1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC

61 1,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 454,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tính tất yếu

Từ một nước nghèo đói thiếu lương thực vào những thập niên 1980 trở vềtrước đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thếgiới Điều này có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Xuất khẩu gạo đã đem lại nguồn thu ngoại tệhàng năm cho Chính phủ, đảm bảo cán cân thanh toán, tạo điều kiện để nhập khẩuthêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm chongười dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại

Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là Công ty thuộc Bộ Thương Mại cũngtham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo đóng góp vào hoạt động xuất khẩu chung của

cả nước Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty những năm gần đây liên tụctăng.Tuy nhiên kim ngạch còn rất nhỏ, thị trường còn hạn hẹp ở một số nước truyềnthống, nhiều hợp đồng thực hiện mà không có lãi hoặc lãi rất nhỏ Vì vậy điều cấpthiết là phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường để đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuấtkhẩu gạo một cách hữu hiệu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnhvực kinh doanh xuất nhập khẩu từ rất sớm, chúng ta có thể thấy được những tồn tại,hạn chế chung của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước từ đó đưa ra các giảipháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những lý luận chung về xuất khẩu, quá trình hìnhthành phát triển và hoạt động thương mại của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩmtrong lĩnh vực xuất khẩu gạo

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty xuất nhập khẩu

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp số liệuthực tế

Kết cấu

Tên đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.

Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết bao gồm 3 chương:

Chương I : Lý luận chung về xuất khẩu

Chương II : Thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm xuất khẩu

Sản xuất ngày càng phát triển đồng thời nhu cầu về sản phẩm của con ngườicũng đa dạng hơn nhưng một quốc gia không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu

đó Do đó các quốc gia tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau và một trong nhữnghoạt động trao đổi đó ngày nay gọi là xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ của một quốc gia cho các nướccòn lại trên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Cơ sở củahoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ( cả tài sản hữu hìnhlẫn vô hình )

Dưới giác độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ.Dưới giác độ phi kinh doanh như như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì

đó là việc lưu chuyển hàng hoá qua biên giới một quốc gia

Chủ thể tham gia xuất khẩu

Bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, và Chính phủ

Đối tượng xuất khẩu

Bao gồm tất cả hàng hóa mà có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trườngnước ngoài, mang lại lợi ích cho chủ thể xuất khẩu, gồm cả hàng hoá hữu hình và

vô hình

Thị trường xuất khẩu

Là thị trường nước ngoài có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà nước đó xuất khẩu

1.2 Vai trò của xuất khẩu

1.2 1 Xuất khẩu giúp cho đất nước có nguồn vốn để phát triển

Đối với những nước chưa phát triển, công nghệ còn lạc hậu thì một trongnhững nội dung quan trọng là phát triển đất nước đưa đất nước thoát ra khỏi nghèođói Để thực hiện được điều này thì chúng ta cần có ngoại tệ để nhập khẩu máymóc, công nghệ và nguyên vật liệu nhằm phát triển kinh tế

Trang 4

Nguồn vốn để nhập khẩu có rất nhiều, có thể là nguồn vay nợ nước ngoài,nhận viện trợ từ các nước phát triển, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài FDI… Tuy nhiên những nguồn vốn này bị thụ động, phụthuộc vào nước ngoài Vốn ODA thường có lãi suất thấp nhưng gắn liền vào đó làcác ràng buộc vế chính trị với nước cung cấp ODA, nguồn vốn vay nợ nước ngoàithường ít không thể vay nhiều một khi việc sử dụng vốn của chính phủ chưa thực sựhiệu quả Chính vì thế nguồn vốn quan trọng nhất không thể không kể đến là nguồnvốn do xuất khẩu Một khi kim ngạch nhập khẩu cao cũng đồng nghĩa với việc sẽthu được nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu hàng hoá

1.2.2 Xuất khẩu giúp thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước

Cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng đã

và đang thay đổi mạnh mẽ Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu đối vớiđất nước đang trong công cuộc công nhiệp hoá hiện đại hoá hiện nay Và để làmđược điều này thì xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng Cụ thể:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác đi kèm phát triển.Chẳng hạn khi xuất khẩu gạo đòi hỏi phải có cơ sở chế biến lúa gạo sau thu hoạch

từ đó kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy móc

- Xuất khẩu gạo cũng tạo điều kiện để phát triển những ngành công nghiệpphụ trợ Chẳng hạn muốn sản xuất và xuất khẩu gạo thì cần phải có phân bón, thuốctrừ sâu…Tạo điều kiện để phát triển ngành hoá học

- Xuất khẩu cũng tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước thông qua việc tiếp thu công nghệ, máy móc, kỹ thuật tiêntiến từ nước ngoài

- Khi tham gia vào xuất khẩu các doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt hơn do

đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để nâng cao chất lượng sảnphẩm, giảm chi phí hạ giá thành …Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, nâng caonăng lực sản xuất

Trang 5

1.2.3 Xuất khẩu giúp giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân

Khi xuất khẩu phát triển thì lượng hàng hóa bán được sẽ tăng lên từ đó sẽthúc đẩy sản xuất mở rộng quy mô số lượng việc làm sẽ nhiều hơn trước Đồng thờithu nhập của người lao động cũng tăn lên Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thu nhập bìnhquân của người lao động tăng lên thì tệ nạn xã hội cũng giảm rõ rệt và mặt bằng dântrí được nâng lên

1.2.4 Xuất khẩu để mở rộng và tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại

từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế

Các quốc gia trong quá trình xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới khôngchỉ xây dựng được uy tín của mình mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.Ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế cũng nhờ đó mà nâng lên, tiếng nói củaquốc gia trong việc bàn bạc các vấn đề chung cũng từ đó mà có trọng lượng Đồngthời quan hệ kinh tế chính trị với bên ngoài cũng được mở rộng

Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với gần 200 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm Nhiềumặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như: gạo ( đứng thứ 2 thếgiới ), hồ tiêu cà phê ( thứ 3 thế giới ), thuỷ sản, dầu thô, dệt may…

1.3 Hình thức xuất khẩu

1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia choquốc gia nước ngoài

Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này giúp giảm chi phí trung gian, tiếp cận một

cách trực tiếp với thị trường, năm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thịtrường Do vậy có sự phán ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường

Hạn chế: Hình thức này gặp phải nhiều rủi ro khi thị trường xuất khẩu biến

động Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bán được hàng hoặc khi giá cả trong nước

có sự biến động bất ngờ doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thiệt hại rất lớn

Trang 6

Hình thức xuất khẩu này chủ yếu là thông qua việc mở các văn phòng đạidiện để bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm hoặc là đầu tư trực tiếp sang nước đó đểtận dụng các lợi thế đặc biệt của nước đó nhằm giảm chi phí nâng cao lợi nhuận Dovậy hình thức này mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng chứa đựng yếu tố rủi

ro cao nhất

1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá dịch vụ của công ty ra thịtrường nước ngoài thông qua trung gian ( người thư 3 ) Hay nói cách khác xuấtkhẩu gián tiếp là cách thức mà nhà sản xuất tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình

ra nước ngoài thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại quốc gia tiếpnhận xuất khẩu

Ưu điểm: Hình thức này giúp nhà xuất khẩu phân chia bớt rủi ro cho bên

trung gian Do vậy lợi nhuận họ thu được sẽ đảm bảo hơn

Hạn chế: Nhà xuất khẩu phải chia bớt một phần lợi nhuận cho trung gian nên

lợi nhuận của họ sẽ giảm Hơn nữa nhà sản xuất sẽ nhận biết thông tin thị trường.Thông tin từ người tiêu dùng sẽ đến chậm và điều này có thể gây thiệt hại rất lớn.Nhà xuất khẩu sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

1.3.3 Hình thức gia công quốc tế

Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộnguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công Sau một thời gian thoảthuận bên nhận gia công sẽ nộp hoặc bán lại cho bên đặt gia công Bên đặt gia côngphải trả cho bên gia công một khoản phí gọi là phí gia công Đây là hình thức xuấtkhẩu phổ biến ở Việt Nam

Ưu điểm: Bên nhận gia công không phải lo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Tạo thêm công ăn việc làm, tận dụng được số lao động dư thừa Tiếp thu, học hỏiđược công nghệ, cách thức quản lý của các nước phát triển

Hạn chế: Bên nhận gia công nhận gia công theo đơn đặt hàng vì vậy sẽ

không chủ động trong quá trình sản xuất và sẽ không nắm bắt được thông tin thịtrường Lợi nhuận thu được không cao

Trang 7

1.3.4 Hình thức tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đãnhập khẩu nhưng không gia công chế biến gì thêm Hình thức xuất khẩu nhằmhưởng lợi nhuận chênh lệch giữa giá nhập khẩu với giá xuất khẩu lại

Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này yêu cầu vốn không lớn do không phải đầu

tư vào sản xuất Chính vì thế mà nhà xuất khẩu có thể thay đổi mặt hàng xuất khẩumột cách linh hoạt theo nhu cầu thị trường

Nhược điểm: Chi phí vận chuyển của hình thức xuất khẩu này khá lớn Rủi

ro của hoạt động xuất khẩu này cũng tương đối cao khi mua đi bán lại Chẳng hạnkhi mua với giá cao nhưng khi bán lại gặp phải sự biến động của thị trường làm giágiảm xuống

1.3.5 Hình thức chuyển khẩu

Chuyển khẩu là hàng hoá được chuyển từ một nước sang một nước thứ bathông qua một nước khác

Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này gặp ít rủi rovì nhà xuất khẩu chỉ phải

chuyển hàng hoá sang nước thứ hai Nước thứ haichỉ như một người trung gian

Hạn chế: Lợi nhuận của nhà xuất khẩu thu được thấp do thực hiện các dịch

vụ như vận tải, quá cảnh, lưu kho, lưu bãi

1.3.6 Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hành vi bán hàng hoá cho người nước ngoài trên lãnhđịa của nước mình

Ưu điểm: Hình thức này gặp ít rủi ro về pháp luật, chính trị, vận chuyển so

với các hình thức xuất khẩu khác Vì chúng ta bán hàng hoá ngay trên lãnh địa củanước mình Do vậy mội trường kinh doanh rất thân thuộc Hình thức này còn tiếtkiệm được chi phí vận chuyển, đóng gói nên lợi nhuận có thể lớn

Hạn chế: Số lượng bán được không cao.

Mỗi một hình thức xuất khẩu lại có những ưu và nhược điểm riêng Do vậytuỳ vào loại hàng hóa, khả năng của nhà xuất khẩu mà lựa chọn loại hình thức xuất

Trang 8

1.4 Nội dung của hoạt động xuất khẩu

Một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu cần tiến hành cácbước sau:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu tiếp cận thị trường.

