Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn 1802 - 1883” của Nguyễn Quang Hưng do nhà xuất bản Tôn giáo xuất bản tại Hà Nội, 2007 và những tác phẩm này cho ta
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ -
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN
TỪ NĂM 1820 ĐẾN NĂM 1883
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS CHU THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn cô Chu Thị Thu Thủy
đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những nhận xét, những bổ sung, những góp ý
bổ ích trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua, nhờ vậy
mà tôi đã tích lũy được cho bản thân những kiến thức khoa học và thực tiễn
để áp dụng vào quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của mình
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người bạn của mình đã cảm thông, ủng hộ, và giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Hôm nay, khóa luận được hoàn thành Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của chính mình, không sao chép một cách bất hợp lệ từ bất cứ nguồn nào Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính xác thực và độ tin cậy của khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, tháng 5, năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của khóa luận 5
6 Bố cục của khóa luận 6
Chương 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1820 7
1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM 7
1.1.1 Tình hình chính trị 7
1.1.2 Tình hình kinh tế 10
1.1.3 Tình hình xã hội 11
1.2 Tình hình tôn giáo Việt Nam dưới thời Gia Long 11
1.2.1 Chính sách độc tôn Nho giáo 11
1.2.2 Chính sách hai mặt đối với Thiên Chúa giáo 13
Tiểu kết chương 1 16
Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1820 – 1883 18
2.1 CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI MINH MẠNG (1820 - 1840) 18 2.2 CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI THIỆU TRỊ (1841 - 1847) 28
2.3 CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1847 - 1883) 34
2.3.1 Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức trước năm 1858 34
2.3.2 Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức từ năm 1858 đến trước năm 1862 43
2.3.3 Chính sách đối với Công giáo từ năm 1862 đến năm 1883 48
Tiểu kết chương 2 51
Trang 6Chương 3 HỆ QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO 53
ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1820 – 1883 53
3.1 VỀ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 53
3.2 VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG 58
3.3 VỀ KINH TẾ 63
3.4 VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI 68
Tiểu kết chương 3 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vương triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Là vương triều có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử dân tộc, vương triều Nguyễn mang nhiều công trạng nhưng cũng mang nhiều tội trạng Trước đây các nhà nghiên cứu thường quy kết cho triều Nguyễn là vương triều phản động, bán nước mà không thấy được những công lao to lớn của vương triều này Cho đến những năm gần đây, nhiều nhà sử học tiếp tục nghiên cứu về vương triều Nguyễn và đã đưa ra những đánh giá xác thực, khách quan hơn Tuy vậy, vẫn có rất nhiều ý kiến chủ quan thiên về những tội trạng của nhà Nguyễn, nhấn mạnh vào đó mà đánh giá Vì nhiều ý kiến trái chiều như vậy mà những công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn vẫn còn thu hút giới sử gia cho đến tận ngày nay
Một trong những vấn đề nổi bật khi đi tìm hiểu về vương triều Nguyễn
là vấn đề cấm đạo Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn được ban hành trong một thời gian gian dài đã có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam Từ đó tác động rất lớn tới vận mệnh quốc gia, dân tộc Xét thấy sự liên quan mật thiết giữa chính sách cấm đạo của triều Nguyễn với vận mệnh dân tộc Việt Nam cần phải nghiên cứu đánh giá thêm, cho nên tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc giải đáp vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn thông qua khóa luận của tôi lần này
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn từ năm
1820 đến năm 1883” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về triều Nguyễn mà đến nay vẫn còn gây tranh cãi, góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc
Hơn thế nữa, vấn đề về tôn giáo và tư tưởng là một vấn đề nhạy cảm, tác động lớn đến tình hình chính trị - xã hội kể cả trước đây hay hiện tại Buộc
Trang 8ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng hơn, để có cái nhìn khách quan hơn Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đời sống tôn giáo Việt Nam rất đa dạng nhưng cũng khá phức tạp Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp ta có thêm lập trường vững vàng
về tư tưởng, từ đó có thể tìm ra giải pháp để giải quyết thỏa đáng nhất cho những vấn đề tôn giáo hiện nay
Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)” của Nguyễn Quang Hưng do nhà xuất bản Tôn giáo xuất bản tại Hà Nội, 2007 và những tác phẩm này cho ta cái nhìn khái quát về
sự phát triển của Công giáo Việt Nam, những thăng trầm trong lịch sử Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề cấm đạo và chính sách cấm đạo, chính sách văn hóa dưới triều Nguyễn, như: “Chính sách văn hóa triều Nguyễn (1802 - 1884)” (2014, Vũ Thị Phương Hậu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia), “Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa Giáo”(2010) (Đỗ Bang, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1), “Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883 (từ Gia Long đến
Tự Đức)” (Trương Thúy Trinh (2004), Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Những nghiên cứu đó góp phần làm sáng tỏ
Trang 9nguyên nhân ra đời của các chính sách văn hóa, tôn giáo của triều Nguyễn
Đó là những nhận định, lập trường để tôi tham khảo, đánh giá khách quan hơn
về vấn đề nghiên cứu
Những tư liệu, sách báo kể trên, là căn cứ cho lập luận của tôi và những nghiên cứu của các tác giả cung cấp những nhận định giúp tôi tham khảo và đánh giá một cách khách quan hơn
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn từ năm
1820 đến năm 1883, khóa luận góp phần làm sáng tỏ một trong những vấn đề nổi cộn trong giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX.Từ đó cho thấy những vấn đề chính trị - xã hội diễn ra đầy phức tạp trong thời kỳ này, phân tích những hệ quả từ chính sách cấm đạo của triều Nguyễn tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Từ đó sẽ lí giải và đánh giá được nguyên nhân nền độc lập của Việt Nam bị rơi vào tay thực dân Pháp trong thời kỳ này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất là thấy được bối cảnh diễn ra những chính sách cấm đạo, lí giải được nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của các vị vua Nguyễn
