1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc

135 1,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 712 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Trang 1

Mở đầu

1 Sự cần thiết của đề tài.

Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiềuứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thếkỷ XXI Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử(e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ởcác hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực.Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệpphát triển Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng vàphát triển thương mại điện tử Thương mại điện tử đã thực sự trở thành mộtchủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu Tuynhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tếthị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoànthiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp.Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiêncứu trong và ngoài nước Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sựthống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làmsáng tỏ.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tếquốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tấtyếu Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử.Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22,178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thươngmại điện tử”[22, 334] Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt

Trang 2

được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là mộtnước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tốthị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập Cho nên, để có thể tiếp cận vàtừng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõnhững vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triểnthương mại điện tử

Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với ViệtNam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần

tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thươngmại điện tử ở Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu.

Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổchức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinhtế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới(WB), Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu,các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử Nhiều quốcgia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử.Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thươngmại điện tử Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảoquốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức

Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiêncứu Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứngdụng và phát triển thương mại điện tử Hiện nay, thương mại điện tử cũngthu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễnthông, thương mại, , nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, Hội Tin học Việt Nam, Bộ Thương mại cũng đã thành lậpBan chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng LêDanh Vĩnh làm Trưởng ban Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án

Trang 3

nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Nhiềuhội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức Thương mạiđiện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúngnhư truyền hình, báo chí.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mớichỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnhnhất định của thương mại điện tử Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử

vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu Cho tới nay, “Thương mại điện

tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan

trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu.

3 Mục đích nghiên cứu.

Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử vàbước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trênphạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điệntử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thươngmại điện tử ở Việt Nam Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đốivới sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tốquyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuấtmột số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triểnthương mại điện tử ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên haiphương diện Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tửtrong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điệntử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp Phương

Trang 4

diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinhtế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tươngquan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sựphát triển thương mại điện tử

Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứunhững vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trênphạm vi quốc tế và Việt Nam Qua đó, phân tích những biến chuyển củalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa" Dựa trên cơsở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự pháttriển thương mại điện tử ở Việt Nam Từ đó, bước đầu xác định, đề xuấtmột số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam.

Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệmquốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể làTrung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa nhữngphương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như:

- Phương pháp duy vật biện chứng.- Phương pháp duy vật.

Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như:+ Phương pháp trừu tượng hóa.

+ Phương pháp thống kê.+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài:

Trang 5

- Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thươngmại điện tử.

- Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mạiđiện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiệncần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Từ đó, bước đầuxác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từngbước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

7 Bố cục của luận văn:

Luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam,

gồm 2 tiết.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương

mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.

Trang 6

CHƯƠNG 1

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT.

1.1.1 Định nghĩa Thương mại điện tử.

Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử(electronic commerce hay e-commerce) đã từng có nhiều tên gọi như:"thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học"(cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business hay e-business),"thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade) Gần đây, cách gọi "thương mại điện tử" (e-commerce) được sử dụng phổbiến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dùrằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự [2, 5].Tới nay, quan niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhautrên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều địnhnghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce) Các định nghĩavề thương mại điện tử rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt Sự khác

biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay quacác phương tiện điện tử nói chung, ) và nội dung của hoạt động thương

mại (bao gồm nhiều lĩnh vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực)

Một số định nghĩa xác định nội dung hoạt động là các hoạt độngthương mại và phương tiện thực hiện là các phương tiện điện tử hay các

mạng viễn thông nói chung "Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn

giản, là những giao dịch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bằng cácphương tiện điện tử” (Transatlantic Business Dialogue Electronic

Trang 7

Commerce White Paper, 1997) [28] “Thương mại điện tử gồm tất cả các

hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chứcvà các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồmvăn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 1997) [30] “Thương mại điện tử làsự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn tới sựtrao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information

Technology Obervatory 1997) [24] "Thương mại điện tử là việc sử dụng

công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến và chuyển hỡnh thỏi củacỏc hoạt động kinh doanh quan trọng Thương mại điện tử là bất kỳ hoạtđộng nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng,nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua các mạng nhỏ(nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới"[1].

Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao

gồm Internet “Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng

hóa và các dịch vụ trên mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World WideWeb”[21, 334] Việc giới hạn hẹp phương tiện hoạt động chỉ qua Internet

có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện thực hiện, thuận lợi cho việcđánh giá, đo lường nhưng không bao quát được toàn bộ môi trường hoạtđộng TMĐT, nhất là trong xu thế hiện nay CNTT dang phát triển khôngngừng, các phương tiện thực hiện TMĐT ngày càng mở rộng và phát triển.

Theo UNCTAD, rất nhiều định nghĩa về TMĐT chủ yếu dựa trênnhững kinh nghiệm thực tế và thường không đánh giá hết sự quan trọngthực sự của TMĐT cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế.UNCTAD cho rằng đó là những định nghĩa mang tính mô tả (descriptivedefinitions) và đã đưa ra hai định nghĩa mang tính hành động (operationaldefinitions) về TMĐT, với quan niệm định nghĩa mang tính hành động sẽlà cơ sở thực tiễn cho hành động Định nghĩa thứ nhất (định nghĩa theochiều ngang - horizontal definition), dưới góc độ quan tâm của doanh

Trang 8

nghiệp, chủ yếu đề cập tới các khía cạnh giao dịch của TMĐT, còn địnhnghĩa thứ hai (định nghĩa theo chiều dọc - vertical definition), dưới góc độquan tâm của chính phủ, chủ yếu đề cập tới các yêu cầu cần thiết đề có thểthực thi một chiến lược TMĐT [25, 14-16].

Định nghĩa trên phương diện doanh nghiệp:

Nếu một doanh nghiệp có ý định bước vào lĩnh vực TMĐT, doanhnghiệp đó cần xem xét có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể thựchiện TMĐT hay không Những nhà quản lý của các doanh nghiệp sẽ sosánh "chuỗi cung ứng thông thường" với "chuỗi cung ứng TMĐT" họ cóthể thiết lập Khi làm việc đó, họ sẽ phải xem xét tới khả năng thực hiện vàcơ sở thực tiễn qua các chức năng kinh doanh theo thứ tự nối tiếp như sau:

Tiếp thị - Bán hàng - Giao hàng - Thanh toán (Marketing - Sales - Delivery- Payment) Có thể tóm tắt mô hình MSDP như đồ hình dưới đây :

Hình 1 MSDP: mô hình TMĐT theo chiều ngang

Định nghĩa thứ nhất có giá trị cả trên phương diện thực tiễn và trongviệc phân tích Trên phương diện thực tiễn, định nghĩa này có thể giúp doanh

Trang 9

nghiệp dễ dàng nhận diện những cơ hội và những khó khăn, cản trở khi bắtđầu chiến lược TMĐT Trên góc độ phân tích (và thống kê), định nghĩa nàycũng gợi mở một sự lựa chọn giữa rất nhiều định nghĩa mang tính mô tả Cóthể xác định rằng nếu tối thiểu 2 trong 3 công đoạn cuối cùng của mô hìnhtrên (ký kết hợp đồng, giao nhận và thanh toán) được thực hiện qua Internetthì đó là một giao dịch TMĐT

Định nghĩa trên phương diện quốc gia:

Thay vì chú trọng tới các bước của một giao dịch TMĐT, định nghĩaTMĐT theo chiều dọc nhấn mạnh tới vai trò của các đối tượng tham dựkhác nhau trong TMĐT (ví dụ như: chính phủ, các thể chế luật pháp, cácdoanh nghiệp ) Hiểu theo cách thông thường, định nghĩa này rất gần vớinhững quan tâm của chính phủ trong việc đưa ra những sự lựa chọn mangtính chiến lược để tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển TMĐT.

Mô hình thứ hai (mô hình IMBSA) có thể được diễn tả theo cáchthức sau:

1 I viết tắt của hạ tầng (Infrastructure) - điều kiện đầu tiên cho sự

phát triển TMĐT và sử dụng Internet là hạ tầng viễn thông - lớp đầu tiêncủa mô hình này.

2 M viết tắt của thư tín (Messages) - Một trong những điều kiện cần

thiết đầu tiên là phát triển các công cụ nhằm tiêu chuẩn hóa và làm tươngthích các thư tín điện tử - những thứ sẽ được trao đổi trong quá trình giaodịch TMĐT Mặc dù về cơ bản thư tín mang một “chức năng quốc tế” (thưtín cần được trao đổi trên phạm vi toàn cầu) nhưng chính phủ đóng vai tròquan trọng trong việc chấp thuận và phổ biến.

