Kiểm tra bài cũ.

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 25 - 28)

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

3. bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHoạt động1: Giới thiệu bài. Hoạt động1: Giới thiệu bài.

* Mục tiêu: giúp HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam.

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ trong sách giáo khoa cho học sinh thấy được tượng và phù điêu, tranh vẽ có sự khác nhau.

H. Người ta làm như thế nào để tạo thành tượng và phù điêu?

H. Tượng và phù điêu được làm bằng gì? H. Tranh được làm như thế nào?

H. Tranh thường dùng những chất liệu gì để vẽ tranh?

- Tượng và phù điêu là những tác phẩm được tạo bằng hình khối, bằng các chất liệu như gỗ, đá, đồng,...được đục, đẽo, đắp lên,...

- Tranh được vẽ từ mặt phẳng từ giấy vẽ, vải, gỗ,...bằng các chất liệu như sơn dầu, màu nước, màu bột,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.

* Mục tiêu: giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt nam ( tượng tròn, phù điêu tiêu biểu). - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu ở SGK để học sinh biết được:

H. Tượng và phù điêu em thường thấy ở

- Học sinh tìm hiểu nội dung.

- Đục, đẽo, đắp,... - Gỗ, xi măng, đá,...

- Tranh được vẽ trên mặt phẳng, trên giấy, trên vải, trên gỗ,...

- Sơn dầu, màu nuớc,... - Học sinh nghe.

- Một học sinh đọc phần một trong sách giáo khoa.

đâu?

H. Các búc tượng và phù điêu đó thường thể hiện những hình ảnh nào?

H. Các bức tượng và phù điêu thường được làm chất liệu bằng gì?

- Giáo viên cho học sinh thảo luận từng nhóm lên lần lượt trả lời câu hỏi, sau đó giáo viên bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức.

+ Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo thành, thường thấy ở đình chùa lăng miếu,...Thể hiện các chủ đề tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động. Làm bằng các chất liệu như gỗ, đá, vôi, đất nung,... + Nhằm trang trí nhà cửa, lăng miếu là tác phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tượng và phù điêu nổi tiếng.

* Mục tiêu: giúp HS hiể biết và có thể phân biệt được các thể lọai đêu khắc cổ Việt Nam.

- Giáo viên cho học sinh xem hình trong sách để tìm hiểu về tượng.

H. Bức tượng thứ nhất là tượng gì, tượng này bây giờ ở đâu?

H. Tượng này được làm bằng chất liệu gì? H. Hình ảnh của bức tượng này được thể hiện như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các bức tượng theo nhóm, mỗi bàn một nhóm, lần lượt tìm hiểu từng bức tượng và phù điêu trong sách.

- Giáo viên dựa vào học sinh trả lời nhằm cũng cố thêm cho học sinh hiểu thêm về tượng và phù điêu, những tác phẩm đẹp và nổi tiếng của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam.

+ Tượng phật A- di- đà ở chùa phật tích Bắc Ninh, pho tượng được làm bằng đá,

- Miêu tả phong tục tập quán của địa phương.

- Làm bằng gỗ, đá, đất nung,...

- Học sinh cử đại diện nhóm lên nêu ý kiến của cả nhóm.

- Học sinh nghe giảng.

- Những tác phẩm nổi tiếng.

- Tượng phật A-di-đa ở chùa phật tích Bắc Ninh.

- Phật ngồi trên toà sen, trong trạng thái yên tĩnh,...

- Học sinh thảo luận nhóm.

Tượng thể hiện phật an toạ trên đài sen, tong trạng thái thiền địng, khuôn mặt thể hiện sự đôn hậu của đức phật, cái đẹp được thể hiện trên các đường nét của pho tượng. + Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, làm bằng gỗ, tượng có nhiều mắt và nhiều cánh tay, các cánh tay được xếp vòng tròn như ánh hào quang, trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt. Đây là pho tượng đẹp nhất của tượng cổ Việt Nam.

+ Tượng Vũ nữ Chăm ở Quảng Nam, tượng được tạc bằng đá, Hình tượng mang đậm phong cách chăm, đây là tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc chăm.

+ Phù điêu ở đình Cam Đà, Hà Tây, phù điêu được chạm trên gỗ, diễn tả cảnh sinh hoạt, hình ảnh đá cầu ở đình Thổ Tạng, Vĩnh phúc, được tạc trên gỗ,...

H. Ngoài những bức tượng, phù điêu này ra em có thể kể tên một số bức tượng phù điêu ở địa phương em?

H. Tượng, phù điêu đó được làm bằng gì? H. Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tượng, phù điêu đó?

- Các tác phẩm cổ thường có ở đình chùa, lăng miếu,...

- Các tác phẩm cô được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật.

- Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiện vụ của mọi người dân Việt Nam.

Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.

* Mục tiêu: giúp HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sãn văn hoá dân tộc.

- Giáo viên nhận xét chung tiết học. Nêu lên nội dung bài học để các em nắn rõ hơn. - Khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu bài, cá nhân tích cự phát biểu bài.

- Học sinh nêu cảm nhận riêng.

- Học sinh nghe giảng.

* Dặn dò:

- Sưu tầm tranh và tập nhận xét.

- Tìm các hoạ tiết đối xứng qua trục, chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn: 12/11/2007 Thứ tư Ngày dạy: 14/11/2007

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 25 - 28)