Thứ hai là nêu lên những dẫn chứng cụ thể về các đạo dụ, các biện pháp thi hành, tình hình thực hiện các biện pháp đó như thế nào
Thứ ba là phân tích những hệ quả mà chính sách cấm đạo đó gây ra đối với chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam đương thời
3.3 phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Trong khóa luận này, tập trung vào việc khai thác, nghiên cứu những sự kiện, đạo dụ cấm đạo và việc thi hành những đạo dụ đó trong khoảng thời gian từ năm 1820 đến năm 1883, tức là từ đầu thời Minh Mạng
Trang 10cho đến khi triều Nguyễn để mất độc lập vào tay thực dân Pháp vào năm
Khóa luận dựa vào những tư liệu chính sau:
Đầu tiên phải kể đến những văn bản gốc của Quốc sử quán triều Nguyễn, đó là các tập Đại Nam thực lục chính biên tập 8, Đại Nam thực lục chính biên tập 9, Đại Nam thực lục chính biên tập 25, Đây là một nguồn tư liệu quý giá và xác thực về những đạo dụ đã được ban ra, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau Cho thấy rõ những phản ứng của triều đình Nguyễn đối với Công giáo thay đổi như thế nào
Bên cạnh đó còn nhiều nguồn tài liệu lưu trữ tại thư viện quốc gia Việt Nam bao gồm các sách báo và tài liệu khác như “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)” (Nguyễn Quang Hưng (2007), Nhà xuất bản Tôn Giáo); “Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam” (Đỗ Quang Chính (2008), Nhà xuất bản Tôn Giáo); “Việt Nam sử lược” (Trần Trọng Kim (2008), Nxb Văn học) Cung cấp những tư liệu, những dẫn chứng xác thực góp phần làm sáng tỏ những nhận định, những đánh giá của tôi trong khóa luận này
Ngoài ra, còn có một số luận án như:“Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883 (từ Gia Long đến Tự Đức)” (Trương Thúy Trinh (2004), Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); “Tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn” (Phan Thị Thu Hằng, 2015, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Trang 11Những luận án đó sẽ giúp tôi hiểu thêm về những nhận định về chính sách văn hóa và chính sách tôn giáo trong thời kỳ này, cung cấp những khía cạnh tiếp cận mới, đóng góp những đánh giá khác nhau làm lập luận thêm phong phú cho bài khóa luận
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử và logic Trong đó việc kết hợp các công việc tổng hợp, phân tích, chọn lọc tài liệu, đánh giá vấn đề một cách xác thực nhất cũng là yếu tố quan trọng Các
sự kiện liên quan được đưa ra gắn với ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp so sánh, lấy dẫn chứng từ đó đưa ra kết luận đúng đắn nhất về toàn cảnh của vấn đề cần nghiên cứu
Trong quá trình sưu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành giám định và xác minh độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu
Vận dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu và kết hợp với hai phương pháp chủ đạo là phương pháp logic và phương pháp lịch sử nhằm tổng quát về vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883
5 Đóng góp của khóa luận
Vấn đề nếu được giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ những nhận định
về một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy cái nhìn khách quan về vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn, bác bỏ những
ý kiến chủ quan và thiếu chính xác về vấn đề này
Sau khi hoàn thành, đề tài sẽ góp phần làm rõ những khúc mắc của lịch
sử trong giai đoạn này Cho thấy mối tương quan giữa tôn giáo và xã hội Nhận thức đúng đắn về lịch sử vương triều Nguyễn trong thời kỳ này và thấy được những nỗ lực, cố gắng của triều đình trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước
Trang 126 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình Việt Nam trước năm 1820
Chương 2: Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn giai đoạn 1820 - 1883 Chương 3: Hệ quả của chính sách cấm đạo đối với Việt Nam giai đoạn
1820 - 1883
Trang 13Chương 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1820
1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.1.1 Tình hình chính trị
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng
đế lấy niên hiệu là Gia Long, đất nước được thống nhất sau gần 300 năm chia cắt Để vương triều Nguyễn mới xác lập được “chính danh” thì “năm 1803, Gia Long đã nhanh chóng cho một sức đoàn do Lê Quang Định đứng đầu sang nhà Thanh xin Quốc hiệu và đầu năm 1804 chính thức công bố tên nước
là Việt Nam Do phản ứng của nhân dân, năm 1813, Gia Long cho trở lại tên Đại Việt [31; tr.437] Việc này vừa giúp triều Nguyễn lấy được tính chính danh cho vương triều mới, để vạn dân nghe theo, lại vừa thêm bạn bớt thù với nhà Thanh - một thế lực lớn mạnh trong khu vực
Về tổ chức bộ máy chính quyền trung ương: Bộ máy chính quyền Trung ương nhìn chung vẫn giống so với các triều đại trước, quan lại trong triều đại khái theo chế độ nhà Lê
Dưới thời Gia Long đặt lệ tử bất: không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua [31; tr.439]
Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương: Cả nước chia làm 23 Trần
và bốn doanh Từ Thanh Hóa ngoại tức là Ninh Bình bây giờ trở ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn Từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định Thành gồm 5 trấn Còn ở quãng giữa thì đặt ở Thanh Hóa trấn
Về luật pháp: Dưới thời Gia Long, một bộ luật mới được ban hành được gọi là Bộ luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ): “Năm Tân Mùi (1811) sai Nguyễn Văn Thành làm tổng tài, coi việc soạn ra sách luật; lấy luật cũ của thờ
Trang 14Hồng Đức nhà Lê, mà tham trước với luật nhà Thanh làm thành một bộ, cả thảy 22 quyển, có 398 điều
Đến năm Ất Hợi (1815) thì in sách luật ấy phát ra mọi nơi Bộ luật ấy tuy nói theo luật Hồng Đức như kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều mà thôi.” [12; tr.460]
Tuy bộ luật của nhà Thanh rất cứng rắn, thậm chí là khắc nghiệt nhưng
có thể thấy, Gia Long đã rất coi trọng kỷ cương phép nước, nhất là khi vương triều mới được thành lập, càng cần phải nhanh chóng ổn định tình hình, việc ban hành một bộ luật mới, hướng xã hội vào quy củ, phép tắc là rất quan trọng Đặc biệt là khi vương triều Nguyễn có nguồn gốc và sự thành lập hoàn toàn khác so với các triều đại khác Nếu như các triều đại khác chuyển giao quyền lực trong hòa bình thì tới triều Nguyễn lại là một cuộc nội chiến Điều
đó cũng ảnh hưởng đến tính chính danh và không được lòng dân Ngay từ khi mới thành lập, đã có nhiều thế lực chống phá, nhiều cuộc phản loạn đe dọa đến
an nguy của quốc gia Việc học tập một bộ luật cứng rắn như bộ luật của nhà Thanh sẽ trợ giúp đắc lực cho nhà Nguyễn trong quá trình ổn định đất nước
Về quân sự: Nhà nước được ra đời trong một cuộc chiến tranh, và phải đối mặt với rất nhiều thế lực thù địch khác, nên không chỉ trong chiến tranh
