Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN iu ki nt nhiên, kinh t- xã hi ca huy n Đề ủệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 29)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, từ 21o đến 21o 19`40``o độ vĩ Bắc, 105017`35`` đến 105028`22`` kinh độ đông cách trung tâm thành phó hà nội 53km.

Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là con sông Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới là sông Đà. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thạch Thất.

Huyện Ba Vì được thành lập trên địa bàn các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Sơn Tây. Thời kỳ 1975 - 1978, huyện thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Sau đó lại trở về tỉnh Hà Tây và từ tháng 8/2008 lại thuộc về thành phố Hà Nội. Huyện bao gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã là: Thái Hoà, Ba Vì, Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng,..

Ba vì nối liền với các tỉnh và trung tâm thành phố Hà Nội bằng các trục đường bộ quan trọng như quốc lộ 32, 88. Đặc biệt quốc lộ 32 chạy qua nối liền nội thành Hà Nội với các tỉnh phía bắc( Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây) đến các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái,v.v… Ngoài ra, Ba Vì còn có hệ thống đường giao thông liên huyện liên xã phát triển, cùng với tuyến đường thủy qua phía Tây Bắc và Đông Bắc huyện( sông Hồng và sông Đà với tổng chiều dài trên 70 km) với hệ thống các bến đò và bến phà trải dọc trên 2 sông là những điều kiện thuận lợi thúc dẩy kinh tế phát triển.

Ba Vì còn tiếp giáp với nhiều khu vực kinh tế, khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy thủy điện Hòa Bình, Trong tương lai còn tiếp cận với nhiều khu văn hóa lớn của cả nước: Làng Văn Hóa, trường Đại học quốc gia, chuỗi đô thị Miếu Môn – Sơn Tây, khu công nghiệp Phú Cát.v.v…

Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của thủ đô Hà Nội, vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia.

4.1.1.2. Địa hình

Huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây cũ. Địa hình được chia ra làm ba vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông. Vùng núi chiếm 47,5% diện tích, có các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là Tản Viên cao 1.296m, đỉnh Vua và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ. Huyện có hai hồ rất lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).

4.1.1.3 Khí hậu

Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tấn suất 25% và hướng Tây Nam.

Bảng 4.1: Lượng mưa hàng năm trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w