Bảng 4.5. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 41)

GT (trđ) (%)CC (trđ)GT (%)CC (trđ)GT (%)CC 09/08 10/09 Tổng giá trị SX 1414 100 1863 100 2377 100 130.34 123.49 126.92 Ngành NLN 751 53.11 1050 56.97 1262 55.45 139.81 120.19 130 Ngành TM-DV 350 24.75 393 21.32 559 24.56 112.28 142.24 127.26 Ngành CN-XD 313 22.13 420 22.78 556 23.39 102.94 102.67 99.73

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội ảnh hưởng đến phát triển KTTTCN trên địa bàn huyện.

4.1.3.1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là tiêu thụ các loại nông sản phẩm.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển tốt. Diện tích đất đai chưa sử dụng vẫn còn và có thể đưa vào khai thác, phát triển các loại hình trang trại.

- Nguồn lao động dồi dào, sẵn sàng chuyển đổi để có thu nhập cao hơn. -Ba vì có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, trên địa bàn huyện có 1 phần lớn của dãy núi Ba Vì, có hai hồ lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô, vườn Quốc gia Ba Vì đã tạo ra rất nhiều các danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí kỳ thú thu hút được hàng triệu du khách 1 năm.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được tăng cường và hoàn thiện đảm bảo cho việc phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy trao đổi lưu thông hàng hoá.

- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các chủ trang trại, các cấp các ngành đã phát huy sức mạnh tổng hợp, phấn đấu góp phần phát triển kinh tế trang trại.

- Đảng và nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế trang trại như trợ cấp giống, thức ăn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản… đã khuyến khích các chủ trang trại yên tâm sản xuất, các hộ nông dân phát triển sản xuất theo hướng kinh tế trang trại ngày càng mạnh.

4.1.3.2. Khó khăn

- Với vị trí giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng núi phía Bắc, một mặt có lợi

thế nhưng mặt khác cũng chịu nhiều thách thức. Đó là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Ba Vì bị tác động bởi cơ chế thị trường theo quy luật cạnh tranh, nên có những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ bị loại bỏ.

- Địa hình, khí hậu một mặt thích hợp cho một nền sản xuất đa canh nhưng mặt khác cũng gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà

xưởng, truồng trại dẫn đến chi phí xây dựng ban đầu là rất cao. Bên cạnh đó các xã vùng đồi nếu không có biện pháp canh tác hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.

Quy mô kinh tế nhỏ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp; công nghệ nhìn chung còn lạc hậu; tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, hạn chế khả năng mở rộng sản xuất xã hội.

-Mật độ dân cư đông chủ yếu tập chung ở vùng nông thôn, thu nhập thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, tỉ lệ qua đào tạo thấp; đội ngũ cán bộ quản lý, các doanh nghiệp chưa theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường khi hội nhập; việc chuyển đổi lao động bị hạn chế và yêu cầu chi phí lớn.

-Chất lượng giao thông nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa đủ điều kiện hấp dẫn các thành phần kinh tế đầu tư.

- Quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh trên địa bàn huyện vì thế gây sức ép lớn đến diện tích đất đai phát triển nông nghiệp và KTTT.

4.2. Thực trạng phát triển KTTTCN trên địa bàn huyện

4.2.1. Số lượng và các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện

Bảng 4.6. : Số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì 2008- 2010 Loại hình TT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 41)