PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông tiền thân là Công ty Cổ
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH 1
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông 1
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 2
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông 4
1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 5
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 7
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty 7
2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty 7
2.1.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty 8
2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty 9
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty 9
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing thương hiệu của công ty 10
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu 11
2.3.1 Phân tích và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp 11
2.3.2 Kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản thuộc lĩnh vực thương hiệu của công ty 11
2.3.3 Kỹ năng quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro trong quản trị thương hiệu của công ty và thương hiệu sản phẩm của công ty 12
2.4 Thực trạng quản lý chất lượng của công ty 12
2.5 Thực trạng quản trị logistics của công ty 13
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 14
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động thương hiệu của công ty 14
3.1.1 Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu và những vấn đề đặt ra 14
3.1.2 Đề xuất định hướng giải quyết vấn đề 15
Trang 2PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông
Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông tiền thân là Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Đông Dương CRAFT được cấp phép đi và vào hoạt động ngày 30/11/2012, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ thủy tinh, gỗ, da lông thú, vải,… Qua 7 năm hoạt động và phát triển công ty đã không ngừng
đi lên và phát triển bền vững với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Trải qua những năm xây dựng và phát triển, ban đầu công ty có 16 nhân viên, đến hiện nay công ty đã có 42 nhân viên với kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cao
- Tên công ty: Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông
- Tên giao dịch: A DONG CRAFT.,JSC
- Mã số thuế: 0106050970
- Địa chỉ trụ sở: Biệt thự G22 làng quốc tế Thăng Long, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Hồng Anh( Giám đốc công ty)
- Số điện thoại: 02437545545
- Fax: 02437931716
- Vốn điều lệ của công ty: 4.000.000.000VNĐ
- Logo:
Logo của Á Đông có màu xanh dương, có hoa văn ẩn trống đồng Đông Sơn và hình dạng giống vân tay, biểu đạt các sản phẩm của công ty được làm từ các nguyên liệu
tự nhiên, được sản xuất thủ công bằng bàn tay của người lao động, đồng thời thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 3- Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Chức năng: Tổ chức thu mua, dự trữ, vận chuyển, sản xuất kinh doanh và cung
ứng cho thị trường các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, sừng, vải, thủy tinh… Mở rộng và phát triển các ngành nghề kinh doanh theo đăng ký kinh doanh, bảo đảm sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội, mang lại lợi ích cho công ty, nâng cao đời sống của các nân vên trong công ty, đóng góp vào ngân sách Nhà nước
Nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề mà công ty đã đăng ký kinh
doanh; tuân thủ đúng quy chế, quy định của nhà nước Thực hiện chế độ tài sản, tài chính, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác đào tạo và nâng cao trình
độ nghiệp vụ cho nhân viên Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty
- Loại hình tổ chức kinh doanh: Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông
được tổ chức kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp công ty cổ phần
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến chức năng Với cơ cấu trên thì người giám đốc không phải kiêm quá nhiều việc vì đã có sự giúp đỡ của các bộ phận chức năng bên dưới, đảm bảo theo dõi được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra những quyết định kịp thời đối với
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG MARKETING
PHÒNG NHÂN SỰ
Trang 4- Giám đốc (1 người): Quản lý mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
Chịu trách nhiệm về việc thực thi các chính sách, đường lối của nhà nước, pháp luật và chế định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phó giám đốc công ty (1 người): Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về
mọi hoạt động của công ty, có thể được giám đốc ủy quyền một số việc
- Phòng marketing (8 người): Nghiên cứu dự báo thị trường, xác định thị trường
mục tiêu, định vị thương hiệu; xây dựng, thực hiện kế hoạch marketing; thiết lập mối quan hệ với khách hàng, nhà phân phối, truyền thông
- Phòng kinh doanh (12 người): Đề xuất, xây dựng, thực hiện các chiến lược kinh
doanh Tập hợp số liệu số liệu, phân tích, tổng hợp và lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo định kỳ và theo yêu cầu của cấp trên
- Phòng kế toán (10 người): Quản lý các vấn đề liên quan đến tài sản của công ty.
Lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính
- Phòng nhân sự (10 người): Tuyển dụng, xây dựng và phát triển cán bộ, nhân
viên theo đúng yêu cầu của công ty; đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong công ty thực hiện đúng nhiệm vụ đạt hiệu quả công việc
❖ Cơ cấu tổ chức quản lý của bộ phận kinh doanh:
- Quản lý phòng kinh doanh (1 người): Có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp
các trường đại học kinh tế có chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, có kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực kinh doanh trên 5 năm Tổng hợp các đề xuất chuyển lên Phó Giám đốc; tập hợp số liệu lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên; xây dựng và phân công nhiệm vụ xuống nhân viên cấp dưới cùng phòng kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh (11 người): Tốt nghiệp các trường đại học kinh tế có
chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, có kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực kinh doanh trên 1 năm Đề xuất, thực hiện các chiến lược kinh doanh; phân tích, tổng hợp, lập báo cáo kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên
❖ Cơ cấu tổ chức quản lý của bộ phận marketing:
- Quản lý phòng marketing (1 người): Có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các
trường đại học kinh tế có chuyên ngành liên quan đến marketing, có kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực marketing trên 4 năm Tổ chức, thực hiện các chương trình kế hoạch
Trang 5marketing; phát hiện các cơ hội marketing bằng cách nghiên cứu, phân tích thị trường; lập kế hoạch, triển khai, thực hiện và đánh giá các chương trình marketing; mở rộng kênh phân phối sản phẩm
- Nhân viên marketing: Có kinh nghiệm trên 1 năm về làm việc về lĩnh vực
marketing, tốt nghiệp các trường đại học kinh tế có chuyên ngành liên quan đến marketing Nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu; thực hiện các chương trình marketing; lập báo cáo về các hoạt động marketing, thị trường mục tiêu… theo yêu cầu của cấp trên; tiếp xúc, mở rộng quan hệ với khách hàng, các nhà phân phối
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông
Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Á Đông là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ thủy tinh, gỗ, da lông thú, vải,… Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm, công ty đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
và đối tác bằng sự tin cậy và hiệu quả cao nhất
Các ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Sản xuất, bán buôn các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng (móc khóa, luồn khăn, đũa, )
- Sản xuất, buôn bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ (lược )
- Bán buôn khăn thêu.
- Bán buôn gối cổ con voi.
- Bán buôn đồ gia dụng (phin cafe là bằng gốm, )
Trang 61.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Bảng 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong vòng 3 năm qua
(2016,2017,2018)
Đơn vị: Triệu đồng
2016
Năm
2017 Năm 2018
So sánh 2016/2017
(%)
So sánh 2017/2018 (%)
Lợi nhuận trước thuế 90.180 131.850 143.927 146.21 109.16
Lợi nhuận sau thuế 67.635 98.887 107.945 146.21 109.16
(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy kết quả hoạt động trong những năm gần đây của doanh nghiệp tăng lên cụ thể là doanh thu năm 2017 tăng
so với năm 2016 là 107.270 triệu đồng tương ứng tăng 38,95% Doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017 là 171.807 triệu đồng tương ứng tăng 44,9% Doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên là do công ty đã chú trọng trong việc chăm sóc khách hàng
và đảm bảo tốt chất lượng của sản phẩm
Trang 7Bảng 1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Tên sản phẩm
Năm 2106
Năm 2017
Năm 2018
Doanh thu
Chiếm tỉ trọng (%)
Doanh thu
Chiếm tỉ trọng (%)
Doanh Thu
Chiếm tỉ trọng (%)
Các sản phẩm từ
sừng (móc khóa,
luồn khăn,
đũa )
Đồ gia dụng
(phin cafe gốm) 35.200 12.78 48.050 12.56 60.007 10.82 Sản phẩm thủ
công mỹ nghệ
làm từ gỗ (lược)
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty) Qua bảng ta thấy, trong 3 năm qua doanh thu của các sản phẩm làm từ sừng và khăn thêu chiếm tỉ trọng cao nhất Công ty nên tiếp tục đầu tư và phát triển 2 loại sản phẩm này để doanh thu của công ty ngày càng tăng Ngoài ra, công ty cần phát triển các sản phẩm còn lại, đồng thời đề xuất và thực hiện các chiến lược marketing phù hợp cho từng sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận cao
Trang 8PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty
❖ Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017, đạt mức cao nhất từ năm 2008 đến nay; lạm phát năm 2018 được kiểm soát thành công ở mức 3,54% Sự tăng trưởng kinh tế năm 2018 là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2019
Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, theo đó đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng tăng Điều
đó đặt ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty Cổ phần Thủ công Mỹ nghệ Á Đông nói riêng Nền kinh tế tăng trưởng tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công ty, song nó cũng tạo ra nhiều áp lực, thách thức cho công ty như có nhiều thêm đối thủ cạnh tranh, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng tăng cao Công ty cần phát triển sản phẩm và đề ra các chương trình quảng cáo để người tiêu dùng biết đến và mua sản phẩm