mà cả sau khi hoàn thành cuộc chiến đến khi xây dựng vương triều mới thì Gia Long vẫn hết sức chú ý xây dựng một lực lượng quân đội mạnh và tinh nhuệ: “Ở chỗ Kinh thành thì đặt ra thân binh, cấm binh, tinh binh Lính thân binh mỗi vệ có 500 người và có 50 người tập quân nhạc Ở các trấn thì đặt ra lính cơ, lính mộ Lại đặt biền binh ban lệ, nghĩa là các binh lính chia ra làm 3 phiên, 2 phiên về quán, còn một phiên ở tại ban luân lưu thay đổi cho nhau
Những binh khí thì dùng gươm giáo, mã tấu, và lại có súng lớn bằng đồng gọi là súng đại bác, súng nhỏ gọi là súng thạch cơ điểu thương, nghĩa là bắn thì mổ bằng máy đá lửa Ở chỗ kinh thành lập ra ba sở xạ trường để quân lính tập bắn
Trang 15Ở các cửa bể đều làm đồn đặt súng để phòng giữ và để xem xét những tàu bè ngoại quốc đi lại [12; tr.456] Tổ chức quân đội quy củ, cơ cấu các binh chủng rõ dàng, luân phiên thay đổi Nhờ vậy mà các nước lân bang cũng phải
dè chừng với ý đồ xâm lược của mình
Về ngoại giao:
Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho một đoàn sứ giả sang nhà Thanh xin cầu phong Quốc ấn và Quốc hiệu Từ đó, cứ bốn năm một lần, nhà Nguyễn cử sứ bộ sang nộp hai lần lễ cống Thuần phục nhà Thanh giúp cho triều Nguyễn bớt đi một họa xâm lăng từ phương Bắc, mà lại là một kẻ địch mạnh trong khu vực Thêm vào đó, việc này còn giúp triều Nguyễn được các nước xung quanh phải kính nể “Vuốt mặt phải nể mũi”, nếu có nước nào trong khu vực muốn lăm le, nhân cơ hội triều Nguyễn mới thành lập mà đánh chiếm thì cũng phải dè chừng nhà Thanh mà không dám động binh
Cùng lúc đó nhà Nguyễn lại dùng lực lượng quân sự khống chế Cao Miên, đặt Thành Trấn Tây, bắt Lào thuần phục Còn quan hệ với Xiêm thì thất thường, lúc thân thiện, hòa hoãn, lúc tranh chấp [31; tr.444]
Đối với các nước phương Tây, do chịu hàm ơn của Pigneau và người Pháp nên Gia Long vẫn có thái độ hòa hiếu với những vị quan thần người Pháp, biệt đãi và sử dụng một số người Pháp như làm quan tại triều Nhưng thực tâm ông cũng chẳng quý trọng gì cả người Âu lẫn đạo Thiên Chúa Vì vậy, đối với người Pháp thì Gia Long còn có chút ân tình nhưng chính sách
“không phương Tây” của Gia Long thì được thể hiện rõ trong thái độ lạnh nhạt với Tây Ban Nha, Anh và Mỹ
Nhận thức được sự đe dọa từ phương Tây nên từ thời vua Gia Long ông
đã có ý đề phòng trước sự bành trướng của người phương Tây, hạn chế tối đa những cuộc tiếp xúc ngoại giao với các nước tư bản Âu-Mỹ Còn đối với Pháp, do chịu ơn nên ông đặt ra đường lối ngoại giao mềm dẻo khôn khéo với
Trang 16nước này Đường lối lãnh đạo đó của ông còn được thể hiện qua lời cảnh báo của ông với người kế vị là Minh Mạng, người kế nhiệm này sau đó đã thực hiện rât tốt di huấn của vua cha
1.1.2 Tình hình kinh tế
Trải qua một thời kỳ dài chia cắt, nền kinh tế đất nước mà nhà Nguyễn thừa hưởng lúc này gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi Gia Long phải có những chính sách khắc phục và phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên
Là một đất nước phong kiến với nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, nên từ khi lên ngôi, Gia Long đã rất chú trọng vào lĩnh vực này Năm 1803, Gia Long cho tiến hành một đợt đo đạc ruộng đất lớn, lập địa bàn các xã Năm
1804, Gia Long ban hành phép quân điền.Vấn đề trị thủy và thủy lợi cũng được coi trọng Bên canh đó Gia Long còn thi hành chính sách khẩn hoang
Hầu hết các chính sách này tỏ ra không mấy thành công Nhất là trong công tác trị thủy, nạn vỡ đê, gây ngập úng, mất mùa liên tiếp xảy ra Tuy nhiên nó cũng đã góp phẩn ổn định dần tình hình đất nước
Về ngoại thương: Tàu thuyền ngoại quốc vẫn đến Việt Nam trao đổi buôn bán Tuy nhiên, Gia Long không ký kết một hiệp định thương mại chính thức nào, cũng như không biệt đãi bất kỳ một nước nào, để tránh phải dành cho các nước đó những đặc quyền chính trị thương mại Đó cũng là sự đề phòng của Gia Long trước sự bành trướng của phương Tây Việc không ký kết một hiệp định chính thức nào là bởi Gia Long cho rằng sự xuất hiện của người Tây Dương tại Việt Nam là mối nguy hại cho an ninh quốc gia dân tộc Tuy vậy, điều đó lại làm cho kinh tế đất nước gặp khó khăn Thương mại không phát triển dẫn đến việc không kích thích được sự xuất khẩu của các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp, không kích thích được các lĩnh vực kinh tế phát triển, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
Trang 171.1.3 Tình hình xã hội
Về cơ bản, xã hội Việt Nam thời kỳ này giống với thời kỳ trước, được chia ra làm hai giai cấp lớn là giai cấp bị trị và giai cấp thống trị Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ, giai cấp bị trị bao gồm nông dân thợ thủ công thương nhân, nô tì,
Là một vương triều mới thành lập, triều Nguyễn phải đối mặt với tàn
dư của triều đại cũ và nhiều thế lực chống đối khác Năm 1803, một số tướng
cũ của Tây Sơn do Nguyễn Văn Tuyết cầm đầu đã nối quân ở vùng Kinh Môn (Hải Dương) Nhân đó, hào mục nhiều nơi cũng nổi dậy, khiến chợ phố Bắc Thành “luôn luôn tan vỡ, kinh sợ” Phong trào bùng lên mạnh mẽ vào các năm 1807 - 1808 khiến triều Nguyễn phải tiến hành hơn 30 cuộc “tiễn phạt”
Phong trào nông dân, các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc, ở Tây Nam Kì, ngày càng lan rộng và diễn ra liên tục suốt nửa đầu thế kỉ XIX Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, dưới thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc [31; tr.457]
Nhìn chung, tình hình xã hội Việt Nam dưới thời vị vua đầu tiên của Vương triều Nguyễn khá bất ổn và phức tạp Đòi hỏi vị Gia Long phải có những chính sách thông minh nhằm ổn định và phát triển đất nước
1.2 Tình hình tôn giáo Việt Nam dưới thời Gia Long
1.2.1 Chính sách độc tôn Nho giáo
Lần đầu tiên trong lịch sử, có một vương triều được trì vì một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ biên giới Việt Trung cho đến tận Cà Mau như vương triều Nguyễn Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn đối với một vương triều vừa mới được thành lập sau hơn 300 năm đất nước bị chia cắt Yêu cầu đặt ra lúc này không chỉ phải thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ mà còn phải thống nhất đất nước về mặt chính trị
Trang 18Về mặt chính trị - xã hội, đất nước lúc này khá bất ổn do vừa trải qua thời kỳ chiến tranh, vẫn còn nhiều thế lực chống phá, lòng dân còn hoang mang trước sự thay đổi của lịch sử Điều đó cho thấy, phải có một thể chế nhà nước đủ mạnh để ổn định đất nước Vì vậy, triều Nguyễn đã xây dựng mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa Mà muốn tập trung quyền lực thì tư tưởng xã hội phải được thống nhất, quy về một mối, phải có một tư tưởng thống nhất toàn xã hội