Mỗi một quốc gia có một môi trường khác nhau do vậy trước khi quyết địnhxuất khẩu một mặt hàng gì nhà xuất khẩu cần tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thịtrường về các mặt: Tìm hiểu thông tin về người tiêu dùng, thị hiếu của họ, tập tụcthói quen tiêu dùng của khách hàng, môi trường luật pháp …Tìm hiểu các đối thủcạnh tranh để lựa chọn thị trường xuất khẩu cho phù hợp

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm giúpngười xuất khẩu ra các quyết định đúng đắn và có lợi nhất Đồng thời hoạch địnhchính sách quảng cáo, marketing cho phù hợp

Trong quá trình thu thậpvà xử lý thông tin nhà xuất khẩu cần đạt được nhữngkết quả sau:

- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như: dung lượng thị trường, tập quán

và thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống phápluật…

- Nhận biết được vị trí của hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũngnhư nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá đó

- Lựa chọn thị trường xuất khấu: Sau khi tìm hiểu thông tin về môi trườngkinh doanh ở nước ngoài thì đưa ra quyết định thị trường xuất khẩu

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường như: đài, báo,internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, quan sát thực tê…Kết quả cuối cùng của bước này là đưa ra quyết định về mặt hàng xuất khẩu

và thị trường xuất khẩu

Bước 2: Lập phương án kinh doanh

Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu nhà xuất khẩu cần lập

ra kế hoạch kinh doanh, những khó khăn, thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó vàđưa ra phương án giải quyết sơ bộ

Trang 9

Bước 3: Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dịch đàm phán vớiđối tác về: thời gian xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, hình thứcvận chuyển, phươngthức thanh toán để đi đến ký kết hợp đồng

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà nhà xuất khẩu có thể lựa chọn một trongcác hình thức đàm phán sau đây để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanhnghiệp mình

Bước 4: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Hai bên tiến hành các thủ tục để tiến hành xuất khẩu Tuỳ theo điều kiện củahợp đồng mà bên xuất khẩu có thể phải làm các thủ tục như: Chuẩn bị nguồn hàng,kiểm tra chất lượng hàng hoá, xin giấy phép xuất khẩu, thuê tàu vận chuyển, muabảo hiểm, làm các thủ tục nhập khẩu, giao hàng, làm các thủ tục thanh toán

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có xảy ra tranh chấp thì các bên sẽtiến hành khiếu nại theo điều khoản đã ký trong hợp đồng

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ yếu sau:

1.5.1 Yếu tố kinh tế

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuấtnhập khẩu Muốn xuất khẩu được hàng hoá thì cần phải có người tiêu dùng hay sứcmua mà sức mua lại chịu ảnh hưởng bởi các thông số kinh tế như: thu nhập, chi phísinh hoạt va kết cấu tiết kiệm của một quốc gia Một yếu tố cơ bản phản ánh kíchthước của thị trường tiềm năng đó là dân số Điều quan trọng nhất là so sánh tốc độ

Trang 10

tăng dân số với tốc độ tăng trưởng GDP để xem xét, dự đoán khả năng mở rộng thịtrường của quốc gia đó

Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của một quốc gia mà hoạt động xuất nhậpkhẩu phát triển mạnh hay không Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đáp ứng đủnhu cầu của người dân để tồn tại thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các công ty

sẽ ít Còn những quốc gia thường xuất khẩu nguyên liệu thô có nền kinh tế đangcông nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện, triển vọng mở ra nhiều thời cơ cho các công tykinh doanh xuất khẩu Do đó những nhà xuất khẩu nào có thể dự đoán được tìnhhình thị trường quốc tế sẽ giúp họ giảm được những chi phí không đáng có và vượt

ra được những biến động kinh tế

Một quốc gia có có nền sản xuất phát triển, sử dụng công nghệ hiện đại sẽtạo ra những mặt hàng có chất lượng tốt, giá thành thấp có khả năng cạnh tranh trênthị trường thế giới

1.5.2 Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá xã hội là yếu tố quan trọng khi xuất khẩu hàng hoá vàobất cứ thị trường nào bởi ở mỗi nước thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phong tục tậpquán, sở thích… đều khác khau đòi hỏi đặc tính sản phẩm, cách thức quảng cáo,marketing, phương thức thâm nhập thị trường phải phù hợp

1.5.3 Môi trường chính trị

Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thịtrường xuất khẩu Nếu nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hoá sang một nước có môitrường chính trị ổn định thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi xuất khẩu sang thị trường

mà chính trị đầy biến động Khi chính trị biến động thì doanh nghiệp xuất khẩu sangthị trường đó sẽ gặp rất nhiều những rủi ro về vận chuyển, thanh toán…

1.5.4 Môi trường pháp luật

Các nhà xuất khẩu thường lựa chọn những thị trường xuất khẩu mà có hệthống pháp luật ổn định rõ ràng minh bạch Môi trường pháp luật ảnh hưởng đếnhoạt động xuất khẩu bao gồm luật và các qui định về các lĩnh vực như:

- Luật thuế

Trang 11

- Luật thương mại

- Luật chống bán phá giá

- Luật doanh nghiệp

- Quyền sở hữu tài sản

- Luật chống độc quyền

- Luật sở hữu trí tuệ

1.5.5 Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Nhà nước đưa ra các định hướng và công cụ quản lý xuất khẩu nhằm khuyếnkhích hoặc hạn chế xuất khẩu Nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu yếu tố này vì nóảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu cần biết mặt hàngnào được ưu tiên mặt hàng nào không được ưu tiên, những mặt hàng nào nằm trongđịnh hướng xuất khẩu sẽ được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn hay nhữngmặt hàng nào mà chính phủ đang coi là thị trường cần phát triển cần mở rộng thì sẽ

có những ưu đãi đặc biệt thông qua các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước.Những công cụ quản lý xuất nhập khẩu mà các nước thường sử dụng là:

có khả năng cạnh tranh kém hơn vì giá thành cao

Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.Khi một quốc gia muốn hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nào đó thì sẽ đánh thuếxuất khẩu cao đối với mặt hàng đó làm cho hàng hóa đó kém khả năng cạnh tranhhơn

Trang 12

Hạn ngạch

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của Nhà nước về số lượng caonhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất hoặc nhập từ mộtthị trường trong một khoảng thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo

đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt số lượnghàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện nếu không họ sẽ áp dụng cácbiện pháp trả đũa kiên quyết

Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động,bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịchđối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đốivới máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ ( không có chất phế thải độc hại,tiếng ồn không quá mức cho phép …)

Trợ cấp xuất khẩu

Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế xuất khẩu còn có những công cụ dùng

để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấptrực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước Bêncạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạnhàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra, và

để xuất khẩu sang bên ngoài

1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại

tệ do xuất khẩu mang lại với số chi phí bản tệ phải bỏ ra để có được số ngoại tệ đó

Hxk = Trong đó:

Hxk: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Trang 13

DTxk: Khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu

Cxk: Chi phí bản tệ bỏ ra

- Lợi nhuận: Là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh

P = DT- CPTrong đó:

P : Lợi nhuận

DT: Doanh thu

CP: Chi phí

- Hệ số sinh lời của vốn: Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên các

báo cáo thu nhập cho ta kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hkd = =

- Thời gian hoàn vốn: Là chỉ số kết quả kinh tế đơn giản và được sử

dụng tương đối phổ biến trong đánh giá các hoạt động kinh doanh

Tp = Trong đó:

Tp: Thời gian hoàn vốn

C : Chi phí bỏ ra

DT: doanh thu

- Điểm hoà vốn: Là điểm tại đó mức doanh thu đủ để trang trải mọi phí

tổn hay nói cách khác điểm hoà vốn là điểm mà tại đó với một mức sản phẩm hoặcdịch vụ bán ra với một đơn giá cố định thì tổng doanh số thu được cân bằng vớitổng chi phí Tại đó doanh nghiệp chưa có lãi mà cũng không bị lỗ

1.7.Thực trạng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

1.7.1 Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo

- Tính thời vụ trong sản xuất và buôn bán : Do sản xuất lúa gạo có tínhthời vụ vì vậy xuất khẩu lúa gạo cũng mang tính thời vụ Xuất khẩu gạo là một quátrình từ sản xuất, chế biến, thu mua, dự trữ … phụ thuộc vào các mùa vụ nên việcxuất khẩu cũng phần lớn bị ảnh hưởng và theo thời vụ Để khắc phục tình trạng này

Trang 14

- Gạo là lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển và phần lớn đượctiêu thụ tại chỗ do đó tỷ lệ gạo xuất khẩu thường chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5%sản lượng gạo được sản xuất hàng năm Các nước đang phát triển chủ yếu là cácnước Châu Á và Châu Phi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất chiếm khoảng85% lượng gạo thế giới.

- Hoạt động xuất nhập khẩu gạo chủ yếu được thực hiện thường được thựchiện giữa các Chính phủ các nước vì gạo là mặt hàng mang tính chiến lược của cácquốc gia thiếu hụt về lương thực Lương thực luôn là mặt hàng mang tính chiếnlược của các quốc gia mà việc sản xuất lương thực không đảm bảo tiêu thụ trongnước Bởi vậy việc kinh doanh lương thực trên thế giới chủ yếu là giữa các Chínhphủ với nhau thông qua các hiệp định hoặc các hợp đồng có tính nguyên tắc dài hạn

Chủng loại gạo rất phong phú nhưng nói chung trên thị trường hiện nay có cácloại gao sau:

Trang 15

1.7.2 Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Việt Nam sử dụng

Kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trong điều kiện nền kinh tế đang tiến tớikinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế có nhiều biến động đòi hỏi phải áp dụng những hình thức khác nhau nhằmmục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro và thu được lợi nhuận caonhất Hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức sau:

1.7.2.1 Xuất khẩu gạo trực tiếp

Xuất khẩu gạo trực tiếp là việc xuất khẩu gạo do chính doanh nghiệp sản xuất

ra hoặc do đặt mua từ các hộ nông dân,các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanhkhác ở trong nước, sau đó chế biến và đóng bao … và trực tiếp ký kết hợp đồng,thực hiện xuất bán ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng hóa của doanh nghiệpmình

1.7.2.2 Xuất khẩu gạo uỷ thác

Hình thức xuất khẩu gạo uỷ thác, doanh nghiệp ngoại thương đóng vai tròquan trọng là trung gian xuất khẩu làm thay các doanh nghiệp chế biến những thủtục xuất khẩu cần thiết, như thủ tục xuất khẩu, ký kết hợp đồng xuất khẩu… vàđược hưởng phần trăm theo giá trị lô hàng xuất khẩu theo sự thoả thuận của hai bên.Hình thức xuất khẩu gạo uỷ thác còn được thể hiện một doanh nghiệp ký kết đượchợp đồng xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó cần phải uỷ thác cho doanh nghiệp kháctrực tiếp xuất khẩu và chỉ được hưởng phí uỷ thác theo khối lượng hàng xuất

1.7.2.3 Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ

Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ là hình thức xuất khẩugạo được ký kết theo hiệp định thư giữa hai Chính phủ với mục đích trả nợ, ủng hộtheo quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia…

Xuất khẩu gạo theo hình thức này có nhiều ưu đãi như khả năng thanh toánchắc chắn ( Do Chính phủ trả cho Doanh nghiệp bằng tiền của ngân sách ) vìthường được Chính phủ đứng ra bảo lãnh Giá gạo được tính trên cơ sở hợp lý đảmbảo cho các Doanh nghiệp có lợi nhuận

Trang 16

1.7.3.Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo

1.7.3.1.Thực trạng sản xuất

Lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam cóhai vùng sản xuất lúa lớn là Đông bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.Đây là hai châu thổ có mật độ dân cư và trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệpthuộc loại cao nhất nước

Về diện tích: Diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314,04 km2 , vớikhoảng 20-25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông ngiệp, trong đó

có trên một nửa được dùng cho sản xuất lúa Tổng diện tích đất gieo trồng năm

2006 là 7324,4 nghìn ha, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ cao nhất

là 51,3% tiếp đó là đồng bằng sông Hồng 19,6% Mặc dù hai vùng này chỉ chiếmkhoảng 15% tổng diện tích tự nhiên nhưng đã sản xuất ra trên 2/3 sản lượng gạo của

cả nước

Về giống lúa: Việt Nam có khá nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào

điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiềugiống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa lai Trong khi miền Nam lại trồng nhiều giốnglúa IR có nguồn gốc từ viện lúa Viện lúa Quốc tế Theo điều tra của bộ nông nghiệp

và phát triển nông thôn năm 2000, cả nước mỗi vụ gieo trồng trên 200 giống lúakhác nhau

Về năng suất: Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăng nhanh qua các

năm và đạt ở mức khá cao nhờ có giống tốt và hệ thống thuỷ lợi được cải thiện.Năm 2005 năng suất lúa bình quân cả nước đã đạt mức 4,9/tấn/ha/vụ Năng suất vụđông xuân năm 2007 đạt khoảng 54 - 55 tạ/ha Tại các tỉnh Đồng bằng sông CửuLong, bình quân năng suất lúa thu hoạch năm 2008 ước tính lên tới 6,5 tấn/ha, đặcbiệt một số địa phương như huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang có năng suấtlúa bình quân cao hơn 7 tấn/ha

Về chế biến: Chế biến lúa được phân thành hai loại là chế biến tiêu dùng

nội địa và chế biến xuất khẩu Trong đó chế biến tiêu dùng nội địa được thực hiệntrên phạm vi cả nước với các trình độ công nghệ khác nhau từ xay xát thủ công đến

Trang 17

xay xát bằng máy với quy mô nhỏ là chủ yếu Có tới 80% tổng sản lượng lúa củaViệt Nam được xay xát bằng máy móc nhỏ của tư nhân Còn chế biến xuất khẩuđược thực hiện ở các vùng sản xuất lúa xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu của lúa chủyếu là gạo, các sản phẩm từ gạo cũng có nhưng số lượng không đáng kể Hệ thốngchế biến gạo xuất khẩu tuy được cải thiện nâng cấp nhưng mức độ hoạt động thấp,chất lượng chế biến chưa cao Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt 60-65% trong đó tỷ lệgạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48%

1.7.3.2 Thực trạng xuất khẩu gạo

Về giá thành

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2008 đãtăng ở mức kỷ lục từ trước đến nay Những ngày qua ở nhiều tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long đã xảy ra tình trạng tranh mua lúa giữa các thương lái khiến cho giá lúađược đẩy lên liên tục, nhiều nơi thương lái sẵn sàng mua lúa non với giá cao, trảtiền trước lấy lúa sau Giá lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng và vào đầutháng 3 năm 2008 giá lúa ở mức cao 4.200 – 4.300 đ/kg tùy địa phương và tùy độ

ẩm Giá gạo nguyên liệu gạo lứt để làm ra gạo 5% tấm khoảng 5.700 đ/kg, gạothành phẩm 5% tấm khoảng 6.660 đ/kg, gạo 10% tấm 6.600 đ/kg, gạo 15% tấm6.540 đ/kg, gạo 25% tấm 6.360 đ/kg

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dần cùng với xu hướng tăng củachất lượng gạo và quan hệ cung cầu của thị trường lúa gạo thế giới Đặc biệt vài năm trở lại đây giá gạo Việt Nam tăng liên tục Năm 2006 mặc dù lượng gạo giảm nhưng giá gạo xuất khẩu trung bình lên đến 278USD/1 tấn tăng 12 USD so với năm

2005 và tăng tới 56% so với năm 2003 Bên cạnh đó, gạo Việt Nam còn vượt gạo Thái Lan về mức độ tăng giá Nếu so với cùng kỳ năm trước, giá gạo Thái Lan tăng 71%-73% thì giá gạo Việt Nam tăng 77%-82% Theo thông tin từ các doanh

nghiệp xuất khẩu gạo giá gạo xuất khẩu vào cuối tháng 2 năm 2008 như sau:

+ Gạo 5% tấm : 460-465 USD /tấn, FOB giá physical

+Gạo 25% tấm : 418 USD /tấn, FOB giá physical

Trang 18

Tuy giá gạo xuất gạo những ngày gần đây đã tăng rất cao khoảng 60USD/ tấnnhưng so với giá gạo thế giới thì giá gạo của chúng ta vẫn ở mức thấp

Tại Thái Lan giá gạo được bán như sau:

+ Gạo trắng 100% loại B: 480-490 USD /tấn, FOB giá physical

+ Gạo trắng 5% tấm :470-480 USD /tấn, FOB giá physical

+ Gạo đồ PB 100% :480-510 USD /tấn, FOB giá physical

Tại Ấn Độ:

+ Gạo Bassmaati : 850 USD /tấn, FOB giá physical

Để ổn định giá gạo xuất khẩu Thái Lan đang có dự định muốn hợp tácvới chúng ta Theo thông tấn xã Việt Nam vụ ngoại thương Thái Lan dự kiến tổchức cuộc gặp giữa Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan và Hiệp hội thựcphẩm Việt Nam tại Bangcốc nhằm đi tới những thảo thuận cụ thể để thống nhất giágạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế Mục đích của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lanđặt ra trong cuộc gặp này là hai bên đưa ra hạn ngạch xuất khẩu của mình để đảmbảo sự cạnh tranh lành mạnh và mang lại lợi ích cao nhất cho người nông dân ở mỗinước trước nhu cầu tiêu dùng và giá cả ngày càng tăng trên thị trường thế giới Nếucuộc gặp này đạt được những kết quả tốt đẹp, giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định hơn saukhi đột ngột tăng Ngoài ra giá gạo ổn định cũng sẽ góp phần tránh được việc bánphá giá và tiến tới sự hợp tác trong việc nâng tiêu chuẩn gạo thương mại, thu hẹpkhoảng cách xuất khẩu gạo giữa hai nước

