Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
36,59 KB
Nội dung
PHÂN TÍCHMÔITRƯỜNGBÊNNGOÀI Giới hạn nghiên cứu: - Môitrường Trung Quốc - Thời gian : từ năm 1997-2009 2.1 PHÂNTÍCHMÔITRƯỜNG 2.1.1 Môitrường kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Hiện nay Trung Quốc đang là nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới. Trong thời gian qua, 2 cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn ở Đông Nam Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính năm 2007 đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước này. Theo thống kê, số đơn đặt hàng của Trung Quốc chỉ bằng một nửa năm trước. Ví dụ, một số nhà máy ở tỉnh Sơn Đông từ cuối năm 1997 đã xuất hiện tình trạng tăng trưởng âm, thậm chí có một số nhà máy tuyên bố phá sản. Từ đầu năm 1998, nhiều công ty ngoại thương của Thượng Hải đã huỷ đơn đặt hàng, có một số kéo dài thời hạn thanh toán, thậm chí có một số phải giảm giá để bán hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Đông Nam Á vẫn là một sự uy hiếp lớn với các doanh nghiệp Trung Quốc về mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt túi da, giầy dép, điện da dụng do đồng tiền các quốc gia này bị phá giá, tạo lợi thế về giá. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc giảm đi, vì nguồn đầu tư vào Trung Quốc chủ yếu là từ các nước Đông Á. Haier trong thời gian này cũng đã thực hiện nhiều chiến lược để thích nghi với tình thế này. Với khủng hoảng tài chính năm 2007,Trung Quốc đã có hướng đi riêng chỉ sau một năm. Với Trung Quốc, năm 2009 được coi là năm "bội thu". Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) đã cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Trong đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 đạt 33.540 tỷ nhân dân tệ (tương đương 4.910 tỷ USD), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vượt lên đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, đạt mức 2207,2 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại xuất siêu là 196,1 tỷ USD (nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc tháng 3/2010, Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Theo báo cáo của nhiều chính phủ nước này, tiêu dung của người dân trong 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15%. Với một sức tiêu dùng gia tăng, doanh số nội địa của Haier trong năm này cũng tăng đáng kể với doanh số 29.2 tỉ NDT, tăng 15.51% so với năm 2008. Bốn mặt hàng chủ đạo của Haier gồm tủ lạnh , tủ cấp đông, máy điều hòa không khí và máy giặt chiếm hơn 30% thị phần nội địa. Đây không chỉ là kết quả của sức tăng trưởng của nền kinh tế mà còn nhờ nỗ lực to lớn của chính phủ Trung Quốc trong việc kiềm chế lạm phát trong thời kì khủng hoảng. Trong khi đó, doanh số tại thị trường nước ngoài của công ty lại sụt giảm tới 26.33% trong năm này. Con số này đã cho thấy đựơc sự ảnh hưởng không nhỏ của tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái cùng với lạm phát gia tăng đến các hoạt động của Haier trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hạ lãi suất cơ bản xuống khá nhiều. Đây là một điều đáng mừng không chỉ đối với người dân-những người có ý định vay tiền ngân hàng cho các việc mua sắm hàng hoá mà cả đối với các công ty muốn có huy động vốn cho các dự án, đầu tư vào việc sản xuất. Haier cũng đã có một sự hỗ trợ nhất định từ vấn đề lãi suất trong chiến dịch tấn công vào thị trường thế giới trong thời gian qua như nhà sản xuất tủ lạnh địa phương ở Ấn Độ, nhà máy tủ lạnh của Sanyo tại Thái Lan năm 2007 và gần đây là cuộc chạy đua với các hãng Hàn Quốc trong vụ mua lại bộ phận sản xuất đồ gia dụng của GE( Mỹ). Các vụ mua bán và sáp nhập này đã được sự cổ vũ của Chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh áp dụng chính sách cung cấp các khoản vay lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước và các ưu đãi khác cho những vụ M&A này. Dĩ nhiên, nguồn lực tuyệt vời này đến từ khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ lên tới 1.760 tỷ USD - lớn nhất thế giới - của Trung Quốc. Một vấn đề cũng tác động không nhỏ tới nền kinh tế là tỉ giá hối đoái. Đối với các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia như Haier thì sự thay đổi về tỉ giá là một ảnh hưởng rất lớn. Khi đồng Trung Quốc tăng giá sẽ gây một tác dộng tiêu cực đối với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp, hàng xuất khẩu sẽ có giá cao hơn trên thị trường quốc tế, làm giảm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Ngược lại, khi giá đồng NDT giảm (tức xảy ra phá giá đồng NDT), hàng TQ sẽ có giá rẻ hơn, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc tăng lên nhờ đó mà tăng lượng xuất khẩu hàng hóa. Trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục nâng tỉ giá, ví dụ từ năm 2005 – 2008, Trung Quốc đã cho phép đồng tiền của họ tăng 21%. Đây là một lợi thế to lớn đối với sản phẩm của Haier trên thị trừơng quốc tế. Các sản phẩm có giá rẻ, chất lượng lại khá tương đương với các sản phẩm của LG, Sanyo… Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Haier vào thời điểm mới bước vào thị trường thế giới, khi mà tên tuổi của nó còn quá mờ nhạt. Chính giá cả đã giúp Haier thắng lợi trong chiến lược thâm nhập của mình trong phân khúc tủ lạnh cỡ nhỏ, giá rẻ. Minh chứng là vào năm 2005, công ty nghiên cứu Euromonitor International cho biết Haier đã chiếm 26% thị phần tủ lạnh cỡ nhỏ tại Mỹ (loại tủ lạnh dành cho các phòng thuộc ký túc xá và khách sạn). 2.1.2 Môitrường công nghệ: Một trong những tác động quan trọng nhất của sự thay đổi công nghệ đó là nó có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành tận gốc rễ. Châu Á ngày nay đang nổi lên là khu vực tập trung phát triển khoa học công nghệ. Điển hình là Trung Quốc đang cố gắng gia tăng tiềm lực quốc gia bằng chiến lược phát triển kinh tế nhanh gắn với giáo dục và khoa học. Năm 2009, nước Mỹ có khoảng 137.500 người được cấp bằng kĩ sư trong khi Trung Quốc có tới 351.500 người. Dự tính đến cuối năm 2020, khả năng đổi mới khoa học và công nghệ của Trung Quốc được phát triển mạnh mẽ, đủ điều kiện trở thành một trong những quốc gia đổi mới nhất thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã coi sáng tạo công nghệ là mục tiêu toàn cầu của họ trong tất cả các lĩnh vực từ và điểm sáng nhất của họ là những phát triển vượt bậc trong công nghệ năng lượng sạch. Và đó cũng chính là mục tiêu theo đuổi của công ty Haier. Cụ thể, năm 1997, Haier đã sản xuất loại tủ lạnh không CFC đầu tiên tại Trung Quốc, và trong khoảng thời gian tiếp theo Haier vẫn theo đuổi việc sản xuất các sản phẩm “xanh”. Và mới đây tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng IFA 2010, Haier đã giới thiệu ý tưởng về chiếc máy giặt đặc biệt. Thay vì lấy điện trực tiếp từ lưới điện gia đình, một chiếc xe đạp với pin li-on sẽ cung cấp năng lượng cho máy. Mặc dù máy giặt chạy bằng "sức người" đang dừng lại ở mức ý tưởng nhưng Haier cho biết, nhiều khả năng sản phẩm này sẽ sớm xuất hiện trên thị trường. Với mục tiêu này, các sản phẩm của Haier đã đạt được sự thân thiện với môitrường và được xác nhận là sản phẩm “sạch” . Bên cạnh đó, công ty cũng đề phòng việc bị đánh cắp công nghệ ở các đối thủ cạnh tranh bằng cách đăng kí 7000 bằng sáng chế công nghệ và 589 quyền sở hữu trí tuệ. 2.1.3 Môitrường văn hóa-xã hội: Sự thay đổi của môitrường văn hóa xã hội cũng dẫn đến các cơ hội cũng như đe dọa cho các doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa và các thái độ xã hội đưa tới một sự thay đổi lớn lao trong tiêu dùng các loại hàng hóa, và hàng gia dụng cũng không phải là ngoại lệ. Quan tâm về vấn đề sức khỏe và môi trường: Hiện nay Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ đồ điện tử gia dụng lớn lớn nhất thế giới và cũng là nơi tiêu dùng đồ điện tử gia dụng lớn nhất thế giới. Chính vì thế, ô nhiễm môitrường bởi chất thải công nghiệp cũng như