❖ Môi trường dân cư
Dân số trung bình cả nước năm 2017 ước tính có 95.41 triệu người, tăng 1.03%
so với năm 2016 Dân số trung bình cả nước năm 2018 ước tính có 96.96 triệu người, tăng 1.6% so với năm 2017 Sự gia tăng của quy mô dân số cũng như tỷ lệ của nó đã tác động đến thị trường của công ty
❖ Môi trường chính trị - pháp luật
Nước ta là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó là pháp luật còn nhiều vướng mắc trong thực thi, trong việc xuất khẩu gây khó khăn khi công ty muốn xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tới các thị trường khác nhau là khác nhau
❖ Môi trường công nghệ
Ngày nay, công nghệ không ngừng phát triển, khiến cho chất lượng các sản phẩm ngày căng nâng cao, đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty, việc công nghệ không ngừng phát triển giúp cho các sản
Trang 9phẩm thủ công làm bằng tay có sự khác biệt lớn so với các sản phẩm làm bằng máy móc, tạo nên sự thu hút đối với khách hàng Ngoài việc giao dịch và thanh toán trực tiếp, công ty thủ công mỹ nghệ Á Đông còn sử dụng phương thức giao dịch thông qua internet và thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ ATM Do đó đã tích kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí của khách hàng và công ty
❖ Môi trường tự nhiên
Ngày nay mức độ ô nhiễm tăng, việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Á Đông hầu hết được làm từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như: gỗ, sừng,…Điều đó đã đem lại những thách thức cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu Công ty cần đưa ra các giải pháp nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đồng thời không làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
❖ Môi trường văn hóa - xã hội
Thu nhập ngày càng tăng khiến cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cũng như khiến cho nhu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng Khi đời sống được nâng cao, mặt hàng thủ công mỹ nghệ được khách hàng lựa chọn cho việc trang trí nhà cửa, hay hoài niệm về quá khứ.Với bề dày truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được khách hàng trong và ngoài nước biết đến Điều đó đặt
ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho Á Đông
2.1.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty
❖ Đối thủ cạnh tranh
Ngày nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, tiềm năng xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài của nhóm sản phẩm này cao, điều đó khiến cho việc các công ty kinh doanh, sản xuất các mặt hàng về thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều Bên cạnh đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng được khách hàng trong và ngoài nước biết đến trên địa bàn Hà Nội như: làng nghề gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng kim hoàn Định Công, làng mây tre đan Phú Vinh…
là những đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Hà Nội của công ty Á Đông Công ty cần phải có các chinh sách, kế hoạch táo bạo hơn nhằm phát triển và giữ vững vị thế trên thị trường
Trang 10❖ Nhà cung ứng
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty Thủ công Mỹ nghệ Á Đông được cung cấp từ các làng nghề và nhà cung cấp có uy tín như: làng gốm Bát Tràng; hàng thổ cẩm Mai Châu Hòa Bình; đồ sừng, đồ đá, đồ gỗ Thường Tín, Hà Nội; một số mặt hàng của các trung tâm người khuyết tật…Công ty luôn giữ mối quan hệ bền vững và uy tín đối với các nhà cung ứng
❖ Khách hàng
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến Vì vậy công ty Á Đông ngoài việc tập trung vào thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường Hà Nội, công ty còn đang cố gắng nỗ lực đưa các sản phẩm của công ty xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước
Khách hàng mục tiêu chủ yếu của công ty:
- Khách hàng ưa thích sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường
- Khách nước ngoài tham quan du lịch
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty Á Đông luôn được đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Công ty cần đưa ra các chiến lược quảng cáo kinh doanh để khách hàng biết đến và qua tâm tới các sản phẩm của công ty
2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty
❖ Thị trường và khách hàng của công ty
Hiện nay thị trường của công ty Á Đông là thị trường trong nước, trong đó, thị trường chủ yếu của công ty là thị trường Hà Nội Ngoài ra, do sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sự biết đến và quan tâm không chỉ từ người tiêu dùng trong nước mà còn được khách hàng nước ngoài quan tâm, vì vậy công ty đang cố gắng, nỗ lực đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm phát triển thị trường, xuất khẩu các sản phẩm đưa ra thị trường ngoài nước
Khách hàng của công ty là các nhà cung ứng bán lẻ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các cửa hàng buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, khách du lịch nước ngoài quan tâm đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,