Về xuất khẩu:

Nhờ đổi mới chính sách và thành tựu trong sản xuất mà lượng gạo xuất khẩucủa Việt Nam không ngừng gia tăng Trong 15 năm gần đây tốc độ tăng trưởng củasản xuất lúa gạo khá ổn định, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ9,5% trong năm 1990 lên 26,7% trong năm 1999 Từ 3.730 nghìn tấn vào năm 1998lên 4.500 nghìn tấn vào năm 2007 và đạt được mức kỷ lục là 4.993 nghìn tấn vàonăm 2005

Trang 19

Bảng 1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm.

Năm Sản lượng gạo (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu

Trang 20

Về thị trường:

Trang 21

Việt Nam xuất khẩu gạo trung bình khoảng 3.8 triệu tấn, cung cấp gạocho khoảng trên 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các Châu lục khác nhau.Tuy nhiên gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là sang các nước ChâuÁ( 47,53%) Châu Phi( 25,57%) Trung Đông( 11,35) Gần đây thị trường Châu Mỹcũng đã được chú trọng và khai thông, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng choxuất khẩu nông sản Dự kiến thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam nămnay là Philippin, Indonexia, Malaysia, Cuba sẽ chiếm khoảng 3 triệu tấn 1.5 triệutấn còn lại sẽ xuất khẩu sang các thị trường khác.

Bảng 2 : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Đơn vị:%

Các Châu lục Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc

(Nguồn: Vinanet)Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

2.1 Tổng quan về Công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, tên tiếng Anh là VietNam National Sundrries Import and Export Join Stock Company tên giao dịch làTOCONTAP, là công ty thuộc Bộ Thương Mại, được thành lập ngày 05/03/1956với tên khai sinh là “ Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm” Ngày 23/03/1993

Bộ Thương Mại ra quyết định số 284/TM-TCCB chính thức đổi tên Tổng công tyxuất nhập khẩu tạp phẩm thành Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội Năm

2005 công ty thực hiện cổ phần hoá và chuyển thành “Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Tạp phẩm”

Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần.

Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại.

Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu.

Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của mình từ những đòi hỏi thực tếkhách quan, mà cơ cấu tổ chức của công ty đã nhiều lần thay đổi Năm 1964, Toàn

bộ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được tách ra để thành lập Công tyArtexport Năm 1977, bộ phận xuất nhập khẩu hàng dệt may tách thành Công tyTextinmex Năm 1985, tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành công tyMecanimex

Năm 1987, bộ phận da, giả da và giày dép được tách ra để thành lập Công tyxuất nhập khẩu da giày Leaprodemxim Từ năm 1975, đất nước thống nhất, nhiềucán bộ cốt cán của công ty đã vào miền Nam để thành lập chi nhánh TocontapThành phố Hồ Chí Minh Năm 1990, Chi nhánh Tocontap TP Hồ Chí Minh đã táchhẳn ra thành công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương mại và mang tên TocontapSaigon

Trang 23

Các kho tàng, bến bãi của công ty trong quá trình hoạt động cũng được chuyểngiao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương Ngày 23/3/1993 Bộ Thương mại

đã ra Quyết định đổi tên Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm thành Công ty xuấtnhập khẩu Tạp phẩm Đến năm 2005 Công ty tiến hành cổ phần hoá và có tên làCông ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dù gặp nhiều biến động về tổchức, kinh tế, xã hội, Tocontap đã liên tục phấn đấu từng bước trưởng thành, đếnnay đã là một trong những Công ty có bề dầy lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhấtnước ta với các mốc lịch sử sau:

Thời kỳ 1956-1960: Đây là thời kỳ đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc kháng

chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nền kinh tế còn yếu kém, chủ yếu là nôngnghiệp lạc hậu, nền công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng, kinh doanh xuấtnhập khẩu còn nhiều bỡ ngỡ nên kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty chưa cao.Kim ngạch bình quân mỗi năm đạt 28.7 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 10.7triệu Rup/USD, nhập khẩu là 18 triệu Rup/USD Kim ngạch xuất khẩu của TổngCông ty thời kỳ này chiếm 20.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc

Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 57.9

triệu Rup, trong đó xuất khẩu là 29.5 triệu Rụp, nhập khẩu là 28.4 triệu Rup Kimngạch xuất khẩu bình quân chiếm 28.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miềnBắc

Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ giặc Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền Bắc, hoạt

động xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng Công ty đã quyết tâm giữvững và đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn nàybình quân mỗi năm đạt 84.9 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 16.5 triệuRup/USD, nhập khẩu là 68.4 triệu Rup/USD Kim ngạch xuất khẩu của Công tybình quân chiếm 33.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc

Thời kỳ 1976-1980: Thời kỳ đất nước vươn dậy sau chiến tranh, khắc phục

hậu quả của bom đạm và từng bước đi lên Năm 1976-1977: Kim ngạch xuất nhập

Trang 24

triệu Rup/USD và nhập khẩu là 141.3 triệu Rup/USD Kim ngạch xuất khẩu củaCông ty bình quân chiếm 27.8 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đây làthời điểm đỉnh cao về kim ngạch của TOCONTAP thì đến năm 1978 toàn bộ bộphận dệt may tách thành Công ty TEXTIMEX Những năm 1978-1980 kim ngạchxuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 39.8 triệu Rup.

Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 64.3

triệu Rup/USD Trong đó xuất khẩu là 27 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 37.3 triệuRup/USD

Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm

đạt 69.1 triệu Rup/USD Trong đó xuất khẩu là 33.1 triệu Rup/USD, nhập khẩu là

36 triệu Rup/USD

Thời kỳ 1991-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng

sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo của Nhànước Công ty tiếp tục chia tách và cùng với đó là những mặt hàng và những thịtrường chủ yếu được bàn giao, hàng loạt cán bộ lãnh đạo có khả năng và kim ngạch

ra đi để xây dựng lực lượng nòng cốt của Công ty mới Đồng thời kinh tế thị trườngcạnh tranh gay gắt với nhiều Công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lậpcùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của Công ty bị thuhẹp lại Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 16.7 triệu USSD, trong

đó xuất khẩu là 11.1 triệu USD, nhập khẩu là 5.6 triệu USD

Thời kỳ 1996-2000: Công ty đã vượt qua giai đoạn bỡ ngỡ của kinh tế thị

trường, Công ty đã cố gắng tim mọi biện pháp để mở rộng thị trường, mở rộng mặthàng kinh doanh nên kết quả khả quan hơn hẳn 5 năm trước Kim ngạch xuất nhậpkhẩu bình quân mỗi năm đạt 21.72 triệu USD Trong đó xuất khẩu là 4.56 triệuUSD, nhập khẩu là 17.16 triệu USD

Thời kỳ 2001- nay: Đây là thời kỳ có xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường đã được hình thành, cơ chế khoán bắtđầu áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng, tình trạng làm ăn theo cơ chế baocấp đã dần chấm dứt, cán bộ Công ty tự giác làm việc, luôn lấy hiệu quả và chữ tín

Trang 25

của Công ty làm mục tiêu cho hoạt động của mình Trong giai đoạn này kim ngạchxuất khẩu liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm đạt 32.3 triệu USD, trong đóxuất khẩu đạt 10.2 triệu USD, nhập khẩu đạt 22.1 triệu USD.

Trải qua hơn 50 năm hoạt động kinh doanh, TOCONTAP HANOI đã thiết lậpquan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế với trên 70 nước và vùng lãnh thổ, là mộttrong những công ty có chiều dài lịch sử phong phú và kinh nghiệm dồi dào tronglĩnh vực kinh doanh quốc tế ở Việt Nam

- Phạm vi kinh doanh hiện tại của Công ty là xuất nhập khẩu tổng hợp tất cảcác hàng hoá không thuộc danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam Hiện nay Công

ty giao dịch buôn bán những nhóm mặt hàng chính sau:

- Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạpphẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt, may, da giầy (Trừ loại lâm sản Nhà nướccấm)

- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hoáchất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải

- Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hànghoá (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke,vũ trường )

- Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổchức trong và ngoài nước

- Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát ( Không bao gồm kinh doanhquán bar)

- Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in

- Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ trongnước

- Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp ( Không baogồm thuốc bảo vệ thực vật)

- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị máy móc trong ngành dịch vụ

- Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

Trang 26

- Các lĩnh vực khác… khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là doanh nghiệp nhà nước thuộc BộThương Mại và do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinhdoanh Công ty được thành lập theo quyết định số 333/TM/TCCB ngày 31/03/1993của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, giấy phép kinh doanh số 108094 ngày 24/04/1993

Ngày 18/10/2005 Công ty đã chuyển sang cổ phần theo quyết định số 2537/QD-BTM của Bộ Thương Mại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổphần số 0103012689 ngày 01/06/2006

Ngay từ khi thành lập, Bộ Thương Mại đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâmcủa Công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh,đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu của đấtnước Mặt hàng kinh doanh là hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công

mỹ nghệ, tạp phẩm, sản phẩm dệt may, giày da, kinh doanh vật tư máy móc thiết bị,hàng thủ công mỹ nghệ … Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tự tạo nguồn vốn, bảo toàn vốn, bảo toàn vộn, đảm bảo tự trang trải về tàichính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng được yêu cẩu phục vụ đất nước

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

để cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, đápứng nhu cầu trong nước và ngoài nước

- Tuân thủ các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước có liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.Thực hiện nghiêm chỉnh các hợpđồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà Công ty đã ký kết

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

và môi trường, an ninh quốc gia

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theoqui định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo

Trang 27

phòngkinhdoanhXNK5

phòngkinhdoanhXNK6

phòngkinhdoanhXNK7

phòngkinhdoanhXNK8

Các chi nhánh

Các văn phòng đại diện ở nước ngoài

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 28

- Tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổng giám đốc cáckhiếu nại, tố tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyền lợi của họ trongCông ty.

- Giải quyết các vấn đề lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho ngườilao động trong Công ty trên cơ sở tuân thủ Bộ Luật lao động, thoả ước lao động tậpthể và Hợp đồng lao động

Phòng tổng hợp

- Tổng hợp các số liệu và các vấn đề về đối nội, đối ngoại, sản xuất kinhdoanh, phân tích số liệu, chính sách, thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liênquan đến hoạt động của Công ty, cung cấp cho Tổng giám đốc và các phòng quản

Trang 29

lý, kinh doanh để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Phiên dịch và biên dịch các tài liệu giúp Tổng giám đốc nắm chắc tình hình và cácvấn đề mới phát sinh.

- Tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác hợp tác kinh doanh cho Công ty

- Xây dựng kế koạch kinh doanh của cả Công ty và kế hoạch giao cho từng

bộ phận trong Công ty Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phậnkinh doanh, từng cá nhân để thực hiện trả lương theo quy chế khoán

- Lập báo cáo định kỳ để thông báo cho từng phòng ban và báo cáo lên các

cơ quan hữu quan

- Theo dõi, đôn đốc các bộ phận kinh doanh, nộp thuế tại các cửa khẩu đúnghạn Phối hợp cùng các chi nhánh tại các cửa khẩu để giải quyết các vướng mắc vềnộp thuế Thống kê các thiệt hại tại các bộ phận kinh doanh và của Công ty do một

bộ phận kinh doanh khác trong Công ty gây ra

- Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do các bộ phậnkinh doanh trình trước khi chuyển cho phòng tài chính kế toán kiểm tra tiếp theo.Phòng tổng hợp phải kiểm tra số liệu tính toán, kiểm tra các điều khoản của hợpđồng xem có phù hợp với quy định của Công ty, luật pháp của Việt Nam và thông lệquốc tế hay không Nếu có sai sót, không phù hợp thì yêu cầu bộ phận kinh doanhsửa đổi Khi phương án được phê duyệt và hợp đồng được uỷ quyền ký thì phòngtổng hợp vào sổ theo dõi của Công ty Thời gian kiểm tra phương án và hợp đồngcủa phòng tổng hợp là không quá 3 gìơ làm việc kể từ lúc nhận được từ các bộ phậnkinh doanh, trừ trường hợp phương án hoặc hợp đồng cần phải chuyển lại bộ phậnkinh doanh để sửa đổi Phòng tổng hợp có trách nhiệm giữ bí mật thông tin vềkhách hàng và hàng hoá Trường hợp phòng tổng hợp vi phạm thời gian kiểm traphương án hoặc hợp đồng hoặc tiếp lộ thông tin về khách hàng, hàng hoá thì trưởngphòng và cán bộ có liên quan đến phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất doviệc làm của mình gây ra

Trang 30

Phòng tài chính kế toán

- Tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch tài chính của các phòng kinh doanh

- Cập nhật và báo cáo cho Tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính củaCông ty

- Hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập số sách, theo dõi hoạt động muabán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty, chế độ chính sách củaNhà nước

- Kiểm tra các hoá đơn, các chứng từ sao cho hợp pháp, đúng nội dungcông việc, đúng mục đích Chỉ được chi tiền khi có sự đồng ý phê duyệt của Tổnggiám đốc hoặc Phó tổng giám khi được Tổng giám đốc uỷ quyền

- Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòngtổng hợp chuyển tới Kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợpkhông và thống kê tình hình nợ của khách hàng

- Lập sổ theo dõi, kiểm tra các phương án kinh doanh đã phê duyệt, đốichiếu số liệu chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phận kinhdoanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương án đã phê duyệt

- Viết hoá đơn bán hàng hoặc dịch vụ theo đề nghị của bộ phận nghiệp vụ.Kiểm tra nội dung và số liệu trước khi viết hoá đơn

- Xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh làm cơ

sở để trả lương cho từng cán bộ theo quy chế khoán

- Giám sát việc vay sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phậnkinh doanh để tránh tình trạng ứ đọng vốn, thâm hụt vốn

- Làm thủ tục bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy độngvốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh

- Lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước

và báo cáo nhanh khi cần thiết

Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8- Theo PL TPHCM- ngày 08/03/2008 – Webside: www.doanhnghiệp 24g.com.vn 9- Hoàng Phương (Theo The Nation) ngày 09/04/2008- Webside: .http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/220702.asp Link
1- GS.TSKH Lương Xuân Quỳ và GS.TSKH Lê Đình Thắng. Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam- Khác
2- PGS.TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng .Giáo trình Kinh tế quốc tế 3- Bộ Thương Mại. Thương mại quốc tế và Việt Nam Khác
4- Học viện tài chính.Các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá - Khác
5- Hoàng Tuyết Mai, Trần Minh Nhật, Vũ Tuyết Lan. Chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả Khác
6- PGS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS. TS Nguyễn Hữu Khải. Kinh tế ngoại thương 7- Bài: Tin trong nước - ngày 28/02/2008 -Tạp chí Thông tin thị trường Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm. - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 1 Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm (Trang 19)
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 21)
Bảng 2 : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 21)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Công ty (Trang 27)
Từ khi thành lập cho đến nay, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đề ra cũng như thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty mà số lượng nguồn lao động biến đổi không  đáng kể - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
khi thành lập cho đến nay, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đề ra cũng như thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty mà số lượng nguồn lao động biến đổi không đáng kể (Trang 32)
Bảng 6: Trình độ lao động của Công ty - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 6 Trình độ lao động của Công ty (Trang 33)
Bảng 5: Cơ cấu nguồn lao đông theo độ tuổi - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 5 Cơ cấu nguồn lao đông theo độ tuổi (Trang 33)
Bảng 5 : Cơ cấu nguồn lao đông theo độ tuổi - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 5 Cơ cấu nguồn lao đông theo độ tuổi (Trang 33)
Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Công ty áp dụng là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
c hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Công ty áp dụng là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác (Trang 37)
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng (Trang 37)
Bảng 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Tocontap qua các năm (2003-2007) - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 8 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Tocontap qua các năm (2003-2007) (Trang 40)
Bảng 9: Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam và Tocontap - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 9 Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam và Tocontap (Trang 41)
Bảng 10: Hiệu quả kinh doanh của mặt hàng gạo và chổi quyet sơn - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 10 Hiệu quả kinh doanh của mặt hàng gạo và chổi quyet sơn (Trang 43)
Bảng 10: Hiệu quả kinh doanh của mặt hàng gạo và chổi quyet sơn - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.DOC
Bảng 10 Hiệu quả kinh doanh của mặt hàng gạo và chổi quyet sơn (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w