I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Tăng lợi nhuận:
** Tăng doanh thu:
+ Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra - giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp giảm giá hàng bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động thiết kế bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả cho công ty.
Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm những cơ hội thương thông qua mạng internet, báo chí, những cuộc triển lãm hội trợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường.
** Giảm chi phí:
Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với mục tiêu giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các biện pháp tiết giảm định mức.
Kiểm soát chi phí cho từng tổ sản xuất, bộ phận, phân xưởng nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ các lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.