chất thải điện tử (các hoá chất nguy hại được thải ra từ các sản phẩm đang được sử dụng và ở cuối vòng đời của sản phẩm) đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Trong thành phần các sản phẩm này có những chất gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em, đồng thời gây gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất đai và khí quyển. Nhận thức của người dân Trung Quốc nói riêng và người dân toàn cầu nói chung về vấn đề này đã được nâng cao rõ rệt trong thời gian qua. Theo một cuộc điều tra thì tất cả người dân các nước đều sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa bảo vệ môt trường, riêng Trung Quốc chiếm tới 98%. Theo công bố vào tháng 9/2009 chỉ tiêu sức khoẻ của người dân Trung Quốc đang dẫn đầu các nước phát triển. Chính những con số này đã cho thấy được một xu hướng tiêu dùng hàng hóa không gây hại cho môi trường. Chính vì thế trong các sản phẩm gần đây của mình, Haier đã chú trọng rất nhiều vào các chỉ tiêu về môi trường, các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Từ năm 2005, Haier đã thực hiện chiến lược đưa ra các sản phẩm sạch của Haier với việc bảo tồn năng lượng và tái chế các sản phẩm cũ. Chiến lược này gồm 4 phần: hệ thống quản lý môi trường, hệ thống sản xuất bên ngoài, môitrường thiết kế và kết thúc chu kì sống sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng hàng hóa: Tâm lý ưa thích sử dụng hàng ngoại Người dân Trung Quốc đều thích sử dụng hàng ngoại, kể cả các mặt hàng sản xuất trong nước bán ở nước ngoài vì họ nghĩ chất lượng hàng hóa được đảm bảo hơn. Ngay cả đối với thế hệ 8x ở Trung Quốc, thu nhập không phải là mối bận tâm hàng đầu, bởi vì dù kiếm được ít hay nhiều tiền thì họ vẫn ném phần lớn số tiền lương vào các đồ đắt tiền. Hàng xa xỉ được coi là công cụ thể hiện đẳng cấp một cách hiệu quả nhất đối với thế hệ trẻ. Cơn khát sản phẩm hàng hiệu của giới trẻ Trung Quốc thực ra chẳng phải là hiện tượng mới mẻ hay bí mật, bởi người tiêu dùng Trung Quốc mua tới 10% số lượng hàng hiệu trên toàn thế giới. Nhiều người trong số họ quan niệm rằng “Ở châu Á hiện đại, trang phục trên người bạn thể hiện đẳng cấp xã hội” hay “vị trí của bạn trong xã hội được thể hiện qua bộ trang phục hiệu Chanel hay điện thoại Iphone”. Trên thực tế, thói quen này đang trở thành một phần trong công thức xây dựng quan hệ cá nhân ở Trung Quốc. Đem tặng những sản phẩm đắt tiền cũng là cách để thể hiện sự thành đạt và đẳng cấp, một nếp nghĩ đã ăn sâu vào văn hóa Trung Quốc. Đây quả thật là một đe dọa cho doanh nghiệp Trung Quốc như Haier khi mà thương hiệu của họ còn quá non nớt so với các công ty lừng danh trên thế giới. Chính vì thế, Haier đã trong thời gian gần đây đã có nhiều nỗ lực để vươn vào thị trường cao cấp thế giới bằng việc mua lại các công ty có thương hiệu vững mạnh ở nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty còn có những sản phẩm riêng như sản phẩm tủ đông chứa rượu khi bước vào thị trường cao cấp ở Mỹ. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng thiết nghĩ cũng là một thách thức, một động lực cho doanh nghiệp cải tiến không ngừng, sáng tạo không ngừng đề xây dựng và phát triển thương hiệu. Tiêu dùng cho hàng điện tử gia dụng đang tăng nhanh Mức sống tăng cao ở Trung Quốc đã giúp nhiều người có điều kiện bổ sung thêm tiện nghi cho gia đình. Một trong những đồ gia dụng được ưu tiên hàng đầu là chiếc máy điều hoà. Theo thống kê năm 2006, ở Trung Quốc cứ 100 gia đình thì có 87,2 hộ có gắn máy điều hoà, trong khi trước đó 7 năm chỉ có 24,4 gia đình sở hữu tiện nghi này. Vùng nông thôn chiếm đến 2/3 dân số Trung Quốc là vùng tiêu thụ máy điều hoà nhanh nhất. Năm 2005, cứ 100 hộ dân nông thôn thì có 6,4 hộ có máy điều hoà, tỷ lệ tăng là 35 lần so với 19 năm trước. Với một trong những sản phẩm chủ đạo của mình là máy điều hòa, Haier đã khai thác rất tốt xu hướng này. Công ty liên tục đưa ra các sản phẩm mới, phù hợp về mặt giá cả, kiểu