Bảng 4.7: Các loại hình trang trại phân bố theo vùng trong địa bàn huyện năm 2010

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 46)

Loại hình TT Tổng Vùng trung du miền núi Vùng đồng bằng SL (TT) CC (%) SL (TT) (%)CC Lợn 154 112 72.72 42 27.28 Trâu bò 5 4 80 1 20 Gia cầm 67 62 92.53 5 7.47 Thủy cầm 19 2 10.53 17 89.47 Tổng hợp 106 104 98.11 2 1.89 Tổng 351 284 80.91 67 19.09

(Nguồn:Phòng Kinh tế: Tổng hợp trang trại huyện Ba Vì năm 2010)

Các trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì tập trung chủ yếu ở khu vức đồi núi, do vùng này dân cư thưa thớt, trong những năm gần đây hệ thống giao thông liên lạc được đầu tư phát triển, tất cả các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô vào đến trung tâm. Đây là 1 tiền đề rất tốt để kinh tế trang trại hình thành và phát triển. Năm 2010 toàn huyện có 351 trang trại thì khu vực trung du miền núi đã có 248 trang trại chiếm 80.91%. Kinh tế trang trại phát triển là một tiền đề phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế xã hội cho địa bàn này.

Vùng đồng bằng, mặc dù có lợi thế về mặt kỹ thuật và giao thông tuy nhiên do mật độ dân số quá đông nên kinh tế trang trại phát triển rất chậm, trong những năm gần đây theo chính sách dồn điền đổi thửa của Nhà nước, và chính sách vay vốn ưu đãi đã tạo điều kiện cho 1 số trang trại hình thành và phát triển. Tuy nhiên do gặp phải một số vấn đề về môi trường, và cơ chế chuyển đổi khá phức tạp nên số lượng trang trại ở khu vực này còn thấp.

Trong cơ cấu trang trại chăn nuôi của huyện vùng đồng bằng có 67 trang trại chiếm 17.09%.

4.2.2. Quy mô đất đai của các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010.

Bảng 4.8: Quy mô đất đai của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010 (n =35)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w