Bảng 4.5: Sản lượng xuất khẩu cá của công ty từ 2010 – 6th/2013 Năm Sản lượng (tấn) Chênh lệch so với năm trước
Giá trị % 2010 7.892 - - 2011 6.315 (1.577) (19,98) 2012 6.845 530 8,39 6th/2012 2.453 - - 6th/2013 1.965 (488) (19,89)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương, 2011 đến 6th/2013
Nhìn bảng số liệu về sản lượng xuất khẩu cá của công ty giai đoạn từ 2010 đến 2012 nhìn chung giảm, trong 3 năm chỉ có 2010 là sản lượng xuất khẩu cao nhất là 7.892 tấn. Năm 2011 sản lượng xuất khẩu của công ty lại giảm xuống 6.315 tấn tương đương giảm 1.577 tấn tương ứng là giảm 19,98% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2011 sản lượng thủy sản của công ty giảm là do công ty xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường truyền thống, trong năm 2011 là năm mà thị trường xuất khẩu lớn của ta thực hiện rào cảng thương mại gay gắt, nhất là vấn đề kiểm tra hàm lượng vi sinh và an toàn thực phẩm. Trong đó, thị trường Nga năm 2011 sản lượng đánh bắt thủy sản của nước này tăng so với 2010, thị trường Nhật thì thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại khi thâm nhập thị trường này, đó cũng là phần nào nguyên nhân làm giảm sản lượng xuất khẩu của công ty.
Năm 2012 sản lượng lại tăng lên tương đương tăng 530 tấn tương ứng tăng 8,39% so với năm 2011, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng đây có thể nói công ty có sự chú trọng trong sản xuất sản phẩm của mình, chú trọng đến chất lượng sản phẩm tránh bị các rào cảng từ phía nước nhập khẩu. Công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: HACCP, ISO 9001: 2000, ... Ngoài ra thị trường lớn của công ty là Nga từ ngày 23/08/2012 đã là thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới. Các rào cảng về thủy sản sẽ dần được rỡ bỏ, thuế nhập khẩu thủy sản vào Nga giảm theo lộ trình, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới đây.
Điều đáng ngại cho công ty là ở 6 tháng năm 2013 sản lượng giảm xuống 19,89% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân, do nguyên liệu cá đầu vào giảm so với cùng kỳ năm trước, do diện tích nuôi trồng cả tỉnh giảm tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 73,962 tấn, giảm 2,24 % so với cùng kỳ năm 2012
27
do sự sụt giảm giá cá khiến ngư dân nhiều nơi giảm thả giống ảnh hưởng đến nguyên liệu xuất khẩu của công ty. Thị trường nhập khẩu lớn của công ty vẫn tiếp tục giảm, ở 6 tháng đầu năm Nga nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm gần 31,02% so với cùng kỳ 2012.
Nhìn chung sản lượng xuất khẩu cá của công ty không ổn định lắm do ảnh hưởng của các thị trường xuất khẩu sức mua của thị trường này giảm và gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bên cạnh đó do các rào cảng thương mại, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mặt khác giá cá xuất khẩu vào thị trường này giảm làm cho các doanh nghiệp không có lời từ các thị trường này. Đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có biện pháp đối với sản phẩm của mình để đủ khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra nghiêm ngặt các chất kháng sinh có trong sản phẩm. Tuy nhiên, trong tương lai sản lượng thủy sản của ta vẫn có dấu hiệu tăng, do các nước nhập khẩu truyền thống của công ty như Nga trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, theo thỏa thuận sẽ giảm bớt thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới trong đó có mặt hàng thủy sản. Theo Bộ Công Thương, trong năm 2012 mức tiêu thụ bình quân của người dân Nga là 22 kg thủy sản/người và dự báo năm 2020 mỗi người dân Nga sẽ sử dụng 23,7kg thủy sản, đó cũng là cơ hội cho công ty mở rộng thị phần ở thị trường này.
