*Mục tiêu: GV hệ thống lại kiến thức vừa học Cho học sinh dần hình dung được các hoạt động tự nhận xét của mình sau tiết học xem tranh - Giáo viên nhận xét chung tiết họcH. HOẠT ĐỘNG CỦA
Trang 1Ngày soạn: 9/8/2008Thứ ba Ngày dạy: 11/8/2008
Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I MỤC TIÊU:
- Học sinh tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh
II CHUẨN BỊ :
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Tranh lễ hội, tranh tết, tranh cắm trại… của các hoạ sĩ
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách học sinh
- Sưu tầm các loại tranh để tập nhận xét
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3 bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ
Tô Ngọc Vân
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết thêm về
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một tác
giả nổi tiếng trong nền Mỹ thuật Việt Nam
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo
nhóm
+ Cho học sinh đọc muc1 trong sách giáo
khoa
H Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của
hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
- Tìm hiểu về họa sĩ Tô Ngọc Vân
- Học sinh thảo luận nhóm
- Một học sinh đọc phần một trongsách giáo khoa
- HS cử đại diện nhóm lên nêu ýkiến của cả nhóm
Trang 2H Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi
tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
H Hoạ sĩ được nhà nước phong tăng bằng
khen gì?
H Tác giả thường dùng nhửng chất liệu gì
để vẽ tranh?
- Giáo viên dựa vào học sinh trả lời để
cũng cố thêm
+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng có
nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiệ đai
Việt Nam Ông tốt nghiệp khoá hai (1926 –
1931) trường mĩ thuật Đông Đương, sau đó
trở thành giảng viên của trường Ông
thường vẽ bằng sơn dầu
+ Những tác phẩm nổi bật của Ông ở giai
đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943),
Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ
và em bé (1944),… đây là những tác phẩm
tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam
trức cách mạng tháng tám
+ Sau cách mạng tháng tám Ông làm hiệu
trưởng trường đại học Mĩ thuật Việt Nam ở
chiến khu Việt Bắc Ở giai đoạn này ông
vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, chân dung Hồ
Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghĩ chân
bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,…Ông
còn là nhà quả lý, nhà nghiên cứu mĩ thuật
có uy tín Ông hi sinh trên đường công tác
trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
khi tài năng đang nở rộ Năm 1996, Ông đã
được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học – Nghệ thuật
Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa
huệ
*Mục tiêu: Giúp HS tập làm quen và biết
cách nhận xét về những bức tranh khác
nhau
- Học sinh quan sát tranh và yêu cầu học
sinh thảo luận theo nhóm vê những nội
- Thiếu nữ bên hoa huệ,tranh Họcnhóm, Thiếu nữ bên hoa sen, Chândung Hồ Chủ Tịch,…
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Vănhọc - Nghệ thuật
- Tác giả dùng sơn dầu để vẽtranh
- Học sinh nghe giảng
- Tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Những tác phẩm nổi tiếng
- Sự nghiệp của Ông
- Từng nhóm lên lần lượt trả lờicâu hỏi của nhóm mình
Trang 3dung sau:
H Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
H Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
H Bức tranh còn đực vẽ những hình ảnh
nào nữa?
H Màu sắc của bức tranh như thế nào?
H Tranh vẽ bằng những chất liệu gì?
H Em có thích bức tranh này không?
- GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến
thức
+ Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một
trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ
Tô Ngọc Vân Với bố cục đơn giản , cô
đọng; hình ảnh chính là một thếu nữ thành
thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển
chuyển đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên
mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: Màu
trắng, màu xanh, màu hồng chiếm phần lớn
diện tích bức tranh, các mau đứng cạnh
nhau tao nên bức tranh đầy hoà sắc nhẹ
nhàng, tươi sáng Ánh sáng lan toả trên
toàn bộ bức tranh làm nổi bật hình ảnh
thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết Đây là tác
phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người
xem Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu,
nhưng dãn dị tinh tế gần gủi với người xem
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
*Mục tiêu: GV hệ thống lại kiến thức vừa
học Cho học sinh dần hình dung được các
hoạt động tự nhận xét của mình sau tiết học
xem tranh
- Giáo viên nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu
bài, cá nhân tích cự phát biểu bài
- Thiếu nữ mặc áo dài trắng
- Hình ảnh chính chiếm phần lớntrong bức tranh
- Bình hoa đặt trên bàn
- Màu chủ đạo là trắng, xanh,hồng; hoà sắc nhẹ nhàng
- Sơn dầu
- Nêu cảm nhận riêng
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh nghe
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét
- Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và tập nhận xét
Trang 4Ngày soan 16/8/2008Thứ ba Ngày dạy:18/8/2008
Bài 2: VẼ TRANG TRÍ MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Học sinh hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí
- Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí
- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của màu sắc trong trang trí
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật; có bài đẹp, bài chưa đẹp)
- Hộp màu bột, màu nước
- Bộ đồ dùng dạy học
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở thực hành
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC CHỦ YÊU:
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
H Em hãy nêu tên tác giả bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ?
H Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
H Tác giả còn có nhửng tác phẩm nào nữa?
3 Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài.
- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật có hình trang trí đẹp
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các màu
sắc trong trang trí úng dung
- Học sinh quan sát nàu sắc trong các bài - Học sinh quan sát hình và tìm hiểu
Trang 5vẽ trang trí và GV đặt câu hỏi gợi ý học
sinh tìm hiểu
H Trong bài này có những màu nào?
H Các màu được vẽ ở hình nào?
H Em thấy màu hoạ tiết và màu nền có
gì giống và khác nhau?
H Độ đậm trong tranh như thế nào?
H Vẽ màu trong bài trang trí màu như
thế nào là đẹp?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu màu
sắc qua tranh, ảnh có màu đẹp và màu
chư đẹp
Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
*Mục tiêu: Giúp HS biêt được các bước
tô màu trong trang trí
- Hướng dẫn học sinh pha màu, dùng
màu đậm màu nhạt bằng màu bột cho
học sinh quan sát
- Lấy màu đã pha vẽ vào một vài hoạ
tiết cho học sinh quan sát
- Giáo viên cho học sinh đọc mục 2 trang
7 cách vẽ màu trong sách
- Muốn vẽ được màu đẹp cần lưu ý:
+ Chon màu phù hợp với khả năng và
với bài vẽ
+ Pha trộn các màu với nhau
+ Dùng ít màu trong bài trang trí
+ Chọn màu phù hợp, hài hòa các hoạ
tiết
+ Nhửng hoạt tiết giống nhau tô cùng
một màu và ngược lại
+ Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẻ
hoặc nhắc lại của hoạ tiết
+ Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: Giúp HS làm được bài trang
- Độ đậm nhạt thay đổi khác nhau
- Có màu đậm và màu nhạt xen kẻ
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ
- Tìm hiểu về màu
- Một học sinh đọc bài trong sách họcsinh
- Sử dụng sáp màu hoặc màu nước,bút chì màu để vẽ bài
- Mỗi loại màu có cách pha khácnhau
- Dùng từ ba đến bốn màu trong mộtbài
- Quan sát giáo viên vẽ bài
- Tìm màu nóng và màu lạnh
- Hoạ tiết giống nhau tô cùng màu
Trang 6trí hoàn chỉnh.