dáng thiết kế phong phú. Ngoài ra, với xu hướng tiêu dùng của người dân châu Á đang ngày càng tăng cho các thiết bị điện tử gia dụng ( Doanh thu của các sản phẩm này đạt mức 8,94 tỷ USD trong 2009, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái), đặc biệt là tivi - mặt hàng bán chạy nhất tại châu Á với chi tiêu 5,3 tỷ USD (năm 2008) cho mặt hàng này, Haier đã liên tục đưa ra các mẫu mã mới cho dòng sản phẩm này. Dự báo đến năm 2011, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ màn hình phẳng lớn nhất thế giới. Trung Quốc sẽ chiếm 22% trong tổng số màn hình phẳng tiêu thụ trên toàn cầu, thị trường Mỹ chỉ chiếm 18%. Tiếp theo là thị trường châu Á-Thái Bình Dương (không kể Trung Quốc) 15,6% và châu Mỹ Latinh 12,2%. Năm 2011, thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) là mảnh đất màu mỡ nhất của các nhà sản xuất màn hình phẳng LCD, với hơn 30% sản lượng sẽ được tiêu thụ tại đó. Các thị trường này Haier đều đã có mặt từ những năm trước đây và đã có những dấu ấn trong hoạt động của mình. điều này cho thấy đựoc tầm nhìn chiến lược của Haier khi vươn ra thị trường thế giới. Chắc chắn sắp tới công ty sẽ có được thị phần không nhỏ tại các quốc gia này (Năm 2005, Haier xây dựng cơ sở sản xuất tại thị trường Trung Đông và Nigeria, năm 2007 ở Thái Lan, năm 2008 ở Việt Nam…) 2.2.4 Môitrường nhân khẩu học Yếu tố nhân khẩu học của Trung Quốc đang thay đổi. Chính sách một con mà chính phủ Trung Quốc áp dụng vào thập niên 1970 đã khiến số lao động trẻ trong lực lượng lao động giảm sút. Cơ cấu dân số thuộc kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. Trong khi lực lượng lao động trẻ giảm xuống, số người cao niên tăng theo nhịp điệu lũy tiến: năm 2008, Trung Quốc có 169 triệu người trên 60 tuổi (13% dân số), dự kiến sẽ tăng lên 250 triệu trong 10 năm nữa và đến năm 2050, cứ 3 người dân thì có 1 người già. Dân số lao động mỗi năm giảm 10 triệu từ năm 2005, và dân số trẻ từ 20-24 tuổi sẽ giảm 25% trong thập niên tới. Thời kỳ “lợi thế nhân khẩu” ở Trung Quốc cơ bản đã kết thúc. Các chính sách cải thiện kinh tế nông thôn gần đây đã làm giảm số lượng lao động từ nông thôn đổ về thành thị. Đồng thời, điều kiện chất lượng cuộc sống nâng cao, tuổi thọ tăng, cùng với chính sách một con Trung Quốc đang đối mặt mới nguy cơ dân số già, thiếu sức lao động. Sự thay đổi nhân khẩu học tại Trung Quốc đang làm giảm bớt nguồn cung sức trẻ vào lực lượng lao động và khiến nhiều chủ lao động phải tăng lương, làm tăng chi phí hàng hóa của Trung Quốc. Chi phí sản xuất tăng mạnh do thiếu lao động và công nhân yêu cầu mức lương cao hơn do giá nhà đất, thực phẩm leo thang. Điều này làm tăng mối đe dọa với công ty về vấn đề nguồn lao động, tăng chi phí sản xuất do tăng lương. 90% người giàu có tại Trung Quốc đều nằm ở độ tuổi dưới 40, 62% trong số đó nằm giữa khoảng 25 và 34 tuổi, 23% nằm trong độ tuổi từ 34 và 35. Điều này tạo điều kiện cho thị trường sản phẩm điện tử gia dụng với công nghệ cao của công ty phát triển. Mặt khác, thế hệ con một Trung Quốc đang ở tuổi lập gia đình nên có các nhu cầu về hàng gia dụng như máy giặt, máy rửa chén,… cho việc thiết lập gia đình mới tạo cơ hội cho công ty. 1.2.5 Môitrường chính trị-pháp luật Mới đây, Trung Quốc đã ban bố "Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm từ các sản phẩm điện tử". Biện pháp này yêu cầu các sản phẩm điện tử sản xuất sau ngày 1/3, nếu trong sản phẩm không có chất độc hại thì dán ký hiệu “e” màu xanh lá cây; nếu sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu cảnh báo màu vàng cam trên sản phẩm, đồng thời ghi chú tên gọi, hàm lượng của nguyên tố có độc đó, thời hạn sử dụng và thời điểm bắt buộc huỷ bỏ sản phẩm. "Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm từ các sản phẩm điện tử" ra đời được coi như áp lực đối với các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao thực lực cạnh tranh tổng thể, thúc đẩy các hoạt động tham gia cạnh tranh toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp lớn có sản phẩm xuất khẩu như Haier thì tính năng bảo vệ môitrường của sản phẩm tương đối tốt. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sản phẩm của họ như MP3, DVD .đều được sản xuất bằng các loại nguyên liệu rẻ tiền nhất và gần như chưa được xử lý đặc biệt, do đó hàm lượng chất độc hại khá cao; các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải cải tổ, toàn bộ ngành điện tử gia dụng phải được "làm sạch" đến một mức độ nhất định. Điều này càng làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Haier vì sản phẩm công ty rất thân thiện với môi trường, loại bỏ được các đối thủ cạnh trạnh trên thị trường. Từ năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện thí điểm trợ giá tại một số tỉnh giúp nông dân mua các sản phẩm điện tử gia dụng như ti-vi, tủ lạnh và điện thoại di động đạt chất lượng và đúng giá. Năm 2008, kế hoạch bán hàng trợ giá trên được mở rộng thêm tại một số tỉnh và khu vực khác. Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc chi 20 tỷ Nhân dân tệ (2,9 tỷ USD) hỗ trợ nông dân mua hàng điện tử gia dụng. Đây là một phần của kế hoạch kích cầu trong nước với mục tiêu đạt mức doanh thu 150 tỷ NDT (22 tỷ USD) từ bán hàng điện tử gia dụng ở khu vực nông thôn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu khiến Trung Quốc phải hướng trọng tâm tiêu thụ hàng hóa vào thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn. Kế hoạch đã tạo cơ hội cho Haier gia tăng doanh số bán hàng trong nước. 1.2.6 Môitrường toàn cầu: Xu thế mới nhất và cơ bản trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu; mặt khác, nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực. Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/12/2001. Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, đầu tư và thương mại của Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc, Trung Quốc cũng đã trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Việc tham gia tổ chức thương mại quốc tế này tạo rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc bành trướng sản phẩm của mình trên thị trường thế giới dành cho các nước thành viên trong tổ chức này, tạo nhiều cơ hội cho việc tiếp cận thị trường thế giới, khoa học công nghệ, tìm kiếm cơ hội đầu tư .Sau gần 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (11/12/2001 – 11/12/2006), Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba, là cường quốc thương mại thứ tư thế giới. Giới kinh tế coi việc gia nhập WTO của Trung Quốc là một cuộc “cải cách mở cửa lần thứ hai” và gia nhập WTO đã mang lại cho Trung Quốc những lợi ích lớn như giúp hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới; tạo cơ hội nâng cao uy tín và vai trò của Trung Quốc trong việc tạo lập các quyết định cũng như định ra các luật lệ về thương mại quốc tế; tạo môitrường kinh tế và chính trị thuận lợi hơn cho Trung Quốc, giúp Trung Quốc mở rộng thị phần trên thương trường quốc tế. Thông qua hội nhập kinh tế toàn cầu, Haier có thể mua nguyên liệu tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới, tuyển dụng nhân tài quốc tế và khám phá thêm thị trường quốc tế. Haier nên tận dụng các tài nguyên quốc tế và nắm bắt cơ hội này để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa. Nhiều nhà quản lý thừa nhận Trung Quốc là một thị trường mở. Không giống như nhiều nền kinh tế khác ở châu Á, Trung Quốc đã mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài từ thời điểm nước này bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế và tiếp tục mở cửa cho đến nay. Dự báo đầu tư nước ngoài vàoTrung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong vòng 7 năm tới. 2.2. PHÂNTÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH 2.2.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 2.2.1.