4.2.2 Doanh thu xuất khẩu cá của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013
Bảng 4.6: Doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013
Năm Doanh thu
(1.000 USD)
Chênh lệch so với năm trước
Giá trị % 2010 15.057 - - 2011 16.242 1.185 7,87 2012 13.179 (3.063) (18,86) 6th/2012 4.735 - - 6th/2013 3.569 (1.966) (41,52)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương, 2010 đến 6 tháng 2013
Tình hình doanh thu xuất khẩu cá của công ty cũng có sự biến động đáng kể, năm 2011 là năm mà doanh thu xuất khẩu cá của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn, doanh thu tăng lên 1.185 nghìn USD, tương đương tăng 7,78% so với năm 2010. Do trong năm 2011 công ty xuất khẩu với giá cao, trong khi đó giá nguyên liệu giảm, bên cạnh đó 2011 là năm công ty xuất khẩu với giá cao nhất trong 3 năm 2010 đến 2012, công ty nhận được nhiều hợp đồng có giá trị cao. Đến năm 2012 thì doanh thu của công ty lại giảm xuống 3.063 nghìn USD, tương ứng giảm 18,86% so với 2011, mức giảm doanh thu của năm 2012 so với mức tăng năm 2011 hơn 2 lần, cho thấy doanh thu xuất khẩu của công ty
28
có sự tuột dốc đáng kể. Ở 6 tháng năm 2013 doanh thu lại giảm hơn 6 tháng ở năm 2012, giảm 1.966 nghìn USD.
Qua bảng số liệu trên thấy được doanh thu xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2010 đến 2012 tăng, giảm không điều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 có nhiều biến động về giá, làm cho nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất để giữ khách hàng và giao hàng đúng hợp đồng. Đến 6 tháng 2013 doanh thu vẫn giảm so với doanh thu ở 6 tháng 2012 nguyên nhân là do đầu năm nay công ty thiếu nguyên liệu đầu vào, do tình trạng nuôi cá ở các hộ ngư dân gặp khó khăn về vốn và giá cá không ổn định, dẫn đến thiếu sản lượng sản xuất xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu 6 tháng đầu năm. Mặt khác nguồn nguyên liệu đến từ công ty mẹ cũng giảm do công ty phải đối mặt với khó khăn với thị trường Mỹ, nên giảm sản lượng cá nguyên liệu ở đầu năm nay.
Công ty cần chủ động hơn về nguyên liệu sản xuất để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ cho xuất khẩu. Cần cải thiện về chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu hơn. Cần chủ động tìm thêm nhiều khách hàng nhiều hợp đồng mới có giá trị để tăng doanh thu xuất khẩu, tạo thêm lợi nhuận cho công ty.
4.2.3 Về giá xuất khẩu
Bảng 4.7: Giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2010 – 6th/2013
Năm Đơn giá bình quân
(USD/kg)
Chênh lệch so với năm trước(%) 2010 1,91 - 2011 2,57 34,55 2012 1,93 (24,9) 6th/2012 1,93 - 6th/2013 1,81 (6,21)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2010 đến 6th/2013
Qua bảng số liệu về đơn giá bình quân xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng dần từ 2010 đến 6 tháng 2012, trong đó chỉ có năm 2011 đơn giá bình quân xuất khẩu của công ty là cao nhất đạt 2,57 USD/kg tăng 34,55% so với năm 2011, nhưng đến năm 2012 thì lại có sự sụt giảm xuống 24,9% so với 2011. Qua 6 tháng đầu năm 2013 đơn giá bình quân xuất khẩu của công ty lại giảm xuống 6,21% so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ so với trước đó, cho thấy được doanh nghiệp đã nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình lên, nâng cao uy tín thương hiệu của công ty, tạo ưu thế cho tăng giá xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Đơn giá xuất khẩu là một trong những yếu tố làm doanh thu xuất khẩu của công ty tăng lên vì thế rất được quan tâm, do đó đơn giá của công ty có xu hướng sẽ tăng trong tương lai do sự nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm của công ty.
29
4.2.4 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013
4.2.4.1 Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
Bảng 4.8: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty 2010 – 6th/2013
Đơn vị: tấn Mặt hàng 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Cá dè 4.206,5 53,3 4.351 68,9 5.432 79,36 1.468 59,85 1.165 59,29 Cá cắt khúc 3.685,5 46,7 1.964 31,1 1.413 20,64 985 40,15 800 40,71 Tổng 7.892 100 6.315 100 6.845 100 2.453 100 1.965 100
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2010 đến 6 tháng 2013
Công ty hiện tại chế biến thủy sản với nhiều sản phẩm khác nhau nhưng chủ yếu công ty chỉ xuất khẩu với hai sản phẩm chính là cá dè (là cá basa fillet không cắt bỏ phần dè cá phía dưới, phần dè cá hay gọi là phần mỡ bụng của cá) và cá cắt khúc. Dựa vào bảng số liệu về tình hình xuất khẩu cá của công ty theo mặt hàng ta có thể thấy được tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cá dè luôn cao hơn cá cắt khúc và luôn chiếm hơn 50% tổng sản phẩm xuất khẩu của công ty. Trong 3 năm, 2010 đến 2012 sản lượng xuất khẩu của cá dè luôn tăng, nhưng đầu năm 2013 sản lượng lại giảm hơn so với 6 tháng 2012. Ngược lại với cá dè, sản lượng cá cắt khúc xuất khẩu của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng sản lượng xuất khẩu cá của công ty, sản lượng cũng giảm liên tục trong 3 năm liền.
Cá dè: Khối lượng xuất khẩu cá dè của công ty nhìn chung có xu hướng tăng dần trong 3 năm 2010 đến 2012. Năm 2011 khối lượng xuất khẩu của công ty tăng 144,5 tấn tương đương tăng 3,44% so với năm 2010, do cá dè là cá xuất khẩu chủ lực của công ty nên rất được quan tâm sản xuất, từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến nên chất lượng sản phẩm rất cao trong lòng bạn hàng. Đến năm 2012 sản lượng lại tiếp tục tăng 1.081 tấn, tăng 24,84%, tăng hơn mức tăng của năm 2011, cho thấy cá dè được đầu tư sản xuất rất kỹ nên sản lượng liên tục tăng, thị trường tiêu thụ cá dè chủ yếu là thị trường Nga, trong năm 2012 Nga đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới, các rào cảng dần được tháo rỡ, thuế cũng giảm dần, cùng với thuế nhập khẩu thủy sản vào Nga được giảm theo lộ trình là một trong những cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tăng thị phần thủy sản tại thị trường này trong những năm tới, Nga sẽ giảm mức thuế trung bình hiện nay là 9,5% xuống 7,4% năm 2013 và còn 6,9% vào năm 2014 còn 6% trong năm 2014, đây sẽ là thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam trong đó có xuất khẩu thủy sản.
30
Tuy nhiên ở 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng lại giảm xuống so với cùng kỳ năm 2012 giảm 20,64%. Như vậy công ty cần điều chỉnh kịp thời lại ở những tháng cuối năm để cải thiện lại sản lượng xuất.
Cá cắt khúc: Qua bảng số liệu trên cho thấy được sản lượng xuất khẩu cá cắt khúc của công ty nhìn chung giảm liên tục qua các năm.Năm 2011 giảm 1.721,5 tấn tương đương giảm 46,7% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty chỉ tập trung ưu tiên cho sản xuất cá dè xuất khẩu, bởi cá dè là sản phẩm chủ lực của công ty từ khi mới thành lập đến bây giờ nên được ưu tiên phát triển. Đến năm 2012 sản lượng giảm 551 tấn, so với năm 2011 thì có tiến bộ hơn, chỉ giảm khoảng một phần so với mức giảm 2011, giảm 28,1% so với 2011. Chứng tỏ công ty có sự cải tiến trong sản xuất, nâng thêm số hợp đồng. Ở 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng cá cắt khúc đã được cải thiện chỉ giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù có giảm nhưng không đáng kể so với những năm trước đó. Cho thấy trong tương lai cá cắt khúc có thể trở thành sản phẩm chủ lực giống như cá dè.
