Sản lượng cá tiêu thụ của công ty từ 2010 đến 6 tháng 2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 32)

Bảng 4.1: Sản lượng xuất khẩu so với nội địa từ 2010 đến 2012

Đơn vị: tấn Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Sản lượng Tỷ trọng % Sản lượng Tỷ trọng % Sản lượng Tỷ trọng % Xuất khẩu 7.892 70,23 6.315 52,87 6.845 68,11 Nội địa 3.346 29,77 5.630 47,13 3.205 31,89 Tổng 11.238 100 11.945 100 10.050 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2012

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sản xuất cá của công ty tăng, giảm cũng không ổn định tuy nhiên cũng không đáng kể lắm. Cụ thể năm 2011 tổng sản lượng của công ty tăng nhưng sau đó đến 2012 lại giảm hơn mức tăng trước đó tăng 707 tấn năm 2011 đến 2012 giảm 1.895 tấn. Tình hình sản lượng xuất khẩu cá so với nội địa thì luôn cao hơn trong 3 năm 2010 đến 2012. Năm 2010 sản lượng xuất khẩu chiếm trên 70% trong tổng sản lượng sản xuất ra của công ty, sản lượng xuất khẩu gấp đôi bán trong nước, tỷ trọng bán nội địa chỉ ở khoảng gần 30%. Đến năm 2011 mặt dù sản lượng xuất khẩu có giảm so với năm 2010 nhưng vẫn cao hơn ở nội địa, chiếm 52,87% sản lượng của công ty. Trong khi đó sản lượng bán nội địa trong năm 2011 lại tăng lên chiếm tỷ trọng gần bằng sản lượng xuất khẩu là 47,13%. Nguyên nhân năm 2011 sản lượng xuất khẩu giảm nhưng sản lượng nội địa lại tăng lên là do thị trường nhập khẩu truyền thống của công ty sản lượng đánh bắt thủy sản cao, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên nhập khẩu nước này giảm xuống, mặt khác công ty bị gặp khó khăn trong thương mại là bị các rào cảng kỹ thuật, sức mua của thị trường hiện nay bị giảm xuống, rào cảng tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các chính sách về thuế của nước sở tại là yếu tố chính khiến thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, để giải quyết hàng tồn kho công ty đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa nên sản lượng nội trong năm 2011 này tăng. Năm 2012 sản lượng xuất khẩu cá của công ty lại tăng lên chiếm 68,11% tổng sản lượng của công ty, bên cạnh sản lượng cá tiêu thụ trong nội địa lại giảm, nguyên

23

nhân dễ hiểu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước ngày càng nhiều dẫn đến cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt và do chiến lược của công ty là tập trung vào sản xuất cá cho xuất khẩu là chủ yếu, nên tổng sản lượng tiêu thụ nội địa giảm còn 3.205 tấn chỉ chiếm 31,89% tỷ trọng trong tổng sản lượng sản phẩm của công ty.

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu và bán nội địa của công ty có tăng, giảm không ổn định qua các năm nhưng sản lượng cá xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Vì vậy, để duy trì và phát triển sản phẩm hơn thì công ty cần phải cũng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, càng đầu tư hơn về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng và đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo sản phẩm,… từ đó càng đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao. Cũng như cần phát triển ở thị trường nội địa, thị trường cũng đầy tiềm năng.

Bảng 4.2: Sản lượng cá tiêu thụ của công ty qua 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng % Sản lượng (tấn) Tỷ trọng % Xuất khẩu 2.453 53,31 1.965 52,16 Nội địa 2.148 46,69 1.802 47,83 Tổng 4.601 100 3.767 100

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH Hùng Vương, 6 tháng 2012 và 2013

