từ đó tìm racách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách

có hiệu quả

2.2.3 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnhhưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, khinghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân

tố còn lại

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phươngpháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốcsang kỳ phán tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiêncứu Các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc Sau đó, so sánh trị sốcủa chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khithay thế nhân tố Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khithay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự

Trang 21

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu dưới dạng tích số hoặc thương số

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứuvào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng

- Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu

Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyêngiá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng Sau mỗi lần thaythế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thaythế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có);

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiêncứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

Phương pháp chênh lệch

Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tự nhưphương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởng củanhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc củanhân tố đó để xác định

2.2.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Mọi chỉ tiêu tài chính đều có mối liên hệ với nhau giữa các mặt, các bộ phận…

Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu trên, trong phântích báo cáo tài chính còn sử dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biếnnhư: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến

Liên hệ cân đối có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và

quá trình kinh doanh: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huyđộng và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán,giữa nguồn vốn mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, giữa thu với chi,…

Liên hệ trực tuyến là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu

Trang 22

phân tích Chẳng hạn, lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra, giábán có quan hệ ngược chiều với giá thành, tiền thuế,… Trong mối liên hệ trực tuyếnnày, theo mức độ phụ thuộc các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan hệ chủ yếu:

- Liên hệ trực tuyến giữa các chỉ tiêu nhu giữa lợi nhuận với giá bán, giáthành, tiền thuế,… Trong trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêuliên quan nào: Giá bán tăng sẽ làm tăng lợi nhuận, giá thành giảm lợi nhuận cũngtăng…

- Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữachúng được xác định bằng một hệ số riêng

Liên hệ phi tuyến là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ

không được xác định theo tỷ lệ và chiếu hướng liên hệ luôn biến đổi, trong trườnghợp này, mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích (hàm số) với các nhân tố (biến số)thường có dạng hàm luỹ thừa Để quy về hàm tuyến tính người ta dùng các thuậttoán khác nhau như phép Loga, bảng tương quan và chương trình chuẩn tắc…

2.2.5Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số

tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến

số Ví dụ như tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nhưsuất sinh lợi của tài sản (thu nhập trên tài sản - ROA), suất sinh lợi của vốn chủ sởhữu (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu - ROE) thành tích số của chuỗi tỷ số cómối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ

số đó với tỷ số tổng hợp

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác độngtương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ đểxác định khả năng sinh lời của vốn đầu tư

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốnchủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này Côngthức xác định như sau:

Trang 23

Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận trước thuế & lãiTài sảnHoặc:

Tài sản

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích vàphạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sauthuế để so sánh với tổng tài sản

Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm tác động tương hỗgiữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:

ROE = LN sau thuế = Lợi nhuận sau thuế X Tài sản = ROA x EM

nợTổng nguồn vốn

ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trịtài sản cho các chủ sở hữu Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mụctài sản của doanh nghiệp – khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý EM là hệ

số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanhnghiệp Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên

Trang 24

Tách ROA:

ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu = PM x AU

PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thucủa doanh nghiệp

AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí cóhiệu quả

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau:ROE = PM x AU x EM

Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó

là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính

2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.3.1Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanhnghiệp là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp Côngviệc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan

Trước hết, cần tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối

kỳ và đầu năm Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong

kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Cần lưu ý là số tổng cộng

“Tài sản” và “Nguồn vốn” tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa biểu hiện đầy

đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp được Vì thế cần đi phân tích các mối quan

hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và sosánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh kỳ này với kỳ trước… các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ:

Trang 25

Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập

về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng số nguồn vốn

Hệ số tài trợ cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốnchủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần Trị số chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảođảm về tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

Các chủ nợ có thể căn cứ vào hệ số tài trợ của doanh nghiệp để xác định mức

độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành)

Hệ số thanh toán tổng quát là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh khả năng chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sảnTổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng cao thì khả năng thanh toán củadoanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại Cụ thể, nếu trị số của chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán

và ngược lại; trị số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(hiện thời)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với tổng số tài sản ngắn hiện có

Trang 26

Hệ số này được tính như sau:

Hệ số khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền, các khoản tươngđương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanhnghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền, các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạnTrị số của chỉ tiêu này nếu lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp tươngđối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn sẽ cho thấy doanh nghiệp cóthể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ

Thông thường, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là đủkhả năng thanh toán Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp cókhó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sảnphẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán

- Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trongtổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Tỷ suất ngày cao haythấp phụ thuộc lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ suất đầu tư =

Tài sản dài hạn

Tổng tàisản

- Hệ số lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở hữu (suất sinh lời của nguồn vốn

Trang 27

chủ sở hữu): Có thể nói, hệ số lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêuphản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nó cho biết mộtđơn vị nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì đem lại mấy đơn vị lợinhuận.

Hệ số lợi nhuận so với

nguồn vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuậnNguồn vốn chủ sở hữu bình quânTrị số của hệ số lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở hữu càng cao hiệu quả sửdụng vốn càng cao và ngược lại Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư đặc biệtquan tâm khi họ có ý định đầu tư vào doanh nghiệp

Ở đây cần chú ý, khi tính chỉ tiêu này các nhà phân tích sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân chứ không phải là nguồn vốn chủ sở hữu tại một thời điểm vì lợi nhuận là kết quả của cả một kỳ kinh doanh; lợi nhuận có thể tính theo lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế.

2.3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp không những phản ánh thực trạng tàichính của doanh nghiệp mà còn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình huy động vốnvới tình hình sử dụng vốn

Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản, cơ cấu nguồnvốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tìnhhình sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mốiquan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanhnghiệp

Việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp được bắt đầu bằng phân tích cơcấu tài sản

- Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm

Trang 28

trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí, phân bố vốn,trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không Việc bố trí vốn hợp lýhay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc quản lý, sử dụngvốn cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ cấu cho từng loại tài sản được tính như sau:

tiền

Tỷ trọng (%)

Sốtiền

Tỷ trọng (%)

Sốtiền

Tỷ trọng (%)

A Tài sản ngắn hạn

1 Tiền & tương đương tiền

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn

chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của từng nguồnvốn qua các thời kỳ

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tỷtrọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, giữa kỳphân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộphận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp Đồng thời, so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theotừng nguồn vốn cụ thể để nhận xét

Trang 29

Tỷ trọng của từng bộ phận

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Tổng số nguồn vốnKhi phân tích có thể thiết lập bảng theo mẫu sau:

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích

so với kỳ gốc

Số tiền

Tỷ trọng(%)

Số tiền

Tỷtrọng(%)

Số tiền

Tỷ trọng(%)

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhà phân tích cần tính ra

Trang 30

tài sản thì rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần.Đồng thời, khi hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ

bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn hay là họ đãchiếm dụng được vốn của các đơn vị khác Tuy nhiên, khi hệ số nợ cao thì mức độ

an toàn trong kinh doanh lại kém vì chỉ cần một khoản nợ giới hạn không trả được

sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng và dễ bị phá sản

- Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì trong số tài sản của doanh nghiệp chỉ

có một phần nhỏ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu

= Tổng tài sảnNguồn vốn chủ sở hữu

Để giảm hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý phải tìmmọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu.Có như vậydoanh nghiệp mới tăng cường tính tự chủ về tài chính của mình

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng số tài sản hiện có so với tổng số

nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳbáo cáo

Hệ số khả năng thanhtoán tổng quát =

Tổng số tài sảnTổng số nợ phải trảNếu trị số chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn 01 thì doanh nghiệp bảo đảmkhả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 01 thì doanh nghiệp cànmất dần khả năng thanh toán

2.3.2.2 Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tàisản, bao gồm tài sản cố định và tài sản ngắn hạn Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu vềtài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành

Trang 31

liên tục và có hiệu quả.

