Sau đây là Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Nguyễn Viết Xuân giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA
1TRƯỜNG THCS-THPT NG VIẾT XUÂN Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1 Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp 12
2 Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
- Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện thao tác lập luận, tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ, hiểu vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản để trả lời câu hỏi, nội dung
mà văn bản đề cập
- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu
- Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: phân tích một đoạn thơ trong chương trình
Ngữ văn 12 tập 1
II HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút
III THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
hiểu Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng cộng
I Đọc hiểu - Ngữ liệu:
một đoạn trích văn bản nghệ thuật
- Tiêu chí:
chọn lựa ngữ liệu: 01 văn bản dài khoảng 200-300
-Nhận diện được thao tác lập luận trong đoạn trích
-Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
trong đoạn trích
-Hiểu được một quan điểm trong đoạn trích
- Nhận xét một quan điểm trong đoạn trích
Trang 2Tỉ lệ 5% 15% 10% 30%
II Làm
văn
Câu 1:
Nghị luận
xã hội
- Viết đoạn
văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ
- Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu
văn
Câu 2:
Nghị luận văn học
Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong một văn bản trong
chương trình Ngữ văn 12, tập
một
Viết bài văn
Số điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 3,0 điểm 5 10 điểm
IV BIÊN SOẠN ĐỀ THEO KHUNG MA TRẬN
Trang 3
SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2019– 2020
NGUYỄN VIẾT XUÂN Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
(Đề có 02 trang)
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4
“ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi , cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì.(…)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ
gì đến mình cả Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng(1), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ ; đi thuyền thì
sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn(2); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể tự lập được
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục(3) ; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn , đói rét cũng không lấy làm khổ sở Phải biết rằng :hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt … ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”
( Nguyễn Bá Học , Mạo hiểm, Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập 2 , NXB Giáo dục ,
2014,trang 114)
Chú thích: 1 Con nhà kiều dưỡng: con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng
2 Tư văn: văn nhã , có văn hóa
3 Nhẫn nhục : ở đây ý nói là chịu đựng gian khổ
Câu 1 Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích
Trang 4Câu 3 Anh/ chị hiểu câu nói : “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà
khó vì lòng người ngại núi e sông ” như thế nào?
Câu 4 Ngày nay có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn vô sự” Anh/chị nhận
xét gì về cách sống ấy?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về “ tinh thần mạo hiểm”
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình qua đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 (Tập một),
NXB Giáo dục 2008, tr 111)
- Hết -
Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ……… …… …; Số báo danh: ……… Chữ kí của giám thị 1:………… …………; Chữ kí của giám thị 2:
Trang 5
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 Thao tác lập luận chính của đoạn trích: bình luận 0,5
Câu 2 *Biện pháp tu từ :
- Liệt kê : phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục , mưa nắng cũng
không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở
- Điệp từ : …phải… ;
- Điệp ngữ : …cũng không lấy làm…
* Tác dụng :
- Giúp lời văn nhịp nhàng, cân đối
- Nhấn mạnh điều học trò ngày nay cần phải rèn luyện, tu dưỡng để
trưởng thành
0,5
Câu 3 - Giải thích hình ảnh : đường đi chỉ hành trình cuộc đời ; sông
núi : chỉ những khó khăn khách quan; lòng người ngại núi e sông : chỉ sự thiếu ý chí , sợ hãi khó khăn
Câu nói bàn về ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm dám đương đầu trước khó khăn thử thách để vượt qua và tới đích
1,0
Câu 4 - Nêu quan điểm : thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối
- Bàn luận : + Đồng tình vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân , miễn không ảnh hưởng đến tập thể
+ Phản đối vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại , giết chết sự năng động , khả năng cạnh tranh ,…
1,0
II LÀM VĂN
c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể viết đoạn văn theo định hướng
sau:
* Giải thích: tinh thần mạo hiểm là thái độ dám nghĩ, dám làm , dũng cảm
đương đầu với các thử thách , hiểm nguy
* Đánh giá, lí giải:
- Người có tinh thần mạo hiểm thường mạnh mẽ, không biết sợ hãi, không lùi
0,25 0,5
Trang 6* Chứng minh: lấy dẫn chứng chứng minh
* Bàn luận:
- Tinh thần mạo hiểm khác với liều lĩnh một cách vội vàng, nôn nóng
- Tinh thần mạo hiểm đi liền với sự nỗ lực, quyết tâm thực sự
- Phê phán những người yếu đuối, lười suy nghĩ tìm hiểu, không dám nghĩ dám
làm, không dám phiêu lưu mạo hiểm
* Rút ra bài học nhận thức và hành động
0,25
e Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt
0,25
Câu 2 Phân tích một đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu 5,0
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề
0,5
b Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng
3,0
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Về nội dung
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc.Trong bức tranh thơ
đó, ta cảm nhận được sự hài hòa giữa thiên nhiên tươi thắm, thơ mộng và con
người đằm thắm, khỏe khoắn
- Bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Màu đỏ của hoa chuối nổi bật trên nền xanh bạt ngàn của rừng Sự tương phản
của hai màu xanh, đỏ làm cho núi rừng bớt hoang vu, lạnh lẽo mà trở nên ấm
áp Trên nền thiên nhiên hình ảnh con người xuất hiện vững chãi, tự tin
- Bức tranh mùa xuân: hoa mơ tinh khôi, thanh khiết phủ trắng cả cánh rừng,
gợi cảm giác choáng ngợp trước cảnh thơ mộng Hình ảnh người lao động
chuốt từng sợi giang rất nhịp nhàng, khoan thai
- Bức tranh mùa hạ: khi tiếng ve râm ran, cả rừng phách như hối hả, nhanh
chóng thay màu, cùng đồng loạt “đổ vàng” Hình ảnh người lao động: cô gái đi
hái măng, khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng
- Bức tranh mùa thu: ánh trăng vàng êm dịu trải dài lên cảnh vật, gợi không khí
thanh bình, yên ả Trên cái nền gợi cảm ấy văng vẳng tiếng hát ân tình thủy
chung của ai đó nghe thật bâng khuâng, xao xuyến
*Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình Mỗi bức tranh có
Trang 7vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung Cảnh và người hòa hợp với
nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi, thân quen, sống
động
- Về nghệ thuật: sử dụng thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian;
bút pháp chấm phá, vừa cổ điển vừa hiện đại
d Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về
vấn đề nghị luận
0,5
e Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt
0,5
Tuy An , ngày 21/11/2019
Giáo viên bộ môn
Võ Trần Phương Trang