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Đối với ngành điện tử gia dụng, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của họ có thể là các công ty thuộc các nhóm ngành cơ khí chế tạo; các công ty thuộc ngành năng lượng như khai thác dầu khí, điện, than đá…; các nhà cung cấp, các nhà phân phối, và thậm chí cả những nhân viên cũ của công ty cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh bằng cách sao chép các sản phẩm của chúng tôi hoặc sản xuất các sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó các công ty thuộc các ngành công nghệ cũng có khả năng trở thành đối thủ của các công ty trong ngành trong tương lai. Chính vì vậy, Haier cũng như các doanh nghiệp khác đang cố gắng ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng thông qua việc tạo rào cản nhập cuộc càng cao càng tốt như gia tăng sự trung thành của khách hàng, tính kinh tế theo quy mô, lợi thế chi phí tuyệt đối. Đồng thời, tập đoàn Haier luôn cố gắng xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có tâm huyết, được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm .nhằm xây dựng được lòng trung thành từ phía khách hàng, tận dụng tối đa tính kinh tế theo quy mô và lợi ích từ đường cong kinh nghiệm. Từ đó tạo được bức tường ngăn cản sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trong lĩnh vực đồ gia dụng. 2.2.1.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu về các thiết bị gia dụng ngày càng trở đối với người dân ngày càng lớn, đem lại cho họ một cuộc sống tiện nghi hơn. Chính điều này đã tạo nên một lực lượng hùng hậu các nhà sản xuất đồ điện tử gia dụng (máy giặt, tủ lạnh, máy rửa chén, lò vi sóng…). Đang chiếm lĩnh thị trường thế giới có lẽ phải kể đến những gã khổng lồ Whirlpool của nước Mỹ - một nhà sản xuất đồ dùng gia dụng thiết yếu hàng đầu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, và cũng xuất hiện rộng rãi ở các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, và là thương hiệu số 1 tại Châu Âu. Không thể không kể đến là Panasonic của Nhật Bản, LG, Samsung của Hàn Quốc, Sony….và hàng loạt các tên tuổi nội trội trên thị trường. Ngành điện tử gia dụng là một ngành phân tán với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của các công ty. Đó là những cuộc chiến về giá, chất lượng sản phẩm hay những tiện ích nổi trội cho người tiêu dùng. Chính vì thế muốn tồn tại và tăng trưởng trên thị trường sóng gió như thế, Haier đã và đang có những bước đi cho riêng mình trên con đường chinh phục người tiêu dùng. Một thương hiệu của Trung Quốc như Haier mặc dù đã có những dấu ấn trên thị trường điện tử gia dụng quốc tế (tháng 07/2006, trang web của Wal-Mart đã đăng tải 59 sản phẩm của Haier) nhưng những khó khăn và thách thức luôn đòi hỏi Haier trong đổi mới công nghệ, cải tiến không ngừng và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thương hiệu. 2.2.1.3 Năng lực thương lượng của người mua Với một ngành điện gia dụng có cấu trúc phân tán bởi có rất nhiều hãng tồn tại : Samsung, Sanyo, Panasonic… thì việc người tiêu dùng nghĩ đến vài nhãn hiệu khi quyết định mua sắm là hoàn toàn bình thường nên có thể nói năng lực thương lượng của người mua là rất cao. - Đối với người tiêu dùng (những cá nhân, tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm), họ sẽ lựa chọn những công ty có uy tín trên thị trường, chất lượng cũng như giá cả cũng phải hợp lí. - Đối với khách hàng là tổ chức (ở đây là các của hàng phân phối điện gia dụng, các siêu thị), họ sẽ lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín nhưng quan trọng hơn cả là giá cả và các chế độ ưu đãi khi mua hàng cũng như các chính sách khuyến khích của công ty. Các tổ chức này có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp cho mình, họ đã dùng vị thế đầy quyền lực đó để kích thích các các công ty trong ngành vào một cuộc cạnh tranh về giá nhằm mang lại cho họ nhiều lợi ích như: giá cả phải chăng, chất lượng không ngừng nâng [...]