Ba Vì năm 2010 (n =35)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 47)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy các trang trại có diện tích nhỏ hơn 2 ha là khá lớn 20/35 trang trại, trong đó có 7 trang trại chăn nuôi lợn chiếm 70% trong tổn số 10 trang trại lơn được điều tra, trang trại gà có 4 trang trại chiếm 40% trong tổng số 10 trang trại, trang trại thuỷ cầm có 5 trang trại thì tất cả đều có diện tích nhỏ hơn 2ha., trang trại tổng hợp cũng có 4 trang trại chiếm 40% có diện tích nhỏ hơn 2ha.

Các trang trại có diện tích từ 2 đến 4ha có 8 chiếm 22.86% số trang trại điều tra. Trong đó trang trại lợn có 3 chiếm 30 %, trang trại gà có 3 chiếm 30% trang trại, trang trại tổng hợp có 2/10 trang trại.

Quy mô trang trại Các loại hình trang trại Tổng Lợn Gia cầm Thủy cầm Tổng hợp Tổng trang trại SL 10 10 5 10 35 % 28.57 28.57 14.29 28.57 100 < 2ha SL 7 4 5 4 20 % 70 40 100 40 57.14 Từ 2ha - < 4ha SL 3 3 0 2 8 % 30 30 0 20 22.86 Từ 4ha - < 6 ha SL 0 3 0 3 6 % 0 30 0 30 17.14 ≥ 6 ha SL 0 0 0 1 1 % 0 0 0 10 2.86

Có 3 trang trại gà và 3 trang trại tổng hợp có diện tích từ 4 đến 6 ha, chỉ có 1 trang trại tổng hợp có diện tích trên 6 ha trên tổng số trang trại được điều tra.

Từ các số liệu nêu trên ta có thể nhận ra các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đang tập trung phát triển nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, diện tích sản xuất được thu hẹp, các yếu tố khoa học công nghệ được nâng cao. Hình thức chăn nuôi quảng canh đang dần chuyển sang thâm canh tăng năng suất.

4.2.3. Yếu tố vốn sản xuất của các trang trại

Vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện khả năng đầu tư và có tính chất quyết định tới năng suất của trang trại. Kết quả điều tra kinh tế trang trại trên địa bàn huyện cho thấy tình hình và cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9:Tình hình nguồn vốn bình quân cho 1 trang trại trên địa bàn huyện năm 2010 ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Loại hình TT Tổng vốn sản xuất Các loại vốn

Vốn tự có nhà nướcVốn vay Vốn vay khác SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) Lợn 271 100 73 26.94 183 67.53 15 5.54 Gà 394.4 100 130 32.96 255 64.66 9.4 2.38 Thủy cầm 150.4 100 56 37.23 88 58.51 6.4 4.26 Tổng hợp 382 100 150 39.27 220 57.59 12.5 3.27 BQ chung 320.89 100 108.86 33.92 200.57 62.50 11.46 3.57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy vốn bình quân trong 1 trang trại chăn nuôi là 320.89tr.đ trong đó vốn tự có là 108.86tr.đ chiếm 33.92%, vốn vay nhà nước là 200.57tr.đ chiếm 62.50%, vốn vay khác 11.46tr.đ chiếm 3.57% trong tổng số vốn của trang trại.

Trong các loại hình trang trại thì trang trại gà có tổng số vốn đầu tư là lớn nhất 394.4tr.đ trong đó vốn tự có là 130tr.đ chiếm 32.96%, vốn vay nhà nước là 225tr.đ chiếm 64.66%, vốn vay khác là 9.4tr.đ chiếm 2.38% trong tổng số vốn của trang trại. Trang trại tổng hợp đứng thứ 2 với 382tr.đ trong đó vốn tự có là 150tr.đ, vốn vay nhà nước là 220tr.đ vốn vay khác là 12.5tr.đ trong tổng số vốn của trang trại. Trang trại lợn đứng thứ 3 với 271tr.đ tổng vốn đầu tư, trong đó vốn tự có là 73tr.đ, vốn vay nhà nước 183 tr.đ vốn vay khác 15tr.đ. Trang trại thuỷ cầm có tổng số vốn đầu tư thấp nhất là 150.4tr.đ trong đó vốn tự có là 56tr.đ, vốn vay nhà nước 88tr.đ, vốn vay khác 6.4tr.đ.