Nhìn chung sản lượng tiêu thụ 6 tháng năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng xuất khẩu lẫn bán nội địa đều giảm, trong đó sản lượng xuất khẩu giảm từ 2.453 tấn còn 1.965 tấn, tương đương giảm 19,89%, dẫn đến tỷ trọng so với tổng sản lượng tiêu thụ của công ty cũng giảm từ 53,31% còn 52,16% còn sản lượng bàn nội địa từ 2.148 tấn còn 1.802 tấn, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng sản lượng tiêu thụ của công ty thì tăng từ 46,69% lên 47,83% tương đương tăng 1,14% cho thấy tốc độ phát triển ở thị trường nội địa càng tăng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng. Những tháng cuối năm sản lượng tiêu thụ của công ty có dấu hiệu phục hồi do vào những tháng 8 – 9 vào mùa thu hoạch thủy sản, nên nguồn cung nguyên liệu tăng do đó sản lượng tiêu thụ của công ty cũng sẽ tăng theo.

24

4.1.2 Doanh thu cá xuất khẩu và bán nội địa của công ty từ 2010 đến 6tháng 2013

Bảng 4.3: Doanh thu cá xuất khẩu so với nội địa của công ty từ 2010 đến 2012

Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Xuất khẩu 281.214 65,15 334.661 62,43 274.492 61,94 Nội địa 150.426 34,85 201.381 37,57 168.701 38,06 Tổng 431.640 100 536.042 100 443.193 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH Hùng Vương từ 2010 đến 2012

Dựa vào bảng số liệu về tình hình doanh thu bán cá của công ty cho thấy doanh thu cá xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn bán nội địa. Tổng doanh thu của công ty có thể nói tăng so với năm 2010. Trong năm 2011 tổng doanh thu chiếm 536.042 triệu VND tăng 24,19% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty bán trong nội địa tăng, thêm vào đó giá bán của công ty cũng tăng, công ty đã thực hiện chiến lược bán hàng thâm nhập sâu vào thị trường nội địa bước đầu khá thành công làm tổng doanh thu bán hàng của công ty trong năm tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2012 tổng doanh thu bán mặt hàng cá của công ty lại giảm 17,32 so với 2011 nhưng tăng 2,68% so với năm 2010, nguyên nhân do doanh thu xuất khẩu lẫn nội địa đều giảm, đặc biệt là sản lượng bán nội địa giảm mạnh giảm 43,1% so với 2011, trong khi đó sản lượng cá xuất khẩu tăng nhẹ, trong thời gian này cả nước gặp khó khăn về thủy sản nên tiêu thụ trong nước cũng giảm, nhiều nhà nuôi cá phải giảm sản lượng lại, nên công ty thiếu nguyên liệu bán ra nước ngoài một phần, phần khác các nhà thu mua nước ngoài cũng e ngại đối với thủy sản đến từ Việt Nam trong giai đoạn này, ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty.

Nhìn chung tổng doanh thu cho hoạt động bán cá trong và ngoài nước của công ty cũng tương đối khả quan nhưng trong 3 năm công ty chỉ thành công nhất là 2011, như vậy công ty cần có chính sách quản lý của mình để có thể không bị ảnh hưởng bởi yếu tố từ bên ngoài, chủ động nguồn nguyên liệu riêng, đa dạng sản phẩm, mẫu mã để có thể tăng giá bán, tăng sản lượng như thế có thể tăng lợi nhuận cho công ty.

25

Bảng 4.4: Doanh thu cá xuất khẩu so với nội địa 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu

6 tháng 2012 6 tháng 2013

Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng %

Xuất khẩu 98.724 69,39 74.335 69,77

Nội địa 43.560 30,61 32.209 30,23

Tổng 142.284 100 106.544 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 6 tháng 2012 và 2013

Doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 đều chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu bán nội địa chiếm gần 70% tổng doanh thu của công ty. Trong đó doanh thu xuất khẩu giảm ở 6 tháng 2013 so với cùng kỳ năm 2012, từ 98.724 triệu VND còn 74.335 triệu VND tương đương giảm 24,71%, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu so với tổng doanh thu của công ty lại tăng 69,39% lên 69,77%. Nguyên nhân doanh thu 6 tháng 2013 giảm là do đơn giá xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu của công ty giảm, cũng như giá ngoại hối trong năm 2013 cũng giảm hơn so với 2012 do cá nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hơn do tình trạng sản xuất của nông dân bấp bênh. Bên cạnh đó, doanh thu bán nội địa cũng giảm từ 43.560 triệu VND còn 32.209 triệu VND, cùng với việc tỷ trọng xuất khẩu tăng thì tỷ trọng doanh thu bán nội địa lại giảm xuống. Nhìn chung thì doanh thu cho hoạt động sản xuất cá trong 6 tháng 2013 giảm 142.284 triệu VND còn 106.544 triệu VND tương đương giảm 25,11% so với năm ngoái, nguyên nhân là do giá và sản lượng xuất khẩu của công ty đều giảm, do nguyên liệu cá đầu năm 2013 giảm, công ty không chủ động hoàn toàn được nguồn nguyên liệu đều do công ty mẹ cung cấp, nhưng trong năm nay công ty mẹ có khó khăn với thị trường Mỹ nên giảm nhập nguyên liệu đầu vào, làm cho công ty phần nào bị ảnh hưởng. Vì vậy, công ty cần tập chung sản xuất sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn để tăng giá xuất khẩu, cũng như công ty cần khai thác tìm thêm thị trường, đầu tư thêm vào nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xuất khẩu và bán trong nước thị trường cũng đầy tiềm năng.

26

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG 2013

4.2.1 Sản lượng xuất khẩu cá của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013

Bảng 4.5: Sản lượng xuất khẩu cá của công ty từ 2010 – 6th/2013 Năm Sản lượng (tấn) Chênh lệch so với năm trước

Giá trị % 2010 7.892 - - 2011 6.315 (1.577) (19,98) 2012 6.845 530 8,39 6th/2012 2.453 - - 6th/2013 1.965 (488) (19,89)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương, 2011 đến 6th/2013

Nhìn bảng số liệu về sản lượng xuất khẩu cá của công ty giai đoạn từ 2010 đến 2012 nhìn chung giảm, trong 3 năm chỉ có 2010 là sản lượng xuất khẩu cao nhất là 7.892 tấn. Năm 2011 sản lượng xuất khẩu của công ty lại giảm xuống 6.315 tấn tương đương giảm 1.577 tấn tương ứng là giảm 19,98% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2011 sản lượng thủy sản của công ty giảm là do công ty xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường truyền thống, trong năm 2011 là năm mà thị trường xuất khẩu lớn của ta thực hiện rào cảng thương mại gay gắt, nhất là vấn đề kiểm tra hàm lượng vi sinh và an toàn thực phẩm. Trong đó, thị trường Nga năm 2011 sản lượng đánh bắt thủy sản của nước này tăng so với 2010, thị trường Nhật thì thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại khi thâm nhập thị trường này, đó cũng là phần nào nguyên nhân làm giảm sản lượng xuất khẩu của công ty.

Năm 2012 sản lượng lại tăng lên tương đương tăng 530 tấn tương ứng tăng 8,39% so với năm 2011, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng đây có thể nói công ty có sự chú trọng trong sản xuất sản phẩm của mình, chú trọng đến chất lượng sản phẩm tránh bị các rào cảng từ phía nước nhập khẩu. Công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: HACCP, ISO 9001: 2000, ... Ngoài ra thị trường lớn của công ty là Nga từ ngày 23/08/2012 đã là thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới. Các rào cảng về thủy sản sẽ dần được rỡ bỏ, thuế nhập khẩu thủy sản vào Nga giảm theo lộ trình, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới đây.

Điều đáng ngại cho công ty là ở 6 tháng năm 2013 sản lượng giảm xuống 19,89% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân, do nguyên liệu cá đầu vào giảm so với cùng kỳ năm trước, do diện tích nuôi trồng cả tỉnh giảm tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 73,962 tấn, giảm 2,24 % so với cùng kỳ năm 2012

27

do sự sụt giảm giá cá khiến ngư dân nhiều nơi giảm thả giống ảnh hưởng đến nguyên liệu xuất khẩu của công ty. Thị trường nhập khẩu lớn của công ty vẫn tiếp tục giảm, ở 6 tháng đầu năm Nga nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm gần 31,02% so với cùng kỳ 2012.

