Bài 23: VẼ TRANH

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 70 - 77)

- Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau.

Bài 23: VẼ TRANH

ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I.MỤC TIÊU:

- Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.

- Học sinh tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. - Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.

II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau của các hoạ sĩ. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì màu, sáp màu. - Bút chì màu, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong. H. Chữ như thế nào gọi là chữ nét thanh, nét đậm?

H. Nét nào là nét thanh, nét nào là nét đậm? 3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề

tài.

*Mục tiêu: giúp HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.

- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau, gợi ý cho học sinh nhận thấy.

H. Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì?

H. Trong tranh có những hình ảnh nào?

H. Em hãy kể một số tranh?

H. Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Giáo viên gợi ý thêm: - Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; vẽ tranh chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,...

- Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp.

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.

*Mục tiêu: giúp HS nhớ lại cách vẽ tranh theo đề tài.

- Giáo viên gợi ý thêm một số nội

- Học sinh tìm hiểu nội dung.

- Tết trung thu, Tết âm lịch, ngày noel,... - Diễn ra rất sôi nổi và nhộn nhịp.

- Đi mua sắm, vui chơi giải trí hay về thăm ông bà,...

- Sửa sang nhà cửa, chơi các trò chơi truyền thống như chơi đua thuyền, chọi gà, kéo co,...

- Tấp nập và có nhiều màu sắc,... - Học sinh quan sát.

- Học sinh nghe.

- Học sinh tìm hiểu các hoạt động. - Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.

dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

+ Cảnh vườn hoa, công viên hay cảnh chợ hoa ngày Tết.

+ Những hình ảnh chuẩn bị cho ngày Tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,...hay những hoạt động trong ngày tết như: đi chúc ông bà, đi công viên, đi lễ chùa,...các trò chơi trong ngày lễ như: chọi gà, đấu vật hay kéo co,...

- Tìm chọn nội dung phù hợp.

- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính, hình ảnh nhà cửa, cây cối,...

- Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ đẹp để học sinh quan

sát, tham khảo thêm

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: giúp HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.

- Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động diễn ra của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ.

- Vẽ hình rõ các hình dáng người khác nhau.

- Chọn nội dung phù hợp với khả năng. - Học sinh tìm hình.

- Tìm hình cân đối.

- Học sinh tìm màu.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài.

- Tìm hình.

- Chú ý đến hình dáng chung của hình chính.

- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.

+ Tô màu kín hình đều và đẹp, màu sắc sinh động làm rõ nội dung.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: giúp HS tìm ra được những đề tài đẹp theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu?

H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?

H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa?

H. Trong tranh này em thích bài nào nhất?

- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh. - Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp. - Nhận xét chung tiết học.

- Tìm màu.

- Học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Cảnh diễn ra trong gia đình, ở công viên, cảnh chợ,...

- Hình ảnh trong tranh sinh động, hài hoà và rõ nội dung.

- Màu đều và đẹp

- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.

* Dặn doø:

- Sưu tầm thêm về các tranh của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Quan sát đồ vật trong gia đình để chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn: 26/2/2007 Thứ tư Ngày dạy:28/22007

Bài 24: VẼ THEO MẪU

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU

I.MỤC TIÊU

- HS biết quan sát, so sánh và nhận xét đúng tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm mẫu. - HS biết cách vẽ bố cục hợp lí; vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và có đặc điểm.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý đồ vật xung quanh. II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Chuẩn bị một số đồ vật để làm mẫu. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì, sáp màu, tẩy. - Bút chì, sáp màu, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Giáo viên kiểm tra một số bài của học sinh tuần trước chưa xong. H. Đường diềm là đường như thế nào?

3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

*Mục tiêu: giúp HS quan sát, so sánh và nhận xét đúng tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm mẫu.

- Giáo viên giới thiệu mẫu có hai vật mẫu và bày mẫu cho học sinh nhận thấy. H. Mẫu này có mấy đồ vật? Có các đồ vật nào?

- Giáo viên có thể cho học sinh tự bày mẫu.

H. Em thấy hình dáng chung của các vật mẫu như thế nào?

H. Mẫu vật này gồm có những bộ phận nào?

H. Đồ vật này là đồ vật gì, chúng có hình dáng, màu sắc ra sao?

H. Vật mẫu nào nằm trước, vật mẫu nào nằm sau?

H. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các đồ vật đó?

H. Các đồ vật này có độ đậm nhạt như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật khác nhau để thấy chúng có sự giống và khác nhau.

- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các đồ vật đều có dạng hình trụ, nhưng khác nhau về các tỉ lệ của các bộ phận, màu sắc và độ đậm nhạt.

- Để vẽ được hình cân đối có bố cục đẹp, cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp bố cục cân xứng.

Hoạt động 2: Cách vẽ.

*Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ theo mẫu dữa trên các bước vẽ.

- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung. - Mẫu có hai đồ vật; mẫu cái chai, quả cam, bình nước cái ly,...

- Đều là hình trụ, hình khối cầu,...

- Cái ca có hình trụ, có miệng, thân và đáy, màu vàng,...

- Cái ly nằm trước cái ca vì cái ly nhỏ và thấp hơn,...

- Đều có Miệng, thân, đáy, nhưng khác về kích thước, màu sắc,...

- Bình nước dày hơn nên có độ đậm, cái ly sáng hơn bằng thuỷ tinh nên ta thấy có độ nhạt hơn,...

- Học sinh nghe.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình mẫu và hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Ước lượng và so sánh tỉ lệ.

+ Tìm chiều cao, chiều ngang để tìm khung hình chung của hai vật mẫu.

- Kẻ trục cho khung hình.

+ Tìm tỉ lệ của thân, miệng, đáy của từng vật mẫu.

+ Vẽ nét chính bằng các nét thẳng mờ của hai vật mẫu vừa quan sát vừa vẽ để điều chỉnh hình.

- Tìm nét cong của vật mẫu, hoàn thiện hình vẽ.

- Vẽ đậm nhạt hoặc tìm màu sắc thích hợp.

- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ, hình vẽ có hai đồ vật cân đối để học sinh quan sát, tham khảo thêm.

Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ bố cục hợp lí; vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và có đặc điểm.

- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu, học sinh vẽ vật mẫu theo nhóm đã chuẩn bị và vẽ bài vào vở.

- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy.

- Tìm đặc điểm của hình mình định vẽ. - Vẽ hình rõ đặc điểm.

- Chú ý đến hình dáng chung của đồ vật. - Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.

+ Muốn đánh đậm nhat hay tô màu tuỳ thích.

+ Đánh đậm nhạt hay tô màu kín hình đều và đẹp.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

*Mục tiêu: giúp HS nhận xét bài của bạn theo cảm nhận riêng.

-Học sinh tìm hình.

- Tìm hình cân đối.

- Học sinh tìm đậm nhạt bằng chì hoặc, màu.

- Hoc sinh quan sát.

- Học sinh quan sát hình mình chuẩn bị và vẽ vào vở

- Tìm hình.

- Hình dáng chung.

- Tìm độ sáng tối bằng chì hoặc bằng màu.

- Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng. - Bố cục cân xứng.

- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.

- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.

H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Bạn sắp xếp hình vẽ đã cân xứng chưa?

H. Trong bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.

- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp. - Nhận xét chung tiết học.

* Dặn doø:

- Quan sát đồ vật xung quanh và tìm hình dáng chung.

- Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau. cho bài học sau.

Ngày soạn: 5/3/2007 Thứ tư Ngày dạy:7/3/ 2007

Bài 25: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 ( cả năm) (Trang 70 - 77)