Đối với các doanh nghiệp nói chung và Tocontap nói riêng thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng không chỉ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mà ngay cả trong thời cơ chế thị trường. Nhà nước cần đứng ra điều hoà, chi phối và có các biện pháp kinh tế thích hợp nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi thì Nhà nước phải có biện pháp hướng dẫn các doanh nghiệp sao cho thực hiện đúng luật chơi của WTO.
- Nhà nước nên tập lập các trung tâm xúc tiến thương mại. Trung tâm này có chức năng cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hợp đồng thương mại, tổ chức nghiên cứu thị trường để đưa hàng hoá của Việt Nam ra thị trường thế giới. Đặc biệt là giúp các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân phối hàng hoá ở cả nước.
- Huy động và động viên toàn bộ hệ thống tổ chức xúc tiến thương mại của cả nước vào cuộc, giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia vào các hội thảo quốc tế, hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua đó các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng giới thiệu đến bạn hàng quốc tế những loại gạo của Việt Nam, tranh thủ ký kết các hợp đồng thương mại. Để làm tốt được công tác xúc tiến thì Nhà nước cần hướng dẫn các doanh nghiệp để họ biết thông tin về các hội chợ từ đó lựa chọn nên tham gia vào hội chợ nào để đạt kết quả tốt nhất.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất khẩt. Rà soát, điều chỉnh lại các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng.
- Thay đổi lại phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế hợp lệ với quy định của WTO như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế chống bán phá giá… Khắc phục những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ gạo. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng loại bỏ các thủ tục phiền hà
- Hỗ trợ của nhà nước trong tác xúc tiến xuất khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thị trường thế giới bằng các hoạt động sau:
+ Tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
+Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch, đàm phán với các nhà nhập khẩu chính.
+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản xuất khẩu nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đặc biệt khuyến khích vào lĩnh vực chế biến gạo sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng gạo. Đối với các doanh nghiệp này cần xem xét chính sách miễn thuế, giảm thuế trong giai đoạn đầu, cung cấp tín dụng ưu đãi, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến gạo.
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản xuất khẩu
- Quản lý chất lượng của sản phẩm: bằng các chính sách chủ trương nhằm khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, ban hành các quy định bắt buộc về tiêu chuẩn chất lượng nhằm giữ uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và tránh được các rào cản kỹ thuật.
- Phối hợp đồng bộ giữa tổ điều hành thị trường trong nước, Hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp lớn và các bộ ngành có liên quan để đưa ra chỉ thị điều hành xuất khẩu được chính xác. Đồng thời phổ biến kịp thời các cơ chế chính sách của Nhà nước, dự báo về chiều hướng cung cầu hàng hoá và dịch vụ, các thông tin chiến
lược chiến thuật và các biện pháp điều hành xuất khẩu của Nhà nước để có các biện pháp ứng phó quốc tế điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể nhằm tác động vào thị trường và giá cả có lợi cho ta.
- Tổ chức lại hệ thống thu gom gạo xuất khẩu theo hướng giảm dần các giao dịch tự do thông qua tư thương, tăng cường các giao dịch bằng hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân.Việc thu mua phải đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu cũng như người dân.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước về đầu tư, tín dụng, tiền tệ, thuế, đất đai, bảo hiểm và trợ giá, đào tạo nguồn nhân lực và phát huy vai trò của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lương thực trong phạm vi cả nước.
- Hợp tác với Thái Lan và Ấn Độ để có thể tiến tới thành lập hội các nước xuất khẩu gạo nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả so với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới.