Công ty cần quan tâm theo dõi chặt chẽ một cách toàn diện và thường xuyên trong khâu sản xuất phân phối đến tay người tiêu dùng. Trong vấn đề quản lý kênh phân phối, công ty cần quan tâm đến hai mặt là chi phí quản lý và chi phí giao dịch. Hiện nay có nhiều dịch vụ trung gian, nghĩa là công ty phải chia sẽ bớt quyền kiểm soát của mình cho việc thu thập thông tin, đánh giá thông tin khách hàng cho các nấc trung gian như thế, công ty sẽ khó tiếp cận với khách hàng hơn.
Công ty nên có chính sách nghiên cứu định kỳ và kiểm tra hiệu quả của các nhà phân phối dựa trên các tiêu chuẩn mà công ty đặt ra với họ như: tiêu thụ sản phẩm như thế nào, mức dự trữ sản phẩm, thời gian giao hàng, cách xử lý thắt mắc của khách hàng, tiếp nhận phản hồi của khách hàng như thế nào,… sao đó có thể so sánh vị trí của công ty với các đối thủ cạnh tranh, tầm nhìn về sản phẩm trong tương lai ra sao.
Đối với các nhà phân phối nước ngoài việc tạo ảnh hưởng với họ rất quan trọng. Nếu như để họ chiếm thế chủ động như hiện nay thì công ty không chỉ không nắm rõ đặc điểm khách hàng mà còn việc quyết định đưa ra chiến lược tác động đến họ cũng bị hạn chế. Vì thế, công ty cần cải tiến chiến lược đối với các nhà phân phối hiện tại, tạo thế chủ động trong quản lý. Công ty có thể thực hiện các hướng giải quyết sau:
Công ty nên tiến hành xây dựng hệ thống phân phối cho riêng bằng cách xây dựng các công ty con hay đại lý phân phối ở các thị trường trọng điểm của công ty. Với giải pháp này công ty mới hoàn toàn chủ động trong việc phân phối hàng hóa và quãng bá thương hiệu của mình.
Tìm giải pháp nâng cao khả năng ảnh hưởng của công ty đối với các nhà phân phối nước ngoài.
Ngoài ra công ty nên tiếp tục mở rộng hoạt động đánh bóng thương hiệu sản phẩm trên nhiều hình thức kích thích các đại lý bán hàng. Nâng cao chất
67
lượng dịch vụ của công ty cũng cố và mở rộng mối quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng, nhà phân phối để nâng cao khả năng kiểm soát họ. Bên cạnh công tác khuyến mãi để tiếp xúc khách hàng, công ty cũng nên chú trọng thực hiện hậu mãi để khách hàng nhớ đến chất lượng phục vụ và thương hiệu của công ty.
Đối với các nhà phân phối nội địa, công ty nên tiến hành xem xét các vấn đề quản lý chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm, tìm hiểu chính xác nguyên nhân giá cả sản phẩm lên cao để đề ra biện pháp thích hợp. Đề ra các yêu cầu nhất định đối với các nhà phân phối hiện tại như: tuyển chọn và đào tạo đội ngũ bán hàng, định mức dự trữ bán hàng. Khi xây dựng hay cải tạo các đại lý, cửa tiệm bán hàng, công ty thực hiện theo phương hướng: gây được ấn tượng ban đầu tốt và tạo ra một không gian mua bán thoải mái cho khách hàng với những điều kiện giao dịch tốt nhất.