3 B là các cơ sở pháp lý căn bản (Basic Rules) - những đạo luật cơ

bản và mang tính quốc tế, bao gồm những lĩnh vực liên quan tới TMĐT Ví

Trang 10

dụ như luật thương mại (WTO), luật sở hữu trí tuệ (WIPO), cũng như cácqui định liên quan đến việc trao đổi thư tín điện tử,

4 S là các cơ sở pháp lý trong từng lĩnh vực (Sectoral Rules) Các

hoạt động trong mỗi lĩnh vực liên quan tới giao dịch TMĐT (như các hoạtđộng thuộc ngân hàng, các mặt hàng cụ thể có thể mua bán qua mạng thôngtin, hay thậm chí những hoạt động cụ thể chịu ảnh hưởng của TMĐT nhưgiáo dục, y tế, ) cần phải dựa trên một hệ thống pháp luật và qui định nhấtquán, có thể đoán định

5 A là các ứng dụng (Applications) Khi các điều kiện trên đã được

đảm bảo, sự thành công của một chiến lược TMĐT cần được đảm bảo rằngcác doanh nghiệp tham gia TMĐT có thể thực sự thu lợi từ môi trường đãđược tạo ra Thiết kế các trang web hiệu quả, thiết kế và thực thi các chiếnlược liên minh thích hợp (gồm thông qua liên doanh hoặc liên minh) sẽ làmột trong những điều kiện đảm bảo thành công trong TMĐT.

Hình 2 IMBSA: một sự mô tả mang tính cấu trúc hóa TMĐT toàn cầu

Mô hình theo chiều ngang có hai điều đáng quan tâm Thứ nhất, mô

hình này là cơ sở để các chính phủ có thể xác định các nội dung cần có

nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển của TMĐT Thứ

Trang 11

hai, dựa trên mô hình này, các tổ chức quốc tế có thể xác định phương

hướng góp phần xây dựng hệ thống các hướng dẫn, các điều luật, các tiêuchuẩn, các qui định để TMĐT toàn cầu có thể trở thành hiện thực.

Nhìn chung, khái niệm “thương mại điện tử” vẫn đang trong quá trìnhđịnh hình Các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân, các chính phủthường đưa ra định nghĩa về TMĐT căn cứ theo từng mục tiêu cụ thể như:tiến hành TMĐT, đo lường giá trị TMĐT hay xây dựng chiến lược TMĐT,ban hành chính sách phát triển TMĐT,

Từ những quan niệm khác nhau về thương mại điện tử, có thể hiểukhái niệm này với những đặc trưng cơ bản sau:

- Thương mại điện tử là loại hình thương mại hiện đại, đánh dấu bướcphát triển vượt bậc của hoạt động thương mại Thương mại điện tử hìnhthành trên cơ sở sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, đặc biệt nhờ sựphát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng Internet.

- Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển khôngngừng của công nghệ thông tin, TMĐT ngày càng được ứng dụng trongnhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển các hình thức TMĐT mới.

- Hoạt động thương mại điện tử thu hút sự tham gia của mọi đốitượng xã hội, đặc biệt cần có sự phối hợp và thống nhất trên phạm vi quốctế.

1.1.2 Các loại hình hoạt động chủ yếu trong thương mại điện tử.

- Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B)

Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business to Business

-B2B) là loại hình hoạt động thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp Đặctrưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong

giao dịch sẽ được sử dụng làm đầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụkhác.

Trang 12

B2B thường bao gồm các hoạt động giao dịch thương mại, trao đổidữ liệu điện tử (EDI), giao gửi số hóa các dung liệu

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)B2C là loại hình hoạt động TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêudùng Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa,

dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu của ngườitiêu dùng.

Một trong những hoạt động chính của loại hình B2C là bán lẻ các sảnphẩm, dịch vụ (hữu hình và vô hình).

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (B2G)

Trên mạng thông tin quốc tế Internet, B2G (Business-to-Government)là thuật ngữ chung chỉ việc các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp cóthể sử dụng các Web site trung ương để trao đổi thông tin và làm việc vớinhau có hiệu quả hơn Chẳng hạn, các Web site của chính phủ có thể cungcấp cho doanh nghiệp các thông tin về thuế, thủ tục hải quan, thông tin vềcác mối quan hệ hợp tác, trả lời các câu hỏi và yêu cầu Các doanh nghiệpvà các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin và hợp tác với nhaukhi thực hiện các dự án được ký kết bằng cách sử dụng một Web site chungđể tổ chức các cuộc họp trên mạng, đánh giá các kế hoạch và tổng kết cáckết quả đạt được qua mạng

Hình 3: Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT

Trang 13

1.1.3 Những điều kiện phát triển thương mại điện tử.

1.1.3.1 Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin.

Thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà làhệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công nghê thông tin,mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử Vỡ thế, chỉ cú thể tiến hànhthương mại điện tử với nội dung và hiệu quả đích thực khi đó cú một kếtcấu hạ tầng cụng nghệ thụng tin vững chắc (bao gồm hai lĩnh vực: tin họcvà truyền thụng) trên qui mô quốc gia, cùng vói sự tham gia của toàn xãhội Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là khả năng kết nối Internet (baogồm tốc độ đường truyền, số cổng kết nối, số người sử dụng Internet, sốlượng tên miền và web site, ) và hạ tầng viễn thông Chi phí truy cập vàkết nối, thuê cổng Internet là một vấn đề không mang tính kỹ thuật, côngnghệ, nhưng có mối quan hệ mật thiết đối với trình độ khoa học - côngnghệ và quản lý của mỗi quốc gia Theo quy luật cung - cầu, mức chi phíđó sẽ tác động tới số lượng người sử dụng Internet, hay tác động tới tiềmnăng thị trường của TMĐT Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ cần sự hiệnhữu (availability) mà cũn cần cú tớnh khả dụng (affordability), nghĩa là chi

Trang 14

phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính,modem v.v.) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạngvà truy cập mạng) phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cậnđược éiều này cú ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với các nước đang phát triển,mức sống nói chung cũn thấp

Cũng cần lưu ý rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể cóvà hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện năngvững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, và với mức giáhợp lý

Thiết lập và củng cố được một hạ tầng công nghệ trên nền tảng côngnghiệp điện năng như vậy đũi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tư rất lớn.Đây là điều đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển

1.1.3.2 Nguồn lực con người.

Thương mại trong khái niệm "thương mại điện tử" liên quan tới mọingười, từ người tiêu thụ tới người sản xuất phân phối, tới các cơ quan chínhphủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển.

Áp dụng thương mại điện tử tất yếu làm nảy sinh hai yêu cầu: một làmọi người đều cần quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trênInternet, hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học nhanh, thường xuyên bắtkịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoánói chung và thương mại điện tử nói riêng, cũng như có khả năng thiết kếcác công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinhtế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác

Ngoài ra, nếu sử dụng Internet/Web, thỡ một yờn cầu tự nhiờn nữacủa kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải thànhthạo Anh ngữ, vỡ tới nay (và cú lẽ cũn tới một thời điểm rất xa nữa) ngônngữ chủ yếu sử dụng trong thương mại nói chung và thương mại điện tử quamạng Internet nói riêng vẫn là tiếng Anh Đây cũng sẽ là một khó khăn

Trang 15

không nhỏ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Yêu cầu này củathương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi hệ thống giáo dục và đào tạo.

1.1.3.3 Khuôn khổ pháp lý.

Để thúc đẩy TMĐT, nhất thiết cần phải xây dựng một khuôn khổpháp lý cụ thể Khung pháp luật này sẽ được áp dụng để điều chỉnh cáchoạt động thương mại nói chung và giao dịch TMĐT nói riêng, không phânbiệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh Trước hết, chính phủ từng nướcphải thiết lập khuôn khổ phỏp lý đối với các vấn đề được coi là trở ngại vàkhó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT như:

- Thừa nhận tớnh phỏp lý của giao dịch thương mại điện tử và xácđịnh cơ sở pháp lý để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong giaodịch TMĐT Từ đó, nhất thiết phải có Luật Thương mại điện tử

Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử (electronic signature

-tức chữ ký dưới dạng số đặt vào một thông điệp dữ liệu, data message) và

chữ ký số hoỏ (digital signature - tức biện pháp biến đổi nội dung thông

điệp dữ liệu khi dùng mó khoỏ để giải mới thu được nội dung thật củathông điệp dữ liệu) Đồng thời, cần có cỏc thiết chế phỏp lý, cỏc cơ quanpháp lý thích hợp cho việc xác thực (authentication/certification) chữ kýđiện tử và chữ ký số hoỏ

- Bảo vệ phỏp lý cỏc hợp đồng thương mại điện tử Quan hệ giữa các

chủ thể trong giao dịch TMĐT là sự gặp gỡ từ xa, có thể đã biết nhau hoặcchưa bao giờ gặp nhau Đặc điểm này của TMĐT có thể mang đến nhữngrủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch Luật hợp đồng là một trongnhững vấn đề vướng mắc và gây nhiều trở ngại cho sự phát triển củaTMĐT Có rất nhiều vấn đề đặt ra liên quan tới Luật hợp đồng khi áp dụngđối với các giao dịch TMĐT như: hình thức văn bản, bản gốc, thời gian vàđịa điểm giao kết hợp đồng, giá trị hiệu lực của hợp đồng Theo pháp luật,hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện với

