MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 87 - 90)

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)

I.MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.

- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Chuẩn bị một số đồ vật để làm mẫu. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì, sáp màu, tẩy. - Bút chì, sáp màu, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Giáo viên kiểm tra một số bài của học sinh tuần trước chưa xong. H. Ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

H. Em hãy kể tên một số cảnh đẹp của địa phương em? 3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

*Mục tiêu: giúp HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.

- Giáo viên giới thiệu mẫu có hai vật mẫu và bày mẫu cho học sinh nhận thấy. H. Mẫu này có mấy đồ vật? Có các đồ vật nào?

- Giáo viên có thể cho học sinh tự bày mẫu.

H. Em thấy hình dáng chung của các vật mẫu như thế nào?

H. Mẫu vật này gồm có những bộ phận nào?

H. Đồ vật này là đồ vật gì, chúng có hình dáng, màu sắc ra sao?

H. Vật mẫu nào nằm trước, vật mẫu nào nằm sau?

H. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các đồ vật đó?

H. Các đồ vật này có độ đậm nhạt như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số

- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung. - Mẫu có hai dồ vật; mẫu cái chai, quả cam, bình nước cái ly,...

- Đều là hình trụ, hình khối cầu,...

- Cái ca có hình trụ, có miệng, thân và đáy, màu vàng,...

- Cái ly nằm trước cái ca vì cái ly nhỏ và thấp hơn,...

- Đều có Miệng, thân, đáy, nhưng khác về kích thước, màu sắc,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bình nước dày hơn nên có độ đậm , cái ly sáng hơn bằng thuỷ tinh nên ta thấy có độ nhạt hơn,...

đồ vật khác nhau để thấy chúng có sự giống và khác nhau.

- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các đồ vật đều có dạng hình trụ, nhưng khác nhau về các tỉ lệ của các bộ phận, màu sắc và độ đậm nhạt.

- Để vẽ được hình cân đối có bố cục đẹp, cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp bố cục cân xứng.

Hoạt động 2: Cách vẽ.

*Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình mẫu và hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Ước lượng và so sánh tỉ lệ.

+ Tìm chiều cao, chiều ngang để tìm khung hình chung của hai vật mẫu.

- Kẻ trục cho khung hình.

+ Tìm tỉ lệ của thân, miệng, đáy của từng vật mẫu.

+ Vẽ nét chính bằng các nét thẳng mờ của hai vật mẫu vừa quan sát vừa vẽ để điều chỉnh hình.

- Tìm nét cong của vật mẫu, hoàn thiện hình vẽ.

- Vẽ đậm nhạt hoặc tìm màu sắc thích hợp.

- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ, hình vẽ có hai đồ vật cân đối để học sinh quan sát, tham khảo thêm.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: giúp HS vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.

- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu, học sinh vẽ vật mẫu theo nhóm đã chuẩn bị và vẽ bài vào vở.

- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy. - Tìm đặc điểm của hình mình định vẽ. - Vẽ hình rõ đặc điểm. - Chú ý đến hình dáng chung của đồ vật. - Học sinh quan sát. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ.

- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ. -Học sinh tìm hình.

- Tìm hình cân đối.

- Học sinh tìm đậm nhạt bằng chì hoặc, màu.

- Hoc sinh quan sát.

- Học sinh quan sát hình mình chuẩn bị và vẽ vào vở

- Tìm hình.

- Hình dáng chung.

- Tìm độ sáng tối bằng chì hoặc bằng màu.

- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.

+ Muốn đánh đậm nhạt hay tô màu tuỳ thích.

+ Đánh đậm nhạt hay tô màu kín hình đều và đẹp.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Mục tiêu: giúp HS tự tin và nhận xét bài của bạn theo cảm nhận của mình.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Bạn sắp xếp hình vẽ đã cân xứng chưa?

H. Trong bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.

- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp. - Nhận xét chung tiết học.

- Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng. - Bố cục cân xứng.

- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.

* Dặn doø:

- Quan sát đồ vật xung quanh và tìm hình dáng chung.

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 87 - 90)