- Cho học sinh làm bài thực hành trên vở
vẽ
- Tìm khuôn khổ đường diềm phù hợp
với tờ giấy, tìm hoạ tiết
- Nhắc học sinh tìm hoạ tiết phù hợp với
hình vẽ
+ Chú ý tìm màu phù hợp, có độ đậm
nhạt xen kẻ nhau
- Tô màu đều, gọn trong hình vẽ; không
dùng quá nhiều màu trong bài trang trí
- Quan sát lớp hướng cho học sinh yếu
tìm được hình căn bản
- Nhắc nhở học sinh khá giỏi tìm màu
nổi bật, hoạ tiết phong phú
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: Giúp HS có thể đánh giá và
nhận xét được bài đẹp và bài chưa đẹp ở
những điểm nào
- Cho học sinh nhận xét bài vẽ hoàn
chỉnh
H Em nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H Bạn dùng những màu nào để vẽ hình?
H Trong các bài này em thích bài nào
nhất? Vì sao?
- Dựa trên bài của học sinh nhận xét
thên và xếp loại từng bài khuyến khích
học sinh
- Khen ngơi một số ban vẽ tiến bộ,
khuyến khích học sinh tự chon hình để
vẽ
- Học sinh vẽ bài vào vở vẽ
- Học sinh vẽ màu
- Học sinh nhận xét bài của các bạn
- Hình vẽ cân đối, đều, rõ hoạ tiết
- Màu xanh, đỏ, tím, vàng,…
- Chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh nghe giảng
* Dặn dò:
- Sưu tầm bài trang trí đẹp Học sinh về chuẩn bị
- Quan sát nhà trường, lớp của em
Trang 7Ngày soạn: 23/8/2008Thứ ba Ngày dạy: 25/8/2OO8
Bài 3: VẼ TRANH
ĐÊ TÀI TRƯỜNG CỦA EM
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Học sinh biết tìm, chọn hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Trường em
- Học sinh yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của em
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tranh, ảnh cảnh về nhà trường
- Tranh ở bộ ĐDDH
- Tranh ảnh của học sinh lớp trước
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh
- Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước
H Trong hộp màu có bao nhiêu màu chính?
H Em hãy đọc tên các cặp màu bổ túc.
3 Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài.
- Cho học sinh nhớ lại các hoạt đông trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
* Mục Tiêu: Giúp học sinh có thể quan
sát và nhận biết các tác phẩm thuộc thể
loại vẽ tranh về nhà trường
- Giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để học
sinh nhớ lại
- Học sinh tìm hiểu nội dung
Trang 8H Nhìn khung cảnh chung trường hình
gì?
H Em thấy hình dáng cổng trường, sân
trườngnhư thế nào?
H Trên trường thường diễn ra những
hoạt động gì?
H Em thích nhất là hoạt động nào trên
sân trường?
- Dựa trên câu trả lời của học sinh và
bổ sung thêm
+ Tranh phong cảnh
+ Giờ học trên lớp
+ Cảnh vui chơi ở sân trường
+ Cảnh lao động ở vườn trường,
- Các em nhớ lại cảnh trên sân trường,
phong cảnh, cảnh sinh hoạt
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
* Mục Tiêu: Giúp HS tìm hiểu cách vã
tranh một cách đơn giản, nhanh nhất
phù hợp với từng lứa tuổi HS
- Cho học sinh xem hình tham khảo ở
sách gióa khoa, ĐDDH, gợi ý học sinh
cách vẽ
- Chọn hình ảnh trường của em
- Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ
cho cân đối với khổâ giấy
- Tim hình dáng sinh động như: Đứng,
chạy, nhảy, và trang phục
- Vẽ phong cảnh, vẽ cảch trường là
chính còn người là phần phụ
- Tìm màu sắc phù hợp để vẽ tranh có
màu đậm màu nhạt, màu sáng, màu tối
để vẽ tranh
- Vẽ trên bảng một số hình ảnh để học
sinh quan sát
+ Không nên vẽ nhiều hình ảnh, cần vẽ
đơn giản không rườm rà
+ Màu sắc và độ đậm nhạt phù hợp
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục Tiêu: Học sinh Vẽ được tranh
- Học sinh nghe giảng
- Nhớ lại các hình ảnh
- học sinh tìm hiểu cách vẽ tranh
Trang 9theo ý thích vào phần giấy trong vở một
cách hoàn chỉnh
- Cho học sinh vẽ bài vào vở vẽ
- Đi đến từng bàn để hướng dẫn học
sinh làm bài đúng trọng tâm
- Nhắc nhở học sinh tìm hình ảnh chính
phụ phù hợp
- Gợi ý cho những học sinh còn lúng
túng tìm được hình đơn giản, màu sắc
phù hợp để học sinh hoàn thành được
bài vẽ
- Hoàn thành bài tập tại lớp, GV động
viên khích lệ học sinh làm bài
- Nhắc nhở học sinh tô màu tươi sáng rõ
nội dung
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục Tiêu: Giúp học sinh tự nhận ra
được những bài vẽ đúng chủ đề và đẹp
HS tự tin hơn khi đứng trước tập thể
- Chọn một số bài đẹp, chưa đẹp cho
học sinh nhận xét
H Bạn vẽ hoạt động gì?
H Em nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H Màu sắc trong tranh của bạn ra sao?
- Dựa vào học sinh trả lời, củng cố
thêm Xếp loại bài, khen ngợi một số
học sinh tiến bộ
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh vẽ bài vào vở
- Hướng dẫn một số học sinh còn lúngtúng
- Học sinh vẽ bài xong tại lớp
- Học sinh nhận xét bài
- Cảnh vui chơi, sinh hoạt, học tập,
- Hình vẽ cân đối và sinh động
- Màu sắc tươi sáng
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh có thể loại trường của em
- Quan sát các đồ vật có dạng hình hộp và hình cầu Chuẩn bị cho bài học sau
Trang 10Ngày soạn: 1/ 9/ 2008Thứ baNgày dạy: 3/ 9/ 2008
Bài 4: VẼ THEO MẪU
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu cấu trúc khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu
- Học sinh quan tâm và tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Chuẩn bị mẫu khối hộp và khối cầu Hộp phấn, quả bóng, quả cam,
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ
- Bút chì, màu, tẩy
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong
H Tuần trước chúng ta học bài gì?
H Em hãy nêu các bước vẽ tranh?
3 Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.
* Mục Tiêu: Giúp học sinh biết quan sát,
so sánh, nhận xét hình dáng chung của
mẫu và hình dáng của từng vật mẫu
- Đặt mẫu ở vị trí thích hợp và yêu cầu
học sinh quan sát tìm hiểu
H Các mặt của khối hộp có hình dáng
giống nhau hay khác nhau?
- Tìm hiểu nội dung
- Khác nhau
Trang 11H Khối hộp này có mấy mặt ?
H Ở góc độ em ngồi em thấy được mấy
mặt của khối hộp?
H Khối hộp và khối cầu có điểm gì
giống và khác nhau?