... của họ khi ra thị trường nước ngoàiBên cạnh đó, công ty luôn cải tiến chất lượng sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như tạo ra các tính năng vượt trội trong các sản phẩm của mình, các chiến lược marketing gây khác biệt, phù hợp với các yếu tố then chốt trong thành công ngành - Haier có khả năng phòng thủ tốt với các nhân tố làm ngành kém đi sức hấp dẫn: Như đã phân tích, năng lực thương... khiến cho một số công ty lớn phải rời ngành hoặc đầu tư công nghệ thật hiện đại để đáp ứng Trong môitrường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc... liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môitrường Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh 2.2.3.2 Sự phát tán các bí quyết công nghệ Sự phát tán bí quyết công nghệ đang là nỗi lo... với cải tổ cơ cấu tích cực Một cải tổ mang tính cách mạng nhất gần đây trong tổ chức sản xuất của ngành điện tử gia dụng gắn với mạng sản xuất toàn cầu Mạng sản xuất toàn cầu được các công ty điện tử hàng đầu thế giới ứng dụng như là một phương thức tăng cường sức cạnh tranh (MSX là sự thể hiện các liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm công ty trong một chuỗi giá trị để sản xuất, phân phối và hỗ trợ... tâm trí của người tiêu dùng Do đó các công ty trong ngành cũng đã lần lượt đưa ra các chiến lược marketing nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong thị trường Chẳng hạn như: chú trọng thúc đẩy việc sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư cho khâu quảng cáo,tiếp thị sản phẩm sao cho khác biệt và có hiệu quả nhất, tài trợ cho các chương trình mang tính quốc gia&quốc tế nhằm xây... thực tế này và có cơ hội tăng giá và nhận được lợi nhuận tăng thêm 2.2.2 Trạng thái của ngành: ngành tái tổ chức Như đã phântích năm lực lượng cạnh tranh ở trên, thì có thể rút ra ngành đang ở trạng thái tăng trưởng bởi những đặc điểm như sau: - Ngành điện tử gia dụng là một ngành phân tán với sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên mãnh liệt Đó là những cuộc chiến về giá, chất lượng sản phẩm... tạo một lớp chắn khá dày để chống chọi với những yếu tố này bằng việc mua các công nghệ từ nước ngoài, Haier cũng đã đưa ra nhiều cải tiến mang dấu ấn của hãng (như ổ đĩa kép máy giặt) Công ty cũng xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu để có thể chủ động hơn, không phải phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ bênngoài 2.2.6 Triển vọng Ngành điện tử sẽ tiếp tục là một ngành cơ bản trong thế kỷ 21 Thực tế, ngành... chúng để thu được lợi nhuận cực đại luôn là điều mong mỏi của các công ty - Uy tín chất lượng Bởi đặc thù khi chọn những món đồ gia dụng của người tiêu dùng bên cạnh mẫu mã, kiểu dáng bắt mắt thì nhãn hiệu đó còn phải uy tín, có tiếng tăm trên thị trường Do đó, các công ty luôn cố gắng để tạo được chỗ đứng của mình trong tâm trí khách hàng, đặc biệt là khâu marketing luôn được chú ý Các hãng luôn cố... động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành Và trong ngành điện gia dụng, nổi trội lên 2 nhân tố dẫn đến sự thành công của các công ty trong ngành - Sự cải tiến Bởi đặc tính sản phẩm điện gia dụng là có vòng đời không dài, do vậy luôn luôn cải tiến sản phẩm là điểm mấu chốt giúp công ty giữ được chỗ đứng trên thị trường ngành hàng này Hiện nay, từ những hãng...cao, chiết khấu, khuyến mãi diễn ra thường xuyên Chính khả năng ép giá đó sẽ giúp họ có được những quyền lợi nhiều hơn so với khách hàng cá nhân Bên cạnh cuộc chiến về quảng bá và cuộc chiến về giá, các chương trình hậu mãi cũng được chú trong tại các công ty trong ngành điện gia dụng: Các chính sách bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng … cũng . PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Giới hạn nghiên cứu: - Môi trường Trung Quốc - Thời gian : từ năm 1997-2009 2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Môi trường. phẩm cũ. Chiến lược này gồm 4 phần: hệ thống quản lý môi trường, hệ thống sản xuất bên ngoài, môi trường thiết kế và kết thúc chu kì sống sản phẩm. Xu