Bảng 4.6. : Số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì 2008- 2010 Loại hình TT 2008 2009 2010 So sánh (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) 09/08 10/09 Tổng 116 100 285 100 351 100 245.69 123.16 Lợn 12 10.34 123 43.16 154 43.87 1025 125.2 Bò 3 2.59 5 1.75 5 1.42 166.67 100 Gia cầm 33 28.45 53 18.6 67 19.09 160.60 126.41 Thủy cầm 14 12.07 17 5.96 19 5.41 121.43 111.76 Tổng hợp 54 46.55 87 30.53 106 30.2 161.11 121.83
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Vì năm 2010 )
Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế huyện Ba Vì, trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện có sự gia tăng đột biến. Từ 116 trang trại năm 2008 đã tăng lên 351 trang trại
trong năm 210. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Có được kết quả như vậy là nhờ chủ trương dồn điền đổi thửa của Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn. Tuy nhiên với sự phát triển của các trang trại trên quy mô lớn cũng gây sức ép rất lớn đến vấn đề phải cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, có như vậy các trang trại ở Ba Vì mới tồn tại và phát triển bền vững.
Trang trại chăn nuôi lợn là loại hình kinh tế trang trại có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất: từ 12 trang trại năm 2008 đã tăng lên 123 trang trại năm 2009 và 154 trang trại năm 2010. Có thể nói năm 2009 là năm đột biến về phát triển các loại hình trang trại chăn nuôi lợn, tốc độ tăng trưởng lên đến 1025%. Nguyên nhân là do chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất của nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn chuyển đổi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên với sự gia tăng nhanh chóng của các trang trại cùng với đó là chưa có quy hoạch đúng mức đã làm phá vỡ quy luật phát triển gây ra hiện tượng giá lợn sụt giảm rất mạnh năm 2009 dẫn đến nhiều trang trại thua lỗ, phá sản. Năm 2010 dưới sự chỉ đạo sát sao của Huyện, tốc độ gia tăng đã giảm xuống 125% cùng với những quy hoạch cụ thể các trang trại lợn đã trở lại hoạt động sản xuất và có hiệu quả nhất định. Vấn đề thị trường đầu ra đã được quan tâm, hàng loạt các trang trại đã ký hợp đồng bán sản phẩm hoặc chăn nuôi theo hình thức gia công cho các công ty lớn như công ty "CP Việt Nam" giảm sức ép về thị trường đầu ra. Một số trang trại đã đầu tư công nghệ và kỹ thuật chăm nuôi mới cho sản xuất con giống đảm bảo giống tốt, và tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ nguồn giống cho các trang trại trong khu vực.
Trang trại chăn nuôi gia cầm đa số là các trang trại chăn nuôi gà, 1 trang trại chăn nuôi đà điểu. Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu về trang trại chăn nuôi gà. Các trang trại gà có tốc độ tăng trưởng ổn định hơn trang
trại chăn nuôi lợn cụ thể năm 2008 có 33 trang trại, năm 2009 có 53 và đến năm 2010 có 67 trang trại tốc độ tăng trưởng 26%. Tất cả các trang trại gà trên địa bàn huyện đều mua con giống và thức ăn của các công ty chăn nuôi và bán sản phẩm lại cho công ty. Hình thức chăn nuôi này khá phù hợp vì người dân đa số đều không có vốn, và đầu ra của sản phẩm ổn định, công ty chăn nuôi chịu trách nhiệm tiêm phòng và điều trị bệnh dịch. Tuy nhiên các chủ trang trại phụ thuộc quá nhiều vào công ty nên dễ bị ép giá và chấp nhận thiệt thòi.
Trang trại chăn nuôi bò: Toàn huyện hiện nay có 5 trang trại chăn nuôi bò trong đó có 1 trang trại do “Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì” quản lý, một trang trại do trung tâm Moncada quản lý. Hai trang trại này chiếm hầu hết số lượng đàn, các trang trại còn lại không mang tính đại diện nên đề tài không tập trung nghiên cứu loại hình trang trại này. Nguyên nhân là do vốn đầu tư vào trang trại bò là khá lớn và chu kỳ sản xuất dài, chỉ có những trang trại trường vốn mới đầu tư sản xuất. Tuy các trang trại bò có số lượng tương đối ít nhưng số lượng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là rất lớn. Đối với các trang trại bò sữa chủ yếu tập trung quanh khu vực trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, bò thịt được nuôi trên khắp địa bàn huyện.
Trang trại chăn nuôi thuỷ cầm (ngan, vịt): Trang trại chăn nuôi thuỷ cầm có số lượng tương đối ít tuy nhiên nó cũng là 1 thành phần quan trọng trong cơ cấu trang trại trên địa bàn huyện. Các trang trại này chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và trung du trên địa bàn huyện. Năm 2008 số lượng đàn là 14 trang trại, năm 2010 tăng lên 19 trang trại, tuy nhiên về tương lai trang trại thuỷ cầm có xu hướng giảm do sức ép về đất đai và diện tích chăn thả. Hiện tại huyện đang tập trung đưa mô hình trang trại tổng hợp phát triển ở khu vực miền núi trong đó phát triển đàn thuỷ cầm ở các vực nước, hồ ao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Trang trại tổng hợp: là loại hình trang trại kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi(1), hoặc các sản phẩm chăn nuôi(2), hoặc các sản phẩm trồng trọt(3). Ở đây tác giả tập trung nghiên cứu hai loại hình (1) và (2). Loại hình
trang trại này thường sản xuất theo mục tiêu lấy ngắn nuôi dài tận dụng tới mức tối đa các sản phẩm để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Đây là mô hình trang trại đang được khuyến khích phát triển trên địa bàn huyện vì đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không gây ô nhiễm môi trường, các chất thải được tận dụng tối đa.
-Sự phân bố của các loại hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện
Bảng 4.7: Các loại hình trang trại phân bố theo vùng trong địa bàn