1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam

105 995 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Trang 1

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân

hàng: “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Sữa Việt Nam” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học.

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, tháng 9 năm 2011Học viên

ĐINH NGÂN HÀ

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒTÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.3.1 Đối tương nghiên cứu 5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH–CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH 6

2.1.1 Khái niệm và phân loại báo cáo tài chính 6

2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam 11

2.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 14

2.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 14

2.2.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường 14

2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 16

2.3.1 Phương pháp so sánh 16

2.3.2 Phương pháp loại trừ 18

2.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối 19

2.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 19

2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 19

2.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29

2.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 31

Trang 3

2.4.5 Phân tích mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính 37

2.5 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 43

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SỮA VIỆT NAM 48

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 48

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 48

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 49

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Sơ đồ 3.1) 52

3.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SŨAVIỆT NAM 58

3.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 58

3.2.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 71

3.2.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 73

3.2.4 Phân tích báo cáo tài chính với việc phát hiện rủi ro tài chính 78

3.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính 80

3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 87

3.3.1 Những thành tựu đạt được 87

3.3.2 Những tồn tại hạn chế 89

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔPHẦN SỮA VIỆT NAM 90

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 90

4.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 91

4.2.1 Các kiến nghị đối với Công ty 92

4.2.2 Đối với Nhà nước 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC PHỤ LỤC 101

Trang 4

1 KTXH: Kinh tế xã hội2 SXKD: Sản xuất kinh doanh3 TSCĐ: Tài sản cố định4 UBND: Ủy ban nhân dân5 VCĐ: Vốn cố định6 VLĐ: Vốn lưu động

Trang 5

Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản 20

Bảng 2.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn 23

Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp 27

Bảng 2.4: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 30

Bảng 2.5: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 32

Bảng 3.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản 59

Bảng 3.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn 63

Bảng 3.3: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính 66

Bảng 3.4 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 67

Bảng 3.5: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn 69

Bảng 3.6: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 71

Bảng 3.7: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 74

Bảng 3.8: Bảng phân tích rủi ro thanh toán 79

Bảng 3.9 : Bảng phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh 80

Bảng 3.10 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 84

Bảng 3.11 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 85

Bảng 3.12 : Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 86

BIỂUBiểu 3.1 Biểu đồ biến động tài sản 61

Biểu 3.2 Biểu đồ phân tích mức độ độc lập tài chính 65

Biểu 3.3 Biểu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 69

SƠ ĐỒSơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ phận kế toán (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 54

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty (Nguồn: 9) 56

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là mộtđơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra các sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiệncác mục tiêu về lợi nhuận Tối đa hoá lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có những quyết sách, chiếnlược phù hợp, kip thời đối với các hoạt động kinh tế của mình Tuy nhiên, trong nềnkinh tế thị trường đa thành phần, nếu chỉ dựa vào khả năng của mình và bỏ qua sựhỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp khó có thể đứng vững và pháttriển được.

Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cầnthiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cảcác đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanhnghiệp Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra đượccác quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn vàcác nguồn lực; Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình;các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với cáckhoản cho vay; Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽthực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sáchđể tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật

Báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất cảcác thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện trên báo cáo tài chính kế toáncuối kỳ của doanh nghiệp Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ thống báo cáo tàichính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năngvà sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Do đó, việc trìnhbày các báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiệntiên quyết để phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trang 7

Nhận thấy đươc tầm quan trọng của vấn đề nên tôi quyết định chọn đề tài

“Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam” nhằm giúp

làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty Vinamilk nói riêng và của các doanhnghiệp Việt Nam hiện nay nói chung.

Do thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn đề tài này không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô Tôi xin chân

thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các thầy cô giáo trong khoa

đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này./.

Trang 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại một vấn đề khách quan đó là bất cứai dù là một cá nhân, một tập thể hoặc một doanh nghiệp nào khi gia nhập thịtrường đều phải chấp nhận cạnh tranh và quá trình cạnh tranh đó luôn xảy ra hai mặttrái ngược nhau đó là vừa đào thải vừa thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đặc biệt ngày nay khi nền kinh tế Việt nam đang hội nhập mạnh mẽ với cácnước trong khu vực cũng như trên thế giới Các doanh nghiệp muốn đứng vữngđược trong cơn lốc của thị trường xuyên quốc gia, xuyên lục địa, toàn cầu hoá, đòihỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt nguồn lực tài chính hiện có và tạo nguồn tàichính mới tài trợ cho các hoạt động kinh doanh có hiệu quả đối với mọi biến độngcủa thị trường Nếu doanh nghiệp nào bộc lộ sự yếu kém của mình và không đápứng được yêu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải, còn ngược lạinhững doanh nghiệp đó sẽ ăn nên làm ra và sẽ có lãi Thực tế cho thấy có nhiềudoanh nghiệp do sự yếu kém trong quản lý mà gây ra tình trạng thua lỗ kéo dài vàdẫn đến phá sản hàng loạt Ngược lại như việc cung ứng sản xuất, tiêu thụ được tiếnhành bình thường và đúng tiến độ sẽ là tiền đề bảo đảm cho hoạt động tài chính cóhiệu quả Đồng thời việc tổ chức và huy động các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiệncho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao Vì vậy, để đápứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình, các doanh nghiệp cầntiến hành định kỳ phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông quabáo cáo tài chính từ đó phát triển những lợi thế để phát huy và và tìm những khókhăn ách tắc để khắc phục, tháo gỡ kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Muốn thắng thế trên thương trường các doanh nghiệp cần phải biết doanhnghiệp mình hoạt động như thế nào? kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh ra sao? Điều đó buộc họ phải phân tích, đánh giá hoạt động tài chính thôngqua những chỉ tiêu nhất định, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

Trang 9

Như vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báocáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với chủ doanh nghiệpmà còn đối với nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cungcấp, khách hàng và các cơ quan, hữu quan khác Mỗi đối tượng quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau, song nhìn chung đềuvới mục đích muốn biết khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuấtkinh doanh, tình hình phát triển và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đócó thể đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp trongtuơng lai bằng cách dự báo và lập ngân sách Phân tích báo cáo tài chính không chỉlà một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu kết quả của sự quản lývà điều hành tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính là phân tích nhữnggì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra Trên cơ sở đó kiến nghị các biện phápđể tận dụng triệt để mọi tiềm năng sẵn có nhằm đạt lợi nhuận cao.

Với ý nghĩ trên tác giả đã quan tâm và lựa chọn đề tài: “ Phân tích báo cáotài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam” nhằm nghiên cứu một cách có hệ

thống vấn đề này về mặt lý luận cũng như sự vận dụng trong thực tiễn tại Công tyđể đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, trở thành một công cụđắc lực cho quản trị doanh nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Namqua các báo cáo tài chính Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hìnhtài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Trang 10

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.3.1 Đối tương nghiên cứu

Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trừu tượnghoá, kết hợp logic với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương phápthống kê.

1.4 DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Hệ thống hoá lý luận về nội dung phân tích báo cáo tài chính

- Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam để đưa rađánh giá thực trạng tài chính của đơn vị

- Kiến nghị các phương án, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, kếtcấu chính luận văn gồm 4 chương:

- Chương 1 - Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

- Chương 2 - Cở sở lý luận của phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp sản xuất.- Chương 3 -Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.- Chương 4 - Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hìnhtài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của vốn của Công ty cổphần Sữa Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH–CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH [Nguồn:8,9,10,11]2.1.1 Khái niệm và phân loại báo cáo tài chính

2.1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Theođó, báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp, toàn diện nhất về tìnhhình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tại một thời điểm cũng như tình hình tàichính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển dòng tiền trong một kỳ kinh doanhnhất định của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phảnánh chính xác tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền lưu chuyển củadoanh nghiệp Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phảiđược lập và trình bày trên cơ sở các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quyđịnh có liên quan hiện hành Đồng thời, báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậycủa thông tin, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và các sự kiệnkhông chỉ đơn thuần phản ánh hình thức pháp lý của chúng, trình bày khách quankhông thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trên mọi khíacạnh trọng yếu Mặt khác, báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các thông tin, kểcả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánhđược và dễ hiểu.

Tính hệ thống báo cáo tài chính được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ và hữucơ giữa các báo cáo Mối báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc mộtkhía cạnh hữu ích khác nhau, những thông tin bổ ích khác nhau Tuy nhiên để cóthể có một kết quả khái quát hay sự đánh giá tổng thể về tình hình tài chính cũngnhư kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự phân tích, kết hợp cácthông tin từ các báo cáo tài chính.

Trang 12

Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin theo một cấu trúc chặtchẽ về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp, đápứng nhu cầu của người sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính, để đưa ra các quyếtđịnh kinh tế

Trong nền kinh tế thị truờng, thông tin trong báo cáo tài chính không chỉphục vụ yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp cácthông tin cần thiết cho những đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp thí dụ nhưkhách hàng, nhà đầu tư… Mỗi đối tuợng sử dụng thông tin với các mục đíchkhác nhau nhưng nhìn chung hệ thống báo cáo tài chính có tác dụng chủ yếu đểcung cấp thông tin để giúp cho quá trình phân tích, đánh giá khái quát tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, hiệu quảkinh doanh, tình trạng tài chính, khả năng phát triển cũng như những rủi ro tiềmtàng của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn không những đối với cáccơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa trong việcchỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo tàichính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và đồng thời là nguồn thông tintài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp Báo cáo tài chính khôngnhững cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còncho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó Bằngviệc xem xét, phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giáchính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp Dođó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khácnhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ,các khách hành chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quảnlý, các nhà bảo hiểm, các đại lý kể các cơ quan chính phủ và bản thân người laođộng Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗinhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chínhcủa một doanh nghiệp

Trang 13

- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính,giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phântích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ Trên cơ sở đó, giúp cho việckiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiệncác chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trongviệc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế Trên cơ sở đó, dựtoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển củadoanh nghiệp Đó là những căn cứ quan trọng giúp cho việc đưa ra những quyếtđịnh cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trịdoanh nghiệp, hoặc là những quyết định của nhà đầu tư, các chủ nợ, các cổ đôngtương lai của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tìnhhình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định,phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: Phân tích tình hình biến độngvề quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn; về tình hình thanh toán và khả năng thanhtoán; tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tình hình phân phốilợi nhuận của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng đểtính ra các chỉ tiêu kinh tế khác giúp cho việc đánh giá thực trạng tài chính củadoanh nghiệp.

2.1.1.2 Phân loại báo cáo tài chính

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và sử dụng báo cáo tài chính, cần thiết phảitiến hành sắp xếp hệ thống báo cáo tài chính theo những tiêu thức nhất định

* Phân loại báo cáo tài chính theo nội dung phản ánh:

Theo nội dung phản ánh, báo cáo tài chính bao gồm các loại sau:

- Báo cáo phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanhnghiệp: Để phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, kếtoán sử dụng “Bảng cân đối kế toán”

Trang 14

- Báo cáo phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động kinhdoanh: Quá trình và kết quả kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng củađối tượng hạch toán kế toán Sau một giai đoạn nhất định, doanh nghiệp cần phảibiết được một cách tổng quát toàn bộ chi phí bỏ ra và kết quả thu được theo từnglĩnh vực hoạt động Toàn bộ thông tin này được phản ánh trên “Báo cáo kết quảkinh doanh”.

