Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 42)

4.2.5.1 Khối lượng xuất khẩu cá theo thị trường của công ty

Bảng 4.10: Khối lượng xuất khẩu cá theo thị trường của công ty

Đơn vị: tấn Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng2012 6 tháng 2013 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Nga 4.877 61,8 3.702 58,62 3.927,3 57,4 1.301 53,0 1.002 50,99 Nhật 3.015 38,2 2.613 41,38 2.917,7 42,6 1.152 47,0 963 49,01 Tổng 7.892 100 6.315 100 6.845 100 2.453 100 1.965 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2010 đến 6 tháng 2013

Qua bảng số liệu về tình hình sản lượng xuất khẩu của công ty theo thị trường ta có thể thấy thị trường Nga là thị trường chủ yếu của công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thị trường Nhật, chiếm trên 50% tổng sản lượng cá xuất khẩu của công ty nhưng tỷ trọng thì lại có dấu hiệu giảm liên tục từ 2010 đến 6 tháng 2013. Ngược lại, tỷ trọng sản lượng xuất khẩu vào Nhật lại tăng liên tục, đặc biệt ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng sản lượng xuất khẩu ở thị trường Nhật tương đương với thị trường Nga chiếm 49,01% so với tổng sản lượng xuất khẩu theo thị trường của công ty.

Trong năm 2010 xuất khẩu cá vào Nga chiếm 61,8% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty trong khi đó thị trường Nhật chỉ 38,2%. Tuy nhiên đến 2011 tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật lại tăng 2,58% so với 2010 trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu vào Nga lại giảm, nguyên nhân dễ hiểu là trong năm 2011 sản lượng xuất khẩu vào Nga giảm 1.175 tấn, còn sản lượng xuất khẩu vào Nhật chỉ giảm 402 tấn, làm cho tỷ trọng sản lượng xuất khẩu vào Nhật tăng, tỷ trọng xuất vào Nga lại giảm. Đến năm 2012 tỷ trọng sản lượng xuất khẩu vào Nga tiếp tục giảm so với mức tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật, năm 2011 Nga chiếm 58,62% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty nhưng đến 2012 chỉ còn 57,38%. Ở 6 tháng 2013 dù sản lượng xuất khẩu vào Nhật vẫn thấp hơn xuất khẩu vào Nga nhưng so về tỷ trọng với tổng sản lượng xuất khẩu của công ty thì Nhật lại tăng còn Nga lại giảm. Cụ thể 6 tháng 2012 xuất khẩu vào Nga 53,04% so với tổng sản lượng đến 6 tháng 2013 chỉ có 51%. Tuy nhiên xuất khẩu vào thị trường Nga luôn chiếm tỷ trọng cao hơn Nhật nhưng tốc độ tăng thì xuất khẩu vào Nhật hơn.

Thị trường Nga: Qua bảng số liệu về tình hình xuất khẩu cá của công ty sang Nga trong năm 2011 sản lượng giảm xuống 1.175 tấn tương đương giảm 24,09% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2010 sản lượng cao hơn là do trong năm 2009 những tháng đầu năm Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga

33

có quyết định tạm ngừng nhập khẩu cá tra, cá basa của các doanh nghiệp Việt Nam, lý do cá tra, cá basa của Việt Nam không đảm bảo vệ sinh, bao bì sản phẩm không phù hợp một số tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến 5/2009 mới được mở cửa, sau đó công ty đã ký hàng loạt các hợp đồng với Nga dẫn đến 2010 sản lượng xuất khẩu của công ty ở mức cao. Năm 2011 sức mua của nước này lại giảm xuống, giảm từ 4.877 tấn còn 3.702 tấn giảm 1.175 tấn, tương đương giảm 24,09% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng khai thác cá của nước này tăng, đồng thời yêu cầu về kỹ thuật cũng như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khắt khe hơn. Năm 2012 sản lượng xuất khẩu của công ty vào Nga lại tăng trở lại tăng 225,3 tấn tương đương tăng 6,09% so với năm 2012, nguyên nhân là do công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất đạt chất lượng cao trong sản xuất sản phẩm, chinh phục yêu cầu khó tín của thị trường này. Trong năm 2012 Nga trở thành nước đứng thứ 10 trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, con số này chưa thật sự gây ấn tượng nhưng mở ra một cơ hội mới trong việc nỗ lực chinh phục thị trường Nga, một trong những thị trường tiềm năng của Châu Âu. Ở 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng giảm 23% so với đầu năm 2012. Tuy nhiên trong tương lại xuất khẩu thủy sản sang Nga có nhiều khởi sắc hơn do Nga là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, căn bản là sẽ rỡ bớt các rào cảng thương mại cho xuất khẩu thủy sản vào nước này.

