- Lập kế hoạch tiếp thị cho hàng nông sản xuất khẩu một cách có hệ thống.Tham gia vào WTO hàng nông sản bị cạnh tranh rất gay gắt nếu thiếu kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo trong khâu tiếp thị thì hàng hoá Việt Nam sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường thế giới. Các nhà nhập khẩu muốn thâm nhập vào thị trường các nước trước tiên nên nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đánh giá khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị các phương án để đương đầu với những khó khăn đó. Mỗi doanh nghiệp nên có phòng thông tin kinh tế và thị trường có nhiện vụ thường xuyên thu nhập xử lý thông tin cho các đơn vị lãnh đạo, các cơ quan có liên quan.
- Tăng cường đầu tư áp dụng các công nghệ trong chế biến gạo sau thu hoạch nhằm tạo ra nguồn hàng thích hợp với mỗi thị trường.
Một trong những hạn chế của của các doanh nghiệp Việt Nam là tỷ trọng xuất khẩu những mặt hàng thô chưa qua chế biến cao do đó giá thành gạo xuất khẩu thường thấp hơn các nước khác. Giải pháp cho vấn đề này là các doanh nghiệp nên đầu tư nhập khẩu những công nghệ phục vụ cho việc chế biến gạo. Tuy nhiên các
doanh nghiệp cũng nên lưu ý tránh tình trạng nhập khẩu công nghệ không phù hợp với khả năng và trình độ của doanh nghiệp mình.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần hợp tác với nhau để đưa ra một mức giá thống nhất, tránh tình trạng bán phá giá trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp bán phá giá tức là đã từ bỏ một phần lợi nhuận của mình cũng như của quốc gia.
- Quan tâm xây dựng thương hiệu gạo và quảng cáo sản phẩm.Thương hiệu là vấn đề quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng thị trường, nó không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn phục vụ cho cả một chiến lược kinh doanh lâu dài. Biện pháp này đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp nước ta phải nâng cao hơn nữa nhận thức về việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Mặc dù thương hiệu Tocontap đã trở nên thân quen với nhiều bạn hàng nhưng ở những thị trường mới thương hiệu Tocontap chưa được nhiều người biết đến vì vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng thương hiệu ở những thị trường này.
- Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước là thị trường truyền thống của Công ty như Philippin, Indonexia. Đồng thời mở rộng sang các thị trường mới nhất là các nước Châu Phi đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các loại gạo có phẩm chất trung bình, giá rẻ mà Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng.
- Liên kết với các công ty các cơ sở thu mua gạo với số lượng lớn để khi ký kết được những hợp đồng có số lượng lớn thì đáp ứng được ngay. Hiện nay Công ty chỉ ký kết những hợp đồng có giá trị nhỏ còn những hợp đồng có giá trị lớn thì Công ty không dám ký vì sợ không thu gom đủ. Do đó việc liên kết với các công ty, các cơ sở thu mua gạo là rất cần thiết.
- Đầu tư thiết kế Webside, cập nhật thường xuyên những sản phẩm mới của Công ty lên Webside để thu hút sự chú ý của khách hàng. Cung cấp mọi thông tin lên Webside để khách hàng có thể tìm hiểu và có thể đặt hàng luôn .
- Công ty nên tổ chức các khoá tập huấn, nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ công nhân viên am hiểu về thị trường về mặt hàng kinh doanh, hiểu biết về pháp luật, tập quán buôn bán trên thế giới. Đặc biệt có trình độ ngoại ngữ tốt, biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác.