Để củng cố quyền lực, triều Nguyễn không chỉ sử dụng những biện pháp hành chính mà còn sử dụng cả biện pháp tác động vào tư tưởng của xã hội Việt Nam đó chính là sử dụng Nho giáo Triều Nguyễn muốn dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội Đây là nguyên nhân căn bản của sự độc tôn Nho giáo của vương triều Nguyễn
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội với mục đích tối cao là thiết lập trật tự xã hội có đẳng cấp, trên dưới phân biệt rõ ràng cả về chức phận đạo đức lẫn nghĩa vụ báo đáp ân nghĩa của con người đối với bề trên Khổng Tử và các thế hệ học trò của ông đã đề cao thuyết “mệnh trời”, đi liền với nó là “chính danh, định phận” Nhờ đó mà trật tự xã hội được thiết lập và củng cố, quyền lợi của giai cấp thống trị phong kiến được đảm bảo Vì lẽ
đó, Nho giáo được chọn làm ngọn cờ tư tưởng cho toàn xã hội dưới thời ỳ này, trở thành công cụ đắc lực cho triều Nguyễn xây dựng và củng cố quyền lực của mình
Để đem hệ tư tưởng của Nho giáo lan tỏa khắp xã hội, ngay từ đầu triều Nguyễn, Gia Long đã tăng cường vai trò của Nho học vào trong hệ thống giáo dục và thi cử Việt Nam Năm 1803 Gia Long cho lập nhà Quốc học ở kinh đô Phú Xuân Quốc học này được coi là quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn và trở thành nơi đào tạo hàng trăm hiền tài cho đất nước
Trang 19Nằm trong chủ trương khuyến khích Nho học của triều Nguyễn thời kỳ này, tình hình giáo dục khoa cử nhìn chung là phát triển Giáo dục được phổ cập xuống tận cấp làng, xã, việc tổ chức các khoa thi diễn ra tương đối đều đặn
Để khuyến khích nền giáo dục Nho học, triều Nguyễn đặc biệt coi trọng việc thờ cúng Khổng Tử và thiết lập hệ thống Văn Miếu, văn từ, văn chỉ từ trung ương đến địa phương Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long cho dựng Văn Miếu có quy mô lớn tại kinh đô Huế với tư cách là Văn Miếu chính thức của
cả nước, đến năm 1808 thì hoàn tất [37; tr.28]
Việc phổ cập giáo dục tới tận làng, xã, đã đào tạo cho nhà Nguyễn đội ngũ văn thân, sĩ phu đông đảo Không chỉ là con em địa chủ, quan lại mà cả dân thường cũng có thể đi học, đi thi và tham gia vào đội ngũ quan lại làm việc cho triều đình Tư tưởng và giáo lí của nho giáo được phổ cập một cách nhanh nhất, rộng lớn nhất, phục vụ nhu cầu xây dựng, củng cố vương quyền
và ổn định và phát triển đất nước
Bên cạnh việc thi hành chính sách độc tôn Nho giáo của triều Nguyễn, Gia Long còn tiến hành hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo và đặc biệt là chính là Thiên Chúa giáo Tuy Phật giáo khuyên răn con người ta làm điều thiện, không tranh giành quyền lực, góp phần ổn định tình hình xã hội, tuy nhiên, Phật giáo cũng chủ trương bình đẳng, đi ngược lại xu thế tập quyền của triều đình phong kiến, cả hoạt động thờ cúng của Phật giáo cũng ảnh hưởng phần nào tới vị trí độc tôn của Nho giáo chính thống Vì thế, triều đình Nguyễn thi hành chính sách hạn chế sự phát triển của Phật giáo
1.2.2 Chính sách hai mặt đối với Thiên Chúa giáo
Vì có hàm ơn với Pigneau và người Pháp nên Gia Long vẫn có những đường lối ưu ái cho người Pháp Vì vậy, tuy trong lòng Gia Long không mấy thiện cảm với tôn giáo này nhưng ông cũng không thể hiện điều đó ra bên
Trang 20ngoài và không thi hành chính sách cấm đạo Thay vào đó là chính sách hai mặt đối với Công giáo
Chính sách hai mặt của Gia Long đối với Công giáo thể hiện ở chỗ
“bản thân Gia Long không có thiện cảm với Công giáo, nhưng vì những lý do chính trị nên ông khoan dung với tôn giáo này, chừng nào ông còn cần đến những người Pháp hợp tác với ông Ông bắt đầu ngược đãi những người Công giáo từng giúp ông, khi ông có thể thi hành chính sách độc lập được và không cần tới họ nữa” [10; tr.164]
Trong bối cảnh phương Tây đang bành trướng thế lực ra bên ngoài, Gia Long nhận thức rõ rằng Việt Nam cũng có nguy cơ trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây Vì thế, ông hết sức đề phòng với người phương Tây và tôn giáo của họ Những giáo lí của tôn giáo đó đi ngược lại giáo lí Nho học, nó sẽ làm thay đổi nề nếp xã hội Việt Nam và đe dọa đến tính tập quyền của nhà nước Đó thực sự là mối nguy hại đối với một vương triều mới thành lập như vương triều Nguyễn
Một trong những bất đồng lớn của Nguyễn Ánh về Công giáo thể hiện trong vấn đề nghi lễ, nhất là trong việc thờ cúng tổ tiên Ông bày tỏ sự rất không bằng lòng với việc người Công giáo phủ nhận thờ cúng tổ tiên Giữa ông và Pigneau có nhiều cuộc tranh luận về đề tài này Pigneau cho rằng tổ tiên thực tế không tồn tại, nên không cần thờ cúng Nguyễn Ánh thì nói bản thân ông cũng không rõ là tổ tiên có tồn tại hay không, nhưng thờ cúng tổ tiên biểu thị sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu với ông bà, lòng thành kính của người đang sống đối với những người đã khuất trong gia đình nhà Nguyễn Nếu không có họ thì cũng không có thế hệ hôm nay [10; tr.167,168]
Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi hoàng tử Cảnh vào dịp sinh nhật năm
1792 không chịu quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên nhà Nguyễn Trước mặt vua cha và các quan, hoàng tử nói rằng thà chịu chém đầu hơn là vâng lời vua cha
Trang 21quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, mặc dầu vẫn tỏ sự tôn kính với tổ tiên Điều này làm cho Nguyễn Ánh bị tổn thương nghiêm trọng Nó cho thấy quan niệm Nho giáo về tinh thần trung quân với nhà vua và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ bị đe dọa trước sự truyền bá của Công giáo Nguyễn Ánh không quên sự kiện này và nhận ra con trai cả của ông do ảnh hưởng của Công giáo và văn hóa Âu Châu đã giữ một khoảng cách với gia tộc nhà Nguyễn [10; tr.169] Việc này rõ ràng có tác động làm tăng thêm bất đồng của Nguyễn Ánh đối với Công giáo trong vấn đề nghi lễ và cho ông thấy được sự tác động to lớn của Công giáo tới tín ngưỡng, văn hóa dân tộc
Biểu hiện cho việc không thỏa hiệp của Gia Long với Công giáo được thể hiện “Điều lệ hương đảng” được ban hành năm Giáp Tý 1804: “Lại như đạo Gia Tô là tôn giáo trước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết Từ nay về sau, dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đưa đơn trình quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm Những điều trên này đều là nên cố đổi tệ cũ, kính giữ giáo điều Nếu cứ quen theo thói làng, can phạm phép nước, có người phát giác thì
xã trưởng phải đồ lưu đi viễn châu, dân hạng, nặng thì sung dịch phu, nhẹ thì
xử roi hay trượng, để bớt tốn phí cho dân, mà giữ phong tục thuần hậu” [18; tr.168,169]
Dưới con mắt của giáo sĩ phương Tây và người Pháp, đây được coi là luật cấm đạo đầu tiên nhưng đó là một sự hiểu biết có thiên kiến do đó thiếu chính xác Đây là một chủ trương nhằm giữ nguyên hiện trạng đạo Gia Tô không xóa bỏ tiêu diệt cũng không cho phát triển thêm mặt khác tuyên bố đạo Gia Tô không phải đạo chính
Là người phải bôn ba hải ngoại trong quá trình đấu tranh, tiếp xúc nhiều với các thế lực phương Tây nên Gia Long hiểu rõ tham vọng của thực
