Bài tập lớn môn Quản trị tài chính 1 : Phân tích Báo Cáo Tài Chính của Công ty cổ phần y tế Danameco
GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính Phân tích Báo Cáo Tài Chính của Công ty cổ phần y tế Danameco Công ty cổ phần y tế Danameco 1 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính MỤC LỤC PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 A. LỜI MỞ ĐẦU 3 I. Vai trò phân tích Báo Cáo Tài Chính của Doanh Nghiệp 3 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 1. Đối tượng: .4 2. Phạm vi nghiên cứu .4 III. Phương pháp nghiên cứu: .4 I. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính .5 1. Khái niệm: .5 2. Ý nghĩa và mục tiêu: 5 3. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính 7 4. Bảng Cân Đối Kế Toán (BCĐKT) .7 5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: 8 II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BCTC 8 1. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) 8 2. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc) 9 3. Phân tích thông số tài chính 9 PHẦN 2: THỰC TẾ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 11 A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 11 B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 15 I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .15 1.Phân tích xu hướng (biến động) BCĐKT 15 2.Phân tích kết cấu BCĐKT: .17 1. Phân tích tỷ số về khả năng thanh toán 18 Công ty cổ phần y tế Danameco 2 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính 2. Phân tích thông số hoạt động .20 PHẦN III: GIẢI PHÁP 33 1. Tăng lợi nhuận: .33 2. Quản lý các khoản phải thu: 34 3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý: 35 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN A. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng của quá trình hội nhập, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được một mô hình hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và trên thế giới là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển của Doanh Nghiệp. Để đạt được mục tiêu này bản thân Doanh Nghiệp cần biết huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. trong đó việc phân tích tình hình tài chính có vai trò quan trọng nhằm đưa ra các hướng đầu tư, sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển đang là vấn đề được quan tâm giải quyết hàng đầu. Trong khi kế toán có nhiệm vụ báo cáo quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh các hoạt động khác nhau của một doanh nghiệp và đúc kết chúng thành các chỉ tiêu giá trị một cách khách quan và nhất quán nhằm cung cấp thông tin về tình hình hiện tại, những tiềm ẩn khó khăn hay triển vọng phát triển của một doanh nghiệp thì tài chính liên quan đến việc diễn giải các dữ liệu đã được kế toán theo dõi, ghi chép, tổng hợp để có thể dựa vào đó đánh giá tình hình hoạt động trong quá khứ và dự báo, hoạch định cho các hoạt động ở tương lai. I. Vai trò phân tích Báo Cáo Tài Chính của Doanh Nghiệp Phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng rộng rãi khác nhau bao gồm các nhà đầu tư, những người cho vay và các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bởi vì phân tích tài Công ty cổ phần y tế Danameco 3 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên BCTC; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên BCTC với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia…nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập và thực hiện giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế . Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng: Hoạt động kinh doanh và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) Bảng cân đối kế toán; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính. 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong công ty cổ phần y tế DANAMECO, công ty sản xuất và kinh doanh thuốc, các thiết bị và vật tư y tế, và các công ty cùng ngành. III. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty cổ phần Danameco. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối => nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Công ty cổ phần y tế Danameco 4 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính B. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 1. Khái niệm: Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cá tài chính, từ đó so sánhđối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia .nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính cua doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vi thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp hiệu quả. 2. Ý nghĩa và mục tiêu: Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng Công ty cổ phần y tế Danameco 5 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính chung. Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. 3. Tiến trình phân tích: Công ty cổ phần y tế Danameco 6 Thu thập thông tin Đối tượng Xử lý thông tin Phương pháp Đánh giá và ra quyết định Mục tiêu GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính 3. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tỷ lệ II. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4. Bảng Cân Đối Kế Toán (BCĐKT) a. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị Tài Sản hiện có và nguồn hình thành Tài Sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định ( ngày cuối quý, cuối năm ). Phần Tài Sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại Tài Sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, năng lực và trình độ sử dụng tài sản. về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận phần nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, số TS đã hình thành bằng NV vay Ngân Hàng, vay đối tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, trái chủ, ngân sách .vv b. Đặc điểm của BCĐKT: - Bảng cân đối kế toán phản ánh TS và NV tại một thời điểm. Do đó, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ở nhiều thời điểm khác nhau có thể đánh giá biến đọng TS và NV của doanh nghiệp. tính thời vụ, tính chu kỳ hoặc những thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến số liệu trên bảng CĐKT nên khi phân tích cần thận trọng khi đưa ra các kết luận đối với biến động trên BCĐKT. - BCĐKT được lập theo các nguyên tắc kế toán chung, trong đó giá trị của TS được trình bày theo giá lịch sử. Do đó trong trường hợp có biến động về giá thì sữ dụng số liệu trên Công ty cổ phần y tế Danameco 7 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính BCĐKT sẽ không đánh giá chính xác giá trị TS của donh nghiệp. Cho khi phân tích trong trường hợp này cần quan tâm đén gia hiện hành. - Phương pháp kế toán được sữ dụng ở doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT. Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương pháp kế toán cần quan tâm đến những thay đổi đó. 5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: a. Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh tron kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. b.Đặc điểm: Số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. Cùng với số liệu trên bảng cân đối kế toán số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kịnh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vón, các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận . II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BCTC 1. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang) Phân tích chỉ số là so sánh từng khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm gốc, nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung. Phân tích theo chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối : Số tuyệt đối Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Công ty cổ phần y tế Danameco 8 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính Số tương đối: T = Y1/Y0 * 100% 2. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc) Phân tích khối là so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính, nhằm xác định tỷ trọng hay cơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp phân tích khối giúp chúng ta đưa về một điều kiến so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm thế nào. Từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Phân tích thông số tài chính Phân tích các thông số tài chính cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là nhóm các thông số chủ yếu được sử dụng để phân tích tài chính: - Các thông số có khả năng thanh toán. Tài sản ngắn hạn + Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho + Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn - Các thông số đòn bẫy tài chính. Tổng nợ + Tỷ số nợ = Tổng tài sản EBIT + Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = Lãi vay Tổng nợ + Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Công ty cổ phần y tế Danameco 9 GVHD: Nguyễn Thị Minh Hà Quản Trị Tài Chính Tổng vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu + Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Tổng tài sản - Các thông số hoạt động. Giá vốn hàng bán + Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng hóa tồn kho Tồn kho ×360 + Thời gian giải tỏa tồn kho = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần + Số vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu Khoản phải thu × 360 + Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần bán tín dụng Doanh số mua hàng thường niên + Số vòng quay khoản phải trả = Phải trả bình quân Khoản phải trả × 360 + Kỳ trả tiền bình quân = Doanh số mua nợ Doanh thu thuần + Tỷ số vòng quay tài sản cố định = Tài sản cố định bình quân Doanh thu thuần + Tỷ số vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân - Các thông số khả năng sinh lợi. Công ty cổ phần y tế Danameco 10 . Nam là 8, 91% + Vốn đầu tư thực tế đến 31/ 12/2008: 24 .11 5 .10 0.000 đồng. + KL Cổ phần đang niêm yết: 2. 411 . 510 cp + KL Cổ phần đang lưu hành: 2. 411 . 510 cp Công. số thanh toán hiện thời 1, 39 1, 17 1, 12 -0 ,22 -1 5,83% 0,05 -4 ,27% Giai đoạn 2009 – 2 010 : Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2009 là 1. 39, nghĩa là cứ một đồng