Trong các trang trại được điều tra thì trang trại tổng hợp có tỉ lệ vốn tự có là cao nhất 39.27%, trang trại thuỷ cầm đứng thứ 2 với tỉ lệ 37.23%, trang trại gà có tỉ lệ là 32.96%, trang trại lợn có tỉ lệ thấp nhất 26.94%. Các trang trại vay vốn của nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sau đó trả dần trong thời gian 3 đến 5 năm, như vậy vốn vay nhà nước sẽ bị khấu hao dần trong khoảng thời gian trả nợ, vốn tự có là số vốn mà chủ trang trại đầu tư cộng với số tiền mà trang trại thu được đem trả nợ, trong những khoảng thời gian khác nhau tỉ lệ các loại vốn sẽ khác nhau.

4.2.4.Thức ăn sử dụng trong trang trại

Thức ăn là thành phần không thể thiếu để dẫn đến sự thành công của mỗi trang trại, thức ăn tốt giá thành hợp lý sẽ giúp vật nuôi nhanh lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại thức ăn chất lượng kém dẫn đến vật nuôi bị dịch bệnh, hoặc thức ăn tốt nhưng giá quá cao dẫn đến trang trại hoạt động không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi trong các trang trại trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10: Tình hình sử dụng thức ăn trong các trang trại chăn nuôi

Đơn vị tính: %

Loại thức ăn Trang trại

Lợn Thủy cầm Tổng hợp

Thức ăn công nghiệp 100 100 100 100

Thức ăn kết hợp 30 0 60 60

(Nguồn: số liệu tổng hợp điều tra năm 2011)

Trong tổng số 35 trang trại được điều tra thì tất cả các trang trại đều sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn chế biến sẵn.

Tuy nhiên một số trang trại có sử dụng thức ăn tự chế biến để bổ xung nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận. trong đó có 60% trang trại tổng hợp, 30% trang trại lợn, 60% trang trại thuỷ cầm sử dụng thức ăn bổ sung. Trang trại gà sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

Trang trại tổng hợp sử dụng thức ăn bổ sung là lấy các loại sản phẩm phụ hoặc chất thải của của loại vật nuôi, cây trồng này để làm thức ăn cho loại vật nuôi khác.

Trang trại lợn sử dụng thức ăn bổ sung là các loại cám, rau xanh cho lợn nái mẹ trong thời kỳ tách con, nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Các trang trại thuỷ cầm sử dụng thức ăn bổ sung là các loại lúa, ngô và các loại sinh vật thuỷ sinh như: tôm, cá, ốc… nhằm giảm chi phí sản xuất, tận dụng các loại thức ăn rơi vãi.v.v…

4.2.5. Nguồn nhân lực trong các trang trại chăn nuôi *Về lao động bình quân trong các trang trại

Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của trang trại. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra:

Bảng 4.11 : Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010

ĐVT : Người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu BQ phân theo loại hình trang trại

Lợn Gia cầm Thủy cầm Tổng hợp SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Lao động BQ/TT 5.4 100 4.3 100 2.6 100 6.5 100 4.21 100 a. LĐ thường xuyên 4.9 90.74 4.0 93.02 2.6 100 4.4 67.69 3.52 83.61 - LĐ gia đình 2.1 38.89 2.6 60.47 2.2 84.62 2.2 33.85 2.29 54.39 - LĐ thuê 2.8 51.85 1.4 32.55 0.4 15.38 2.2 33.85 1.23 29.21 b. LĐ thời vụ 0.5 9.26 0.3 6.98 0 0 2.1 32.31 0.69 16.39

(Nguồn: số liệu tổng hợp điều tra năm 2011)

Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét: Bình quân mỗi trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì có 4.21 lao động, trong đó lao động thường xuyên là 3.52 lao động/trang trại, lao động thời vụ là 0.69 chiếm 16.39%. Trong lao động thường xuyên thì lao động gia đình là 2.29 chiếm 54.39%, lao động thuê ngoài là 1.23 chiếm 29.21%. Những con số nêu trên thể hiện đa số các trang trại vẫn ở quy mô nhỏ chủ yếu tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, với đà phát triển của đất nước cộng thêm với ưu thế về đất đai việc mở rộng quy mô trang trại, chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu lao động thuê ngoài sẽ tăng, đặc biệt là lao động có chuyên môn.