H Ở hai hình khối hình nào có màu đậm
hơn?
H Em hãy nêu một vài đồ vật có hình
dạng khối hộp và khối cầu?
- Cho học sinh quan sát vật mẫu để thấy
được sự giống và khác nhau giữa hai
hình khối
- Khối hộp có các cạnh, các cạnh mặt
phẳng, hình cầu xung quanh đều tròn,
- Nhì chung hai hình khối này có kích
thức bằng nhau
- Phân tích dựa trên các đồ vật
Hoạt động 2: Cách vẽ.
* Mục Tiêu: Giúp HS biết cách vẽ và vẽ
được mẫu khối hộp và khối cầu
- Hướng dẫn cách vẽ trên bảng cho HS
quan sát
- Tìm hình khối hộp:
+ So sánh chiều cao, chiều ngang, vẽ
khung hình chung
+ Tìm hình cho từng vật mẫu
+ Tìm tỷ lệ các mặt của khối hộp
+ tìm hình bằng các nét thẳng
+ Hoàn chỉnh hình
- Tìm hình khối cầu:
+ Khung hình khối cầu là hình vuông
+ Vẽ đườn chéo và trục ngang trục dọc
của hình vuông
+ Lấy các điểm đối xứng qua tâm
+ Vẽ hình bằng các nét thẳng, sau đó đi
bằng các nét cong
- So sánh tìm tỉ lệ cho giống với vật mẫu
- Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: Đậm,
đậm vừa, nhạt
- Hoàn chỉnh bài vẽ
- Khối hộp có sáu mặt
- Em nhìn thấy hai, ba mặt
- Một bên mặt thì phẳng, một bên thì cong,
- Quả có hình cầu đậm hơn
- Quả cam, quả bóng, hộp phấn, hộp mứt, hộp bút,
- Học sinh quan sát mẫu trên bàn
- Học sinh chú ý
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ
Trang 12Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục Tiêu: Giúp HS vẽ được mẫu khối
hộp và khối cầu
- Cho học sinh quan sát hình và vẽ bài
vào vở Theo dõi HS làm bài và nhắc
nhở HS so sánh hình
- Tìm khung hình của hai vật mẫu, khung
hình riêng của từng vật mẫu
- Tìm hình cân đối không to quá hay nhỏ
quá so với khổ giấy
- Vẽ đậm, vẽ nhạt bằng ba độ đậm nhạt
chính
- Gợi ý cho HS yếu tìm được hình cân
đối
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục Tiêu: Giúp HS quan tâm và tìm
hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp
và khối cầu HS nhận xét được các bài
vẽ đẹp của bạn
- Cho học sinh chọn bài, HS nhận xét
H Bạn vẽ hình cân đối trong giấy chưa?
H Em có nhận xét gì về hình của bạn?
H Trong các bài này em thích bài nào
nhất?
- Dựa vào bài của HS nhận xét thêm và
xếp loại bài cho HS
- Nhận xét chung tiết học
- Vẽ bài vào vở
- Tìm hình trong vở
- Tìm độ đậm nhạt
- Học sinh nhận xét bài
- Hình trong tranh cân đối
- Hình đẹp nổi rõ hình khối
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh nghe
* Dặn dò
- Quan sát một số đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu
- Quan sát các con vật Xem bài học sau
Trang 13Ngày soạn: 8/ 9/ 2008Thứ ba Ngày dạy:10/ 9/ 2008
Bài 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong các hoạt động
- Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng
- Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh, ảnh về con vật
- Bài nặn của học sinh lớp trước
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong
H Tuần trước chúng ta học bài gì?
H Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu?
3 Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
* Mục Tiêu: Giúp HS biết được hình
dáng, đặc điểm của các con vật trong các
hoạt động
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về các
con vật và gợi ý cho học sinh tìm hiểu
H Con vật trong bức tranh này là con gì?
- Tìm hiểu nội dung
- Con chó, con mèo, con gà, con vịt,
Trang 14H Con vật có những bộ phận cơ bản nào?
H Hình dáng của chúng khi hoạt đồng
chạy nhảy ra sao?
H Giữa các con vật này có điểm gì
giống nhau và điên gì khác?
H Ngoài những con vật trong tranh em
còn thấy những con vật nào nữa?
- Gợi ý cho HS chọn những con vật thích
hợp để nặn, để vẽ
H Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
H Em hãy nêu những hình dáng chung
điển hình con vật mà mình định vẽ?
- Cho HS quan sát một số hình con vật
- Phân tích dựa trên hính vẽ
Hoạt động 2: Cách nặn.
* Mục Tiêu: HS quan sát giáo viên làm
mẫu và khuyến khích được một số em có
cách nặn sáng tạo hơn khi thể hiện
- Gợi ý học sinh cách nặn
- Nhớ lại hình dáng con vật mình sắp nặn
+ Chọn màu đất nặn cho con vật
+ Nhào đất trước khi nặn
* Có thể nặn con vật theo hai cách:
- Nặn từng bộ phận của con vật rồi ghép
dính các bộ phận với vhau
- Nhào đất thành hình thỏi rồi vuốt nắn,
kéo tạo thành hình dáng chung của con
vật Hoàn chỉnh hình
- Tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy cho sinh
động
- Nặn con vật theo hai cách trên cho HS
quan sát tìm hiểu
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục Tiêu: HS biết cách nặn và nặn
được con vật theo cảm nhận riêng
- Cho HS nặn bài theo nhóm
- Cho HS nặn hai đến ba con vật để tạo
thành đàn theo nội dung như: Đàn lợn,
- Con vật có thân, có đầu, có đuôi, có chân,
- Con mèo khi bắt chuột người hơi thấp xuống, hai chân trước co lại Chân sau duổi,
- Đề có thân, chân đầu, đuôi,
- Con trâu, co bò, con hươu, con nai,
- Học sinh chú ý
- Con chó, hay bắt chuột giữ nha
- Con chó, chân cao thân hơi cong, có tai vừa, đuôi dài,
- Học sinh quan sát một số con vật
- Tìm hình dáng chung của con vật
- cách nặn
- Nặn từng bộ phận rồi ghép các bộ phận lại với nhau
- Nặn con vật từ một thỏi đất,
- Học sinh quan sát
- Vẽ bài vào vở
- Làm bài theo nhóm
Trang 15đàn gà,
- Gợi ý HS yếu tìm được hình cân đối
- Đến từng bàn và theo dõi hướng dẫn
thêm cho HS
- Khi nặn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,
không dây bẩn ra ngoài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục Tiêu: HS có thể nhận xét được
các mẫu khác nhau một cách linh động
và chính xác
- Cho học sinh trưng bày sàn phẩm của
nhóm mình và nhận xét
H Bạn nặn con vật gì?
H Tư thế và hình dáng con vật như thế
nào?
H Trong các bài này em thích bài nào
nhất?