- Báo cáo phản ánh tình hình luân chuyển của dòng tiền: Để nắm bắt đượcdòng chảy của tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp từ đó đánh giá được khả năngthanh toán, xây dựng được kế hoạch để đầu tư, luồng tiền tưong lai…, các nhà quảnlý thường sử dụng thông tin trên “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”

- Báo cáo thuyết minh: Thuyết minh báo cáo tài chính là nhằm giải thích bổsung thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính khác chưa phản ánh hoặc phảnánh chưa rõ nét.

* Phân loại báo cáo tài chính theo thời gian lập

Căn cứ vào thời gian lập báo cáo tài chính là năm hay từng quý để phân chiathành hệ thống báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính quý.

* Phân loại báo cáo tài chính theo tính bắt buộc

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính bắtbuộc và báo cáo tài chính hướng dẫn

- Báo cáo tài chính bắt buộc:

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, hệ thống báo cáo tàichính bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thống nhất gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)+ Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02-DN)+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN)- Báo cáo tài chính hướng dẫn:

Trang 15

Đây là hệ thống báo cáo tài chính mang tính không bắt buộc và được lập theonhu cầu thực tế và yêu cầu của công tác quản trị trong từng doanh nghiệp, như: báocáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, báo cáo giá thành, báo cáo xây dựng cơbản, báo cáo tài sản… Các doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin, trình độquản lý, trình độ kế toán của mình để quyết định lập hay không lập các báo cáo này.

* Phân loại báo cáo tài chính theo phạm vi thông tin phản ánh

Trong chế độ báo cáo tài chính hiện hành (QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp), hệ thống báo cáo tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước vàcác doanh nghiệp có quy mô lớn bao gồm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp,hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp và hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất

- Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập là hệ thống báo cáo tài chính phảnánh những thông tin tổng quát liên quan đến tình hình tài chính của một doanhnghiệp độc lập Hệ thống báo cáo bao gồm: báo cáo tài chính năm và báo cáo tàichính giữa niên độ.

- Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn hay mộtcông ty mẹ được trình bày như báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng báo cáotài chính này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công tycon Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả ở một thời điểmnhất định kết thúc năm tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh nămtài chính của đơn vị như một doanh nghiệp độc lập, không tính đến các ranh giớipháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ và các công ty con trong tậpđoàn Trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất, các nhà quản lý có cơ sở tin cậy đểđưa ra các quyết định quản lý, điều hành hay đầu tư vào Tập đoàn một cách đúngđắn, phù hợp.

- Báo cáo tài chính tổng hợp cũng nhằm mục đích tổng hợp và trình bày mộtcách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả ở mộtthời điểm nhất định kết thúc năm tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh

Trang 16

doanh năm tài chính Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộcnhưng theo mô hình không có công ty con.

Như vậy, đối với một doanh nghiệp, việc tồn tại một hệ thống báo cáo tài

chính bao gồm rất nhiều báo cáo cũng có thể được phân chia thành nhiều loại, nhómkhác nhau và các báo cáo tài chính được vận dụng lập và sử dụng linh hoạt đối vớitừng doanh nghiệp cụ thể Nhưng dù là báo cáo tài chính ở dạng nào vẫn có khả năngcung cấp những thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin Hệ thống báo cáo tàichính là công cụ để phục vụ nhu cầu quản trị kinh doanh, quản lý tài chính của doanhnghiệp Trên cơ sở các số liệu của báo cáo tài chính, các đối tượng cần nắm bắt thôngtin có thể xử lý và phân tích để đánh giá tình hình tài chính, quản lý tài chính, nănglực tài chính Theo những mục đích khác nhau, báo cáo tài chính trở thành tài liệucăn bản phục vụ cho công tác ra quyết định một cách chính xác, hữu hiệu.

2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN); Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN); và Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN).

2.1.2.1 Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính cơ bản tổng hợp, toàn diện, cungcấp thông tin tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ củatài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất đinh (cuối tháng, cuốiquý, cuối năm) Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng về mặt lượng giữagiá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ.Do đó, bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng có quanhệ sở hữu, quan hệ kinh tế, tài chính, pháp lý trong quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự các chỉ tiêu (được mã hoá) theo yêu cầu

Trang 17

của quản lý gồm Tài sản và Nguồn vốn Phần “Tài sản” phản ánh giá trị ghi sổ củatoàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dướinhiều hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Cácchỉ tiêu được phản ánh trong phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của cácloại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất Phần “Nguồn vốn” phảnánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán Cácchỉ tiêu này được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị là vốn vayhay vốn chủ sở hữu Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốnhiện có phản ánh tính chất hoạt động, năng lực tài chính cũng như thực trạng tìnhhình tài chính của doanh nghiệp.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, các cơ quan nhà nước, các cổ đông, cáctrái chủ… nắm được năng lực và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, dự đoánđược xu hướng phát triển, tình hình và khả năng thanh toán, quy mô hoạt động kinhdoanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp… Trên cơ sở đó, thực hiệnđược nhiệm vụ và chức năng quản lý của nhà nước, đề ra các quyết định kinhdoanh Đồng thời, thông tin do Bảng cân đối kế toán cung cấp còn là căn cứ pháp lýđể giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất, phân chia, tách, giảithể…doanh nghiệp.

2.1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tómlược các khoản doanh thu, chi phí, kết quả phát sinh từ kết quả hoạt động kinhdoanh và ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh Đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh còn phản ánh chi phí thuế thu nhập vàlợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó Như vậy, thu nhập chính là sự giatăng về lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền thu vào hoặcgia tăng tài sản hoặc giảm bớt về công nợ dẫn tới việc gia tăng vốn cổ phần nhưngkhông phải do cổ đông đóng góp.

Ngược lại, chi phí là sự giảm bớt các lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dướihình thức các khoản tiền chi ra hoặc khấu trừ vào tài khoản hoặc phát sinh các

Trang 18

khoản công nợ dẫn tới làm giảm vốn cổ phần nhưng không phải là do phân phối chonhững người tham gia góp vốn.

2.1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tinvề lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơsở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đãtạo ra đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tiền phản ánh trong Báocáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửikhông kỳ hạn và các khoản tuơng đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (khôngquá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó), có khả năng chuyển đổi dễ dàngthành một luợng tiền xác định và không có nhiều rủi ro khi chuyển đổi thành tiền.Doanh nghiệp trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tưvà hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh củadoanh nghiệp.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là luồng tiềnliên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạtđộng khác không phải hoạt động đầu tư, tài chính Nó cung cấp thông tin cơ bản đểđánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trangtrải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tưmới mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việcmua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư kháckhông thuộc các khoản tương đương tiền.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền liên quan đến việcthay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

2.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằngsố liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài

Trang 19

chính ở trên Thuyết minh báo cáo tài chính là cơ sở để cung cấp và giải thích bổsung những thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Đồng thời cung cấp những thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp như chuẩn mực, chế độ kế toán, hình thức kế toán.

2.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH[Nguồn:8,9,10,11]

2.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thốngbáo cáo hoặc những chỉ tiêu mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giátình hình tài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng với mụcđích khác nhau.

Phân tích báo cáo tài chính là sử dụng một tập hợp các phương pháp, công cụcho phép xử lý các thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính giúp nhà quản trị cótầm nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp Mặt khác phân tích báocáo tài chính còn đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp đó Từ đó xác định khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp ngườisử dụng thông tin đưa ra những quyết định tài chính, quyết định quản trị phù hợp

2.2.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường.

Mối quan tâm của các nhà phân tích tập trung vào hai mục tiêu cơ bản Thứnhất, việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để"nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là mộtphương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo Như vậy, người tacó thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệcó nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu Thứ hai, do sự địnhhướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định nhằm đưa ramột cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc raquyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vàotương lai Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài

Trang 20

chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai củacông ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa raước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích khôngchỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin kinh tế - tài chính chủ yếucho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáotài chính không phải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được trong một thời kỳ nhất định

Phân tích báo cáo tài chính giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá kháchquan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng pháttriển sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai củadoanh nghiệp Từ đó người sử dụng thông tin đưa ra những quyết định phù hợp chonhu cầu, mục đích của mình Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩaquan trọng đối với nhiều nhóm người khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanhnghiệp, có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau

Việc phân tích báo cáo tài chính là một công việc cần phải tiến hành thườngxuyên để giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trênthấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúngđắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cườngtình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lývĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đềubình đẳng pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tàichính của doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, kháchhàng Mỗi đối tượng đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dướinhững góc độ khác nhau Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanhnghiệp cần các thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của

Trang 21

doanh nghiệp Do đó, thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn,khả năng sinh lãi, khả năng trả nợ, tình hình thu chi tài chính, rủi ro tài chính doanhnghiệp giúp họ đánh giá các hoạt động kinh doanh trong kỳ đồng thời giúp họ ra cácquyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận, cổ phần… Kết quả của phân tíchbáo cáo tài chính không những giúp họ khắc phục những mặt thiếu sót, hạn chế,phát huy những mặt tích cực trong quá tình kinh doanh mà còn giúp họ dự đoánđược tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Có những đối tượng liênquan có quyền lợi trực tiếp như các cổ đông, các nhà đầu tư, ngân hàng, các nhàcung cấp và các nhà quản trị doanh nghiệp… Họ quan tâm tới báo cáo tài chính củadoanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng tới lợi nhuận, quyền lợi của chính họ Còn nhữngngười khác họ quan tâm tới báo cáo tài chính và phân tích các số liệu trên báo cáotài chính để kiểm tra, kiểm soát nghĩa vụ của họ đối với nhà nước như cơ quan thuế,cơ quan thanh tra… hoặc các báo cáo tài chính phục vụ cho các nhà thống kê đểtổng hợp số liệu phân tích từng lĩnh vực, ngành nghề, từng địa phương… Do vậy,phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường:

- Kiểm soát các hoạt động tài chính, góp phần làm minh bạch thông tin tài chính- Hoàn thiện các cơ chế tài chính của các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt độngkinh doanh phát triển.

2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH [Nguồn:8,9,10,11]

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính bao gồm hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bêntrong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng quát, chi tiết, các chỉ tiêu đặc thù nhằm đánh giátoàn diện thực trạng tài chính của doanh nghiệp Các phương pháp sử dụng trongphân tích báo cáo tài chính thường bao gồm:

2.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mứcđộ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Trang 22

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích báo cáo tài chính của doanhnghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh Gốc để so sánh được chọn là gốcvề mặt thời gian và không gian.

Để đảm bảo tính chất so sánh được, các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích báocáo tài chính cần đảm bảo thoả mãn các điều kiện cơ bản sau:

- Đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu- Đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu- Đảm bảo thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu

Đây được gọi là các đặc tính “có thể so sánh được” hay tính chất “so sánhđược” của các chỉ tiêu phân tích Ngoài ra cần xác định mục tiêu so sánh trong phântích báo cáo tài chính Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biếnđộng tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉtiêu phân tích.

Nội dung so sánh bao gồm:

* So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trướcnhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanhnghiệp Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính củadoanh nghiệp.

* So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác địnhmức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp.

* So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu tiên tiến của ngành, củadoanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3hình thức:

- So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo tài chính là phương pháp sửdụng dùng để đối chiếu, so sánh tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương

Trang 23

đối trên từng chỉ tiêu, từng khoản mục của từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Thực chất của việc phân tích này là sự biến động về quy mô của từng khoản mụctrên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp giữa kỳ này so với kỳ trước, giữadoanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác cùng ngành Qua đó xác định được sựbiến động theo quy mô và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tíchhoặc đánh giá sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Chẳng hạn như, phân tích tìnhhình biến động về quy mô tài sản, nguồn hình thành tài sản, hay của từng khoảnmục ở hai bên Tài sản, Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

- So sánh theo chiều dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mốitương quan giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tàichính trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất của việc phântích theo chiều dọc trên từng báo cáo tài chính là phân tích về sự biến động về cơcấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Chẳng hạn như, phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản vànguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mốiquan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tàisản trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu Điều đóđược thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo các tàichính được xem xét trong mối liên hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung vàchúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triểncủa các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

2.3.2 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từngnhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnhhưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân

Trang 24

tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số, hoặc kết hợp cả tích sốvà thương số.

Các nhân tố có thể làm tăng, giảm thậm chí có những nhân tố không có ảnhhưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể là những nhân tốkhách quan, nhân tố chủ quan; có thể là những nhân tố số lượng, có thể là nhữngnhân tố thứ yếu, có thể là những nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực…

Phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng 2 cách: “Phương pháp sốchênh lệch” và “Phương pháp thay thế liên hoàn”

2.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếutố và của quá trình kinh doanh Dựa trên nguyên lý này người ta xây dựng phươngpháp phân tích mà trong đó các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với các chỉ tiêu phântích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số Như vậy, khác với 2 phươngpháp trên thì phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định sự ảnh hưởngbằng mức chênh lệch của từng nhân tố giữa các kỳ (kỳ thực tế so kế hoạch, kỳ hiệntại so với kỳ trước), giữa các nhân tố mang tính độc lập

2.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH [Nguồn:8,9,10,11]2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.4.1.1 Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản

Đối với Bảng cân đối kế toán, kết quả phương pháp so sánh theo chiều ngangcho thấy sự biến động từng khoản mục trên bảng cân đối tài sản vào thời điểm31/12 của từng năm để theo dõi xu thế biến động cũng như tính quy luật tăng, giảmcủa từng khoản mục để đánh giá thực trạng tài sản, nguồn vốn tại từng thời điểm kếtthúc niên độ tài chính.

Việc phân tích cơ cấu tài sản đảm bảo cho sự phù hợp giữa các chỉ tiêu, cáckhoản mục tài sản được tổng hợp trên bảng sau:

Trang 25

Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu

Số tiền(đồng)

Số tiền(đồng)

Số tiền(đồng)

A Tài sản ngắn hạn

I Tiền và các khoản tương đương tiềnII Các khoản đầu tư tài chính NHIII Các khoản phải thu ngắn hạnIV Hàng tồn kho

V Tài sản ngắn hạn khácB Tài sản dài hạn

I Các khoản phải thu dài hạn II Tài sản cố định

III Bất động sản đầu tư

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạnV Tài sản dài hạn khác

TỔNG TÀI SẢN

(Nguồn: 10)

Vốn đã huy động được cho hoạt động kinh doanh nhưng phải được sử dụngnhư thế nào cho hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm là một bài toán khó Điều đó đồng nghĩavới việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh, không chỉ dừng lại ở việc đầu tưchiều rộng mà cả đầu tư chiều sâu cho kinh doanh Nhưng để xác định đầu tư vàolĩnh vực hay bộ phận tài sản nào thì cần phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, baogồm:

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận tài sản

bộ phận tài sản = - x 100 (2.1)chiếm trong tổng tài sản Tổng số tài sản

(Nguồn: 10)

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếmtrong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc tạm thời cho phép nhà quản trịdoanh nghiệp đánh giá được việc phân bổ vốn nhưng lại không biết được chính xáctình hình sử dụng vốn, những nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những

Trang 26

nhân tố đó đến sự biến động của cơ cấu tài sản, việc phân tích đòi hỏi phải vận dụnglinh hoạt cả phương pháp phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phântích và kỳ gốc về cả quy mô từng loại tài sản (theo trị số tuyệt đối hoặc tương đối)

Việc đánh giá sự biến động này đòi hỏi chúng ta phải phân tích sự biến độngtrong mối quan hệ với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, bằng việcphân tích trên nhà quản lý sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu tài sản, xácđịnh được tính hợp lý của việc sử dụng vốn Phân tích cơ cấu tài sản trong mối liênhệ với tính chất kinh doanh của từng giai đoạn, từng thời điểm

Đối với những khoản mục về tiền và các khoản tương đương tiền: khoản mục

này có thể biến động tăng hoặc giảm không phải do doanh nghiệp ứ đọng hay thiếutiền mà có thể doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư,mua sắm vật tư tài sản hoặc vừa thực hiện đầu tư xong

Đối với những khoản đầu tư tài chính: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế

hội nhập, đầu tư tài chính là cơ hội cần thiết để giúp doanh nghiệp sử dụng vốn dưthừa có hiệu quả, đồng thời tạo uy tín cho doanh nghiệp Nhưng sự biến động tănggiảm của khoản mục đầu tư tài chính phụ thuộc nhiều vào vấn đề doanh nghiệp đóđang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh Đồng thời ảnh hưởng của thị trườngđầu tư tại thời điểm đó tác động như thế nào đến doanh nghiệp.

Đối với những khoản phải thu: Có thể nói, đây là những khoản vốn của

doanh nghiệp nhưng bị người mua, người bán chiếm dụng Tuy nhiên khi xem xétsự biến động của khoản mục này cần phân tích nó trong mối liên hệ với phươngthức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng hoặc chính sách thanh toán tiền hàng,với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng để nhận xét.Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thu hồi và quản lý nợ kịp thời, tránh bị chiếm dụngvốn, doanh nghiệp cần xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợplý, linh hoạt Trường hợp do quản lý nợ kém, khoản nợ phải thu sẽ ngày càng giatăng các khoản “nợ xấu” (nợ khó đòi, nợ quá hạn) Để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra,doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp để phân loại đối tượng khách hàng để nắmrõ năng lực tài chính cũng như đặc thù của các khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý

Trang 27

nợ xấu phù hợp…

Đối với hàng tồn kho: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục,

không bị gián đoạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định lượng hàng tồn kho hợp lý,vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng vừa không để tổn thất giatăng chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn Nhưng một tỷ trọng hàng tồn kho như thế nàolà hợp lý phụ thuộc vào đặc thù doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của doanhnghiệp Cụ thể, trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷtrọng lớn, còn các đơn vị kinh doanh khách sạn du lịch tỷ trọng hàng tồn khothường rất thấp Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính thờivụ, khi vào mùa vụ lượng hàng tồn kho lớn nhưng vào thời điểm khác, lượng hàngtồn kho lại thấp Hoặc, khi sản phẩm, hàng hoá đang ở giai đoạn tăng trưởng, lượngdự trữ hàng tồn kho thường cao để đáp ứng nhu cầu chiếm lĩnh thị trường; còn khichu kỳ kinh doanh ở giai đoạn suy thoái, để tránh rủi ro lượng hàng tồn kho thườngở mức thấp nhất Như vậy, một doanh nghiệp có hệ thống cung cấp tốt sẽ tiết kiệmđược nguồn vốn và các chi phí liên quan cho khâu này nhưng vẫn đảm bảo khi nàocần là có hàng cung ứng ngay.

2.4.1.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồnkhác nhau cụ thể là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Doanh nghiệp có trách nhiệmxác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huyđộng,…sao cho vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừatiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tàichính cho doanh nghiệp Vì thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lýnắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối vớicác nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách… về số tài sản tài trợbằng nguồn vốn của họ Xác định tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổngsố nguồn vốn.

Bảng 2.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Trang 28

A NỢ PHẢI TRẢI Nợ ngắn hạnII Nợ dài hạn

B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu

II Nguồn kinh phí và quỹ khácTỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: 10)

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

bộ phận nguồn vốn = - x 100 (2.2)chiếm trong tổng nguồn vốn Tổng số nguồn vốn

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh tổng nợ phải trả của đơn vị tại kỳ phân tích sovới vốn chủ sở hữu hoặc tổng nguồn vốn.

(2.3)Hệ số nợ so với vốn

chủ sở hữu =

Nợ phải trảVốn chủ sở hữu

Trang 29

(Nguồn: 10)

Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính cũng như tựchủ tài chính của doanh nghiệp thấp Hay nói cách khác doanh nghiệp đang chiếmdụng vốn của nhà cung cấp và đang phải đối mặt với nguy cơ phải thanh toán nhữngkhoản nợ đến hạn của doanh nghiệp

- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài

sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu, được xác định :

Hệ số tài sản Tài sản Nợ phải trả

so với = - = 1 + - (2.5) vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: 10)

Như vậy, để giảm “hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu”, các nhà quản trịphải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Có như vậy,mới tăng tính tự chủ về mặt tài chính.

Do vậy, doanh nghiệp càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoảnvay do nhà đầu tư không mấy mặn mà với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng này.Như vậy, để giảm “hệ số nợ” so với tài sản, doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để

Hệ số nợ so với

tổng nguồn vốn =

Nợ phải trảTổng nguồn vốn

Trang 30

tăng “hệ số tài trợ”.

Các chỉ tiêu phân tích ở trên đều cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chínhcủa doanh nghiệp, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ với các chính sách huyđộng vốn, chính sách đầu tư hiện tại của doanh nghiệp Một điều chắc chắn rằng,nếu doanh nghiệp có trị số chỉ tiêu “hệ số tài trợ” thấp, trị số các chỉ tiêu “hệ số nợso với vốn chủ sở hữu”, “hệ số nợ so với tổng nguồn vốn” cao thì sẽ rất khó khănkhi thuyết phục nhà đầu tư tín dụng cho vay Do vậy, doanh nghiệp cần phải có cácgiải pháp thích hợp và hữu hiệu để có một cơ cấu nguồn vốn phù hợp với từng kỳkinh doanh của mình Huy động nguồn vốn ra sao và trong khoảng thời gian nào đểđạt được hiệu quả tốt nhất, rủi ro ít nhất.

Theo quan điểm về tính ổn định của nguồn tài trợ, toàn bộ tài sản của doanhnghiệp được chia thàng nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ có tính ổn định, lâu dài và thườngxuyên Ví dụ như, vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn thanh toán dài hạn và trung hạn…Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mang tính tạm thời được sử dụng trong thờigian ngắn như nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp củangười bán, người mua, người lao động…

(Nguồn: 10)

Phân tích cân bằng tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp biết đượcsự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanhnghiệp cũng như những nhân tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.

Trong doanh nghiệp, để giảm “hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu”, các nhàquản trị phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Cónhư vậy, mới tăng tính tự chủ về mặt tài chính.

- Hệ số tài trợ thường xuyên: trị số càng lớn, tính ổn định và cân bằng tàichính càng cao và ngược lại

Tài sản

ngắn hạn+

Tài sảndài hạn=

Nguồn tài trợ

thường xuyên+

Nguồn tài trợtạm thời

Hệ số tài trợ thường

Nguồn tài trợ thường xuyênTổng nguồn vốn

Trang 31

(Nguồn: 10)

- Hệ số tài trợ tạm thời: trị số càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính càng

cao và ngược lại (2.8)

(Nguồn: 10)

2.4.1.3 Phân tích tính tự chủ trong hoạt động tài chính

Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp được thể hiện quanhiều chỉ tiêu khác nhau Trong đó hai chỉ tiêu thông dụng nhất là “Hệ số tài trợ”,“Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” và “hệ số tự tài trợ tài sản cố định”.

“Hệ số tài trợ” là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính vàmức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết, trongtổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm máy phần Trịsố của chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chínhcàng cao và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm vềmặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanhnghiệp càng giảm.

(2.9)

(Nguồn: 10)

“Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ

sở hữu vào tài sản dài hạn Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyểndài nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn củamình mà phải sử dụng các nguồn khác thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệpsẽ gặp khó khăn trong thanh toán Và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp có đủ và đảm bảo thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thìdoanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn.

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thờiTổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữuTổng số nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản

Vốn chủ sở hữuTài sản dài hạn

Trang 32

(2.10)

(Nguồn: 10)

“Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của vốnchủ sở hữu vào tài sản cố định Tài sản cố định (đã và đang đầu tư) là bộ phận tàisản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp Khác vớicác bộ phận tài sản dài hạn, doanh nghiệp không thể dễ dàng và không thể đem bán,thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây chính là điều kiện cần thiết và làphương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(Nguồn: 10)

Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Cuối năm N so với cuối năm

2.4.1.4 Phân tích khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cần phải xem xét mốiquan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán củadoanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp có khả năng thanh toántheo giá thực tại tại thời điểm nghiên cứu Nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp

Trang 33

bao gồm các khoản công nợ ngắn hạn, dài hạn được sắp xếp theo thứ tự thời hạnthanh toán

Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp

(Nguồn: 10)

Chỉ tiêu này cho biết tại mỗi thời điểm nghiên cứu, toàn bộ giá trị tài sản củadoanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp haykhông Chỉ tiêu này càng lớn khả năng thanh toán hiện tại càng cao Đó là nhân tốtích cực góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càngthấp, khả năng thanh toán hiện tại càng kém, trường hợp kéo dài sẽ ảnh hưởng đếnuy tín và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là căn cứ để đưa ra cácquyết định vay tiền, có cho khách hàng bán chịu không, khả năng trả nợ của mìnhnhư thế nào Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức độ vừa phảisẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ nhưng đồng thời nâng cao hiệu quảsử dụng vốn, tiết kiệm chi phí Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp quácao chứng tỏ tiền mặt và hàng tồn kho dự trữ quá nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp.Khả năng thanh toán ngắn hạn thấp và kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giảithể hoặc phá sản Như vậy, phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn và tình hìnhcông nợ là một công việc cần thiết, cung cấp thông tin cho nhà quản lý đưa ra cácquyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu phân tích bao gồm:

(Nguồn: 10)

(2.14) Hệ số thanh toán

Tổng tài sảnTổng nợ phải trả

Trang 34

Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản dài hạn cũng có đóng góp đáng kể trongviệc phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Khi phân tích tài sản dàihạn chúng ta cũng sử dụng những chỉ tiêu như chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụngtài sản dài hạn Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng nhưchiến lược kinh doanh từng thời kỳ của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản dài hạn cũng vìthế mà có những biến động hợp lý từng chu kỳ kinh doanh.

(Nguồn: 10)

2.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạtđộng Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần phân tích sự biếnđộng của từng chỉ tiêu Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh trị số củatừng chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc thực hiện với kế hoạch cả về số tuyệtđối và số tương đối Khi đó cho biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyênnhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng Đồng thời so sánh tốc độtăng, giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để biết đượcmức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai

Hệ số thanh toán nợ

Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn

Hệ số khả năng chuyểnđổi của tài sản ngắn hạn =

Tiền + các khoản tương đương tiềnNợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán của tài sản dài

hạn đối với nợ dài hạn =

Tài sản dài hạnNợ dài hạn

Trang 35

thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Nguồn: 10)

Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn đượcthực hiện bằng việc so sánh các khoản chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác) với doanhthu thuần Từ đó các nhà quản lý nắm được để có 1 đơn vị doanh thu thuần doanhnghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Mức hao phí tính ra cànglớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.

Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản lợi nhuận (lợinhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế) với doanh thu thuần.Từ đó các nhà quản lý nắm được cứ 1 đơn vị doanh thu thuần mà doanh nghiệp thuđược thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từng loại tương ứng.

Trang 36

Giá trị lợi nhuận đem lại tính ra càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏ hiệu quả kinhdoanh càng cao và ngược lại.

2.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc phân tích dòng tiền luân chuyển và đánh giá cơ cấu dòng luân chuyểntiền tệ của doanh nghiệp dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn

vị và sự biến động của dòng tiền hoạt động.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Phân tích báo các lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho người sử dụng biết đượctiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì Từ đó,dự đoán được lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng lựcthanh toán hiện tại cũng như biết được sự biến động của từng chỉ tiêu, từng khoảnmục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Khi phân tích, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu sau:

(Nguồn: 10)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với cáchoạt động khác trong kỳ là cao hay thấp Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn,càng chứng tỏ khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần tiến hành so sánh cả về số tuyệtđối và số tương đối giữa kỳ này so với kỳ trước trên các chỉ tiêu “Lưu chuyển tiềnthuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh”, chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt độngđầu tư”, chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính” Việc so sánh này chobiết mức độ ảnh hưởng của lượng tiền lưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉtiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ”.

