TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 57 - 61)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định lớp.

TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN

I.MỤC TIÊU

- Học sinh biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.

- Học sinh vẽ được tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Một số tranh, ảnh về ngày hội, lễ Tết và mùa xuân. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Tranh, ảnh về lễ hội, ngày Tết và mùa xuân của các hoạ sĩ. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì màu, sáp màu. - Bút chì màu, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong. H. Em hãy nêu các bước trang trí hình chữ nhật ?

H. Hình chữ nhật thường được trang trí vào những đồ vật nào? 3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.

*Mục tiêu: giúp HS biết cách tìm và chọn được nội dung phù hợp với đề tài.

- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, gợi ý cho học sinh nhận thấy.

H. Em hãy kể tên một số ngày hội trong năm mà em biết?

H. Các ngày đó thường diễn rathế nào? H. Ngày Tết thường diễn ra các hoạt động gì?

H. Em hãy kể một số hoạt động diễn ra trong ngày Tết?

H. Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào?

- Học sinh tìm hiểu nội dung.

- Tết trung thu, Tết âm lịch, ngày noel,...

- Diễn ra rất sôi nổi và nhộn nhịp.

- Đi mua sắm, vui chơi giải trí hay về thăm ông bà,...

- Sửa nhà cửa, chơi trò chơi truyền thống như đua thuyền, chọi gà, kéo co. - Tấp nập và có nhiều màu sắc,...

- Học sinh quan sát một số hình, ảnh về hoạt động ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - GV gợi ý: Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,... - Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp.

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.

*Mục tiêu: giúp HS biết cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.

- GV gợi ý thêm một số nội dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. + Cảnh vườn hoa, công viên hay cảnh chợ hoa ngày Tết.

+ Những hình ảnh ngày Tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,...những hoạt động trong ngày tết như: đi chúc ông bà, đi công viên, đi lễ chùa,...trò chơi trong ngày lễ như: chọi gà, đấu vật hay kéo co,...

- Tìm chọn nội dung phù hợp.

- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh nhà cửa, cây cối,...

- Tìm màu sắc thích hợp, dùng màu sắc theo ý thích, màu tươi sáng thể hiện được nội dung ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát,

tham khảo thêm

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: giúp HS vẽ được tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học

- Học sinh quan sát. - Học sinh nghe.

- Học sinh tìm hiểu các hoạt động.

- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.

- Chọn nội dung phù hợp với khả năng. - Học sinh tìm hình.

- Tìm hình cân đối. - Học sinh tìm màu.

- Hoc sinh quan sát.

- Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài.

sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở. - Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động diễn ra của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ.

- Vẽ hình rõ các hình dáng người khác nhau.

- Chú ý đến hình dáng chung của hình chính.

- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.

+ Tô màu kín hình đều và đẹp, màu sắc sinh động làm rõ nội dung.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: giúp HS thêm yêu quê hương, đất nước.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu?

H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa?

H. Trong tranh này em thích bài nào nhất?

- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.

- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp. - Nhận xét chung tiết học.

- Tìm hình.

- Hình dáng chung.

- Tìm màu.

- Học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Cảnh diễn ra trong gia đình, ở công viên, cảnh chợ,...

- Hình ảnh trong tranh sinh động, hài hoà và rõ nội dung.

- Màu đều và đẹp

- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.

* Dặn doø:

- Sưu tầm thêm về các tranh của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Quan sát đồ vật trong gia đình để chuẩn bị cho bài học sau

Thứ tư Ngày dạy:30/1/2008

Bài 20: VẼ THEO MẪU

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w