- Dựa vào bài của HS nhận xét thêm và
xếp loại bài cho HS
- Nhận xét chung tiết học
- Tìm được hình đơn giản
- Học sinh nhận xét bài
- Hình con trâu, con chó, con gà,
- Hình đẹp nổi rõ hình khối
- Chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh nghe
* Dặn dò
- Quan sát và chăm sóc con vật, vật nuôi trong gia đình em
- Xem bài học sau vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục
Trang 16Ngày soạn: 15/ 10/ 2007Thứ tư Ngày dạy: 17/ 10/ 2007
Bài 6: VẼ TRANG TRÍ
VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được hoạ tiết đối xứng qua trục
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết đối xứng qua trục
- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của hoạ tiết trang trí
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Sách giáo kho, sách giáo viên
- Hình phóng to hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục
- Bài tập của học sinh lớp trước
- Bài có hoạ tiết đối xứng
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh, ảnh về các hoạ tiết đối xứng qua trục khác nhau
- Bút chì, tẩy, thước ke,û màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Kiểm tra một số bài vẽ về nhà
H Tuần trước chúng ta học bài gì?
H Em hãy kể tên một số con vật quen thuộc?
3 Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: giúp HS biết được hoạ tiết đối
xứng qua trục trên các đồ vật khác nhau
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật được
trang trí các hoạ tiết khác nhau như: cái
đĩa, lọ hoa, có các hoạ tiết trang trí khác
nhau, gợi ý cho học sinh tìm hiểu
- Học sinh tìm hiểu nội dung
Trang 17H Em thấy hoạ tiết này giống hình gì ?
H Hoạ tiết nằm trong khung hình nào?
H Trong các hoạ tiết này có các hình bằng
nhau không?
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu
- Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xưng Hoạ
tiết đối xứng có cấu tạo hình bằng nhau và
các hoạ tiết giống nhau Các hoạ tiết được
vẽ cân đối trên các trục
H Trang trí người ta thường dùng những
hoạ tiết nào để vẽ tranh?
H Ngoài những hoạ tiết này ra em còn
thấy người ta dùng những hoạt tiết nào
nữa?
H Em lấy ví dụ một số đồ vật được trang
trí hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục?
H Tại sao người ta thường dùng các hoạ
tiết đối xứng qua trục?
- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ
vật
Hoạt động 2: Cách vẽ.
* Mục tiêu: giúp HS hiểu thêm về cách vẽ
họa tiết đối xứng qua các trục
- Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh thấy
cách vẽ các hoạ tiết đối xứng qua truc
- Có thể vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ
nhật,
- Kẽ các trục đối xứng và lấy các điểm đối
xứng của hoạ tiết
- Vẽ phác hoạ tiết dựa vào các đường trục
- Vẽ nét chi tiết
- Tìm màu vào hoạ tiết theo ý thích, hoạ
tiết giống nhau vẽ cùng màu cùng độ đậm
nhật
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ và vẽ
được các hoạ tiết đối xứng qua trục
- Giáo viên cho học sinh vẽ hoạ tiết đối
- Hình chiếc lá, bông hoa, con vật,
- Hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,
- Các hình đều và bằng nhau
- Học sinh nghe
- Hoạ tiết hoa, lá, các con vật,
- Hình đường diềm, hình vuông, đường gấp khúc,
- Quần áo, sách vở, chén bát
- Cho cân đối để đồ vật đó được đẹp hơn
- Học sinh quan sát
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ
- Phù hợp từng đồ vật
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ bảng
- Tìm màu
- Học sinh vẽ bài vào vở
Trang 18xứng qua trục vào hình vuông, để học sinh
thấy được cách vẽ và vẽ hoạ tiết đối xứng
- Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ
đúng trọng tâm
- Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm
chưa nắm được cách vẽ, học sinh khá tìm
hình phong phú
- Tìm hình phù hợp với khả năng, hoàn
thành bài tại lớp
- Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài
- Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp
của hoạ tiết trang trí trên các bài vẽ của
các bạn và nhận xét được bài vẽ của học
sinh đúng hay sai
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài
đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét
H Bạn đã dùng những hoạ tiết nào để vẽ
tranh?
H Em có nhận xét gì về hình và màu trong
bài của bạn?
H Trong các bài này em thích bài nào
nhất? Vì sao?
- Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét
những mặt được, chưa được của từng bài
- Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích
học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp
- Học sinh làm bài đứng trọng tâm
- Tìm hình dẽ vẽ
- trưng bày bài
- Nhận xét một số bài được chọn
- Hoạ tiết hoa, lá,
- Hình vẽ tương đối cân xứng, màu sắc rõ ràng và đẹp
- Chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh nghe
* Dặn dò:
- Sưu tầm các đồ vật được trang trí đối xứng
- Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông
Trang 19Ngày soạn: 22/ 10/ 2007Thứ tư Ngày dạy: 24/ 10/ 2007Bài 7: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I MỤCIÊU :
- Học sinh biết về an toàn giao thông và tìm chọn được nội dung phù hợp với nội dung đề tài
- Học sinh vẽ được tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng
- Học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Hình phóng to về cảnh an toàn giao thông( đường bộ, đường thuỷ, )
- Một số biển báo giao thông
- Bài của học sinh lớp trước về An toàn giao thông
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Vở thực hành
- Bút chì, tẩy, thước ke,û màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Kiểm tra một số bài vẽ về nhà
H Tuần trước chúng ta học bài gì?
Trang 20H Em hãy kể tên một số con vật quen thuộc?
3 Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
* Mục tiêu: giúp HS biết về an toàn giao
thông và tìm chọn được nội dung phù hợp
với nội dung đề tài HS có ý thức chấp
hành luật giao thông
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về
An toàn giao thông và gợi ý cho học sinh
nhận xét
H Em thấy tranh này vẽ hình ảnh gì?
H Hình ảnh đó đang diễn ra ở đâu?
H Trong tranh có những hoạt động gì?
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu
H Các hình ảnh này diễn ra như thế nào?
H Hình ảnh chính là gì ?
H Hình ảnh phụ diễn ra như thế nào?
H Em lấy ví dụ một số hình ảnh về An
toàn giao thông?
H hình ảnh này ta thấy đúng hay sai?
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh,
ảnh về An toàn giao thông
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
* Mục tiêu: giúp HS Biết cáh chọn được
nội dung phù hợp và tìm được các hình ảnh
tương xứng
- Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh thấy
cách vẽ tranh về An toàn giao thông
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh để
học sinh tìm hiểu cách vẽ,
- tìm nội dung phù hợp
- Tìm hình ảnh chính cho tranh, tìm hình
phụ sau sao cho phù hợp với hình ảnh
chính
- Tìm các chi tiết để hoàn chỉnh hình, nổi
- Học sinh tìm hiểu nội dung
- Hình ảnh các bạn đang qua đường, hình xe, người,
- Hình trên đường, trên biển,
- Có xe, có người và có thuyền,
- Học sinh nghe
- Hình ảnh các tàu thuyền đang qua lại,
- Hình người, tàu, thuyền, xe,
- Xe lớn, ve nhỏ chạy trên đường,
- Các bạn học sinh đang băng qua đường
- Học sinh trả lới theo tranh
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ bảng
Trang 21rõ và sinh động.