Trang 16

nhau, trừ một số loại hợp đồng cần được thực hiện thông qua một số thủtục mà pháp luật yêu cầu, ví dụ như: hợp đồng viết, công chứng, đăng ký Các hợp đồng được giao kết qua các phương tiện thông tin điện tử cũngphải được công nhận về mặt giá trị pháp lý

- Cần có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của

bên thứ ba trong giao dịch (nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối,

dịch vụ chứng thực, xác nhận ) Các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơquan chứng thực (bên thứ ba) đóng vai trò quan trọng trong sự thành côngcủa một giao dịch TMĐT vì họ chính là người chuyển đi hoặc lưu giữ cácthông tin, các tệp dữ liệu, đồng thời họ có thể cấp các chứng thực xác nhậnđộ tin cậy và chính xác của người gửi cũng như của dữ liệu Vì vậy, tráchnhiệm và quyền hạn đối với các thông tin chuyển đi và lưu giữ của các nhàcung cấp dịch vụ cũng phải được quy định trong khuôn khổ pháp lý củaTMĐT

- Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế

hoá các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán)

- Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước, nhằm

vừa có thể đảm bảo tính công khai hóa, vừa đảm bảo bảo mật

- Bảo vệ phỏp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tácgiả) liên quan đến mọi hỡnh thức giao dịch điện tử.Càng ngày, giỏ trị sảnphẩm càng cao ở khớa cạnh "chất xỏm" của nú mà khụng phải là bản thõnnú Vỡ lẽ đó, nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của cỏcthụng tin trờn Web (cỏc hỡnh thức quảng cỏo, cỏc nhón hiệu thương mại,các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng v.v.) và hệ thống phápluật điều chỉnh các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ sẽ phải được điều chỉnh

- Thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp phải được đảm bảo bí

mật Khi thực hiện các giao dịch trên mạng, các chủ thể tham gia giao dịch

thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin về cá nhân, do đặc điểm

Trang 17

của loại giao dịch này là các chủ thể thường không biết nhau trước đó Cácthông tin này rất dễ bị một bên thứ ba lấy để sử dụng cho các mục đíchkhác mà không được phép của người có thông tin liên quan Do vậy, phápluật cần quy định nghĩa vụ của các bên tham gia trong giao dịch TMĐT đốivới các thông tin của mỗi chủ thể.

- Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng "Thông tin không đối xứng"

(asymmetric information) là một trong những hạn chế của cơ chế thị trường.Trong thương mại điện tử, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nóigiản dị là người mua không có điều kiện "nếm thử" hay "dùng thử" hàngtrước khi mua Do đó, khả năng rơi vào tình trạng "thông tin không đối xứng"sẽ càng gia tăng, chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừagạt bởi cỏc thụng tin và cỏc tổ chức phi phỏp cú mặt trờn mạng Đây là mộtkhía cạnh cơ chế đáng quan tâm của thương mại điện tử mà đang được chú ýngày càng nhiều trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tớiquyền lợi của người tiêu dùng Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc biệt có ý nghĩavới cỏc nước đang phát triển, nơi mà dân chúng cho tới nay vẫn có tập quántiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để kiểm tra (nhỡn, sờ, nếm, ngửi v.v ), để thử(mặc thử, đội thử, đi thử ) trước khi mua.

- Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập

với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tintrên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phầnmềm, truyền virus phá hoại v.v Tới nay từng nước rất có thể đó cú cỏc

luật đơn hành về các tội này, vấn đề là sẽ phải đưa vào khuôn khổ của bộluật hỡnh sự, một khi kinh tế số hoỏ được thừa nhận trên tầm quốc gia

Khuôn khổ phỏp lý của một quốc gia cũng sẽ liên quan mật thiết tớikhuôn khổ phỏp lý quốc tế, cộng thờm với cỏc phức tạp khỏc của kinh tế-thương mại qua biên giới, trong đó khía cạnh quan trọng nhất là thươngmại điện tử mang tính không có biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giớiđịa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những

Trang 18

khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán vàđặc biệt là về thu thuế

Việc thu thuế và quản lý xuất nhập khẩu là một thách thức lớn đối vớicác quốc gia tham gia vào giao dịch TMĐT Tranh chấp là điều không thểtránh khỏi, mà toà án và các phương thức giải quyết tranh chấp truyềnthống khác sẽ không còn hoàn toàn thích hợp và hữu hiệu cho việc giảiquyết các tranh chấp, vi phạm liên quan tới các giao dịch điện tử, bởiTMĐT mang tính không biên giới về mặt địa lý và đa dạng về chủ thể vàhình thức giao dịch Vấn đề cũn khú khăn hơn nữa là đánh thuế các dungliệu tức là các hàng hoá "phi vật thể" (như âm nhạc, chương trỡnh truyềnhỡnh, chương trỡnh phần mềm v.v giao trực tiếp giữa cỏc đối tác thôngqua mạng)

Tất cả những vấn đề ấy đũi hỏi phải cú cỏc nỗ lực tập thể nhằm đạttới cỏc thoả thuận quốc tế làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển TMĐT

1.1.3.4 Môi trường kinh tế.

Khác với các nhân tố khác, môi trường kinh tế là một nhân tố phổ quátđối với sự hình thành và phát triển TMĐT Thực chất, TMĐT cũng là mộtlĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cho nên sự phát triển TMĐTphụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của thể chế kinh tế, cơ chế kinh tế,phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự hoàn thiệncác yếu tố thị trường khác Đặc biệt, hoạt động TMĐT liên quan đến nhiềulĩnh vực kinh tế - pháp luật - khoa học công nghệ, nên những biến độngtrên các lĩnh vực đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển TMĐT.

Cũng giống như thương mại truyền thống, TMĐT cũng có mối quanhệ mật thiết với sự phát triển của các ngành khác, nằm trong một thể thốngnhất hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế Các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụcung cấp sản phẩm thương mại cho TMĐT, còn nếu như TMĐT phát triểncũng sẽ kích thích sự phát triển của các ngành khác Trong mối quan hệ

Trang 19

hữu cơ đó, sự phát triển của các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ lànhân tố mang tính cơ sở để có thể phát triển TMĐT Cho nên, TMĐT cũngthường phát triển mạnh ở những nước phát triển Cũng do tính liên ngànhcủa TMĐT nên sự hình thành và phát triển TMĐT đòi hỏi phải có một cơquan chuyên trách mang tính đa ngành để có thể định hướng phát triển vàđiều hành hoạt động TMĐT.

Thương mại điện tử cũng là một trong những lĩnh vực mang đậm tínhtoàn cầu Nhiều vấn đề liên quan tới TMĐT như hạ tầng CNTT, khuôn khổluật pháp, thuế quan, hệ thống thanh toán điện tử, đòi hỏi phải có sự hợptác và thống nhất trên phạm vi quốc tế Vì vậy, cùng với xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế, sự hợp tác quốc tế về TMĐT và các lĩnh vực liên quan làmột yêu cầu tất yếu Sự hợp tác quốc tế mang tính hiệu quả cao cũng sẽ tạomôi trường thuận lợi cho sự phát triển TMĐT.

1.1.3.5 Hệ thống thanh toán tài chính tự động.

Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế khi đó tồn tại một hệthống thanh toỏn tài chớnh (financial payment) phát triển cho phép thựchiện thanh toán tự động với nhiều loại hình hoạt động như: hệ thống thanhtoán thẻ ngân hàng (ATM), hệ thống thanh toán thẻ quốc tế (VISA,

MASTER, JCB, American Express, ), thanh toán quốc tế qua SWIFT,

trong đó, thẻ thông minh (smart card) có tầm quan trọng đặc biệt đối vớikinh doanh bán lẻ Khi chưa có hệ thống này, thỡ thương mại điện tử chỉứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trảtiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống Khi ấyhiệu quả của thương mại điện tử bị giảm thấp và có thể không đủ để bù lạicác chi phí trang bị công nghệ đó bỏ ra

Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mó hoỏ toàn bộ hànghoỏ, hay "đánh số sản phẩm" (product numbering) là vấn đề không chỉ cótính quốc gia, mà có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chếEAN International (European Article Numbering International) và Uniform

Trang 20

Code Council, thể hiện dưới dạng các vạch, gọi là mó vạch (bar-code) theođó tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều được mó hoỏ bằng một số13 con số, và tất cả cỏc cụng ty đều có địa chỉ của mỡnh bằng một mó cú từ100 đến 100.000 con số Việc hội nhập vào và thiết lập toàn bộ hệ thốngmó sản phẩm và mó cụng ty (gọi chung là mó hoỏ thương mại: commercialcoding) cho một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của nước đang pháttriển, nói chung cũng không đơn giản

