Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 46)

CÁ CỦA CÔNG TY

4.3.1 Phân tích yếu tố bên trong

4.3.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào

Trong những năm gần đây ngành thủy sản phát triển rất mạnh, đã kéo theo nhiều công ty chế biến thủy sản cũng như có nhiều hộ kinh doanh nghề nuôi cá rất phát triển. Tuy kinh doanh nghề nuôi thủy sản phát triển trong những năm gần đây nhưng vấn đề nguyên liệu thường là bài toán khó giải quyết cho sự phát triển thủy sản của nước nhà, bởi vì đến nay các đơn vị chế biến và xuất khẩu chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long do các hộ ngư dân cung cấp, nguồn nguyên liệu này rất không ổn định do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết, lại nhiều chủng loại, kích cỡ nên rất khó cho các doanh nghiệp

37

chế biến công nghiệp. Để tạo thế chủ động trong chọn nguyên liệu doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các hộ ngư dân trong vùng, các thương lái, bạn hàng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, công ty còn có lợi thế hơn các công ty khác trong vùng về nguyên liệu do công ty mẹ cung cấp là công ty Cổ phần Hùng Vương, công ty mẹ sẽ chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên liệu, ngoài ra công ty mẹ còn tự triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm tạo thế chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất.

Bảng 4.12: Tình hình cá nguyên liệu của công ty từ 2010 đến 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Cá tra (tấn) 20.045 18.107 20.624 (1.938) (9,67) 2.517 13,9 Cá basa (tấn) 11.276 13.098 12.321 1.822 16,16 (777) (5,93) Tổng 31.321 31.205 32.945 (116) (0,37) 1.270 4,01

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty, 2010 đến 2012

Qua bảng số liệu trên về tình hình nguyên liệu của công ty trong 3 năm từ 2010 đến 2012 thì sản lượng cá nguyên liệu có tăng cho thấy trong 3 năm đó công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu cá cho sản xuất. Trong đó cá tra là cá nguyên liệu chính của công ty.

Năm 2010 sản lượng cá nguyên liệu là 31.321 tấn đến năm 2011 giảm xuống 31.205 tấn giảm 116 tấn tương đương giảm 0,37%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 cá tra mua vào giảm 9,67% so với 2010, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long thì sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2011 đạt 143.500 tấn tăng 2,17% so với 2010, nhưng về sản lượng cá tra thì giảm so với năm trước cụ thể là 2011 sản lượng cá tra nuôi thâm canh đạt 113.000 tấn giảm 1,31% so với 2010.

Tuy nhiên đến 2012 thì sản lượng cá nguyên liệu lại tăng lên 32.945 tấn tương đương tăng 4,01% so với 2011. Nguyên nhân theo ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2012 mặc dù thị trường tiêu thụ thủy sản gặp nhiều khó khăn nhưng do các hộ nông dân biết cách đa dạng hóa các đối tượng và mô hình sản xuất nên cả tỉnh diện tích nuôi và sản lượng điều tăng hơn so với 2011. Cụ thể ngày 11/12/2011 tổng sản lượng thủy sản cả tỉnh là 145.000 tấn, tăng 2.000 tấn so với 2011, dẫn đến lượng cá nguyên liệu nhập vào của công ty tăng, cá tra tăng 13,9% và cá basa giảm nhẹ 5,93%.

38

Bảng 4.13: Tình hình cá nguyên liệu của công ty 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6th/2012 6th/2013 Chênh lệch 6th-2012/6th-2013 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Cá tra 10.210 9.147 (1.063) (10,41) Cá basa 8.193 5.473 (2.720) (33,2) Tổng 18.403 14.620 (3.783) (20,56)

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Qua bảng số liệu tình hình cá nguyên liệu cho thấy sản lượng cá nguyên liệu trong 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012 thì sản lượng cá nguyên liệu giảm 3.783 tấn tương đương giảm 20,56%. Nguyên nhân ngành thủy sản Vĩnh Long 6 tháng 2013 còn gặp khó khăn, nhất là nuôi ca tra giá cả không ổn định trong thời gian dài, người nuôi bị thua lỗ, tiếp cận vốn vay còn khó khăn nên hạn chế diện tích nuôi, bên cạnh đó có thông tin cá nuôi có nhiễm chất cấm, đưa tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 73,962 tấn, giảm 2,24 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 69,424 tấn, giảm 2,31%, riêng cá tra nuôi thâm canh giảm 3,37% làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm 2,69%, giá trị sản xuất ngành thủy sản giảm 2,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Do 6 tháng đầu năm thời tiết không thuận lợi cho nuôi thủy sản, đầu năm rét đậm kéo dài sau Tết Nguyên đán tại miền Bắc đã gây thiệt hại đáng kể, rất nhiều thủy sản nuôi, đặc biệt cá bị chết rét. Tại Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, thời tiết nắng nóng và thay đổi bất thường là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh khó khăn trong tỉnh như thế, ở các tỉnh lân cận cũng giảm sản lượng cá nuôi, theo Tổng cục thống kê ở thành phố Cần Thơ sản lượng thủy sản trên sông Hậu giảm 50% so với 15 năm trước đây đó cũng là nguyên nhân phần nào làm cá nguyên liệu đầu vào của công ty giảm ở giữa năm 2013 so với 2012.