Trang 22dân Chính vì thế, ông không chỉ lo giáo lí của Công giáo đe dọa xâm hại tới trật tự xã hội, văn hóa truyền thống của đất nước mà còn đề phòng các giáo sĩ với nguy cơ đội lốt truyền đạo mà đến do thám, lén lút cấu kết với các thế lực thực dân xâm lược Việt Nam
Nhìn chung, dưới thời vị vua đầu tiên của triều Nguyễn độc lập, chưa
có một chính sách cấm đạo nào được bạn ra Gia Long rất khéo léo trong việc thi hành chính sách hai mặt với Công giáo Và sự cẩn trọng cũng như mong muốn của ông đã được ông cảnh báo với người kế vị, Minh Mạng rằng: “Hãy biết ơn người Pháp, nhưng đừng bao giờ để họ đặt chân vào triều đình của con” [36; tr.55]
Tiểu kết chương 1
Ở trong nước Vương triều Nguyễn vừa mới được thành lập, các thế lực chống đối còn mạnh, lãnh thổ mới được thống nhất về một mối sau 300 năm chia cắt, nhà Nguyễn vừa có những thuận lợi nhưng lại vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong vấn đề khôi phục và phát triển đất nước Trong khi đó, trên thế giới lúc này, phương Tây đang tiến hành bành trướng thế lực ra bên ngoài, nguy cơ về một cuộc chiến xâm lược là rất cao Việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường nào là đúng đắn được đặt ra
Nhà Thanh lúc này vẫn là một cường quốc trong khu vực, lại là láng giềng kề vai sát vách với Việt Nam, đã có quan hệ với Việt Nam bao lâu nay Tây Sơn vốn đã đặt quan hệ sách phong với nhà Thanh Nếu nhân lúc loạn lạc này mà nhà Thanh có cớ đánh xuống thì Việt Nam lại phải chịu cái nạn Bắc thuộc lần nữa sao? Suy tính thiệt hơn, thì việc thuần phục nhà Thanh lúc này
là một kế sách khôn ngoan để có sự yên ổn trong khu vực, khôi phục đất nước
và củng cố vương triều
Gia Long có nhìn nhận rất đúng về âm mưu của phương Tây, nhận thức đúng về bàn tay của Thiên Chúa giáo trong việc giúp đỡ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân Tuy nhiên, chính thái độ dè chừng, xa lánh, muốn cắt đứt quan hệ với phương Tây, “đóng cửa” với phương Tây lại không phải là một
Trang 23chính sách khôn ngoan Những tư tưởng đó của ông ảnh hưởng đến một loạt những vị vua kế nhiệm tiếp theo Những vị vua kế vị này sau đó đã đưa chính sách hai mặt đối với Công giáo trở thành những chính sách cấm đạo và vô tình gây ra hàng loạt những hệ quả khôn lường đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc
Trang 24Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1820 – 1883
2.1 Chính sách cấm đạo dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840)
Bởi vì lo sợ con trai của hoàng tử Cảnh chịu ảnh hưởng từ lễ giáo phương Tây, nên Gia Long đã chọn một người kế vị hợp với tư tưởng của ông
- hoảng tử Đảm, sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Mạng Minh Mạng ngay từ nhỏ đã là một người thông minh, hiếu học, tôn sùng Nho giáo và đặc biệt là không có mấy thiện cảm với Công giáo, rất hợp ý nguyện của Gia Long Gia Long tin rằng hoàng tử Đảm sẽ nối tiếp và thực hiện đúng với mong muốn của ông khi lên nắm quyền Và sau này, Minh Mạng đã thực hiện đúng di nguyện của vua cha, ông đã dần dần lạnh nhạt với người phương Tây
và cả tôn giáo của họ, và sau đó là tiến hành cắt đứt quan hệ, cấm tuyệt tôn giáo này bằng nhiều đạo dụ
Vốn là một vị vua sùng Nho, Minh Mạng rất coi trọng các lễ nghi cổ truyền, vì vậy ông có ác cảm với các giáo lý Công giáo mà trước tiên đó là về mặt nghi lễ Minh Mạng cho rằng: “Phong tục nước ấy giả dối nham hiểm bất thường, đạo Gia Tô ngày thường trẫm càng ghét lắm, bọn khanh há không nhớ việc thái tử Anh Duệ ư? Hoàng Khảo ta lúc mới mở nước, bị Xiêm khống chế, gửi thái tử Anh Duệ cho người Tây đem về nuôi dạy, để mưu tính giữ gìn Đến khi lấy lại được Gia Định, nước ấy trả về, thái tử không chịu bái yết Tôn Miếu, nói rằng áo quần theo cách thức nước ấy, Hoàng Khảo ta đến bây giờ mới hối, may có Cao hoàng hậu khéo léo dạy dỗ, vài tháng sau thái tử mới thay lòng đổi dạ, không thế, hầu làm người Tây rồi, lấy đấy làm suy ra, phong tục nước ấy dễ làm mê đắm lòng người, thật là đáng ghét” [27; tr.402]
Tuy có sự ác cảm với Công giáo, nhưng Minh Mạng không hề muốn tận diệt Công giáo mà mục tiêu trước mắt của ông là hạn chế sự truyền bá
Trang 25ngày càng lan rộng của Công giáo Biện pháp ngăn chặn đầu tiên mà ông sử dụng chính là triệu hồi những thừa sai, những vị giáo sĩ phương Tây đang hoạt động truyền đạo trên khắp cả nước về Kinh thành
Quan hệ giữa triều đình và các thừa sai trở nên căng thẳng, khi năm
1825 Minh Mạng truyền cho tập trung tất cả các thừa sai tới Huế, gọi là “giúp triều đình trong việc dịch thuật” Lúc này Chaigneau và Vannier đã về Pháp, nên triều đình không có ai làm thông ngôn Thực tế đây chỉ là cái cớ để triều đình kiểm soát hoạt động của các thừa sai, hạn chế việc truyền đạo của họ Nội dung của chỉ thị này như sau: “Tà đạo Tây Dương làm hại lòng người Từ bấy lâu nay các tàu buôn Âu Tây tới Việt Nam rồi để các thừa sai ở lại Những kẻ này làm phù phép dân chúng, phá hoại phong tục Đó không phải là mối nguy lớn trong nước ta sao? Vậy, ta truyền cấm những điều bậy bạ ấy để khiến dân ta quay về chính đạo” [10; tr.200]
Phủ dụ trên cho thấy Minh Mạng đã thể hiện thái độ bất mãn với tôn giáo này và gọi đó là “Tà đạo”, thứ tà đạo gây mê hoặc lòng người bằng những điều bậy bạ, là mối nguy hại cần phải ngăn chặn và loại bỏ Và những chính sách đó lại làm cho các giáo sĩ phương Tây lo sợ
Những vị thừa sai bị triệu hồi về Huế cầu cứu Lê Văn Duyệt Vì có thiện cảm và có tâm thế cởi mở với người phương Tây, với sự giúp đỡ của ông họ được tự do Tuy nhiên, vẫn có một số ít thừa sai ở lại giúp triều đình trong việc dịch thuật trong đó có Jaccard
Sau chiếu chỉ của triều đình năm 1825 nhằm hạn chế việc truyền đạo, các thừa sai châu Âu vẫn đến Việt Nam bất hợp pháp Năm 1825, thừa sai theo tàu Thétis đến Đà Nẵng Theo luật pháp, vị này không được vào bờ vì chiếu chỉ trên khẳng định triều đình không cho phép các thừa sai mới vào Việt Nam Nhưng vị thừa sai này vẫn cứ xâm nhập vào đất liền Ông bị phát hiện
và bắt giam Để vấn đề đỡ phức tạp, vị này đã phải quay lại Singapore Có
Trang 26điều trên đường đi ông ta đã trốn vào Sài Gòn và cư trú ở đó một cách bất hợp pháp Ngoài Régereau, mặc dầu đã có chỉ thị của triều đình nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1825 đến 1830 vẫn có sáu thừa sai (Noblet, Cuénot, Marchand, Mialon và Viale) đến Trung và Nam Việt [10; tr.203]
Những hành động lén lút của các thừa sai và sự ác cảm của Minh Mạng đối với Công giáo đã làm cho bầu không khí trở nên căng thẳng, có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa triều đình Huế và người Công giáo bất kỳ lúc nào Và dường như các vị thừa sai đã cố tình làm cho vấn đề đó nghiêm trọng bằng việc vi phạm những quy định đã được Minh Mạng ban hành