1.1.3.6 An toàn và bảo mật.

Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đũi hỏi rất caovề bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web Bảo mậtđiện tử là một nhân tố tối quan trọng cho sự phát triển của TMĐT Tuynhiên, đây cũng là một đề tài nhức nhối vì mọi vấn đề bao giờ cũng có mặttrái, và mặt trái của Internet là đã tạo ra một môi trường trú ngụ cho các tintặc đang sở hữu những công cụ tự động hoá ngày càng phức tạp và hiệuquả phá hoại rất lớn

Khi thực hiện các giao dịch TMĐT, các chủ thể tham gia giao dịch ường được yêu cầu phải khai báo các thông tin về cá nhân Các thông tin nàyrất dễ bị một bên thứ ba lấy để sử dụng cho các mục đích khác mà không đ-ược phép của người có thông tin liên quan Do vậy, thông tin riêng về cánhân, về doanh nghiệp phải được đảm bảo bí mật Việc tin tặc tấn công vàocác website thương mại đã trở nên thường xuyên và có xu hướng liên tục giatăng đến mức chúng đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các doanh nghiệpkinh doanh trên mạng và với bất cứ quốc gia nào Mỗi khi tiến hành giaodịch trên mạng, người ta không khỏi phấp phỏng lo âu bởi những tai mắtdỡnh dập của nhóm các tin tặc “xuyên quốc gia" Các nhà cung cấp dịch vụInternet, cũng như các công ty mua bán hàng hóa, dịch vụ trên mạng, phảithuyết phục khách hàng của mỡnh bằng sự đảm bảo an toàn cần thiết đối vớinhững thông tin cá nhân của họ, bảo vệ họ trước những thụng tin khụng lành

Trang 21

th-mạnh và quấy rối Thương mại điện tử đặt ra nhu cầu cấp thiết hơn bao giờhết đối với việc thiết lập một hệ thống bảo mật điện tử (e-Security) đáng tincậy, nhằm đảm bảo cho sự vận hành liên tục và an toàn

Trong cỏc lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự , an toàn vàbảo mật dữ liệu đang rất được chú trọng Sự chú trọng ấy là có căn cứ, vỡsố vụ tấn cụng vào Internet ngày càng tăng, kể cả vào những mạng đượcbảo vệ nghiêm ngặt Tin tặc tấn công không chỉ các công ty, tập đoàn lớnnhư Microsoft, Yahoo mà ngay cả những địa chỉ tưởng “bất khả xâmphạm” như Bộ Quốc phũng Mỹ cũng đó bị tin tặc viếng thăm Không mộttổ chức hay quốc gia nào có thể hoàn toàn "miễn dịch" đối với tin tặc, dùđó là Microsoft hay Chính phủ Hoa Kỳ

Đồng thời các luồng thông tin không lành mạnh, thậm chí có thể nóiđộc hại luôn di chuyển trên mạng toàn cầu đang là nỗi lo của nền giáo dục,xó hội và gia đỡnh nhiều quốc gia, đòi hỏi phải có sự kiểm soát trên phạmvi quốc gia và quốc tế

Theo nhiều dự đoán, mà thực tế thời gian gần đây đã chứng tỏ tác phácủa "tin tặc" chẳng khác gì những vụ khủng bố lớn nhất Một virus máytính có thể ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều lĩnh vực, trên cả phạm viquốc gia và quốc tế, có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD Trong thời đại sốhóa, các hoạt động của quốc gia hầu hết đều được điều khiển điện tử tựđộng Nếu như tin tặc đột nhập và làm thay đổi hệ thống điều khiển sẽ cóthể gây ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng Sẽ không quá mức khi cho rằngkhủng bố qua mạng máy tính sẽ là sự khủng bố của thế kỷ 21.

Vì vậy, một chiến lược quốc gia về mó hoỏ, cùng với các chươngtrỡnh bảo vệ an toàn thụng tin của cỏc cơ quan, doanh nghiệp và của cánhân đang trở thành một vấn đề rất lớn Ngày càng có nhiều nước áp dụngcác luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền gửi tới các nước không cóphương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rũ rỉ nhất là cỏc

Trang 22

thụng tin liờn quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt, quanhệ quốc tế Nếu không có các luật và các phương tiện thích đáng để bảovệ thông tin, thỡ một nước rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thươngmại điện tử quốc tế.

** *

Nếu không đảm bảo các nhân tố trên, tất yếu TMĐT sẽ không thểphát triển Các nhân tố đó lại là một tổng hòa, đan xen vào nhau mà khôngthể xử lý riêng rẽ từng thứ nhân tố Cho nên có thể hiểu được vì sao cácnước đang phát triển dù bị thúc ép bởi nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố sợbị tụt hậu - vẫn cẩn trọng, không thể vội vàng tiến hành TMĐT nếu như cácnhân tố cần thiết ở các nước này chưa được tạo lập đầy đủ Nhưng cũngkhông có nghĩa rằng chỉ khi nào tạo lập đầy đủ các nhân tố thì mới có thểtriển khai TMĐT

Thực tế cho thấy, TMĐT hình thành và phát triển là một xu thế kháchquan, dựa trên những nhân tố sẵn có của nền kinh tế Tuy nhiên, quá trìnhhình thành và phát triển tất yếu sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết, nhữngtrở ngại cần vượt qua, từ đó đặt ra nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện nhữngnhân tố hiện có, tạo lập những nhân tố mới cần cho sự hình thành và pháttriển TMĐT Bản thân mỗi nhân tố đó cũng không có sự hoàn thiện tuyệtđối, mà đó là sự hoàn thiện từng bước, sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế,với quá trình phát triển TMĐT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.Đáng lưu ý là tất cả các điều kiện phát triển TMĐT đó chỉ có thể được tạolập và hoàn thiện nếu như có sự tác động tích cực của Nhà nước Tuy nhiên,sự tác động của Nhà nước cũng có thể kìm hãm quá trình tạo lập và hoànthiện các điều kiện phát triển TMĐT nếu như không hợp lý và kém hiệu quả.Khi đó, sự tác động của Nhà nước sẽ trở thành một nhân tố gây cản trở sựphát triển của TMĐT

Trang 23

Với các nước đi sau, kinh nghiệm của các nước đi trước về việc hoànthiện và tạo lập các nhân tố cần thiết là những bài học quý báu cho sự hìnhthành và phát triển TMĐT Qua kinh nghiệm của các nước đi trước, có thểtham khảo về các qui trình và cách tạo lập, hoàn thiện các nhân tố cần thiết.

1.1.4 Vai trò của thương mại điện tử.

1.1.4.1 Đối với các doanh nghiệp.

"Thương mại điện tử có tiềm năng to lớn giúp mở rộng các cơ hộikinh doanh, giảm bớt chi phí, gia tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộcsống, và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia nhiều hơn vàothương mại toàn cầu" [5] Thực tế cho thấy, thương mại điện tử mang lạicho các doanh nghiệp những lợi ớch căn bản như:

a Tăng cường khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường

Với những tính năng ưu việt của các phương tiện điện tử, viễn thôngvà Internet/Web, TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năngnắm bắt thông tin phong phú về kinh tế - thương mại, hay các thông tin thịtrường nói chung Doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thu thập thôngtin, thu được hàm lượng thông tin phong phú hơn, rộng khắp hơn, ít tốnkém hơn về khách hàng, đối tác kinh doanh, ngay cả với đối thủ cạnh tranh;hay những thông tin về một thị trường doanh nghiệp đang hướng tới

Thương mại điện tử đã mở ra một khuynh hướng tiếp cận thị trườngmới, nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường Đây là một khía cạnhđang được các doanh nghiệp rất chú ý và thường được coi như một phươngthức marketing hoàn toàn mới - marketing trực tuyến (online marketing).Đây là khả năng quan trọng, có tác động sâu rộng đến hoạt động thươngmại Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược sản xuất

Trang 24

và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước,khu vực và thị trường quốc tế

b Giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậctrong lĩnh vực CNTT với sự phát triển rộng khắp mạng toàn cầu (Internet)khiến các giao dịch thương mại điện tử đó giỳp doanh nghiệp giảm chi phớ,tận dụng cơ hội kinh doanh

Thứ nhất, thương mại điện tử có khả năng giúp doanh nghiệp giảmchi phí sản xuất Trước hết TMĐT sẽ khiến doanh nghiệp giảm được chi

phí văn phũng Cỏc văn phũng khụng giấy tờ (paperless office), chiếm diệntớch nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tỡm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiềulần (trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn)

Thứ hai, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phíbán hàng và tiếp thị Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán

hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử(electronic catalogue) trên Web phong phú hơn và có thể thường xuyờn cậpnhật, trong khi catalogue in ấn chỉ cú khuụn khổ giới hạn và không thể cậpnhật liên tục

Thứ ba, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời gian vàchi phí giao dịch Thương mại điện tử qua Internet/Web giúp các doanh

nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu làquá trỡnh từ quảng cỏo, tiếp xỳc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịchgiao hàng, giao dịch thanh toán) Thời gian giao dịch qua Internet chỉbằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,05% thời giangiao dịch qua bưu điện; chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh, chiphí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh

Trang 25

toán theo lối thông thường Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắmbắt được nhu cầu cũn giúp cắt giảm số lượng và thời gian hàng nằm lưu kho,cũng như kịp thời thay đổi phương án sản phẩm bám sát được với nhu cầucủa thị trường éiều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những mặt hàng cú tớnhthời vụ [34].

Đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT, ngoài việc giảm chi phítrực tiếp, TMĐT còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí do đem lại khảnăng hợp lý hóa khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành; tựđộng hóa quá trình hợp tác kinh doanh; giảm chi phí quan hệ trong doanhnghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng, với đối tác Qua đó, TMĐTgiúp các doanh nghiệp tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng sức cạnhtranh của doanh nghiệp, mở rộng phạm vi cũng như dung lượng kinhdoanh.

c Tăng cường khả năng thiết lập và củng cố quan hệ đối tác.

Thương mại điện tử, với các phương tiện ngày càng hiện đại, đã tạođiều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố thamgia vào quá trỡnh thương mại Thông qua các phương tiện điện tử (nhất làdựng Internet/Web) cỏc thành tố tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp,các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau, rútngắn rất nhiều về khoảng cách địa lý và thời gian Nhờ đó cả sự hợp tác lẫnsự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục Các doanh nghiệpcó thể tìm kiếm các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới nhanh chóngtrên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội đểlựa chọn hơn Thương mại điện tử cũng đã góp phần tạo ra một lĩnh vựckinh doanh trung gian hoàn toàn mới, không chỉ hoạt động bán lẻ mà cả cácgiao thương giữa các doanh nghiệp Bằng cách tạo ra các kênh thông tintrực tiếp, tiện lợi, TMĐT cho phép các công ty xem xét lại các chức nănghoạt động của mình, tạo các mối quan hệ mới, tổ chức hợp lý quy trìnhcung cấp.

Trang 26

Bên cạnh những lợi ích kể trên, TMĐT cũng đặt ra hàng loạt vấn đềbức xúc và những thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các nướcđang phát triển Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảmlợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh màtừ trước đã tận dụng được sự mất cân đối về thông tin giữa người mua vàngười bán như môi giới bất động sản và những ngành luôn phải ở gầnkhách hàng để giảm chi phí tìm kiếm và chi phí mua hàng của khách hàngnhư ngành bán lẻ Internet mang lại quá nhiều thông tin có thể khiến kháchhàng dễ bị choáng ngợp và do vậy việc tạo sự chú ý của khách hàng sẽngày càng trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp Cạnh tranh về giá cảcũng gia tăng vì TMĐT sẽ giúp xác định dễ dàng các nhà cung cấp có giárẻ, nhất là các mặt hàng thông dụng

Để có thể khai thác những lợi thế của TMĐT, thích ứng với môitrường kinh doanh số hóa, các nhà quản trị phải xác định lại các chiến lượckinh doanh, marketing, nhấn mạnh đến các vấn đề quy mô, sự khác biệt,các dịch vụ gia tăng và nhãn hiệu thương mại Cần xác định rõ rằng mức độkhai thác lợi ích của TMĐT hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân doanhnghiệp Nếu có một chiến lược phát triển TMĐT đúng đắn và tổ chức thựchiện thành công, các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích, và cũngngược lại

Bên cạnh những bài học thành công, thực tế cũng cho thấy không ítdoanh nghiệp đã thất bại và chịu nhiều thiệt hại khi áp dụng TMĐT Mặtkhác, tuy TMĐT mới được áp dụng trên phạm vi toàn cầu khoảng một thậpkỷ qua nhưng hàng loạt vấn đề đã nảy sinh, trong đó “sự phân cách số”(digital divide) đang là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm.Trên góc độ các doanh nghiệp, hiện có sự chênh lệch rất lớn về khả năngtiếp cận và ứng dụng CNTT nói chung và TMĐT nói riêng giữa doanhnghiệp thuộc các nước phát triển với các nước đang phát triển; hay trongphạm vi một quốc gia, giữa các doanh nghiệp có qui mô và tiềm lực lớn với

Trang 27

các doanh nghiệp vừa và nhỏ Như vậy, xu thế phát triển TMĐT đang đặtcác doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh mới, khốc liệt hơn cả vềtính chất và tốc độ

1.1.4.2 Đối với người mua hàng.

Từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn cả vềkhông gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng cácmặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đápứng nhu cầu tốt hơn Mặc dù họ phải bỏ thêm chút ít công sức khi muahàng qua mạng, nhưng bù lại, họ có thể mua hàng tại nhà bất cứ lúc nào,dù ngày hay đêm Internet cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketingtrực tiếp Người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ sản phẩm nào của nhàsản xuất và những nhà bán lẻ trên khắp thế giới Họ có thể xem xét cácsản phẩm, thông tin về sản phẩm trên máy tính hay màn hình tivi, có thểlấy những thông tin này hay dùng nó để tạo ra những yêu cầu về các sảnphẩm phù hợp với mình, đặt hàng và thanh toán

Thêm vào đó, việc so sánh hàng hoá trên mạng cũng rất thuận lợi.Thời gian để người mua kiểm tra hàng loạt website thương mại chỉ bằngvài phần trăm lượng thời gian họ cần để gọi điện hoặc ghé thăm một vàicửa hàng hữu hỡnh Việc tỡm kiếm những mặt hàng khan hiếm, ít ngườibiết đến, như sách cổ, đồ cổ cũng trở nên dễ dàng hơn, thông qua việcngồi một chỗ tra cứu danh mục sản phẩm của một thương hiệu thương mạiđiện tử, thay vỡ phải tới hết cửa hiệu này đến cửa hiệu khác Trong nhiềutrường hợp, các cửa hàng trên mạng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơnnhững cửa hàng truyền thống, kể cả khi không có sự tương tác người -người trực tiếp Khả năng tỡm hiểu kiến thức cơ bản, hoặc trao đổi vớinhân viên bán hàng qua Internet cao hơn

1.1.4.3 Đối với phạm vi toàn xã hội:

Trang 28

Kỷ nguyên số hóa, phát triển kinh tế tri thức đã bắt đầu với TMĐT làmột thành tố Bởi thế TMĐT nên được nhìn nhận trong bối cảnh của nềnkinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa hẹn việc số hóa phần lớn các hình tháihoạt động của con người Điều đó có nghĩa là việc chấp nhận và áp dụngTMĐT nên được coi là vấn đề mang tính chiến lược hơn là vấn đề mangtính kỹ thuật.

Đối với các quốc gia, hoạt động TMĐT có thể nâng cao khả năngcạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời mang lại khả năng cải thiện môitrường hành chính và môi trường đầu tư Thương mại điện tử cũng khiếnchính phủ các nước phải cải cách trên rất nhiều phương diện - từ phươngdiện quản lý, hoạch định chính sách như thuế quan, hải quan, phân phối thunhập, quản lý doanh nghiệp, chính sách thương mại quốc tế tới việc điềuchỉnh phương hướng phát triển các ngành kinh tế quốc gia trong thời đại“số hóa” đang ngày càng mở rộng.

Xột trờn bỡnh diện quốc gia, thương mại điện tử sẽ tạo tiền đề để có

thể sớm tiếp cận nền kinh tế số hoỏ (digital economy), hay “nền kinh tế tri

thức” (knowledge-based economy) Thương mại điện tử trực tiếp kớchthớch sự phỏt triển của ngành cụng nghệ thụng tin - một trong những ngànhmũi nhọn trong nền kinh tế hiện đại, một ngành căn bản của “xã hội thôngtin” hay “kinh tế tri thức”, đóng vai trũ ngày càng quan trọng trong nềnkinh tế Đối với các nước đang phát triển, nếu không có một chiến lượcthích hợp sẽ suy giảm sức cạnh tranh, ngày càng tụt hậu Khớa cạnh nàymang tớnh tiềm tàng, ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách công nghệ và tínhchiến lược phát triển mà các nước đang phát triển cần quan tâm và phải đề ramột chiến lược kịp thời và phù hợp Nếu nắm bắt được cơ hội, một nướcđang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trướctrong một thời gian ngắn hơn, nếu không nguy cơ tụt hậu sẽ trở nên khôngthể cứu vãn.