- Tìm màu vào hoạ tiết phù hợp với nội
dung
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: giúp HS vẽ được tranh về an
toàn giao thông theo cảm nhận riêng
- Giáo viên cho học sinh vẽ hình vào bài,
tìm các hình ảnh phù hợp, có các hoạt động
thay đổ khác nhau để thấy được hoạt động
nhộn nhịp của giao thông
- Giáo viên nhắc học sinh không nên vẽ
nhiều chi tiết vụn vặt, sẽ làm cho bài
không rõ trọng tât
- Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm
chưa nắm được cách vẽ, học sinh khá tìm
hình phong phú
- Tìm hình phù hợp với khả năng, hoàn
thành bài tại lớp
- Màu sắc có ba độ đậm nhạt: độ đậm, đậm
vừa và nhạt để hình thêm chặt chẽ và đẹp
mắt
- Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài
- Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: giúp HS tìm ra được bài vẽ đẹp
đúng nội dung
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài
đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét
H Bạn đã vẽ nội dung gì?
H Em có nhận xét gì về hình và màu trong
bài của bạn?
H Trong các bài này em thích bài nào
nhất? Vì sao?
- Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét
những mặt được, chưa được của từng bài
- Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích
học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp
- Tìm màu
- Học sinh vẽ bài vào vở
- Học sinh làm bài đứng trọng tâm
- Tìm hình dễ vẽ
- trưng bày bài
- Nhận xét một số bài được chọn
- Hình ảnh các bạn đang đi học quađường
- Hình vẽ tương đối cân xứng, màu sắc rõ ràng và đẹp
- Chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh nghe
Trang 22* Dặn dò:
- Quan sát xe cộ trức khi qua đường, chấp hành đúng luật giao thông
- Quan sát một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu Chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: 29/ 10/ 2007Thứ tư Ngày dạy: 31/ 10/ 2007
Bài 8: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu
- Học sinh thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh
II CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Chuẩn bị đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu khác nhau
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ
- Bút chì, màu, tẩy
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong
H Tuần trước chúng ta học bài gì?
H Khi đi học ta phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
H Em hãy nêu các bước vẽ tranh?
3 Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Ghi đề bài lên bảng.
Trang 23HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: giúp HS biết được các vật
mẫu có dạng hình trụ và hình cầu HS
thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật
xung quanh
- Giáo viên giới thiệu một số vật mẫu
có dạng hình trụ, hình cầu cho học sinh
tìm hiểu
- Giáo viên cho học sinh sắp xếp mẫu
và nhận xét về vị trí:
H Trong hai vật này vật nào lớn, vật
nào nhỏ?
H Chúng ta sắp xếp các vật như thế
này cho hợp lý, vì sao?
- Giáo viên sắp xếp bố cục khác nhau
cho học sinh quan sát tìm ra bố cục
đẹp
H Đồ vật này có hình gì?
H Hai hình này có giống nhau không?
H Em có nhận xét gì về tỷ lệ, hình
dáng chung của hai hình?
H Em lấy ví dụ một số đồ vật có dạng
hình trụ hay hình cầu?
H Trong hai vật này vật nào có độ
đậm nhất?
- Giáo viên gợi ý bày mẫu có bố cục
đẹp cho học sinh qua sát
Hoạt động 2: Cách vẽ.
* Mục tiêu: giúp HS Biết cáh vẽ theo
mẫu phù hợp tìm được hình gần giống
mẫu
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên
bảng cho học sinh quan sát
- Tìm khung hình chung của hai vật
mẫu
- Tìm khung hình riêng của tường vật
- Học sinh tìm hiểu nội dung
- Quả bóng nhỏ, bình nước lớn hơn, to hơn
- Sắp xếp vật to nằm sau, vật nhỏ nằm trước, như thế ta mới nhìn thấy hết được hai vật
- Học sinh quan sát, tìm bố cục
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ tranh
- Tìm hình dáng chung
Trang 24mẫu một.
- Kẻ trục cho từng khung hình
- Tìm tỷ lệ chiều cao, chiều rộng của
từng vật mẫu, đánh dấu
- Phác hình bằng các nét thẳng mờ
- Hoàn chỉnh hình bằng các nét con
- Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình
cho giống mẫu
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt
bằng bút chì đen
+ Phác mảng đậm, đậm vừa và nhạt
+ Hoặc có thể vẽ màu theo ý thích
- Giáo viên cho học sinh xem một số
bài vẽ hoàn chỉnh
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ và
vẽ được hình gần giống mẫu
- Giáo vên cho học sinh quan sát hình
và vẽ bài vào vở Giáo viên theo dõi
học sinh làm bài và nhắc nhở học sinh
so sánh hình
- Tiến hành vẽ theo các bước, chú ý vẽ
cân đối trong khổ giấy không to, nhỏ
quá
- So sánh tỷ lệ thường xuyên để hình
giống với mẫu
- Vẽ màu cho phù hợp, hoặc đánh đậm
nhạt sáng tối
- Gợi ý cho học sinh yếu tìm được hình
cân đối
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: giúp HS Tìm ra được bài
vẽ đẹp và học sinh tự tin hơn khi
đướng trức tập thể
- Giáo viên cho học sinh chọn bài, học
sinh nhận xét
H Bạn vẽ hình đã cân đối trong giấy
chưa?
H Em có nhận xét gì về hình vẽ của
bạn?
- Đi bằng các nét thẳng
- Tìm độ đậm nhạt hoặc màu phù hợp
- Học sinh tìm bố cục cân đối trong hình
- Tìm hình thích hợp Hình cân đối trong khổ giấy
- Vẽ màu phù hợp với hình vẽ
- Học sinh nhận xét bài
- Hình rõ, cân đối
- Hình đẹp nổi rõ hình khối
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp
Trang 25H Trong các bài này em thích bài nào
nhất?
- Giáo viên dựa vào bài của học sinh
nhận xét thêm và xếp loại bài cho học
sinh
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh nghe
* Dặn dò
- Quan sát các đồ vật trong nhà và có thể sắp xếp các đồ vật đó hợp lý
- Sưu tầm các tranh ảnh có hình điêu khắc cổ Chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: 5/11/2007Thứ tư Ngày dạy: 07/11/ 2007
Bài 9: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt nam ( tượng tròn, phù điêu tiêu biểu)
- Học sinh yêu quý và có ý thức giữ gìn di ỉan văn hoá dân tộc
II CHUẨN BỊ :
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh tư liệu về điêu khắc cổ
- Tranh, ảnh trong bộ đồ dùng dạy học
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách học sinh
- Sưu tầm các loại tranh để tập nhận xét
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3 bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
Trang 26HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Giới thiệu bài.
* Mục tiêu: giúp HS làm quen với điêu
khắc cổ Việt Nam
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình
minh hoạ trong sách giáo khoa cho học sinh
thấy được tượng và phù điêu, tranh vẽ có
sự khác nhau
H Người ta làm như thế nào để tạo thành
tượng và phù điêu?
H Tượng và phù điêu được làm bằng gì?
H Tranh được làm như thế nào?
H Tranh thường dùng những chất liệu gì
để vẽ tranh?