Thị trường Nhật: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình xuất khẩu cá của công ty sang Nhật Bản có xu hướng giảm, năm 2011 giảm 402 tấn tương đương giảm 13,33% so với năm 2010. Nguyên nhân từ đầu năm đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lô hàng thủy sản của VN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, người tiêu dùng của Nhật vốn rất kỹ tính khi lựa chọn thực phẩm, khi phát hiện có vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm họ rất e ngại, nên sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm 2011 có sự sụt giảm. Tuy nhiên năm 2012 sản lượng tăng lên 304,7 tấn, tương đương tăng 11,66% so với 2011, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty, do công ty áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khiến cho số hợp đồng xuất khẩu tăng, ngoài chất lượng sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt, khâu chọn nguyên liệu đầu vào được theo dõi tỉ mỉ tránh nguyên liệu có nhiễm chất kháng sinh, nhằm đảm bảo uy tính của công ty với khách hàng.

Sáu tháng năm 2013 sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản lại giảm 189 tấn, tương ứng giảm 16,41% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân năm nay nguyên liệu đầu vào tương đối giảm, do công ty mẹ gặp khó khăn với thị trường Mỹ nên nguyên liệu phần nào giảm, ngoài ra giá cá nuôi của các ngư dân thấp, không có lời nên họ giảm diện tích, sản lượng gieo trồng xuống, mặc

34

dù công ty có dự trữ cá nguyên liệu nhưng phần nào cũng ảnh hưởng. Trong thời kỳ thiếu nguyên liệu công ty chỉ tập chung vào sản xuất cá dè sản phẩm chủ lực của công ty, cho nên sản lượng cá cắt khúc trong năm 2012 giảm so với sản lượng xuất của năm 2011.

Nhìn chung tình hình xuất khẩu cá sang thị trường Nhật Bản có xu hướng tuột dốc, sản lượng giảm qua các năm chỉ có 2010 là công ty phát triển nhất ở thị trường này, do đó đòi hỏi công ty phải có kế hoạch phát triển thêm ở thị trường này, có các công tác quảng cáo, xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động nguyên liệu hơn, bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, cải cách bao bì sản phẩm, trong tương lai Nhật Bản sẽ trở thành bạn hàng lớn của công ty.

Tóm lại: Sản lượng xuất khẩu của công ty chủ yếu ở thị trường Nga, tỷ trọng sản lượng so với tổng sản lượng xuất khẩu luôn chiếm gần 60%, mặc dù sản lượng và tỷ trọng so với tổng sản lượng của công ty thì có dấu hiệu giảm. Trong khi đó sản lượng cũng như tỷ trọng sản lượng xuất khẩu vào Nhật thấp hơn Nga, nhưng tốc độ tăng tỷ trọng xuất vào Nhật lại tăng liên tục. Do đó công ty cần có chính sách phát triển đồng đều cả 2 thị trường, không tập chung riêng biệt vào thị trường nào, ngoài ra công ty cần khai thác mở rộng thêm thị trường mới cho công ty để tăng thêm sản lượng xuất khẩu, tăng thêm lợi nhuận cho công ty trong thời gian sắp tới.

4.2.5.2 Kim ngạch xuất khẩu cá theo thị trường của công ty

Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty

Đơn vị: 1.000 USD Thị trường 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Nga 8.778,6 57,27 8.840,3 54,43 7.461 56,6 2.471 52,2 2.044 57,27 Nhật 6.278,4 42,73 7.401,7 45,57 5.718 43,4 2.264 47,8 1.525 42,73 Tổng 15.057 100 16.242 100 13.179 100 4.735 100 3.569 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, 2010 đến 6 tháng 2013

Dựa vào bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty thì ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu vào Nga luôn cao hơn so với Nhật Bản. Nguyên nhân chủ là do sản lượng xuất khẩu sang Nga cao hơn, Nga được xem là thị trường chủ yếu của công ty tuy nhiên tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì tăng, giảm không ổn định. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào Nga chiếm 57,27% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đến năm 2011 chỉ chiếm 54,43%, nguyên nhân trong năm 2011 sản lượng xuất khẩu giảm hơn 2010 là 1.175 tấn, đồng thời trong năm 2011 sản lượng đánh bắt cá của Nga tăng nên giảm nhu cầu nhập khẩu lại, tuy nhiên giá xuất