- Huy động nguồn vốn từ chính những thành viên trong công ty. Hiện nay doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất rất cao vì vậy doanh nghiệp có thể vay vốn trực tiếp từ những thành viên trong công ty với mức lãi suất lớn hơn lãi suất ngân hàng nhưng thấp hơn lãi suất đi vay từ phía ngân hàng
KẾT LUẬN
Xuất khẩu gạo Việt Nam thời gian qua đã có những thành công đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ bình quân khá cao. Công tác phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể, gạo Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn cung cấp ngoại tệ để công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất và tăng năng lực chế biến gạo. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế: chất lượng gạo chưa cao giá thành còn thấp hơn các nước xuất khẩu khác
Tocontap là Công ty xuất khẩu thuộc Bộ Thương Mại cũng tham gia xuất khẩu gạo đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Nhưng kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ vì là Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm, mặt hàng kinh doanh rất đa dạng xuất khẩu gạo không phải là mặt hàng kinh doanh chủ yếu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu gạo thì ngoài các biện pháp về phía Nhà nước Tocontap cũng phải không ngừng phấn đấu, đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ công nhân viên, tích cực tìm kiến đối tác ở những thị trường mới, tham gia các tổ chức xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng tạo dựng thương hiệu Tocontap ngày một vững mạnh là bạn hàng tin cậy của mọi đối tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- GS.TSKH Lương Xuân Quỳ và GS.TSKH Lê Đình Thắng. Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam-
2- PGS.TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng .Giáo trình Kinh tế quốc tế 3- Bộ Thương Mại. Thương mại quốc tế và Việt Nam
4- Học viện tài chính.Các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá -
5- Hoàng Tuyết Mai, Trần Minh Nhật, Vũ Tuyết Lan. Chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả
6- PGS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS. TS Nguyễn Hữu Khải. Kinh tế ngoại thương 7- Bài: Tin trong nước - ngày 28/02/2008 -Tạp chí Thông tin thị trường
8- Theo PL TPHCM- ngày 08/03/2008 – Webside: www.doanhnghiệp 24g.com.vn 9- Hoàng Phương (Theo The Nation) ngày 09/04/2008- Webside: .
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ... 3
1.1. Khái niệm xuất khẩu ... 3
Chủ thể tham gia xuất khẩu ... 3
Đối tượng xuất khẩu ... 3
Thị trường xuất khẩu ... 3
1.2. Vai trò của xuất khẩu ... 3
1.2..1. Xuất khẩu giúp cho đất nước có nguồn vốn để phát triển ... 3
1.2.2. Xuất khẩu giúp thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước ... 4
1.2.3. Xuất khẩu giúp giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân ... 5
1.2.4. Xuất khẩu để mở rộng và tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế ... 5
1.3. Hình thức xuất khẩu ... 5
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp ... 5
1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp ... 6
1.3.3. Hình thức gia công quốc tế ... 6
1.3.4. Hình thức tái xuất khẩu ... 7
1.3.5. Hình thức chuyển khẩu ... 7
1.3.6. Xuất khẩu tại chỗ ... 7
1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu ... 8
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ... 9
1.5.1. Yếu tố kinh tế ... 9
1.5.2. Môi trường văn hoá xã hội ... 10
1.5.3. Môi trường chính trị ... 10
1.5.4. Môi trường pháp luật ... 10
1.5.5. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước ... 11
Thuế quan ... 11
Hạn ngạch ... 11
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ... 12
Trợ cấp xuất khẩu ... 12
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ... 12
1.7.Thực trạng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam ... 13
1.7.1. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo ... 13
1.7.2. Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Việt Nam sử dụng ... 14
1.7.2.2. Xuất khẩu gạo uỷ thác ... 15
1.7.2.3. Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ ... 15
1.7.3.Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo ... 15
1.7.3.1.Thực trạng sản xuất ... 15
1.7.3.2. Thực trạng xuất khẩu gạo ... 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM ... 22
2.1. Tổng quan về Công ty ... 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ... 22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty ... 26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ... 27
2.1.4. Cơ cấu nguồn lao động ... 32
2.2.Thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm
... 34
2.2.1.Đặc điểm về mặt hàng ... 34
2.2.2. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Công ty ... 34
2.2.3. Phương thức tiến hành xuất khẩu gạo của Công ty ... 36
2.2.4. Kết quả xuất khẩu gạo của Công ty ... 37
2.3. Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty ... 44
2.3.1. Thành công ... 44
2.3.2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân ... 45
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM ... 48
3.1. Một số phương hướng phát triển của Công ty những năm tới ... 48
3.2.Chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu gạo và xu hướng thành lập liên minh xuất khẩu gạo ... 49
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo ... 52
3.3.1. Về phía Nhà nước ... 52
3.3.2. Về phía doanh nghiệp ... 54
KẾT LUẬN ... 57