Trang 29

Do những yêu cầu của toàn xã hội, của nền kinh tế trong thời kỳ “sốhóa” nói chung và những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trìnhphát triển TMĐT nói riêng, hoạt động giáo dục - đào tạo của mỗi quốc giacần phải có sự cải cách kịp thời và phù hợp

Thương mại điện tử cũng làm thay đổi phong cách sinh hoạt và đờisống văn hóa của toàn xã hội có nhiều biến đổi Tác động văn hoá xó hộicủa Internet, môi trường hoạt động chủ yếu của TMĐT, cũng đang là mộtmối quan tâm quốc tế, vỡ hàng loạt tỏc động tiêu cực của nó đó xuất hiện:Internet trở thành một môi trường giao dịch mới, với nhiều tính năng ưuviệt cho các hoạt động mại dõm, ma tuý, buụn lậu; các hoạt động khủng bố,chống phá chính trị Không ít các nội dung đồi trụy, kích dục, các hướngdẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích độngbạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo v.v đã được đưa lên Internet.Internet cũng đang bị lợi dụng trở thành một phương tiện thuận lợi cho cáclực lượng chống đối sử dụng làm diễn đàn ngôn luận, hoạt động tuyêntruyền, kích động lật đổ chính phủ, gây rối loạn trật tự xó hội Thông quamôi trường Internet, TMĐT có thể góp phần thúc đẩy sự tha hóa toàn cầuvề văn hóa, ảnh hưởng tới sự lành mạnh về văn hóa của thế giới, ảnh hưởngtới các đặc trưng văn hóa của từng nước nếu thiếu các biện pháp hữu hiệuđể chống các nội dung thông tin gây tha hóa Các nội dung cuốn hút thanhniên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đềđang được đặc biệt quan tâm, nhất là tại các nước châu Á Mặc dù côngnghệ đánh giá dung liệu (content rating), lọc dung liệu (content filtering) đóvà đang phát triển, nhưng về cơ bản, tới nay vẫn chưa có biện pháp hữuhiệu để chống trả các mặt trái nói trên của Internet/web Từ đó có thể thấyrằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hay đối vớichiến lược phát triển đối với từng lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, cần cósự điều chỉnh và đổi mới theo hướng phù hợp với “thời đại số hóa”

Trang 30

Thương mại điện tử cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cáchgiàu nghèo giữa các quốc gia Trong hoạt động TMĐT quốc tế, các nước

phát triển sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển do kếtcấu hạ tầng cơ sở CNTT, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế xã hội vàhệ thống tài chính tại các nước đang phát triển thường yếu kém hơn nhiều.Các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế khôngcân sức, nên càng dễ chịu nhiều thua thiệt và bất bình đẳng Trong một thếgiới “số hóa”, nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các nước đang phát triểnnhư: địa vị quốc gia, sự lũng đoạn của các nước phát triển, sự phân tánquyền lực của các ngành, chủ quyền quốc gia, quyền tri thức và quyền

riêng tư cá nhân v.v cần được các nước đang phát triển tiếp tục nghiên

cứu, chủ động tiếp thu mặt tích cực, phòng ngừa các tiêu cực xảy ra Dovậy, nếu không có những đối sách hữu hiệu, các nước đang phát triểnkhông chỉ bị tụt hậu xa về mức sống mà cả về trình độ phát triển kinh tế -xã hội

Ngoài ra, nguy cơ lệ thuộc cụng nghệ đang là một vấn đề khiến các

nước phải quan tâm Khụng thể khụng thừa nhận rằng các nước phát triển,

mà đứng đầu là nước Mỹ, đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tinquốc tế, cả phần cứng cũng như phần mềm (phần mềm hệ thống và phầnmềm ứng dụng) Có thể nhận xét rằng trong khi đa số các nước cũn đangvật lộn trong nền "kinh tế vật thể", thỡ Mỹ đó vượt lên và tiến nhanh trongnền "kinh tế ảo", lấy "kinh tế tri thức", "sở hữu trớ tuệ", "giỏ trị chất xỏm"làm nền múng Sự khỏc biệt ấy bộc lộ ngày càng rừ theo tiến trỡnh nềnkinh tế toàn cầu chuyển sang "kỷ nguyờn số hoỏ" như một xu hướng tấtyếu khách quan Một khi thương mại nói riêng và các hoạt động kinh tế nóichung được số hoá thỡ toàn thế giới có thể sẽ nằm trong tầm khống chếcụng nghệ của Mỹ Mỹ sẽ giữ vai trũ người bán công nghệ thông tin chotoàn thế giới, với công nghệ được đổi mới hàng ngày và thuần tuý "kinh tế

Trang 31

tri thức", trong khi các nước khác tiếp tục sản xuất các "của cải vật thể"phục vụ cho nước Mỹ Bức tranh ấy nay đó khỏ rừ nột và để thay đổi nóchắc chắn phải cần đến những nỗ lực chiến lược lớn lao từ phía các đối thủcủa Mỹ trong những quóng thời gian lịch sử, mà trong những quóng thờigian ấy bản thõn nước Mỹ cũng không lùi lại hay đứng yên Những nướcđang phát triển hơn, đó chậm chõn, rất cú thể mói mói phải ở một tầm thấpdưới và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vỡ điều kiện thực tế vĩnh viễnkhông cho phép họ đuổi kịp nữa Sự phụ thuộc ấy không chỉ thể hiện ởnhững thiệt thũi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Mỹ và các nước tiên tiếngần với Mỹ về công nghệ thông tin có thể nắm được hết thông tin của cácnước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn Đây cú thể sẽ là một trong nhữngnét đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI

Vỡ vậy, thương mại điện tử đang được các nước xem xét một cáchcẩn trọng Sự triển khai TMĐT là một xu thế tất yếu, hơn thế cũn mang lạinhiều cơ hội cạnh tranh, nhưng nếu chỉ vỡ bị bức bỏch mà tham gia, haychỉ tham gia vỡ cỏc lợi ớch kinh tế vật chất cụ thể thỡ khụng đủ, mà phảicó một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về côngnghệ, giành cơ hội vươn lên trong thế giới “số hóa”.

Tuy nhiên, cần xác định rằng mặt tích cực của thương mại điện tử làchủ yếu và sự phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia.Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia cần có chiến lược phát triển TMĐT vànhững chính sách phù hợp, hiệu quả, khai thác tối đa các lợi ích của TMĐTđồng thời có thể hạn chế những tác động bất lợi.

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI.

1.2.1 Những tiền đề của sự hình thành và phát triển thương mại điệntử trên thế giới.

Trang 32

Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mở rộng

Trong vài thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xuthế khách quan Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển các hoạtđộng thương mại và đầu tư, sự trao đổi thông tin và các vấn đề quản lý trênphạm vi toàn thế giới Theo nhiều dự báo, quá trình toàn cầu hóa kinh tếcũng như toàn cầu hóa các luồng thông tin trao đổi giữa các quốc gia và cácđại lục đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và lôi cuốn tất cả các quốc gia trênthế giới Toàn cầu hóa kinh tế sẽ ngày càng mở rộng nhờ sự phát triển củaviễn thông tin học và các phương tiện vận chuyển hiện đại Sự phát triển củaviễn thông tin học (tốc độ truyền dữ liệu cao, mạng máy tính kết nối Internet,điện thoại di động và các dịch vụ đa phương tiện) tạo ra các nền tảng cănbản cho quá trình toàn cầu hóa Các luồng lưu lượng trao đổi giữa các đại lụcrất lớn và cho thấy có "sự thu hút" thông tin giữa các đại lục với nhau

Khuynh hướng thị trường hóa các nền kinh tế cùng với sự phát triểncác hoạt động thương mại, đầu tư, hình thành các khu vực mậu dịch tự do,các liên minh kinh tế, tài chính, khiến cho nền kinh tế thế giới càng tăngtính cạnh tranh Sự phát triển các hoạt động thương mại và đầu tư và sự giatăng sức ép cạnh tranh trong nền kinh tế quốc tế đã khiến các doanh nghiệp,các quốc gia phải luôn chú trọng tới tính hiệu quả, tăng cường năng lựccạnh tranh, phải luôn tận dụng mọi cơ hội, luôn đổi mới và vận dụng tối đacác thành tựu công nghệ

Chính vì lẽ đó, TMĐT, với các lợi thế đặc biệt về tiết kiệm thời gianvà sự giảm chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đãphát triển với tốc độ rất nhanh, được hầu hết các doanh nghiệp, các quốcgia lưu tâm và từng bước tiếp cận Nếu như sự cạnh tranh là điều bắt buộc,là một “thách thức” đối với các quốc gia, các doanh nghiệp trong xu thếtoàn cầu hóa hiện nay, thì quá trình toàn cầu hóa cũng mở ra nhiều “cơ hội”mở rộng thị trường Khả năng mở rộng thị trường cũng là một yếu tố sâu xathúc đẩy sự hình thành và phát triển TMĐT - do không gian thị trường mở

Trang 33

rộng nên cần có những loại hình kinh doanh mới làm giảm sự ngăn cách vềkhông gian - TMĐT đã đáp ứmg được điều đó

Thứ hai, sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức với sựphát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, đặcbiệt với sự ra đời Internet/World Wide Web.

