TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 40 - 42)

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ Bút chì màu, sáp màu.

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

Ngày soạn:10/12/2007 Thứ tư Ngày dạy 12/12/2007

Bài 14: VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

- Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật. - Học sinh biết cách trang trí và trang trí đường diềm ở đồ vật. - Học sinh tích cực suy nghĩ, sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Bài vẽ của học sinh năm trước. 2.Học sinh:

- Sách giáo khoa.Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh.

- Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. H. Hình dáng người gồm có những bộ phận cơ bản nào?

H. Em hãy kể một số hoạt động hàng ngày của em? 3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài.

- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

*Mục tiêu: giúp HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.

- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật được trang trí đường diềm và gợi ý tác dụng của nó.

- Những hoạ tiết hoa lá được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, nối tiếp kéo dài thành đường diềm, đường diềm được trang trí để đồ vật đẹp hơn.

H. Đường diềm thường được trang trí cho những đồ vật nào?

H. Em có nhận xét gì về hai đồ vật được trang trí đường diềm này?

H. Người ta dùng những hoạ tiết nào để trang trí?

H. Các hoạ tiết đó được sắp xếp như thế nào?

H. Đường diềm này thường được trang trí ở đâu trên các đồ vật?

H. Những màu nào được vẽ trên đường diềm?

- Học sinh quan sát và nghe giảng.

- Đường diềm trang trí trên quần, áo, hay các vật dụng thường ngày.

- Đồ vật được trang trí đường diềm làm cho đồ vật đó đẹp hơn.

- Dùng những hoạ tiết hoa, lá, các con vật hay các hoa văn dân tộc.

- Sắp xếp xen kẽ, nhắc lại, đối xứng,... - Ngoài viền của đồ vật.

- Dựa trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên uốn nắn thêm.

- Trang trí đường diềm thường ở trên viền của váy áo hay các đồ vật như bát, đĩa, ấm, chén, trang trí làm cho đồ vật đó đẹp hơn.

- Những hoạ tiết giống nhau thường được trang trí theo hàng ngang hàng dọc, những hoạ tiết khác nhau có thể trang trí xen kẽ.

Hoạt động 2: Cách trang trí.

*Mục tiêu: giúp HS hiể biết cách trang trí một cách đơn giản.

- Giáo viên vẽ hoạ tiết mẫu trên bảng để học sinh nhận ra các bước trang trí.

- Tìm vị trí để trang trí trên đồ vật.

- Kẻ hai đường thẳng ngang hay dọc song song với nhau có khoảng cách phù hợp.

- Chia khoảng cách của hai đường thẳng đó ra các ô đều nhau để vẽ hoạ tiết. - Kẻ trục tìm mảng và vẽ hoạ tiết.

* Học sinh lưu ý: Phác trục vẽ hoạ tiết đối xứng. Vẽ cần phác nhẹ tay trước để có thể tẩy sửa hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh.

- Giáo viên hướng cho học sinh nhớ lại cách vẽ trang trí, tìm hình trên các trục. - Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý. - Chọn màu thích hợp, có thể chọn 3 hoặc 4 màu, hoạ tiết giống nhau thì chọn cùng màu và ngược lại.

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 40 - 42)