- Tượng và phù điêu là những tác phẩm
được tạo bằng hình khối, bằng các chất liệu
như gỗ, đá, đồng, được đục, đẽo, đắp
lên,
- Tranh được vẽ từ mặt phẳng từ giấy vẽ,
vải, gỗ, bằng các chất liệu như sơn dầu,
màu nước, màu bột,
Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về điêu
khắc cổ
* Mục tiêu: giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp
của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt
nam ( tượng tròn, phù điêu tiêu biểu)
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số
tượng và phù điêu ở SGK để học sinh biết
được:
H Tượng và phù điêu em thường thấy ở
đâu?
H Các búc tượng và phù điêu đó thường
thể hiện những hình ảnh nào?
H Các bức tượng và phù điêu thường được
làm chất liệu bằng gì?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận từng
nhóm lên lần lượt trả lời câu hỏi, sau đó
giáo viên bổ sung và hệ thống lại nội dung
- Học sinh tìm hiểu nội dung
- Đục, đẽo, đắp,
- Gỗ, xi măng, đá,
- Tranh được vẽ trên mặt phẳng,trên giấy, trên vải, trên gỗ,
- Sơn dầu, màu nuớc,
- Học sinh nghe
- Một học sinh đọc phần một trongsách giáo khoa
- Ở đình, chùa lăng , miếu,
- Miêu tả phong tục tập quán củađịa phương
- Làm bằng gỗ, đá, đất nung,
- Học sinh cử đại diện nhóm lên nêu
ý kiến của cả nhóm
Trang 27kiến thức.
+ Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ
nhân dân gian tạo thành, thường thấy ở
đình chùa lăng miếu, Thể hiện các chủ đề
tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều
hình ảnh phong phú sinh động Làm bằng
các chất liệu như gỗ, đá, vôi, đất nung,
+ Nhằm trang trí nhà cửa, lăng miếu là tác
phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người
xem
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tượng và
phù điêu nổi tiếng
* Mục tiêu: giúp HS hiể biết và có thể
phân biệt được các thể lọai đêu khắc cổ
Việt Nam
- Giáo viên cho học sinh xem hình trong
sách để tìm hiểu về tượng
H Bức tượng thứ nhất là tượng gì, tượng
này bây giờ ở đâu?
H Tượng này được làm bằng chất liệu gì?
H Hình ảnh của bức tượng này được thể
hiện như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các bức
tượng theo nhóm, mỗi bàn một nhóm, lần
lượt tìm hiểu từng bức tượng và phù điêu
trong sách
- Giáo viên dựa vào học sinh trả lời nhằm
cũng cố thêm cho học sinh hiểu thêm về
tượng và phù điêu, những tác phẩm đẹp và
nổi tiếng của nền văn hoá nghệ thuật Việt
Nam
+ Tượng phật A- di- đà ở chùa phật tích
Bắc Ninh, pho tượng được làm bằng đá,
Tượng thể hiện phật an toạ trên đài sen,
tong trạng thái thiền địng, khuôn mặt thể
hiện sự đôn hậu của đức phật, cái đẹp được
thể hiện trên các đường nét của pho tượng
+ Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, làm
bằng gỗ, tượng có nhiều mắt và nhiều cánh
tay, các cánh tay được xếp vòng tròn như
- Học sinh nghe giảng
- Những tác phẩm nổi tiếng
- Tượng phật A-di-đa ở chùa phậttích Bắc Ninh
- Phật ngồi trên toà sen, trong trạngthái yên tĩnh,
- Học sinh thảo luận nhóm
- Giáo viên phân tích từng tượng
Trang 28ánh hào quang, trong lòng mỗi bàn tay là
một con mắt Đây là pho tượng đẹp nhất
của tượng cổ Việt Nam
+ Tượng Vũ nữ Chăm ở Quảng Nam, tượng
được tạc bằng đá, Hình tượng mang đậm
phong cách chăm, đây là tượng đẹp nhất
của nghệ thuật điêu khắc chăm
+ Phù điêu ở đình Cam Đà, Hà Tây, phù
điêu được chạm trên gỗ, diễn tả cảnh sinh
hoạt, hình ảnh đá cầu ở đình Thổ Tạng,
Vĩnh phúc, được tạc trên gỗ,
H Ngoài những bức tượng, phù điêu này ra
em có thể kể tên một số bức tượng phù
điêu ở địa phương em?
H Tượng, phù điêu đó được làm bằng gì?
H Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức
tượng, phù điêu đó?
- Các tác phẩm cổ thường có ở đình chùa,
lăng miếu,
- Các tác phẩm cô được đánh giá cao về
nội dung và nghệ thuật
- Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc
cổ là nhiện vụ của mọi người dân Việt
Nam
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: giúp HS yêu quý và có ý thức
giữ gìn di sãn văn hoá dân tộc
- Giáo viên nhận xét chung tiết học Nêu
lên nội dung bài học để các em nắn rõ hơn
- Khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu
bài, cá nhân tích cự phát biểu bài
- Học sinh nêu cảm nhận riêng
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh nghe giảng
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét
- Tìm các hoạ tiết đối xứng qua trục, chuẩn bị cho bài học sau
Trang 29Ngày soạn: 12/11/2007 Thứ tư Ngày dạy: 14/11/2007
Bài 10: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I.MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được cac họa tiết trang trí đối xứng qua trục
- Học sinh biết cách vẽ, vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí
II CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa ,sách giáo viên.
- Chuẩn bị một số bài trang trí đối xứng như hình vuông, hình tròn, hình chữnhật
- Mẫu một số đồ vật có trang trí
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
- Bút chì màu, sáp màu
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3 Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Trang 30* Mục tiêu: giúp HS biết được những đồ
vật có các họa tiết được trang trí đối xứng
qua trục
- Giáo viên giới thiêu một số tranh ảnh có
trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình
vuông, và gợi ý cho học sinh nhận thấy
H Em có nhận xét gì về các hoạ tiết này?
- Giáo viên cho học sinh xem các hình
được cách điệu và trang trí đối xứng
H Hoạ tiết này được trang trí với những
trục nào?
H Người ta thường dùng những hoạ tiết
nào để trang trí?
H Hình dáng và màu sắc của chúng có gì
khác nhau?
H Em hãy kể tên một số loại hoa, lá được
trang trí?
H Các hoa này thường có màu nào?
H Hai bông hoa này có gì giống và có gì
khác nhau?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hoa, lá được trang trí thấy chúng có sự đối
xứng
- Giáo viên nêu tóm tắt: Hoa, lá trong
thiên nhiên có hình dáng, màu sắc đẹp
- Để vẽ được hoa lá cân đối có bố cục đẹp,
có thể dùng trong trang trí, khi vẽ cần lược
bỏ bớt những chi tiết rườm rà và vẽ đối
xứng trên trục cho cân đối
Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng.
