1 Số xã có đường ôtô đến UBND xã Xã 32 100
2 Số xã có đường giao thông tới thôn, xóm Xã 32 100
3 Số xã có trạm y tế Xã 32 100
4 Số xã có điện lưới xã 32 100
5 Số xã được sóng truyền thanh xã 32 100
6 Số xã có trương cấp II xã 32 100
7 Số xã có trường cấp III xã 4 15
8 Số xã có bưu điện văn hoá xã 32 100
9 Số xã có điện thoại xã 32 100
10 Số xã thuộc diện nghèo đói xã 1 3.13
- Hệ thống giao thông
Nhìn chung Ba Vì có mạng lưới giao thông vận tải khá hoàn chỉnh, tất cả các xã, thị trấn đều có đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo giao lưu thông suốt quanh năm, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Nhờ sự thông suốt của mạng lưới giao thông, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn Ba Vì có sự thay đổi rõ rệt.
∗Giao thông đường bộ bao gồm:
Một tuyến quốc lộ 32A chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 15.5 km. Đây là 1 đoạn của tuyến xa lộ Bắc Nam nối giữa các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái, … với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là trục giao thông quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của huyện.
Mười một tỉnh lộ với chiều dài 115 km, 35 tuyến huyện lộ với chiều dài 151 km, đường giao thông nông thôn bao gồm 100 km đường trục xã và 850km đường giao thông liên thôn, ngõ, xóm, gắn kết toàn bộ đời kinh tế, xã hội của người dân trong huyện và giao lưu với các vùng lân cận.
- Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, Ba Vì còn có gần 40 km giao thông đường thủy trên sông Đà và sông Hồng. Trên tuyến thủy lộ này hiện đang duy trì hoạt động 1 cảng, 9 bến phà khách sang sông và 10 bãi bốc xếp vật liệu xây dựng. Tuyến giao thông thủy này có vai trò quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa, hành khách giữa các vùng của huyện với các vùng lân cận của Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông ở 7 xã miền núi cần được chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa nhằm tạo động lực phát triển cho các vùng khó khăn này.
- Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi ở Ba Vì được chú trọng đầu tư, xây dựng kiên cố hóa và thường xuyên được tu tạo bảo dưỡng. Với chiều dài đoạn sông Hồng, sông Đà chảy qua địa bàn dài trên 40km, Ba Vì có 36,2 km đê Đại Hà, 19km đê bao, 21km kè. Hiện nay đã có 15km đê được đổ bê tông , còn lại 21.1 km là đất và rải đá cấp phối bị xuống cấp nặng nề.
Toàn huyện có 1 hồ lớn là hồ Suối Hai, với dung tích 48.5 triệu m3, được xây dựng năm 1960 và vẫn đang vận hành tốt, phụ trách tưới tiêu cho khu vực phía nam của huyện, và một số vùng lân cận.
Ba Vì có 2 trạm bơm tưới nước quy mô lớn là Trung Hà( 26 máy bơm công suất 1000 m3 /giờ và Sơn Đà ( 10 máy, công suất 1000 m3 /giờ. Ngoài trên địa bàn còn có 56 trạm bơm quy mô nhỏ, quy mô từ 1 đến 4 máy, lấy nước từ sông, suối kênh tiêu, ao, hồ phục vụ tưới nước cho các vùng cao cục bộ, vùng đồi gò trên toàn huyện.
Kênh mương: Hệ thống kênh tưới chính dài 35 km, kênh cấp 2 dài 60 km, kênh cấp 3 và nội đồng dài 450km. Hiện nay tổng số kênh tưới được kiên cố hóa là 145km, gồm 3 km kênh cấp 1,17km kênh cấp 2,125 km kênh cấp 3 và nội đồng. Hệ thống kênh tiêu chính dài 20km, kênh tiêu cấp 2 dài 50km, kênh tiếu cấp 3 và nội đồng dài 250km.
- Mạng lưới điện
Mạng lưới điện của Ba Vì được đầu tư khá đồng bộ. 100% số xã trên địa bàn huyện đã có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn huyện có 296 trạm biến áp với tổng số 309 máy, 295.000 km đường dây hạ thế đảm bảo cung cấp nhu cầu về điện cho 100% số hộ. Tổng nguồn điện năm 2010 đạt 91.500 KVA, bình quân tiêu thụ điện năng theo đầu người 1 năm đạt 296 KV. Nhờ mạng lưới điện khá hoàn chỉnh và đồng bộ đã tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
- Hệ thống giáo dục.