Trong khi đó, Pháp tiếp tục cử phái đoàn tới Việt Nam xin thông thương Những sứ giả này thường đi chiến hạm tới, có ý đồ phô trương thanh thế, lực lượng và có những yêu cầu vô lí khó chấp nhận, thậm chí có những sứ đoàn đi mang theo nhiều giáo sĩ xâm nhập trái phép vào Việt Nam Điều đó càng làm Minh Mạng đề cao cảnh giác với việc truyền bá Công giáo
Năm 1832, quân Xiêm tấn công Hà Tiên và Châu Đốc Quân triều đình lúc đầu bị thua trận, sau đó đánh bại quân Xiêm Bốn nghìn giáo dân chạy theo quân Xiêm Khi đó Giám mục Taberd cũng chạy sang Xiêm, bị triều đình nghi là xúi giục quân Xiêm đánh Việt Nam, và như vậy bị coi là đồng phạm [10; tr.205]
Những sự kiện trên khiến Minh Mạng nhìn nhận giáo dân như bọn phản trắc, giáo sĩ phương Tây và Công giáo chẳng khác gì lũ giặc ngoại xâm đang len lỏi, gặm nhấm, đe dọa đến an ninh và chủ quyền Việt Nam
Trong thời gian này còn xảy ra một số vụ việc liên quan đến người Công giáo Ở Sơn Tây, xảy ra vụ Mông Phụ xuất phát từ những xích mích lương - giáo Có ba kẻ mạo trát của quan bắt người Công giáo và tịch thu đồ đạo Triều đình xử trảm những kẻ mạo trát, nhưng đồng thời cũng xử phạt ba người Công giáo 100 roi, phải mang gông phơi nắng trong một tháng và bị
Trang 27lưu đày Đáng chú ý là vụ ẩu đả giữa làng Cổ Lão (không Công giáo) và làng Dương Sơn (Công giáo) ở xã Dương Sơn (huyện Hương Trà, Thừa Thiên) vào tháng 10 năm 1830 Nguyên do là có sự tranh chấp đất đai giữa hai làng này Vấn đề càng trở nên trầm trọng bởi nó bị xen lẫn khía cạnh tôn giáo Sự việc kéo dài do các quan địa phương phân xử chưa hợp lý và tới 1832 mới chấm dứt với sự can thiệp của triều đình [10; tr.207]
Mặc dù các vụ việc này chỉ mang tính địa phương, nhưng lại xảy ra vào đúng thời điểm nhạy cảm nên đã làm tăng thêm sự bất đồng của Minh Mạng đối với Công giáo Những sự việc trên cho thấy, những giáo lí của tôn giáo này không thể hòa thuận được với giáo lí của Nho giáo, của văn hóa truyền thống dân tộc, dẫn tới những xung đột tôn giáo và làm tăng sự bất ổn trong xã hội Việt Nam
Thêm nữa, Minh Mạng đã nghĩ rằng, chỉ có những kẻ ít học, ngu dân thì mới dễ bị tà đạo mê hoặc dụ dỗ Nhưng không ít các vị quan, những người
có học thức cũng bị thứ tà đạo này mê hoặc Điều đó làm Minh Mạng bàng hoàng, bởi vấn đề này cho thấy sự xâm nhập của giáo lí Thiên Chúa đến bộ máy trị vì một đất nước Mà bộ máy đó vận hành nhất thể từ trên xuống dưới
là nhờ tư tưởng trung quân của giáo lí đạo Nho làm nền tảng Vì thế, đó chính
là mối đe dọa nghiêm trọng đến quyền lực của nhà vua
Ngoài ra, còn rất nhiều lí do khác khiến Minh Mạng ác cảm với tôn giáo này tới mức phải ban bố chỉ dụ cấm đạo đầu tiên, tháng 11 năm 1832 (tức tháng Giêng năm 1833 theo dương lịch) “Đạo Gia Tô nguyên từ người Tây Dương đem vào truyền bá đã lâu, dân ngu phần nhiều bị mê hoặc mà không biết hối Thử nghĩ cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ là chuyện hoang đường, không có bằng chứng Hơn nữa không kính thần minh, chẳng thờ tiên
tổ, rất trái với đạo Thậm chí lập riêng nhà giảng, tụ tập nhiều người ( ) Đạo
ấy lại quy là tà thuật hơn đạo nào hết ( ) Vậy truyền dụ ( ) có ai trước đã
Trang 28chót theo đạo Gia Tô, nay nếu cảm phát lương tâm biết sợ, biết hối, thì cho phép được đến bày tỏ với quan sở tại tình nguyện bỏ đạo Quan địa phương xét quả thành thực thì sai làm ngay tại chỗ: bước qua cây thập tự Rồi làm tập tâu lên vua, sẽ được chuẩn cho miễn tội Còn những nhà thờ, nhà giảng thì ra lệnh cho hủy diệt đi ( ) nếu kẻ nào không chừa thói cũ còn dám lén lút tụ tập nhau, can tâm vi phạm lệnh cấm, một khi bị phát giác thì liền trị tội nặng” [19; tr.235,236]
Chỉ dụ cấm đạo đầu tiên cho thấy những ác cảm của Minh Mạng với Công giáo Minh Mạng chỉ ra những giáo lí của tôn giáo này là trái với đạo lí, dẫn con người ta lầm đường lạc lối, cần phải loại bỏ Nhưng đạo dụ này mới chỉ dừng lại ở chủ thể là giáo dân Việt, những người dân Việt bị thứ “Tà đạo” mê hoặc, chứ chưa đưa ra một các trực tiếp đến việc xử phạt các thừa sai châu Âu
Song song với những biện pháp cứng rắn, sử dụng bạo lực thì Minh Mạng cũng tiến hành các biện pháp mang tính giáo huấn, dựa trên nền tảng Nho giáo để khuyện dăn con người ta về với chính đạo Điển hình là việc ban hành “Thập huấn điều” vào tháng 6 năm 1834
“Thập huấn điều” nhấn mạnh: “Đạo làm người, không gì cốt yếu bằng cho luân lý được trong sáng ( ) Sách Trung kinh có nói rằng “người quân tử giữa đạo, là để giữ phúc lâu dài” ( ) Tâm là gốc của con người Tâm mà ngay thẳng, thì muôn điều lành do đấy sinh ra; tâm mà bất chính, thì trăm điều ác, đều theo đó mà gây nên ( ) Phong tục có quan hệ với người ta không phải là nhỏ Thói tốt, tục hay thì có thể bỏ được hình luật và thôi được việc binh, trong bốn biển sẽ có âm thanh thái bình Ta mong các ngươi sĩ, thứ, quân nhân, cùng trông nhau làm điều thiện, dắt nhau đi đường chính đạo” [10; tr.209] Trong số Thập huấn điều, nói rõ điều 7 có tên là “Sùng chính học” coi Công giáo là tà đạo, trái với đạo lý và văn hóa truyền thống, cần phải loại bỏ
“Học là cốt học cái đạo làm người cho nên người trong thiên hạ không một
Trang 29người nào là không phải học ( ), nhưng học lại cần phải học chân chính Ta muốn triệu dân các ngươi chăm chỉ chính học, biết rõ luân lý Đạo Nghiêu Thuấn chỉ có hiếu đễ mà thôi, đạo Khổng Mạnh thì lấy nhân nghĩa làm đầu
Đó là những điều nên học, còn như tả đạo dị đoan, chớ để nó lừa dối cám dỗ Đạo Gia Tô lại càng vô lý: trai gái chung đụng nôm tạp, việc làm giống như cầm thú Gây vây cánh, cổ động gian tà, tự sa vào tội chết Đó là làm cho bại hoại luân lý, hư hỏng giáo hóa, không thể tin được Nếu người nào đã bị dỗ dành thì lên mau chóng bỏ đi Phàm những việc quan, hôn, táng, tế, đều theo tục nước nhà Nếu không đi lầm lối khác thì tự biết đi đường chính ( ) như lời dẫn trong Mạnh Tử: “Dẹp thuyết bất chính, bỏ nết không tốt gạt lời dâm tà” ( ) Các ngươi kính cẩn nghe đấy” [10; tr.209,210]
Nội dung của “Thập huấn điều” khẳng định rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị văn hóa đạo đức Nho giáo, phủ nhận các giá trị văn hóa, tôn giáo, đạo đức Kitô giáo so với các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống trong “vấn đề nghi lễ”, do vậy cần phải ngăn chặn sự lan rộng của Kitô giáo
Về cơ bản, bất đồng giữa triều Huế với Công giáo cho tới thời điểm đầu những năm 1830, chủ yếu xoay quanh những khía cạnh văn hóa - tôn giáo, văn hóa - chính trị của “vấn đề nghi lễ” Với sự lan rộng của Công giáo, triều đình lo ngại tính hợp thức của quốc đạo và của triều đình cai trị dựa trên các chuẩn mực Nho giáo bị suy giảm
Năm 1833, khởi nghĩa Lê Văn Khôi nổ ra, có sự tham gia ở mức độ nào
đó của các giáo sĩ Pháp và giáo dân, việc giám sát các giáo sĩ phương Tây trở nên gay gắt hơn; và một số giáo sĩ buộc bị tội tử hình do không tuân thủ pháp luật đã quy định, đã xảy ra thời điểm này; đó là trường hợp của Gagelin (1833), Marchand (1835), Cornay (1837), Jeccard, Borie (1838), Dela Motte (1840) cùng một số linh mục bản xứ [29; tr.211,212] Vì cái chết của các vị giáo sĩ này, người Pháp đã gọi Minh Mạng là Né ron của Việt Nam, nhằm ám