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu cá của công ty không ổn định lắm do ảnh hưởng của các thị trường xuất khẩu sức mua của thị trường này giảm và gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bên cạnh đó do các rào cảng thương mại, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mặt khác giá cá xuất khẩu vào thị trường này giảm làm cho các doanh nghiệp không có lời từ các thị trường này. Đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có biện pháp đối với sản phẩm của mình để đủ khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra nghiêm ngặt các chất kháng sinh có trong sản phẩm. Tuy nhiên, trong tương lai sản lượng thủy sản của ta vẫn có dấu hiệu tăng, do các nước nhập khẩu truyền thống của công ty như Nga trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, theo thỏa thuận sẽ giảm bớt thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới trong đó có mặt hàng thủy sản. Theo Bộ Công Thương, trong năm 2012 mức tiêu thụ bình quân của người dân Nga là 22 kg thủy sản/người và dự báo năm 2020 mỗi người dân Nga sẽ sử dụng 23,7kg thủy sản, đó cũng là cơ hội cho công ty mở rộng thị phần ở thị trường này.

4.2.2 Doanh thu xuất khẩu cá của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013

Bảng 4.6: Doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013

Năm Doanh thu

(1.000 USD)

Chênh lệch so với năm trước

Giá trị % 2010 15.057 - - 2011 16.242 1.185 7,87 2012 13.179 (3.063) (18,86) 6th/2012 4.735 - - 6th/2013 3.569 (1.966) (41,52)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương, 2010 đến 6 tháng 2013

Tình hình doanh thu xuất khẩu cá của công ty cũng có sự biến động đáng kể, năm 2011 là năm mà doanh thu xuất khẩu cá của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn, doanh thu tăng lên 1.185 nghìn USD, tương đương tăng 7,78% so với năm 2010. Do trong năm 2011 công ty xuất khẩu với giá cao, trong khi đó giá nguyên liệu giảm, bên cạnh đó 2011 là năm công ty xuất khẩu với giá cao nhất trong 3 năm 2010 đến 2012, công ty nhận được nhiều hợp đồng có giá trị cao. Đến năm 2012 thì doanh thu của công ty lại giảm xuống 3.063 nghìn USD, tương ứng giảm 18,86% so với 2011, mức giảm doanh thu của năm 2012 so với mức tăng năm 2011 hơn 2 lần, cho thấy doanh thu xuất khẩu của công ty

28

có sự tuột dốc đáng kể. Ở 6 tháng năm 2013 doanh thu lại giảm hơn 6 tháng ở năm 2012, giảm 1.966 nghìn USD.

Qua bảng số liệu trên thấy được doanh thu xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2010 đến 2012 tăng, giảm không điều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 có nhiều biến động về giá, làm cho nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất để giữ khách hàng và giao hàng đúng hợp đồng. Đến 6 tháng 2013 doanh thu vẫn giảm so với doanh thu ở 6 tháng 2012 nguyên nhân là do đầu năm nay công ty thiếu nguyên liệu đầu vào, do tình trạng nuôi cá ở các hộ ngư dân gặp khó khăn về vốn và giá cá không ổn định, dẫn đến thiếu sản lượng sản xuất xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu 6 tháng đầu năm. Mặt khác nguồn nguyên liệu đến từ công ty mẹ cũng giảm do công ty phải đối mặt với khó khăn với thị trường Mỹ, nên giảm sản lượng cá nguyên liệu ở đầu năm nay.

Công ty cần chủ động hơn về nguyên liệu sản xuất để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ cho xuất khẩu. Cần cải thiện về chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu hơn. Cần chủ động tìm thêm nhiều khách hàng nhiều hợp đồng mới có giá trị để tăng doanh thu xuất khẩu, tạo thêm lợi nhuận cho công ty.

4.2.3 Về giá xuất khẩu

Bảng 4.7: Giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 32)