Nhìn chung thì sản lượng cá nguyên liệu đầu vào của công ty tương đối ổn định, tuy nhiên công ty nên xem xét lại về nguồn nguyên liệu hơn, phải chủ động trong việc tìm kiếm nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất xuất khẩu, cần có chính sách liên kết với các hộ nông ngư để đảm bảo nguyên liệu được cung cấp liên tục và kịp thời. Vấn đề nguyên liệu là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay, để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp bên cạnh chủ động liên kết với các hộ nông ngư nuôi thủy sản thì nên tăng cường nghiên cứu các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho mình.

39

4.3.1.2 Tình hình tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực của công ty

 Tình hình tài chính của công ty

Nguồn vốn của công ty tương đối ổn định do công ty được công ty mẹ hỗ trợ phần lớn tài chính. Tính đến cuối năm 2012 tổng nguồn vốn hoạt động của công ty là 110 tỷ. Trước đó là 80 tỷ sau những năm hoạt động thì giá trị này tăng lên 30 tỷ nhìn chung nguồn vốn này đủ để phục vụ cho sản xuất hằng ngày của công ty. Trong đó công ty mẹ chiếm 73% tổng vốn điều lệ của công ty, còn lại 27% là sự đóng góp của cán bộ công nhân viên của công ty, mặc dù với sự góp vốn nhỏ nhưng cũng thể hiện phần nào tinh thần đoàn kết của công nhân viên với công ty, tạo sự khắng khít, góp thêm tinh thần làm việc của công nhân viên vì mục đích lợi nhuận chung của công ty. Bên cạnh đó, để đáp ứng thêm hoạt động sản xuất xuất khẩu, cùng với việc đầu tư mua trang thiết bị, đảm bảo lương cho công nhân công ty, mặt khác là để gia hạng thêm thời gian thanh toán cho các khách hàng thân thiện với công ty để giữ chân khách hàng công ty còn các khoản vay thêm. Tuy nhiên, phần lớn công ty vẫn phụ thuộc vào vốn của công ty mẹ.

Về tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định nhưng phần lớn phụ thuộc vào công ty mẹ, để tăng nguồn vốn hoạt động, công ty cần tăng cường tìm kiếm nhiều đối tác, tạo thêm nhiều hợp đồng cho công ty, đa dạng sản phẩm, cố gắng giữ chân khách hàng cũ tìm thêm khách hàng mới, tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra có thể mở rộng hoạt động kinh doanh hơn thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo đa dạng nguồn vốn cho công ty.

 Cơ sở vật chất – kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất chiếm vị trí cơ bản quan trọng trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến số lượng và chất lượng của sản phẩm tạo ra. Công ty với trang thiết bị hiện đại đã rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm chi phí đầu tư máy móc, điều quan trọng là đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Năm 2009 công ty đã đầu tư mua thiết bị hiện đại là lắp đặt dây chuyền cá tra, cá basa với dây chuyền sản xuất và thiết bị đồng bộ, có thiết kế công suất 50 tấn nguyên liệu mỗi ngày, từ khi đi vào hoạt động công ty đạt được kết quả rất tốt, đưa năng suất sản phẩm lên cao, nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu, đặc biệt nhận được sự tin cậy của khách hàng nhiều hơn, trong đó có thị trường khó tín như Nga. Nhìn chung công ty luôn đầu tư thiết bị hiện đại, bên cạnh đó công ty cũng tạo điều kiện làm việc cho đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp có điều kiện tốt nhất, đảm bảo tình trạng sức khỏe cho công nhân sản xuất nên hiệu quả sản xuất rất tốt. Công ty còn xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế như

40

HACCP, ISO 9001:2000, TQM, SSOP đó cũng tạo điều kiện cho công ty thời kỳ hội nhập vào kinh tế thế giới hiện nay, đảm bảo cho công ty đáp ứng các đơn đặt hàng số lượng lớn và đảm bảo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng, mặt khác công nghệ hiện đại còn giúp công ty giảm được một số chi phí đầu tư khác, hạn chế được phế phẩm tạo ra.

Từ đó cho thấy sự quan tâm đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất của công ty, điều đó cho thấy rõ được sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh trước xu thế phát triển toàn diện của công ty.

 Nguồn nhân lực của công ty

Công ty luôn xác định nguồn lực là yếu tố quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển công ty, từ đó luôn có chính sách đào tạo, chăm lo đời sống của người lao động. Cuối năm 2012 số công nhân viên của công ty là 758 người. Trong đó khối gián tiếp tham gia sản xuất là 100 người chiếm 13,19%, và khối tham trực tiếp là 658 người chiếm 86,81%.

+ Khối gián tiếp: là những người thuộc bộ phận quản lý, phòng kinh doanh, nhân viên văn phòng.