Trang 30chỉ kẻ đàn áp đẫm máu đối với Công giáo Nhưng thực chất, vì các vị này đã
vi phạm lệnh cấm đi lại tự do, để giữ kỷ cương phép nước, họ phải chịu hình phạt đã quy định chứ không phải vì Minh Mạng có tính hiếu sát
Sau đó, tháng chạp năm 1835, Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo thứ hai và cũng là chỉ dụ khắc nghiệt nhất của ông Triều đình coi việc tham
dự của Marchand và cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi là nguyên do Chỉ dụ nhấn mạnh nội dung: Công giáo là tà đạo Tây dương làm mê hoặc lòng người thực là một đạo kiệt mẹt hơn hết trong các đạo dị đoan “Những địa phương đều bị bọn chúng truyền bá tả đạo để mê hoặc lòng người có quan hệ đến phong hóa không nhỏ Kính xét trong thiên “Vương chế”, Kinh Lễ có nói:
“Theo tả đạo làm loạn, chính sự thì phải giết” Điều luật (nước ta) có nói:
“những thuật tả đạo, dị đoan, xui giục mê hoặc nhân dân, kẻ đứng đầu thì bị giảo giam hậu” Thế thì tà giáo thực là theo đạo mà “Vương chế” không bao dung, mà xưa nay phải trừ bỏ hẳn Nay xin tham bác châm chước theo Lễ và Luật định rõ điều cấm, khiến cho người ta biết sự răn chừa, ngõ hầu mới dập tắt được dị đoan, giúp cho chính đạo lưu hành, mà thiên hạ cùng theo thói tốt” [20; tr.244]
Triều định truyền lệnh cho các quan địa phương kiểm tra chặt chẽ các tàu buôn châu Âu đến Việt Nam, nếu thấy có thừa sai thì bắt ngay Người nào tới Việt Nam một cách bất hợp pháp thì xử tử Tất cả những người đang làm hoa tiêu phải lưu trú trên thuyền, không được cư trú trên bờ Những quan lại thiếu trách nhiệm trong việc thi hành chỉ dụ, để cho các đạo trưởng Tây dương và người Tây dương được lén lút trú ngụ thì cũng bị xử phạt nghiêm khắc như phạm nhân [10; tr.212]
Như vậy ta có thể thấy, nếu như chỉ dụ trước đây còn chưa đưa ra hình phạt cụ thể đối với các thừa sai Châu Âu, thì chỉ dụ này lại quy định rõ các quan phải truy lùng, bắt tất cả các thừa sai đang truyền đạo trong nước rồi
Trang 31đem xử chém Những ai cố tình che giấu họ cũng bị tử hình Và đây cũng là lần đầu tiên triều Nguyễn chính thức khép các thừa sai châu Âu truyền đạo ở Việt Nam vào tội tử hình Chỉ dụ này cũng chỉ ra các biện pháp thực hiện hiệu lệnh cấm đạo Với chỉ dụ này, xung đột giữa các thừa sai châu Âu với triều đình Nguyễn lên đến cực điểm Cũng từ đây, triều đình Nguyễn đồng thời cũng cắt đứt quan hệ hàm ơn với Pháp
Triều đình coi việc can dự của Marchand vào cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi là nguyên do Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo thứ hai này Sự thật thì cố đạo này có can dự ít nhiều vào cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi Theo Buttinger, “Lê Văn Khôi mời cha Marchand khi đó đang lẩn trốn kể từ khi có chỉ dụ cấm đạo vào thành Sài Gòn với ý định thu phục được nhiều người công giáo ủng hộ cuộc nổi dậy” [10; tr.215] Thêm vào đó “người ta còn tìm được trên một chiếc tàu đang đậu ở Phú Quốc một bức thư, trong đó Lê Văn Khôi
đề nghị vị Đại diện Tông tòa trở về Gia Định Những người công giáo đã tìm người Xiêm giúp đỡ” [10; tr.214] Dù cho đến nay, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về việc vị thừa sai Marchand đã có vai trò như thế nào trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi thì nhìn chung các ý kiến vẫn cùng quan điểm với triều Nguyễn khi cho rằng vị cố đạo này đã bắt tay với quân nổi dậy.Vị thừa sai này bị bắt ngày 8 tháng 8 năm 1835, đã bị xử tử ngày 30 tháng 11 năm
1835 Việc xử tử thừa sai Marchand là một trong những vụ xử tử dã man nhất dưới triều Nguyễn Trong khoảng thời gian trên, ông nhiều lần bị hỏi cung, tra tấn và chịu cực hình trước khi chết
Cái chết của nhiều giáo sĩ, đặc biệt là cái chết của thừa sai Marchand trong thời gian này được coi là những bằng chứng về sự dã man của triều đình Nguyễn đối với Giáo hội Công giáo Khiến Giáo hội Kito tại Pháp phẫn nộ và
có thái độ ác cảm với triều Nguyễn Việc này gây khó khăn cho chính triều đình Huế về sau, khi Minh Mạng muốn thay đổi chính sách đối ngoại của
Trang 32mình, đã cử phái đoàn đến Anh và Pháp thương thuyết, nhưng bất thành vì đã gây mất thiện cảm với Giáo hội Nhưng trong thời kì này, Minh Mạng vẫn chưa thấy được việc cần phải thiết lập quan hệ với các nước phương Tây, mà ông chỉ thấy được mặt tiêu cực của đạo Thiên Chúa Sau hai chỉ dụ trên, các giáo sĩ phải ẩn náu, hoạt động truyền đạo cẩn trọng và khó khăn hơn Tuy nhiên, Minh Mạng muốn triệt để loại bỏ tôn giáo này ra khỏi lòng xã hội Việt Nam, vì thế ông tiếp tục ban bố những đạo dụ cấm đạo khác
Ba chỉ dụ cấm đạo tiếp theo được ban hành vào năm 1838 và 1839 nhưng phạm vi áp dụng chỉ giới hạn ở một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, sáu tỉnh Nam Kì [7; tr.100] “Chỉ dụ thứ 3, tháng 5 Mậu Tuất 1835 riêng cho ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa chỉ bắt tội các đạo trưởng Tây và ta, không trị tội giáo đồ, không được nhiễu dân Dụ này nhằm hạn chế, sửa chữa những lệch lạc trong khi thi hành dụ trước, chủ yếu ở ba địa phương kể trên
Chỉ dụ thứ tư, (mật), tháng 6 Kỷ Hợi 1839, cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở
ra Bắc, truy nã đạo trưởng Tây Deduminô, tức Vọng hay Siméon Francois Berneux bằng mọi biện pháp
Chỉ dụ thứ năm, (mật), tháng 6 Kỷ Hợi 1839, cho các tỉnh Nam kỳ điều tra phản ứng của giáo dân và tình hình đạo Thiên chúa kể từ sau biến Lê Văn Khôi” [9; tr.49]
Tháng 10 năm 1839, Minh Mạng còn ban hành một lệnh dụ buôc tất cả người Công giáo trong vòng một năm phải cải đạo, xây dựng chùa chiền thay vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ Tất cả thần dân phải tích cực thăm nom chùa chiền Triều Nguyễn coi các thừa sai châu Âu như những người ngoại quốc cư trú bất hợp pháp và truyền bá tà đạo Người Công giáo Việt Nam bị coi như những kẻ ngu dốt, ít học, không phân biệt chính tà, tin vào những điều nhảm nhí [10; tr.219]
Trang 33Qua các phản ứng của Minh Mạng và những chỉ dụ trên ta có thể thấy mục tiêu của Minh Mạng là ngăn chặn sự lan rộng của Công giáo tại Việt Nam cũng như dần dần tiến tới tách biệt với tôn giáo này Kết quả là, “dưới thời Minh Mạng có tất cả 7 thừa sai bị xử tử Số người công giáo bị giết hại, giam cầm dưới thời Minh Mạng có thể nhiều hơn, nhưng cũng chỉ đến con số hàng trăm, nghĩa là không nhiều so với số dân công giáo khi đó Trong số 117
vị thánh được Vatican phong năm 1988, thì có 58 vị tử đạo dưới thời Minh Mạng Cuối thời Minh Mạng, ở Việt Nam cả miền Bắc và miền Nam còn 15 thừa sai nước ngoài, trên 150 linh mục Việt Nam và khoảng 400.000 giáo hữu Con số giáo hữu vẫn tăng, chứ không giảm” [10; tr.230]