Tính đến năm 2009- 2010 hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục huyện Ba Vì hiện có:
+ Mầm non: Toàn huyện có 36 trường, đã chuyển đổi 100% từ bán công sang công lập tự chủ. Tổng số lớp mầm non là 363 lớp , 9776 cháu ra lớp, đạt tỉ lệ 88%. Tổng số nhóm nhà trẻ là 126 nhóm , 2639 cháu ra lớp, đạt 23.1%.
+ Tiểu học: toàn huyện có 34 trường tiểu học với tổng số 686 lớp, 18883 học sinh. Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%.
THCS: hiện toàn huyện có 33 trường trung học cơ sở và 2 trường PTCS, với tổng số 442 lớp , 14726 học sinh . Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp 6 đạt 99%.
THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên: Gồm 8 trường trong đó có 1 trường Dân lập Lương Thế Vinh, với tổng số 210 lớp, 9562 học sinh.
Về chất lượng giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm duy trì ở mức 96- 98%. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2009- 2010 đạt 67.85%. 100% số xã đã phổ cấp giáo dục hết THCS, 100% giáo viên Tiểu học và THCS đạt chuẩn đào tạo và 98.5% giáo viên mầm non đạt chuẩn đào tạo trở lên.
Về hệ thống cơ sở vật chất giáo dục, toàn ngành giáo dục huyện hiện có tổng số 1367 phòng học, trong đó có 707 phòng kiên cố. Tỉ lệ trường có phòng thư viện đạt 59%. Tỉ lệ trường có phòng thiết bị, thí nghiệm đạt 47%. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 18 trường đạt 16.1%. Dù vậy, hệ thống cơ sở vật chất phòng học vẫn còn thiếu thốn , đối với cấp tiểu học hiện nay mới chỉ có 70% học sinh được học 2 buổi/ ngày.
- Hệ thống y tế:
Tính đến hết năm 2010, mạng lưới y tế huyện Ba Vì gồm có 1 bệnh viện Đa Khoa , 1 Trung tâm y tế dự phòng, 3 phòng khám đa khoa khu vực( Minh Quang, Tản Lĩnh, Bất Bạt) và 32 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn huyện là 448 cán bộ, trong đó có 51 bác sĩ, 2 dược sỹ, 2 cao đẳng điều dưỡng. Số trạm y tế có bác sĩ là 18 trạm. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế là 90.3% ( 28/31 xã). Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 6.4 giường. Số bác sĩ trên 1 vạn dân là 2.04 bác sĩ.
Năm 2010 bệnh viện đa khoa huyện đã khám và chữa bệnh cho 234 nghìn lượt người, các trạm y tế xã, thị trấn cũng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho 135905 lượt người, trong đó riêng trẻ em là 29524 cháu. Điều trị nội trú cho 16000 bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt 120%. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 24% năm 2005 xuống còn 16.5%.
Công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có nhiều thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Không để xuất hiện dịch H5N1, H1N1, tiêu chảy cấp,…. Trẻ em đến tuổi được tiêm phòng đầy đủ vacxin. Công tác DS&KHHGD được triển khai hiệu quả, tỉ lệ sinh con thứ 3 năm 2010 là 8.5% giảm 2% so với năm 2009.
4.1.2.3. Điều kiện kinh tế của huyện
Nếu chia giai đoạn 2001- 2010 thành 2 kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005 và
2006- 2010 thì quy mô và tốc độ tăng trưởng có sự gia tăng rõ rệt:
Sự tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây xuất phát từ đóng góp ngày càng tăng từ lĩnh vực phi nông nghiệp, từ 54% trong năm năm 2001-2005 đến 62% trong năm năm 2006-2010 và 70% trong 2 năm 2009- 2010. Liên tục trong 10 năm 2001-2010 các ngành nông lâm ngư nghiệp luôn luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, 7.8%/năm từ 2001-2005 và 23.5%/năm từ 2006-2010. Do đó mặc dù tỉ lệ đóng góp dù giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Bảng 4.5. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Ba Vì