+ Khối trực tiếp: là công nhân được công ty trả lương theo số lượng sản phẩm tạo ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về trình độ chuyên môn thì trên đại học, đại học, cao đẳng là 80 người chiếm 10,55% là khối văn phòng, còn về phía khối sau văn phòng là bộ phận bảo quản, đảm bảo chất lượng của công ty trước khi đến tay của người tiêu dùng có trình độ sơ cấp 20 người chiếm 2,63% thấp hơn nhiếu so với khối văn phòng, điều này cũng dễ hiểu là do khối văn phòng là bộ phận đầu não của công ty, điều hành công ty, quyết định sự phát triển của công ty. Riêng số công nhân viên có trình độ tốt nghiệp THPT trở xuống chiếm 86,81% phần lớn trong số những người này là công nhân tham gia trực tiếp sản xuất và phụ trợ, làm việc ở các bộ phận: bộ phận phân xưởng điện máy, tổ xây dựng, phòng xây dựng kiểm nghiệm, các phòng vi sinh,... Do đặc tính của ngành thủy sản là cần nhiều lao động chân tay để tham gia vào các khâu sản xuất. Do đó đối với khối sau văn phòng công ty thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và trình độ chuyên môn. Từ sự cố gắng học hỏi, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao đội ngũ nhân viên công ty đã góp phần làm phát triển bền vững cho công ty.

41

Bảng 4.14: Tổng hợp nhân sự của công ty đến tháng 12/ 2012

Đơn vị Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

Khối gián tiếp Trên đại học 15 1,98

Đại học 30 3,96

Cao đẳng 35 4,62

Trung cấp 20 2,63

Khối trực tiếp Tốt nghiệp THPT trở xuống

658 86,81

Tổng 758 100

Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH Hùng Vương, 2012

Công ty hiểu rằng một cơ cấu tổ chức nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lí sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và giảm được chi phí đáng kể. Vì vậy khi tuyển nhân viên ở khối văn phòng công ty luôn đòi hỏi nhân viên ở trình độ cao đẳng trở lên, còn công nhân thì phải qua đào tạo. Với nguồn lực có trình độ chuyên môn và có tinh thần đoàn kết từ trên xuống dưới thì sẽ tạo được thế mạnh của công ty trong việc mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, cho nên sản phẩm được tạo ra luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như thị trường xuất khẩu. Còn các nhân viên thì luôn năng động, hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn của mình, từ đó xây dựng thương hiệu càng vững mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.

4.3.2 Phân tích yếu tố bên ngoài

4.3.2.1 Yếu tố tự nhiên

Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển trong vùng miền Tây Nam Bộ, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên trong những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản phát triển nhiều nơi trong tỉnh, thủy sản phát triển mạnh theo hướng mô hình thâm canh, bán thâm canh và mô hình xen canh. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh 2,4 nghìn ha, 663 lòng bè nuôi cá sản lượng đạt trên 140 nghìn tấn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Trong tương lai khai thác thế mạnh nuôi thủy sản phục vụ cho xuất khẩu là lĩnh vực ưu tiên trong định hướng phát triển của tỉnh. Trong đó cá tra là đối tượng thủy sản quan trọng của tỉnh năm 2013 phục vụ tốt cho nội địa và xuất khẩu.

Mặt khác việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh thường mang tính chuyên canh cũng thuận lợi cho việc quản lý của các hộ nuôi cá, mang tính tập chung nên hiệu quả nuôi trồng đạt kết quả cao, tạo điều kiện hợp tác chia sẽ công tác

42

quản lý với nhau, làm giảm đáng kể phần nào chi phí tiềm kiếm khách hàng và hệ thống giao thông thủy, bộ điều thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu từ các hộ nuôi trồng cũng như sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước và nước ngoài giảm phần nào chi phí vận chuyển.

Do sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nên các nhà chế biến cũng phát triển theo, để được như vậy thì các nhà máy phải tăng cường đổi mới trang thiết bị và dây chuyền sản xuất tiên tiến, từ đó mức độ tham gia thị trường rộng và chuyên sâu hơn, sản xuất nhiều mặt hàng giá trị. Đây là yếu tố tạo giá trị để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nâng cao uy tín thương hiệu cho cá tra của tỉnh, quan trọng hơn thủy sản Vĩnh Long có giá hơn, người nông dân cũng hưởng được lợi từ những điều này.

4.3.2.2 Yếu tố kinh tế- chính trị

Yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm qua có bước tăng trưởng nhảy vọt. Đặc biệt từ khi gia nhập tổ chức thế giới WTO, kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ hội để phát triển. Cụ thể năm 2010 nền kinh tế tăng trưởng toàn diện hầu hết các lĩnh vực. Theo Tổng cục Thống Kê công bố là tăng trưởng GDP đạt 6,78% tăng hơn so với kế hoạch đặt ra 6,5% năm 2009. Mức tăng trưởng GDP đạt được là do tất cả các ngành các lĩnh vực điều tăng cao hơn so với 2009, trong đó ngành thủy sản tăng 2,78% .

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta năm 2011 được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2011 là năm đất nước gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước chỉ đạt 5,89% mặt dù giảm so với năm 2010 nhưng theo Tổng cục Thống Kê thì năm này là

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 46)