Trong các loại hình trang trại nghiên cứu thì trang trại tổng hợp có số lượng lao động đông nhất 6.5 lao động/trang trại. Trong đó lao động gia đình là 2.2 chiếm 33.85%, lao động thuê ngoài là 2.2 chiếm 33.85%, lao động thời vụ là 2.1 chiếm 32.31% trong tổng số lao động. Trang trại tổng hợp do phải sản xuất nhiều loại cây con khác nhau lên phải sử dụng nhiều lao động, trong đó vì đặc thù phải sản xuất và thu hoạch nhiều vụ nên cần thuê nhiều lao động thời vụ, còn trong quá trình chăm sóc thì sử dụng chủ yếu là lao động thường xuyên.

Trang trại chăn nuôi lợn có số lượng lao động lớn thứ 2 với 5.4 lao động/trang trại trong đó lao động gia đình là 2.1 chiếm 80, lao động thuê ngoài là 2.8 chiếm 51.85%, lao động thời vụ là 0.5 chiếm 9.26%. Trang trại gà sử dụng bình quân 4.3 lao động/trang trại trong đó lao động gia đình chiếm 60.47%, lao động thuê ngoài chiếm 32.55%, lao động thời vụ là 0.3 chiếm 6.98%.

Duy nhất có trang trại chăn nuôi thuỷ cầm không thuê lao động thời vụ, loại hình trang trại này sử dụng 2.6 lao động/trang trại, trong đó lao động gia đình là 2.2 chiếm 84.62%, lao động thuê ngoài là 0.4 chiếm 15.38%. Do quy mô loại hình trang trại, và số lượng vật nuôi là không nhiều nên trang trại chăn nuôi thuỷ cầm chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, ít khi sử dụng lao động làm thuê.

Về chủ trang trại

Chủ trang trại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự phát triển của trang trại. Nói 1 cách khác anh ta là người có ý trí , có khát khao và mong mong muốn làm giàu từ trang trại, và quyết định bỏ tiền, bỏ công sức quản trị mong muốn thu được lợi nhuận cao từ trang trại. chủ trang trại quản lý tốt, có nhiều kinh nghiệm sẽ đưa trang trại phát triển, còn nếu chủ trang trại không biết quản lý, đầu tư không đúng cách sẽ làm cho trang trại bị thua lỗ và chủ trang trại bị phá sản.

Bảng 4.12. Một số đặc điểm của chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010

ĐVT : Người

Chỉ tiêu BQ phân theo loại hình trang trại Lợn Gia cầm Thủy cầm Tổng hợp SL SL SL SL SL Tỷ lệ (%) 1.Tuổi BQ chủ trang trại 44.6 43.9 43.6 50.2 45.86 < 30 tuổi 1 2 0 0 3 8.57 30 - 45 tuổi 3 2 3 3 11 31.43 46 - 60 tuổi 6 5 2 5 18 51.43 > 60 tuổi 0 1 0 2 3 8.57 2.Giới tính Nam 9 9 0 9 32 91.43 Nữ 1 1 0 1 3 8.57 3.Dân Tộc Kinh 10 10 5 10 35 100 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 4.Nghề nghiệp chính Nông dân 9 8 5 9 31 88.57 Khác 1 2 0 1 4 11.43 5.Tổ chức đoàn thể Đảng viên 1 0 0 0 1 2.86

Hội viên, đoàn viên 9 10 5 10 34 97.14

6.Tôn giáo Không 10 10 5 10 35 100 tôn giáo 0 0 0 0 0 0 7.Trình độ văn hóa Không biết chữ 0 0 0 0 0 0 Tiểu học 2 2 0 5 9 25.71 Trung học cơ sở 4 4 2 4 14 40 Trung học phổ thông 4 4 3 1 12 34.29 8.Trình độ chuyên môn của chủ TT

- Chưa qua đào tạo 9 8 5 9 31 88.57

- Sơ cấp 1 1 2.86

- Trung cấp 1 1 2 5.72

- Cao đẳng 0

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra năm 2011)

Qua bảng số liệu ta có nhận xét:

Về độ tuổi của các chủ trang trại: Các chủ trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì có độ tuổi trung bình khá cao bình quân 45.86 tuổi. Nhóm trang trại có độ tuổi trung bình cao nhất là trang trại tổng hợp 50.20 tuổi, trang trại lợn có độ tuổi trung bình 44.6, trang trại gà có độ tuổi trung bình là 43.9, trang trại thuỷ cầm có độ tuổi thấp nhất trung bình 43.6 tuổi. Trong số 35 chủ trang trại điều tra chỉ có 8.57% dưới 30 tuổi, có 31.43% có độ tuổi từ 30- 45 tuổi, 51.43% có độ tuổi từ 46- 60, có 8.57% có độ tuổi trên 60. Đa số chủ trang trại là những người có kinh nghiệm chăn nuôi thành lập và gây dựng trang trại trong nhiều năm nên độ tuổi bình quân là khá lớn. Một trường hợp khác là thường những người chủ gia đình đứng ra thành lập trang trại rồi cùng con cháu gây dựng và phát triển, có thể họ không trực tiếp lao động sản xuất nữa nhưng vẫn đứng tên chủ trang trại.