Nhìn chung sản lượng xuất khẩu cá cắt khúc của công ty luôn giảm, trong khi đó cá dè thì ngày càng tăng, tuy nhiên do ảnh hưởng của kinh tế làm 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng cả 2 mặt hàng này đều giảm, cho nên đòi hỏi công ty cần có chính sách kịp thời cho sự phát triển đồng bộ giữa các sản phẩm với nhau, cần tập chung khai thác phát triển toàn diện các mặt hàng không riêng mặt hàng nào.
4.2.4.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
Bảng 4.9: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
Đơn vị: 1.000 USD Mặt hàng 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Cá dè 9.234,4 61,3 10.254,3 63,1 8.456 64,2 2.731 57,68 1.940 54,36 Cá cắt khúc 5.822,6 38,7 5.987,7 36,9 4.723 35,8 2.004 42,32 1.629 45,64 Tổng 15.057 100 16.242 100 13.179 100 4.735 100 3.569 100
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH Hùng Vương, 2010 đến 6th/2013
Dựa vào bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty ta có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá dè của công ty luôn cao hơn cá cắt khúc, luôn chiếm hơn 60% trong 3 năm liền từ 2010 đến 2012, tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 lại có dấu hiệu giảm hơn so với 6 tháng 2012. Riêng cá cắt khúc tỷ trọng kim ngạch lại giảm liên tục, nhưng đến 6 tháng đầu năm dần phục hồi về tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
31
Cá dè: Kim ngạch xuất khẩu cá dè của công ty có sự biến động, tăng từ 2010 đến 2011, nhưng đến 2012 lại giảm xuống. Cụ thể năm 2011 tăng 1.019,9 ngàn USD, tương đương tăng 12,39% so với 2010. Nguyên nhân là năm 2011 sản lượng xuất khẩu cá dè tăng lên, giá xuất khẩu trong năm 2011 lại cao bởi thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm cá của công ty, do đó tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 cao nhất trong 3 năm 2010 đến 2012. Năm 2012 kim ngạch giảm xuống 17,53% so với năm 2011, mặc dù sản lượng tăng nhưng ảnh hưởng của giá cả nên kim ngạch giảm, năm 2012 tình hình thủy sản của cả nước gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phá sản do các doanh nghiệp khó khăn trong nguồn vốn, nhiều doanh nghiệp còn bị thiếu nguyên liệu sản xuất, phần khác do ảnh hưởng của thị trường nhập khẩu giảm sức mua do khủng hoảng trong nước, nhiều doanh nghiệp sản xuất để giữ chân khách hàng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Thặm chí ở đầu năm 2012 doanh nghiệp chỉ xuất được 1.468 tấn cá dè sang cả 2 thị trường là Nga và Nhật Bản với tổng kim ngạch là 2.731 ngàn USD, nhưng sau những tháng cuối năm công ty đã cải thiện sản lượng cũng như đưa kim ngạch cá dè lên. Đến 6 tháng 2013 sản lượng xuất khẩu cá dè tiếp tục giảm hơn đầu năm 2012, giảm 28,96%, do thời điểm này công ty mẹ gặp khó khăn với thị trường Mỹ, sản lượng xuất khẩu giảm xuống đáng kể, vụ kiện bán phá giá làm ảnh hưởng phần nào uy tín của công ty làm giá xuất khẩu cũng bị giảm so với năm 2012 khiến cho kim ngạch xuất khẩu bị giảm.
Cá cắt khúc: Riêng về kim ngạch cá cắt khúc thấy được kim ngạch tăng 2,84% so với năm 2010, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng cũng cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty trong năm 2011 ổn định, khả quan hơn năm 2010. Nhưng đến 2012 kim ngạch lại giảm 1.264,7 triệu USD, giảm 21,12% so với năm 2011, trong năm 2011 kim ngạch cá cắt khúc của công ty chỉ tăng nhẹ, nhưng đến 2012 thì lại giảm mạnh xuống, nguyên nhân do trong năm 2012 sản lượng cá cắt khúc xuất khẩu giảm hơn năm 2011 nên làm cho kim ngạch xuất