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tậptrung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn.Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thânchủ sở hữu (vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh) Sau nữa đượchình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, nợngười cung cấp, nợ công nhân viên chức,…) Cuối cùng, nguồn vốn được hìnhthành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợppháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức,…) Có thể phân loạinguồn vốn (nguồn tài trợ) thành 2 loại:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng

thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu vànguồn vốn vay nợ dài hạn, trung hạn (trừ khoản vay, nợ quá hạn)

- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào

hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn Thuộc nguồn tài trợ tạmthời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay - nợ quá hạn (kể

cả vay - nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, ngườimua, của công nhân viên chức

Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn) với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay - nợ dài hạn Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,…), tránh bị chiếm dụng vốn Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư…), tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ

Vốn chủ sở hữu Nguồn

thườngxuyên

NGUỒNTÀI TRỢVay dài hạn,

trung hạn

- Nợ dài hạn,

Trang 32

Đầu tư dài hạn

- v.v…

Vay ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

- Chiếm dụng bấthợp pháp

Nguồntạm thời

Sơ đồ 2.1 Nguồn tài trợ tài sản

Dựa vào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính để lập bảngphân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3 Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD

A Nguồn tài trợ thường xuyên

B Nhu cầu về tài sản

- Nếu mức độ đảm bảo > 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên không những

đủ để tài trợ cho các nhu cầu về tài sản mà còn dư thừa Do vậy, doanh nghiệp cần

sử dụng số thừa một cách hợp lý như đầu tư vào tài sản cố định, tài sản ngắn hạn,vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,… tránh bị chiếm dụng vốn

- Nếu mức độ đảm bảo < 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên thiếu so vớitài sản dự trữ thực tế buộc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn Vì vậy, doanh nghiệpcần có những biện pháp phát huy và sử dụng phù hợp như huy động nguồn tài trợtạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư, tránh đi chiếm dụng vốn một cáchbất hợp pháp

2.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Trang 33

2.3.3.1 Phân tích tình hình thanh toán

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tàichính Nếu hoạt động tài chính có hiệu quả thì sẽ phát sinh ít công nợ, khả năngthanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn Ngược lại,hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoảncông nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài

Từ số liệu của bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác ta có bảng phântích sau:

Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình thanh toán

Các khoản phải thu Đầu

năm

Cuốikỳ

Chênhlệch Các khoản phải trả

Đầunăm

Cuốikỳ

Chênhlệch

4 Phải nộp ngân sách

5 Phải trả CNV

6 Phải trả nội bộ

7 Nợ dài hạn đến hạntrả

8 Các khoản phải trảkhác

Tổng cộng

Từ bảng trên, ta tiến hành phân tích cụ thể các khoản phải thu, các khoản phảitrả như sau:

Đối với các khoản phải thu

Việc phân tích các khoản phải thu ngoài việc so sánh chênh lệch đầu năm vớicuối kỳ còn phải đi sâu phân tích tính chất và khả năng thu hồi cũng như nguyênnhân tác động để có những biện pháp thích hợp cho việc thu hồi công nợ

Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

Trang 34

Tỷ lệ các khoản phải thu so

Tổng số nợ phải thu

x 100Tổng số nợ phải trả

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều vàngược lại

Nếu T > 1: sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì các khoản phải thu quá lớn sẽảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp thuhồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

Nếu T  1: có giá trị càng nhỏ với phương thức thanh toán không thay đổi theo đúng thời hạn quy định chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi vốn tốt, công nợ và số vốn đi chiếm dụng được càng nhiều.

Số vòng luân chuyển các

khoản phải thu =

Tổng doanh thu bán chịuBình quân các khoản phải thuChỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư của các khoản phải thu, hiệu quả của việc thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong thời gian ngắn).

Thời gian một vòng quay

các khoản phải thu =

Thời gian kỳ phân tích

Số vòng quayChỉ tiêu này cho thấy, để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian

là bao nhiêu Nếu số thời gian này lớn hơn số thời gian quy định bán chịu cho kháchhàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bánchịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này chứng tỏ việc thu hồi có dấu hiệu đạttrước kế hoạch về thời gian

Phân tích các khoản phải trả

Nợ phải trả là một trong hai yếu tố cấu thành lên nguồn vốn của doanh nghiệp Vì vậy, khi phân tích các khoản phải trả, ta cần đi sâu phân tích vào từng khoản nợ, sau đó xác định tỷ suất

nợ theo công thức sau:

Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốnNợ phải trả = 1 - Tỷ suất tài trợ

Tỷ suất này cho biết số vốn doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng vốn của người khác chiếm

Trang 35

tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn Tỷ suất này càng nhỏ thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn định, doanh nghiệp không phải lo lắng đến việc trả nợ Bên cạnh đó, ta cần tính các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất các khoản phải

trả so với phải thu =

Tổng số nợ phải trả

x 100Tổng số nợ phải thu

Số vòng luân chuyển các

khoản phải trả =

Tổng số tiền hàng mua chịu

Số dư bình quân các khoản phải trả

Thời gian quay vòng các

khoản phải trả =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng luân chuyển các khoản phải trảPhân tích các chỉ tiêu trên tương tự như tiến hành phân tích các chỉ tiêu liênquan đến các khoản phải thu

Để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp,ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toán ta phải sử dụng thêm các tài liệu hạch toánhàng ngày để:

- Xác định tính chất thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả

- Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi hoặc thanh toán nợ

Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọngtrong tương lai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanhnghiệp [1, 277-283]

2.3.3.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Để phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán, trước hết, cần tính ra và so sánhgiữa cuối kỳ với đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như hệ sốthanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán của tài sản lưuđộng, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ dài hạn

 Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán

Tổng tài sảnTổng số nợ phải trả

Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh

Trang 36

toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Nếu doanh nghiệp có chỉ số nàyluôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán vàngược lại.

 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ

Tổng giá trị tài sản ngắn hạnTổng số nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bìnhthường hoặc khả quan Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp

 Hệ số thanh toán tức thời

và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanhtoán Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốnbằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

 Hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán tài

sản ngắn hạn =

Tổng số tiền và tương đương tiềnTổng giá trị của tài sản ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết việc khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạnnhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền hay thừatiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này lớn hơn0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá nhiều, bảo đảm thừakhả năng thanh toán, sẽ gây ứ đọng vốn, còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp lạikhông đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 37

Tiếp theo, dựa vào bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan, ta lập bảngphân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.

Bảng 2.5 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán Đầu

năm

Cuồi

kỳ Khả năng thanh toán

Đầunăm

Cuốikỳ

3 Phải trả công nhân viên

B Các khoản phải thanh

toán trong thời gian tới

I Tiền mặt

1 Tiền Việt Nam

2 Ngoại tệ

3 Vàng bạc

II Tiền gửi ngân hàng

1 Tiền Việt Nam

2 Ngoại tệ

3 Vàng bạcIII Tiền đang chuyển

1 Tiền Việt Nam

2 Ngoại tệ

IV Đầu tư ngắn hạn

B Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới

1 Tháng tới+

2 Quý tới+

+

Trên cơ sở phân tích này, ta so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầuthanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong thời gian tới,thanh toán trong quý tới,…) Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán

Trang 38

trong từng giai đoạn nếu các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoảnphải thanh toán.

Đồng thời, trên cơ sở bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán”

Hệ số khả năng thanh toán

2.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trongquá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

2.3.4.1 Hệ thống chỉ tiêu khái quát

Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố Các chỉ tiêu này cần phải được tính toán trong nhiều kỳ, phân tích xu hướng vận động của chúng và vẫn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung

Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vàoKết quả đầu ra

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng cho chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thuđược bao nhiêu đồng kết quả đầu ra Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp càng lớn

Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng giátrị sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trướcthuế, tổng lợi nhuận sau thuế, lợi tức gộp… Còn yếu tố đầu vào bao gồm: giá vốn,tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản cố định, tổng vốn chủ sở hữu, tổng chi phí sảnxuất kinh doanh, vốn vay,…

Trang 39

Từ các chỉ tiêu tổng quát trên, ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sảndài hạn và tài sản ngắn hạn

2.3.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh Nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và củanền kinh tế Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, sau mỗi quá trìnhkinh doanh nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và giá trị của sản phẩm, dịch vụ.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh củadoanh nghiệp trong dài hạn Dù được đầu tư bằng bất kỳ nguồn vốn nào thì việc sửdụng tài sản cố định đều phải đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao Hiệu quả sửdụng tài sản cố định được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉtiêu sau:

 Sức sản xuất của tài sản cố định

Sức sản xuất của tài

sản cố định =

Doanh thu thuầnNguyên giá bình quân TSCĐChỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùngvào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhcàng tốt Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩmbán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cầndùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định tích cực và không tíchcực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định

 Sức sinh lợi của tài sản cố định

Sức sản lợi của tài

Trang 40

 Suất hao phí của tài sản cố định

Suất hao phí của

tài sản cố định =

Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐDoanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuếChỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trướcthuế cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định Đây là chỉ tiêu nghịch đảo vớichỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định và chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định

Do đó, chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp ít tốn chi phí cốđịnh hơn, có hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Trong các chỉ tiêu trên thì:

Nguyên giá bình quân

tài sản cố định =

Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ

22.3.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thì không chỉ cần có tài sản cố định

mà tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm… cũng hết sức cần thiết Do đó, trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng trong việc phântích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn, ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích sau:

Sức sinh lợi của tàisản ngắn hạn =

Lợi nhuận trước thuếTài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân làm ra mấy đồnglợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong hệ thống chỉ tiêuchung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Để nâng caochỉ tiêu này cần phải tăng tổng lợi nhuận hay lãi gộp đồng thời đẩy mạnh tốc độ chu

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản: - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản: (Trang 30)
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 31)
Sơ đồ 2.1. Nguồn tài trợ tài sản - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Sơ đồ 2.1. Nguồn tài trợ tài sản (Trang 34)
Bảng 2.3. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 2.3. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD (Trang 34)
Bảng 2.4. Bảng phân tích tình hình thanh toán - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 2.4. Bảng phân tích tình hình thanh toán (Trang 35)
Bảng 2.5. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 2.5. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán (Trang 39)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khai thác, chế biến và tiêu thụ than - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ khai thác, chế biến và tiêu thụ than (Trang 50)
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần than Hà Tu vinacomin - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần than Hà Tu vinacomin (Trang 54)
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ Ghi chú - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ Ghi chú (Trang 56)
Bảng 3.4 . Bảng đánh giá khái quát  tình hình biến động vốn năm 2011 - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.4 Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động vốn năm 2011 (Trang 59)
Bảng 3.5 . Bảng đánh giá khái quát  tình hình biến động của tài sản năm 2011 - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.5 Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động của tài sản năm 2011 (Trang 62)
Bảng 3.7. Bảng phân tích tỷ suất đầu tư - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.7. Bảng phân tích tỷ suất đầu tư (Trang 68)
Bảng 3.8. Bảng phân tích tỷ suất nợ - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.8. Bảng phân tích tỷ suất nợ (Trang 70)
Bảng 3.9. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.9. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ (Trang 72)
Bảng 3.11 . Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2011 - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.11 Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2011 (Trang 75)
Bảng 3.12 . Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.12 Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu (Trang 76)
Bảng 3.14.  Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (Trang 78)
Bảng 3.15. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.15. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (Trang 80)
Bảng 4.1 . Bảng đánh giá khái quát  mức độ độc lập tài chính năm 2011 - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 4.1 Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính năm 2011 (Trang 96)
Bảng 4.2. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 4.2. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD (Trang 97)
Bảng 4.3 . Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 4.3 Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định (Trang 99)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 103)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 105)
Bảng 3.6.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần than hà tu vinacomin
Bảng 3.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) (Trang 110)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w