35

khẩu của công ty trong năm 2011 rất cao, cao nhất trong 3 năm nên kim ngạch xuất khẩu vào Nga lúc bấy giờ cũng tăng. Đến 2012 lại có dấu hiệu phục hồi tăng trở lại về tỷ trọng nhưng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại giảm 1.379,3(1000 USD) so với 2011 tương đương giảm 15,6%. Nguyên nhân là do có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng xuất khẩu vào thị trường này cụ thể là có công ty thủy sản An Phước Vĩnh Long khiến giá xuất khẩu của công ty giảm xuống, bởi 2012 công ty An Phước bước vào ổn định sản xuất nên muốn thu hút khách hàng đã bán với giá thấp ảnh hưởng đến giá bán của công ty cũng bị giảm theo, mặt khác các rào cảng kỹ thuật cũng như các thủ tục hành chính thường chậm trễ làm các doanh nghiệp chậm giao hàng ảnh hưởng uy tín các doanh nghiệp đến từ Việt Nam. Còn riêng 6 tháng đầu năm 2013 kim ngạch giảm hơn cùng kỳ năm 2012 giảm 427 (1.000 USD), tương ứng giảm 17,28%. Nguyên nhân là do ở 6 tháng đầu năm này sản lượng xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu cũng giảm. Năm 2013 Nga bắt đầu giảm thuế xuất nhập khẩu theo thỏa thuận khi gia nhập WTO, tuy nhiên Chính phủ Nga vẫn hy vọng thắt chặt kiểm soát giá thông qua việc thành lập một trung tâm chuyên trách về giám sát giá thủy sản toàn cầu và điều chỉnh thuế quan dựa trên giá trị thực, thay vì giá trị nhập khẩu trên danh nghĩa nên ở đầu năm nay giá cá xuất khẩu của công ty gặp nhiều bất lợi.

Riêng về kim ngạch xuất khẩu vào Nhật cũng không khả quan lắm, chỉ đạt cao nhất ở năm 2011, so với năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật ta thấy được tăng ở năm 2011 là 1.123,3 (1.000 USD), tương ứng tăng 17,89%. Nguyên nhân Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu trên thế giới, mặc dù vậy nhưng sản lượng xuất khẩu vào Nhật năm 2011 giảm hơn so với 2010 do nước này áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe, quy định nghiêm ngặt cho các mặt hàng thủy sản, tuy nhiên khi thâm nhập vào thị trường này được lúc bấy giờ rất có lợi cho doanh nghiệp do ngành sản xuất thủy sản của Nhật bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo ngại nhiễm chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân FuKushima đối với các loại thủy sản đánh bắt tại Nhật Bản, cụ thể nhập khẩu thủy ở năm 2010 là 13,78 tỷ USD đến 2011 là 14,70 tỷ USD tăng 6,7%, do đó giá xuất khẩu vào Nhật lúc bấy giờ cao, giúp kim ngạch của công ty tăng. Năm 2012 ta thấy được kim ngạch lại giảm 1.683,7 (1.000USD), tương đương giảm 22,75% so với 2011. Nguyên nhân, tình hình kinh tế ở Nhật đang gặp khó khăn do đó sức mua cũng giảm xuống khiến giá xuất khẩu của công ty trong thời gian này giảm xuống, bên cạnh đó trong năm 2012 cả nước đang gặp khó khăn mạnh trong ngành sản xuất, xuất khẩu thủy sản công ty cũng bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu đầu vào giảm, công ty chỉ sản xuất đủ hợp đồng và chủ yếu xuất

36

sang Nga để giữ chân khách hàng chủ yếu của công ty kéo kim ngạch xuất khẩu sang Nhật giảm xuống.

Ở 6 tháng năm 2013 kim ngạch có mức thấp hơn kim ngạch của 6 tháng năm 2012, giảm 739 (1.000USD), tương đương giảm 32,64%. Nguyên nhân là do năm 2013 này giá nguyên liệu đầu vào của công ty tăng cao, dẫn đến tình trạng hụt nguyên liệu sản xuất, mặt khác là cạnh tranh ngày càng gay gắt với thị trường nước ngoài, sản lượng cá xuất khẩu vào thị trường này cũng giảm, làm kim ngạch giảm xuống, theo Tổng cục thống kê 6 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu vào các thị trường truyền thống có mức giảm như: Nhật Bản giảm 1%, EU giảm 8,5% và Hàn Quốc giảm 19%, nguyên nhân chủ yếu cho ngành thủy sản là do sức mua của thị trường nhập khẩu giảm, rào cảng tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các chính sách thuế từ nước sở tại là yếu tố chính khiến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm giảm.

Tóm lại: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu ở thị trường Nga, chiếm trên 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu vào cả 2 thị trường này đều giảm nguyên nhân là do các rào cảng kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu khó khăn và ngày càng gay gắt làm sản lượng cá xuất khẩu giảm, cũng như sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong và ngoài nước làm giá cả bị ép giảm xuống. Để những tháng cuối năm phục hồi cần có sự can thiệp của Nhà nước, đưa các doanh nghiệp đi dự các Hội thảo ở nước ngoài nhằm giúp họ hiểu biết thêm về các quy định cũng như tiêu chuẩn được yêu cầu. Cũng như cố gắng cải tiến sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất có chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính để nâng cao giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty cần chủ động tìm kiếm khách hàng mục tiêu, tăng thêm số hợp đồng có giá trị và mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ khắp khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương (Trang 42)