Về giới tính: Trong tổng số 35 trang trại được điều tra chỉ có 8.57% chủ trang trại là nữ. Điều này thể hiện vấn đề bình đẳng giới trong các trang trại vẫn chưa được chú trọng. Người phụ nữ có thể là người lao động chính trong trang trại, nhưng người đàn ông mới là người có quyền ra quyết định trong trang trại. Khi quyết định một vấn đề lớn có trên 90% phụ nữ được hỏi cho biết họ được chồng bàn bạc ý kiến nhưng quyết định cuối cùng vẫn là do người chồng quyết định, có 4 người trong đó có 3 người là chủ trang trại được hỏi là có quyền quyết định công việc như người đàn ông trong gia đình.

Có 88.57% chủ trang trại là nông dân, 11.43% chủ trang trại còn lại chỉ 1 người có bằng đại học chăn nuôi thú y, còn lại đều học qua trung cấp thú y, là thú y viên thôn bản. Con số này cho thấy trình độ của các chủ trang trại là khá thấp, tất cả chỉ là tích luỹ kinh nghiệm mà phát triển trang trại. Kinh nghiệm quản lý trang trại quy mô lớn còn yếu và thiếu, trang trại phát triển theo hướng tự phát, trình độ và kỹ năng của chủ trang trại còn thấp. Cần phải có

chính sách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý của các chủ trang trại.

4.2.6. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại Bảng 4.13: Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại chăn nuôi trên

địa bàn huyện Ba Vì năm 2010

Loại máy công cụ Tổng số(Chiếc) Lợn(%) Gia cầm(%)

Thủy cầm (%) TT Tổng hợp (%) Máy vi tính 19 10.53 31.58 15.79 42.11 Máy nổ 20 10 15 25 50 Máy phát điện 35 28.57 28.57 514.29 28.57 Máy bơm 18 16.67 0 27.78 55.56

Máy chế biến thức ăn 19 10.53 0 26.32 57.89

Quạt thông gió 136 27.94 36.76 0 35.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2011 )

Vấn đề máy móc và sử dụng máy móc trong trang trại làm sao cho tránh lãng phí và phù hợp với sự phát triển của trang trại đang là vấn đề được các chủ trang trại rất quan tâm.

Qua điều tra cho thấy đa số các trang trại đã đầu tư các loại máy móc thiết yếu phục vụ cho quá trình sản xuất của trang trại. Các trang trại tổng hợp có sự đầu tư mạnh nhất hầu hết các loại máy thiết yếu đều được đầu tư đặc biệt là máy phát điện và quạt thông gió.

Máy bơm dùng để bơm tát ao hồ, và các loại máy bơm nhỏ dùng để bơm nước uống cũng như tắm rửa cho vật nuôi cũng được đầu tư đầy đủ ở tất cả các trang trại. Các loại máy chế biến thức ăn cũng được sử dụng ở các trang trại sản xuất con giống như máy nghiền, máy trộn, máy say sát…. Tuy nhiên mức độ chuyên môn hoá của các trang trại còn thấp, việc chăm sóc vật nuôi vẫn được thực hiện chủ yếu bằng các công cụ thô sơ.

4.2.7.Phòng chống dịch bệnh trong các trang trại

Bảng 4.14. Các biện pháp phòng bệnh trong trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010

(Đơn vị tính: %)

Các biện pháp phòng bệnh, dịch Loại hình trang trại

Lợn Gia cầm Thủy cầm Tổng hợp

Tiêm vacxin 100 100 60 70

Tiêu độc khử trùng 100 100 100 80

Cách ly 100 100 40 100

Chọn giống 80 100 100 80

(Nguồn: số liệu tổng hợp điều tra năm 2011)

Trong chăn nuôi vấn đề phòng chống dịch bệnh luôn là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu, vì nếu để vật nuôi nhiễm bệnh thì vừa mất tiền thuốc chữa trị, có thể dẫn đến vật nuôi bị chết hay lây truyền sang vật nuôi khác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Qua bảng số liệu điều tra có thể thấy công tác phòng chống dịch bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 47)