Sự ra đời của máy tính điện tử cùng với việc xuất hiện các khoa họcvề thông tin, điều khiển, hệ thống, vào những năm giữa thế kỷ XX lànhững mầm mống khởi đầu cho một kỷ nguyên phát triển mới của xã hộiloài người - "kỷ nguyên số hóa" - tạo nên những biến đổi trong môi trườngkinh tế, xã hội trên thế giới trong mấy thập niên qua, đặc biệt trong thậpniên cuối cùng của thế kỷ XX Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật sốđó đưa tới cuộc "cách mạng số hoá", thúc đẩy sự ra đời của "kinh tế sốhoỏ" và "xó hội thụng tin", mà TMĐT là một bộ phận hợp thành Kỹ thuậtsố được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vựckhác (cho tới điện thoại di động, thẻ tín dụng ) Cách mạng số hoá diễn rarất nhanh Chiếc mỏy tớnh điện tử đầu tiên có thể chương trỡnh hoỏ (chiếcElectronic Numerical Integrator Computer) ra đời năm 1946, có kích thướcbằng 4-5 gian buồng, trị giá nhiều triệu USD, và chỉ thực hiện được 5000lệnh trong một giây Từ thập niên 80, khi lần lượt các thế hệ máy vi tính rađời với năng lực xử lý thông tin và sản lượng càng ngày càng cao, giáthành giảm mạnh đã khiến tin học được sử dụng trong khắp mọi lĩnh vựchoạt động, được đại chúng hóa Hệ thống liên lạc viễn thông và hệ thốngđịnh vị toàn cầu thông qua các vệ tinh đó bao phủ toàn thế giới

Bước chuyển biến có ý nghĩa quyết định nhất, thuyết phục nhất,khẳng định sự xuất hiện của một nền kinh tế thông tin và một xã hội thôngtin trong thực tế là các siêu xa lộ thông tin mà bằng chứng hiển hiện là sựphát triển bùng nổ của mạng Internet toàn cầu, tác động tới mọi lĩnh vực củađời sống con người Năm 1969, Bộ Quốc phũng Mỹ bắt đầu nghiên cứu cáctiêu chuẩn và công nghệ - thiết bị truyền gửi dữ liệu cho phép lập một mạng

Trang 34

toàn quốc, nối ghép các mạng cục bộ và miền rộng sử dụng các chuẩn côngnghệ khác nhau thành một mạng chung để trao đổi thông tin nhanh chóng vàkịp thời Năm 1983 dự án này thành công, một mạng toàn cục ra đời, sau đótách thành hai mạng: MILnet chuyên dùng cho quân đội và ARPAnet dùngcho nghiên cứu và giáo dục Các mạng máy tính đều có thể kết nối vớiARPAnet, vỡ thế nú được đặt tên là Internet Công nghệ Internet chỉ thực sựtrở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế HTTP(Hyper Text Transfer Protocol: giao thức chuẩn truyền siêu văn bản), tạo ranhiều dịch vụ khỏc nhau Trong rất nhiều dịch vụ Internet, nổi bất nhất tớinay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991 (thường gọi tắt là Web,viết tắt là www hoặc w3) là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản(hyperlink, hypertext) tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các vănbản khác, cho phép người sử dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu nàysang một cơ sở dữ liệu khác, bằng cách đó mà truy nhập vào các thông tinthuộc các chủ đề khác nhau và dưới các hỡnh thỏi khỏc nhau (văn bản, đồhoạ, âm thanh) vừa phong phú về nội dung, vừa hấp dẫn về hỡnh thức Từnăm 1995, Internet được chính thức công nhận là mạng toàn cầu Các mạngvà các máy tính có địa chỉ Internet có thể giao tiếp với nhau, truyền gửi chonhau các thông điệp (thư điện tử: electronic mail, hay e-mail), và các dữ liệuthuộc hàng trăm ứng dụng khác nhau

Quỏ trỡnh tin học hoỏ xó hội bắt đầu bùng nổ, rồi nhanh chóngchuyển sang mang tính chất "toàn cầu", tạo nên "xó hội thụng tin xuyờnbiờn giới" sau khi Internet ra đời Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máytính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thôngtin trên khắp thế giới, không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn

thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã

hội, văn hoá, dẫn tới những chuyển biến nhanh chóng trong đời sống conngười trên khắp hành tinh chúng ta

Trang 35

Internet/World Wide Web ra đời và phát triển đó tạo đà thúc đẩy mạnhmẽ quá trỡnh toàn cầu hoỏ Xột trờn bỡnh diện toàn cầu, con đường tơ lụa(the Silk Road) một nghỡn năm trước đây là một đột phá: những chiếc xe lănbánh chậm chạp trên con đường vạn dặm xuyên sa mạch và qua nhiều quốcgia không chỉ mang tơ lụa, vải vóc, vàng bạc làm giàu cho nhiều nước, màcũn giỳp truyền bỏ cả khoa học kỹ thuật, văn hóa và triết lý Internet ngày naycũng tương tự như "con đường tơ lụa", nhưng ở một tầm khác hẳn về phạm vivà về công nghệ: không chỉ nối Á - Âu, mà toàn cầu; khụng cần thời gian giaothụng mà tức khắc

Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nóiriêng (kể cả khâu quản lý) cũng chuyển sang dạng "số hoá", "điện tử hoá".Thương mại điện tử dần hỡnh thành và ngày càng phát triển Internet tạo rabước phát triển mới của ngành truyền thông và đó trở thành môi trườnghoạt động quan trọng nhất của thương mại điện tử

1.2.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới nhữngnăm qua.

Ý tưởng về tiến hành thương mại không cần giấy tờ mà dựa hoàntoàn trên các phương tiện điện tử, truyền thông đã có từ những năm 1960.Từ năm 1993, việc sử dụng Internet và World Wide Web đã bắt đầu vàđược thúc đẩy do việc liên tục hạ giá các sản phẩm phần cứng và phầnmềm Sự phát triển như vũ bão của Internet đã tạo nên một "cấu trúc thôngtin toàn cầu", hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của TMĐT

Thương mại điện tử hiện trở nên khá sôi động tại các nước cụngnghiệp húa và trở thành xu hướng phỏt triển của kinh tế thế giới Nhiềuchuyờn gia cho rằng thương mại điện tử sẽ là ngành kinh tế phát triển mạnhnhất trong thế kỷ XXI - kỷ nguyên công nghệ thông tin Có thể tin tưởngvào nhận định trên căn cứ theo xu thế phát triển mạnh mẽ cả về phạm vi

Trang 36

bao phủ, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành của Internet và cácphương tiện truyền thông hiện đại, nền tảng của thương mại điện tử

Năm 1985, ở Mỹ có 2000 máy chủ thuê bao Internet Năm 1986,mạng NSFNET nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia, dẫn tới sựbùng nổ sử dụng Internet Tốc độ phát triển Internet vô cùng nhanh chúng.

Bi u 1 S lố lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người) ượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người)ng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người) ử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người) ụng Internet trên toàn thế giới (triệu người)i s d ng Internet trên to n th gi i (tri u ngàn thế giới (triệu người) ế giới (triệu người) ới (triệu người) ệu người) ười sử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người)i)

Nguồn: UNCTAD - “E-commerce and Development Report 2002".

Nhiều nước phát triển đã đạt tỷ lệ dân số kết nối Internet trên 50%[18] Theo dự tính của BBC tới năm 2003, sẽ có hơn 700 triệu người sửdụng Internet, chiếm khoảng 11% dõn số thế giới [17] Số lượng người sửdụng Internet tăng nhanh đã trở thành một xu hướng tất yếu nên hoạt độngTMĐT sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Trong gần một thập kỷ qua, thương mại điện tử đã phỏt triển rấtnhanh trờn bỡnh diện toàn cầu Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, cũnnhiều cỏch nhỡn nhận và phõn loại chưa thống nhất nên có nhiều số liệukhác nhau về tổng trị giá thương mại điện tử toàn thế giới Nhưng tất cả cácsố liệu đưa ra đều cho thấy TMĐT đã phát triển rất nhanh trong những nămgần đây (đều trên 100%) và sẽ vẫn phát triển với tốc độ cao trung bìnhkhoảng 53,81% trong thời gian tới trong những năm tới theo dự báo củaForrester (xem biểu 2) [26], [27]

Bi u 2 T ng doanh thu thổng doanh thu thương mại điện tử toàn cầu (Tỷ USD) ương mại điện tử toàn cầu (Tỷ USD)ng m i i n t to n c u (T USD)ại điện tử toàn cầu (Tỷ USD) điện tử toàn cầu (Tỷ USD) ệu người) ử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người) àn thế giới (triệu người) ầu (Tỷ USD) ỷ USD)

Nguồn 1995 1996 19919919920002001200220032004

Trang 37

3878,8 6201,1

Nguồn: UNCTAD - "Building Confidence 2000"

và “E-commerce and Development Report 2002”

Ở các nước phát triển, TMĐT phát triển mạnh, đã đạt những thành tựunhất định và chiếm tỷ lệ chủ yếu (năm 2002 chiếm 95,4%, năm 2006 chiếm93,3%) Các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia TMĐT, với tốc độtăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (xem Biểu 3) [27].

Bi u 3 D báo v t ng doanh thu thự báo về tổng doanh thu thương mại điện tử toàn cầu (tỷ ề tổng doanh thu thương mại điện tử toàn cầu (tỷ ổng doanh thu thương mại điện tử toàn cầu (Tỷ USD) ương mại điện tử toàn cầu (Tỷ USD)ng m i i n t to n c u (tại điện tử toàn cầu (Tỷ USD) điện tử toàn cầu (Tỷ USD) ệu người) ử dụng Internet trên toàn thế giới (triệu người) àn thế giới (triệu người) ầu (Tỷ USD) ỷ USD)USD)

trưởng TB2002-2006Các nước đang phát triển ở châu Á

Các nước phát triển châu Âu246,3 10,72458,619,277,7

Các nước phát triển châu Á - Thái BìnhDương

264,8 11,52052,116,066,8

Tổng số các nước phát triển2188,4 95,411979,7

Tổng số toàn thế giới2293,512837,3

Nguồn: UNCTAD tập hợp, phân tích dựa theo số liệu của Forrester (2001), theo UNCTAD - “E-commerce and Development Report 2002”

Trang 38

Số liệu thống kê cho thấy các nước phát triển Bắc Mỹ và Tây Âuchiếm tỷ lệ chủ yếu trong TMĐT toàn cầu Hoa Kỳ sẽ vẫn giữ vị trí hàngđầu trong lĩnh vực TMĐT, mặc dù giảm tỷ lệ từ 45% năm 2000 xuống còn36% vào năm 2005 [33] trong khi tăng lên ở chõu Á - Thái Bình Dương vàTây Âu

Trên quan điểm thương mại quốc tế, TMĐT được dự đoán sẽ trởthành bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế Đối với các nước đangphát triển, điều đó có nghĩa là các chiến lược và chính sách thương mại cầncập nhật nhằm phản ánh những biến đổi trong môi trường thương mại quốctế Tuy nhiên, sự cập nhật đó cần căn cứ theo xu hướng sắp tới chứ khôngnên chỉ căn cứ theo thực tại.

Các tổ chức quốc tế cũng rất coi trọng và đã có những đóng gópquan trọng đối với sự phát triển của thương mại điện tử

Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đãsoạn thảo luật mẫu về TMĐT Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyếtkhuyến nghị các chính phủ phổ biến rộng rãi và áp dụng luật này Đáng chúý là chương trình Trade Point của UNCTAD được xây dựng nhằm giúp cáccông ty xuất nhập khẩu nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển tham gianhiều hơn vào buôn bán quốc tế Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết hỗ trợcho các công ty từng buớc gia nhập mạng điện tử toàn cầu.

Năm 1994, Uỷ ban châu Âu phát hành bản báo cáo nhan đề "Châu Âuvới xó hội thụng tin toàn cầu" (Europe and the Global InformationSociety) Tiếp đó (tháng 4-1997), Uỷ ban châu Âu ấn hành một tài liệumang tính chính sách nhan đề "Sự khởi đầu của Âu chõu trong thương mạiđiện tử" (A European Initiative in Electronic Commerce) nhằm thúc đẩy sựphát triển thương mại điện tử ở châu Âu Tài liệu đó bao quát cả một khuônkhổ pháp lý và mụi trường không những cho thương mại điện tử trong nội

Trang 39

bộ Liên minh và với cả thế giới, mục tiêu là tới năm 2000 thỡ chõu Âu bắtđầu được hưởng các thành quả của hỡnh thỏi thương mại này.

Năm 1997, APEC đã thành lập "Nhóm công tác chuyên trách vềthương mại điện tử" và tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 11-1998, APECcông bố bản "Chương trỡnh hành động APEC về thương mại điện tử",nhỡn nhận rằng thương mại điện tử có tiềm năng to lớn Cho đến nay,APEC đang hoàn tất Chương trình hành động chung để thực hiện TMĐTvào năm 2005 đối với các thành viên là các nước phát triển và vào năm2010 đối với các thành viên là các nước đang phát triển.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu có các hoạtđộng tập thể về thương mại điện tử từ năm 1997, mở đầu bằng Hội nghịbàn trũn ASEAN về thương mại điện tử tổ chức ở Mó-lai vào thỏng 10, vớinội dung xoay quanh việc xõy dựng một kế hoạch hợp tỏc trong lĩnh vựcnày éể xỳc tiến hợp tỏc về thương mại điện tử, ASEAN đó lập ra "Tiểuban điều phối về thương mại điện tử" (Coordinating Committee onElectronic Commerce - CCEC) Tháng 7-1998, tiểu ban này họp Hội nghịlần thứ nhất, tháng 9-1998, họp Hội nghị lần thứ hai, tại hội nghị này,CCEC đó thụng qua bản "Cỏc nguyờn tắc chỉ đạo thương mại điện tử".Đầu năm 2000, Tiểu ban đã được sát nhập với Nhóm công tác về hạ tầngcơ sở thông tin để thành lập Nhóm công tác về e-ASEAN Sau một thờigian đàm phán, Hiệp định e-ASEAN đã được chính thức ký kết cuối tháng11-2000 tại Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN họp tại Singapore.Tháng 2-2001, Hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp thúc đẩy CNTT vàkinh tế mạng tại Malayxia.

Với những nỗ lực đó, các nước trên thế giới đang tích cực và rất khẩntrương triển khai, phát triển TMĐT theo những quan điểm và những chiếnlược riêng, căn cứ theo điều kiện thực tế của từng nước

Trang 40

** *

Vào thập niên cuối thế kỷ XX, trong bối cảnh diễn ra nhiều biếnđộng chính trị và xã hội sâu sắc, những tăng trưởng thần kỳ xen lẫn nhữngkhủng hoảng của nhiều nền kinh tế, sự xuất hiện của TMĐT đã góp phầntạo nên những hy vọng mới (và cả những lo âu mới) về tương lai gần củamột nền kinh tế tri thức, của một xã hội tri thức, không chỉ cho các nướcgiàu đã phát triển, mà là cho mọi quốc gia trên khắp thế giới Và đó mới chỉlà những bước đầu để khẳng định “xã hội thông tin” đã là một hiện thực.Con đường hoàn thiện nó, có những điều dự đoán được và vô số điềukhông dự đoán được, còn trải dài ở phía trước, hứa hẹn nhiều bất ngờ mớitrước thềm thế kỷ XXI Thực tế đã chứng tỏ sự hình thành và phát triểnkinh tế tri thức nói chung và TMĐT nói riêng là xu thế tất yếu, đánh dấumột bước phát triển mới của lực lượng sản xuất TMĐT đang tác động tớimọi quốc gia, mọi đối tượng xã hội, đang góp phần hiện đại hóa, nâng caohiệu quả các dây chuyền sản xuất, cung ứng, dẫn tới sự thay đổi một cáchtoàn diện, trên tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, lưu thông tới tiêudùng Sự phát triển của TMĐT cũng đặt ra những yêu cầu điều chỉnh quanhệ sản xuất trên phạm vi toàn cầu

1.2.3 Xu hướng phát triển thương mại điện tử trong những năm tới.

Tuy TMĐT mới thực sự hình thành và phát triển trong khoảng mộtthập kỷ nhưng cũng đã trải qua nhiều biến động Căn cứ thực tế hoạt độngTMĐT trên thế giới và tham khảo những dự đoán của nhiều tổ chức quốc tế,có thể khái quát những xu hướng phát triển TMĐT trong những năm tới nhưsau:

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. MSDP: mô hình TMĐT theo chiều ngang - Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc
Hình 1. MSDP: mô hình TMĐT theo chiều ngang (Trang 8)
Hình 2. IMBSA: một sự mô tả mang tính cấu trúc hóa TMĐT toàn cầu - Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.doc
Hình 2. IMBSA: một sự mô tả mang tính cấu trúc hóa TMĐT toàn cầu (Trang 10)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w