* Mục tiêu: giúp HS nắm được cách vẽ
họa tiết trang trí đối xứng qua trục
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hoa, lá thật và hướng dẫn học sinh cách vẽ
hoạ tiết đối xứng trên bảng
- Kẻ trục cho hoa, lá và vẽ nét chính bằng
các nét thẳng mờ của hoa, lá
- Học sinh quan sát tìm hiểu nộidung
- Hoa hồng, hoa cúc, lá bàng, lá ổi
- Học sinh quan sát
- Đơn giản lại, hoặc cách điệu lên
- Hoa cúc, hoa sen, lá hoa quỳ,
- Đều có cuống hoa, nhụy hoa,cánh hoa, nhưng khác về hìnhdáng, màu sắc,
- Hoa mai, hoa đào, hoa hồng
- Màu vàng, màu đỏ, lá màuxanh,
- Giống nhau đều có cuống lá, gânlá, tán lá, khác nhau về hình thứcbên ngoài và màu sắc
- Học sinh quan sát
- Học sinh tìm hiểu các hoa, lá
- Học sinh quan sát tìm hiểu cáchvẽ
-Học sinh tìm hình
Trang 31- Tìm nét cong của từng cánh hoa, chiếc lá.
-Tìm hình cho giống mẫu
- Chú ý có thể lược bớt một số chi tiết
rườm rà cho hình cân xứng qua trục
- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
màu sắc theo ý thích
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
một số bài vẽ hoa, lá được cách điệu
để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ, vẽ được
bài trang trí đối xứng qua trục
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu
mà học sinh chuẩn bị và vẽ bài vào vở
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy
- Tìm đặc điểm của hoa, lá và chú ý phần
cần lược bỏ
- Vẽ hình rõ đặc điểm
- Chú ý đến hình dáng chung của hoa, lá
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm
bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh
làm bài
+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào
pha màu nhiều hay ít
+ Tô màu kín hình đều và đẹp
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS nhận xét và tìm ra
được những bài vã cân đối và dẹp khi
trang trí đối xứng qua trục yêu thích vẽ
đẹp của nghệ thuật trang trí
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học
sinh nhận xét
H Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H Màu của bạn tô đã đều và đúng màu
chưa?
H Trong tranh này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi
ý thêm và xếp loại cho học sinh
- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp
- Tìm hình cân đối
- Lược bớt những chi tiết nhỏ
- Học sinh tìm màu
- Hoc sinh quan sát
- Học sinh quan sát hoa, lá mìnhchuẩn bị và vẽ vào vở
- Tìm hình
- Hình dáng chung
- Tìm màu
- Học sinh nhận xét bài trên bảng
- Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng
- Màu đều và đẹp
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh quan sát giáo viên đánhgiá bài
Trang 32* Dặn dò:
- Quan sát hoa, lá trong thiên nhiên và tập tìm hình
- Quan sát mẫu vật có dạng hình trụ để chuẩn bị cho bài học sau
Ngày soạn: 19/11/2007 Thứ tư Ngày dạy: 21/11/2007
Bài 11: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 -11
I.MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh
- Học sinh vẽ được về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Học sinh yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo
II CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số tranh ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
- Bút chì màu, sáp màu
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát
2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3 Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề
tài
Trang 33*Mục tiêu: giúp HS nắm được cách
chọn nội dung và cách vẽ tranh
Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại
những hoạt động kỉ niệm ngày Nhà
giáo Việt Nam, và gợi ý cho học
sinh nhận thấy
H Em hãy kể lại lễ kỉ niệm ngày
Nhà giáo Việt Nam 20-11 của
trường ?
H Ngày lễ đó em sẽ làm gì để biết
ơn thầy cô giáo?
H.Em phấn đấu như thế nào để chào
mùng ngày lễ lớn đó?
H Các ngày đó hàng năm thường
diễn ra như thế nào?
H Em hãy kể một số hoạt động diễn
ra trong ngày lễ?
H Màu sắc của buổi lễ đó như thế
nào?
H Em hãy kể một số hoạt động diễn
ra trong ngày lễ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một
số hình, ảnh về ngày lễ 20-11
- Giáo viên gợi ý thêm: - Những hoạt
động của mình rất nhỏ nhoi nhưng thể
hiện tấm lòng kính trọng đối với thầy
cô
- Cảnh diễn ra buổi lễ dưới khung
cảnh nô nức, nhộn nhịp nhưng không
thể thiếu phần long trọng
- Cha mẹ đưa chúng ta thăm thầy cô
chúng ta, cha mẹ thăm các thầy cô
giáo cũ đã dạy cha mẹ
- Cảnh học sinh tặng hoa thầy, cô
giáo
- Tổ chúc một giờ học, ngày học,
tháng học tốt để chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
*Mục tiêu: giúp HS hiểu được cách
- Học sinh tìm hiểu nội dung
- Trường tổ chức buổi toạ đàm và diễn đêmvăn nghệ quần chúng để chào mừng ngàyNhà giáo Việt Nam,
- Học thật tốt và cùng cha , mẹ thăm lạithầy cô giáo cũ
- Học thật tốt, chăm ngoan
- Tổ chức văn nghệ, thăm các thầy cô
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh tìm hiểu các hoạt động
Trang 34vẽ tranh theo đề tài.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một
số tranh và hướng dẫn học sinh cách
vẽ tranh trên bảng
- Chọn nội dung phù hợp
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung
- Tìm hình ảnh phụ sau làm cho tranh
sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với
hình ảnh chính
- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi
sáng thể hiện được nội dung của ngày
lễ lớn
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
một số bài vẽ đẹp để học sinh quan
sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS làm được bài
theo yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh quan sát một
số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp
cho học sinh tham khảo, học sinh
chọn đề tài phù hợp với khả năng của
mình vẽ vào vở
- Tìm hình chính cho bức tranh, có các
hoạt động diễn ra trong ngày lễ
- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử
dụng nhiều chi tiết nhỏ
- Vẽ hình rõ đặc điểm
- Chú ý đến hình dáng chung của hình
chính
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh
làm bài đúng nội dung, khuyến khích
học sinh làm bài
+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc
vào pha màu nhiều hay ít
+ Tô màu kín hình đều và đẹp
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS yêu quý và kính
trọng thầy giáo, cô giáo
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ
- Học sinh tìm hình
- Tìm hình cân đối
- Học sinh tìm màu
- Hoc sinh quan sát
- Học sinh quan sát tranh ngày lễ và vẽ vàovở
- Tìm hình
- Hình dáng chung
- Tìm màu
- Học sinh nhận xét bài trên bảng
- Hình ảnh buổi lễ, diễn ra ở sân trường
- Màu đều và đẹp
Trang 35- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho
học sinh nhận xét
H Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên
gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh
- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài
* Dặn dò:
- Quan sát các ngày lễ lớn diễn ra
- Quan sát đồ vật trong gia đình để chuẩn bị cho bài học sau
Ngày soạn: 26/11/2007 Thứ tư Ngày dạy: 28/11/2007
Bài 12: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I.MỤC TIÊU
- Học sinh biết so sánh tỉ lệ hình và độ đậm nhạt ở hai vật mẫu
- Học sinh vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đenhoặc vẽ màu
- Học sinh quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh
II CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Chuẩn bị một số đồ vật để làm mẫu
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
- Hình gợi ý cách vẽ
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
- Bút chì màu, sáp màu
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
Trang 36- Cho học sinh hát.
2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
H Em hãy kể tên một số hoạt động diễn ra trong ngày lễ 20 -11?
H Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
3 Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: giúp HS biết so sánh tỉ lệ hình
và độ đậm nhạt ở các vật mẫu
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ có hai vật
mẫu và bày mẫu cho học sinh nhận thấy
- Giáo viên có thể cho học sinh tự bày
mẫu
H Em thấy hình dáng chung của các vật
mẫu như thế nào?
H Mẫu vật này gồm có những bộ phận
nào?
H Đồ vật này là đồ vật gì, chúng có hình
dáng, màu sắc ra sao?
H Vật mẫu nào nằm trước, vật mẫu nào
nằm sau?
H Em hãy nêu sự giống nhau và khác
nhau của các đồ vật đó?
H Các đồ vật này có độ đậm nhạt như thế
nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
đồ vật khác nhau để thấy chúng có sự
giống và khác nhau
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các
đồ vật đều có dạng hình trụ, nhưng khác
nhau về các tỉ lệ của các bộ phận, màu
sắc và độ đậm nhạt
- Để vẽ được hình cân đối có bố cục đẹp,
cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp
bố cục cân xứng
Hoạt động 2: Cách vẽù.
- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung
- Đều là hình trụ,
- Cái ca có hình trụ, có miệng, thân vàđáy, màu vàng
- Cái ly nằm trước cái ca vì cái ly nhỏvà thấp hơn,
- Đều có Miệng, thân, đáy, nhưng khácvề kích thước, màu sắc,
- Bình nước dày hơn nên có độ đâm, cái
ly sáng hơn bằng thuỷ tinh nên ta thấycó độ nhạt hơn,
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát
Trang 37*Mục tiêu: giúp HS hiểu cách vẽ theo
mẫu một cách căn bản
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình mẫu và hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Ước lượng và so sánh tỉ lệ
+ Tìm chiều cao, chiều ngang để tìm
khung hình chung của hai vật mẫu
- Kẻ trục cho khung hình
+ Tìm tỉ lệ của thân, miệng, đáy của từng
vật mẫu
+ Vẽ nét chính bằng các nét thẳng mờ của
hai vật mẫu vừa quan sát vừa vẽ để điều
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số
bài vẽ hình vẽ có hai vật mẫu cân đối
để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS vẽ được hình gần
giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì
đen hoặc vẽ màu
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật
mẫu, học sinh vẽ vật mẫu theo nhóm đã
chuẩn bị và vẽ bài vào vở
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ
giấy
- Tìm đặc điểm của hình mình định vẽ
- Vẽ hình rõ đặc điểm
- Chú ý đến hình dáng chung của đồ vật
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm
bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.-Học sinh tìm hình
- Tìm hình cân đối
- Học sinh tìm đậm nhạt bằng chì hoặc,màu
- Hoc sinh quan sát
- Học sinh quan sát hình mình chuẩn bịvà vẽ vào vở
- Tìm hình
- Hình dáng chung
- Tìm độ sáng tối bằng chì hoặc bằngmàu
Trang 38*Mục tiêu: giúp HS quan tâm, yêu quý đồ
vật xung quanh
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học
sinh nhận xét
H Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H Bạn sắp xếp hình vẽ đã cân xứng
chưa?
H Trong bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi
ý thêm và xếp loại cho học sinh
- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh nhận xét bài trên bảng
- Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng
- Bố cục cân xứng
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giábài
* Dặn dò:
- Quan sát đồ vật xung quanh và tìm hình dáng chung
- Quan sát các hoạt động thường ngày chuẩn bị đất nặn cho bài học Nặn dáng người
Ngày soạn: 3/12/2007 Thứ tư Ngày dạy: 5/11/2007
Bài 13: TẬP NẶN TAO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
I.MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động
- Học sinh nặn được một số dáng người đơn giản
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người
II CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các dáng người đang hoạt động
- Một số tượng nhỏ, ảnh chụp các bức tượng về dáng người
- Bài tập nặn của học sinh lớp trước
- Đất nặn
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
- Bút chì màu, sáp màu
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1 Ổn định lớp.
Trang 39- Cho học sinh hát.
2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
H Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu?
- Giáo viên kiểm tra một số học sinh tuần trước chưa làm bài xong
3 Bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài Học sinh nhắc lại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: giúp HS nhận biết được đặc
điểm của một sô dáng người đang hoạt
động
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh
các bức tượng về dáng người cho học sinh
nhận thấy
H Người có những bộ phận chính nào?
H Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng
hình gì?
H Em hãy nêu một số dáng hoạt động
của con người?
H Người này có tư thế như thế nào?
H Em hãy nêu sự giống nhau và khác
nhau của các bộ phận đó?
H Khi chạy, nhảy, đi, đứng các bộ phận
con người có đặc điểm như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình dáng khác nhau để thấy chúng có sự
giống và khác nhau
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các
bộ phận của con người có cấu tạo như đầu
hơi tròn, thân, chân, tay có hình khối
trụ,
- Để nặn được hình cân đối có bố cục đẹp,
cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp
bố cục cân xứng
Hoạt động 2: Cách nặn.
*Mục tiêu: giúp HS vẽ được bài theo khả
- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung
- Đầu, thân, chân, tayï,
- Đầu hình hơi tròn, thân, chân, tay cóhình khối trụ
- Hình ảnh đi, đứng, chạy, nhảy,
- Tư thế đang đi, đang đứng, đang chạy,đang nhảy,
- Đầu tròn chân dài tay ngắn hơn chânnhưng tay và chân đều có dạng hìnhống,
- Khi cử động làm cho các hình khốithay đổi
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát
Trang 40năng của mình.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
tranh, ảnh mẫu và hướng dẫn học sinh
cách nặn
- Có hai cách nặn căn bản
+ Cách 1
- Nặn từng bộ phận một của hình người
như nặn đầu hình giống quả trứng trên to
dưới nhỏ, nặn tay, chân người hình khối
trụ
- Ghép các bộ phận lại với nhau, có thể
vẽ hình mắt mũi miệng cho hoàn chỉnh
hình
- Nặn thêm các hình ảnh phụ vào để tạo
thành hình sinh động
+ Cách 2
- Nặn hình dáng người từ một thỏi đất có
thể nắn vuốt để tạo thành nét cong của
hình dáng người
- Nặn thêm các hình ảnh phụ xung quanh
để tạo thành tranh
- Có thể phối hợp đất có nhiều màu sắc
khác nhau cho sinh động
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số
bài để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS nặn được một số dáng
người đơn giản
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật
mẫu, học sinh đặt vật mẫu theo nhóm đã
chuẩn bị và nặn bài Có thể cho học sinh
giới thiệu một số tư thế khác nhau
- Tìm hình dáng chung cân đối
- Tìm đặc điểm của hình mình định nặn
- Nặn hình rõ đặc điểm
- Chú ý đến hình dáng chung của hình
người
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm
bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh
làm bài
- Học sinh tìm hiểu cách nặn
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách nặn.-Học sinh tìm hình
- Tìm hình cân đối
- Hoc sinh quan sát
- Học sinh quan sát hình
- Học sinh nặn bài theo nhóm
- Tìm hình
- Hình dáng chung