Cuối cùng, đi sâu so sánh tình hình biến động của từng mục, khoản mục Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt

động kinh doanh so với tổnglượng tiền lưu chuyển trong kỳ

Tổng số tiền thuần lưuchuyển từ hoạt động

x 100Tổng số tiền thuần lưu

chuyển trong kỳ

Trang 37

trong từng hoạt động đến lượng tiền lưu chuyển giữa kỳ này với kỳ trước để từ đóđưa ra kiến nghị thích hợp thúc đẩy lượng tiền lưu chuyển trong từng hoạt động củadoanh nghiệp.

Bảng 2.5: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tăng, giảm

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và

2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và

3 Tiền chi trả cho người lao động 03

5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 056 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 067 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh20

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư30

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp

2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lạicổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 323.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33

Trang 38

Chỉ tiêuMãsố

Tăng, giảm

5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 356 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 =

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 =

(Nguồn: 10)

2.4.4 Phân tích báo cáo tài chính với việc phát hiện dấu hiệu rủi ro tài chính vàdự báo tài chính

2.4.4.1 Phân tích báo cáo tài chính với việc phát hiện dấu hiệu rủi ro tài chính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên phảiđương đầu với mọi rủi ro Qua phân tích báo cáo tài chính, các nhà quản lý dự báonhững rủi ro tiềm ẩn về tài chính trên khía cạnh thanh toán thậm chí cả rủi ro về phásản mà các doanh nghiệp có thể phải đương đầu Từ đó các nhà quản lý sẽ đề ra cáckế sách, các quyết định kịp thời, hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro chodoanh nghiệp.

Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và là rủi ro mà cácchủ sở hữu phải gánh chịu do việc sử dụng nợ mang lại Bởi vậy, khi xem xét rủi rotài chính các nhà phân tích thường xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh hưởng củacơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

* Rủi ro thanh toán nợ:

Rủi ro thanh toán nợ là một bộ phận cấu thành nên rủi ro tài chính Rủi rothanh toán nếu không kịp thời khắc phục, tất yếu sẽ dẫn doanh nghiệp đến rủi rophá sản Rủi ro thanh toán nợ xảy ra khi doanh nghiệp không đủ hoặc không cókhả năng thanh toán Bởi vậy, để phân tích rủi ro thanh toán, các nhà phân tích tậptrung vào khả năng thanh toán nợ đến hạn và nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán

Trang 39

nợ đến hạn không những cho nhà quản lý biết được năng lực thanh toán nợ đếnhạn mà còn báo cho nhà quản lý biết được khả năng có thể dẫn doanh nghiệp lâmvào tình trạng phá sản Bên cạnh đó, để có thể dự đoán được những rủi ro về thanhtoán có thể gặp trong tương lai, các nhà phân tích còn xem xét khả năng thanhtoán trong thời gian tới

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đo bằngnhiều chỉ tiêu khác nhau, như “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số khảnăng thanh toán nhanh”, “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn” (đã đượctrình bày ở phần 1.4.1.4 phân tích khả năng thanh toán thuộc mục 1.4.1 phân tíchbảng cân đối kế toán) Nếu các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp thấp kéo dài chứng tỏ rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảyra Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh.

Việc phân tích rủi ro tài chính còn được xem xét trong quan hệ với hiệu quảkinh doanh Bởi vì, khi kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không nhữngkhông có tích lũy mà còn không bù đắp đủ chi phí bỏ ra, trong đó có chi phí lãi vaydo sử dụng các khoản nợ Do vậy, trong quan hệ với hiệu quả kinh doanh, khi phântích rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số chi trả lãi vay:

Hệ số chi trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + lãi vayLãi vay (2.19)

Trang 40

và tích lũy hay phân chia cho các thành viên.

Hệ số chi trả lãi vay >1 tức là lợi nhuận trước thuế >0, lúc này hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đã có lãi, sau khi bù đắp các khoản chi phí bỏ ra vànộp thuế thu nhập cho Ngân sách, doanh nghiệp còn dôi ra để tích lũy và phân chiacho các thành viên.

Để lượng hóa rủi ro tài chính, các nhà phân tích sử dụng khái niệm độ lớn đònbẩy tài chính Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ % thayđổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷlệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và nó được tính như sau: (Ilà chi phí lãi vay)

Ngoài ra, để phát hiện rủi ro tài chính, các nhà phân tích còn xem xét các chỉtiêu phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,hình thức sở hữu vốn, tính chất của các sản phẩm của doanh nghiệp và sự cạnhtranh trên thị trường đối với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.

Tỷ lệ các khoản phải thu sovới các khoản phải trả =

Tổng các khoản phải thu

x 100 (2.22)Tổng nợ phải trả

(Nguồn: 10)

Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốnnhiều Ngược lại khi chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.1 Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản (Trang 24)
Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.3 Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp (Trang 31)
Bảng 2.4: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.4 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 34)
Hình 3.1. Hệ thống phân phối - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Hình 3.1. Hệ thống phân phối (Trang 55)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ phận kế toán (Nguồn: Tác giả tổng hợp) - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ phận kế toán (Nguồn: Tác giả tổng hợp) (Trang 59)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty (Nguồn: 9) - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty (Nguồn: 9) (Trang 61)
Bảng 3.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.1 Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản (Trang 63)
Bảng 3.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.2 Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn (Trang 67)
Bảng 3.6: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.6 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 75)
Bảng 3.7: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.7 Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 78)
Bảng 3.8: Bảng phân tích rủi ro thanh toán - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.8 Bảng phân tích rủi ro thanh toán (Trang 82)
Bảng 3.9 : Bảng phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.9 Bảng phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh (Trang 84)
Bảng 3.10 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.10 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (Trang 88)
Bảng 3.11 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 3.11 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w