Các dụ cấm đạo mà Minh Mạng ban hành thể hiện thái độ kiên quyết của ông đối với Công giáo Những chính sách này tỏ ra quá tham vọng so với tình hình thực tế, thể hiện sự nóng vội của Minh Mạng trong việc loại bỏ Thiên Chúa giáo ra khỏi xã hội Việt Nam Trên thực tế, chính sách cấm đạo của Minh Mạng không gặt hái được thành công như mong đợi Vì giáo dân phần nhiều thà chết chứ không chịu bỏ đạo, có tình trạng “phép vua thua lệ làng” nên những chính sách nghiêm trị của Minh Mạng khi xuống đến cấp dưới lại được thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng hơn Hơn nữa, đa phần các nơi, giáo dân và lương dân chung sống hòa thuận, nên che chở cho nhau
Năm 1839, chiến tranh Nha phiến nổ ra tại Trung Quốc đã cho thấy sự can thiệp ngày càng sâu của nước Anh tới nước này và làm rúng động toàn cõi Đông Nam Á Minh Mạng nhận thấy mối nguy hiểm từ chủ nghĩa đế quốc phương Tây và có ý định điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình Chính vì thế mà đầu năm 1840, ông đã gửi nhiều đoàn đi Penang, Calcutta, Batavia, Paris và London Giáo sĩ Pháp F.Régerau viết: “Ngày 28 - 2 - 1840, một thuyền của vua Annam thả neo ở Penang Chiếc tàu này đi Calcutta để xem người Anh chuẩn bị chiến tranh như thế nào Một chiếc tàu cũng của vua
Trang 34Minh Mạng đi Batavia để xem người Hà Lan có động binh không Bởi vì căn
cứ theo nhiều báo cáo nhận được, vua Minh Mạng không thể ngủ yên giấc Một chiếc tàu đi London và Pháp” [15; tr.107,108], Tuy nhiên, những nỗ lực của Minh Mạng chưa thành thì ông đã ra đi
Nhìn chung, chính sách của Minh Mạng đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách đối với Công giáo Những biện pháp cụ thể được thi hành, đã có nhiều vị giáo sĩ bị bắt và giết Mặc dù vậy, chính sách của Minh Mệnh không những không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn khiến hoạt động truyền giáo trở nên bí mật Mâu thuẫn của các giáo sĩ với triều Nguyễn đẩy họ gần hơn về phe chủ nghĩa xâm lược phương Tây, trở thành tay sai cho chủ nghĩa xâm lược Cùng với đó là sự can thiệp của chủ nghĩa thực dân trong khu vực ngày càng sâu rộng khiến nhà Nguyễn càng có thái độ thận trọng, dè chừng người phương Tây hơn Những ảnh hưởng tư tưởng từ Minh Mạng và bối cảnh khu vực đã ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo đối với người phương Tây nói chung và chính sách đối với Công giáo nói riêng
2.2 CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI THIỆU TRỊ (1841 - 1847)
Minh Mạng qua đời khi chưa hoàn thành được những mong muốn của mình trong việc cải thiện quan hệ với các nước phương Tây và người Công giáo Những dự định mới mẻ còn bỏ ngỏ đã không thể được thực hiện dưới thời của các vị vua kế nhiệm tiếp theo
Khác với các vua Gia Long và Minh Mạng chủ trương độc tôn đạo Nho, vua Thiệu Trị cởi mở hơn, tôn Nho nhưng vẫn kính Phật Cộng thêm tính cách khoan hòa của nhà vua mà đường lối nội trị và ngoại giao cũng có phần mềm dẻo và linh hoạt hơn
Kế tục sự nghiệp của Minh Mạng, Thiệu Trị vẫn tiếp tục thực hiện những chính sách cấm đạo, nhưng ôn hòa hơn nhiều so với Minh Mạng “Cụ thể, ông đã ra lệnh phóng thích 5 giáo sĩ Pháp đang chịu án tử hình (các giáo
Trang 35sĩ là Miche, Duclos, Galy, Berneux và Charrier) Trong năm 1845 và 1846, Thiệu Trị ân xá 2 lần cho vị giáo sĩ ngoan cố bất chấp luật là Lefebre và trả ông lại Singapore” [36; tr.149] Tuy nhiên, cũng trong thời gian trị vì của ông,
đã xảy ra vụ đụng độ đầu tiên liên quan đến việc truyền giáo, điều đó đã tác động khiến Thiệu Trị quay trở lại với chính sách cấm đạo gắt gao như trước
Từ những năm 1840, Pháp ngày càng tăng cường các hoạt động thương mại trong khu vực Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn trở thành một cái cớ hoàn hảo để cách ý đồ xâm lược của phương Tây bám víu làm cái cớ hành động
Tháng 10 năm 1844, triều đình bắt giam Giám mục Lefebvre “Vị Giám mục này và Giám mục Duclos bị quy là kích động giáo dân nổi loạn chống lại triều đình” [10; tr.237] Jean Cescille, viên chỉ huy trưởng Hải quân Pháp ở Trung Quốc phái chiến hạm Alcmène tới Việt Nam Tàu này tới Đà Nẵng tháng 5 năm 1845, yêu cầu triều đình thả vị Giám mục Trước đó, tàu Mỹ Constitution cũng tới Đà Nẵng và viên thuyền trưởng cũng có yêu sách tương
tự, thậm chí nhằm gây áp lực với triều đình Viên thuyền trưởng Tàu của Mỹ
đã ra lệnh bắt các quan lên tham quan tàu và tuyên bố chỉ trao trả họ khi nào triều đình thả vị Giám mục Nhưng triều đình nói chỉ trao vị Giám mục cho người Pháp, chứ không cho người Mỹ Viên thuyền trưởng này rút lui và thông báo cho các đô đốc Pháp về sự việc trên Trước đòi hỏi của viên thuyền trưởng Pháp, Thiệu Trị cho thả vị Giám mục và buộc ông phải rời Việt Nam
dù vua không hài lòng với nội dung bức thư của viên đô đốc này gửi [10; tr.239,240]
Giám mục Lefebvre phải sang Singapore Nhưng tháng 5 năm 1846, vị giám mục này lại cùng với 4 thừa sai khác vào Nam Kỳ bất hợp pháp Khi bị phát giác, một lần nữa, ông lại được Thiệu Trị ân xá nhưng phải rời Việt Nam sang Singapore Ở Singapore, Giám mục Lefebvre đã khước từ sự đề nghị của
Trang 36nhà đương cục Anh sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam để buộc triều Huế cho phép tự do truyền đạo Vị giám mục này sau đó lại đột nhập Việt Nam lần thứ ba Jean Cécille không biết sự việc, tưởng rằng Giám mục Lefebvre vẫn bị giam giữ, nên phái tàu Victorieuse đem theo 24 khẩu đại bác cùng với tàu Gloire với 54 khẩu đại bác tới Việt Nam Hai chiến hạm này dưới sự chỉ huy của hai đô đốc, Genouilly và Lapierre tới Đà Nẵng ngày 23/3/1947 Các vị đô đốc yêu cầu thả vị Giám mục và đòi tự do truyền giáo
Họ gửi triều đình một bức thư, phê phán việc cấm đạo, đề nghị ký một Hiệp định với triều đình cho phép tự do truyền giáo như nhà Thành đã làm [10; tr.237,238]
Một tháng sau, Thiệu Trị mới trả lời bức thư Bực bội trước sự chậm trễ của triều đình, cùng với sự hiểu lầm giữa hai bên, các tàu Pháp bắn vào các tàu Việt Nam, phá hủy 5 chiếc tàu của triều đình Sau đó hai tàu Pháp rời Đà Nẵng mà không đoái hoài tới tính mạng của vị Giám mục [10; tr.240]
Cũng trong năm này khi Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Yên - Tuyên Quang Nguyễn Đăng Giai dâng sớ nói: “Người Tây dương phần nhiều gian giảo, đem tà giáo mê hoặc người ta, Nay việc Đà Nẵng đã như thế ( ) Đạo trưởng Gia tô nếu bị bắt để xét xử thì nhất thiết phải theo pháp luật xử trí, không thể khoan túng cho chút nào” [23; tr.284].Vua nói rằng: “ Huống chi Gia Tô là
tà đạo, làm mê hoặc [lòng người] đã sâu, cốt phải nhiều phương diện mở bảo,
cứ từ từ để mặc kệ chúng, để cho làm điều lành, đổi điều lỗi Nếu nhất khái vội ra ngay hình pháp, chẳng hầu như thêm việc ra ư?” [23; tr.284]
Ngay sau đó, vua cho mở kỳ thi ở kinh đô, yêu cầu các nho sĩ tìm ra các biện pháp để buộc người công giáo bỏ đạo “Gần đây các nước bên phương Tây, tà giáo Gia tô, ngấm ngầm lấn lướt, vì đâu mà đến nỗi mê hoặc, có thể nói cho nghe được? Tuy pháp lệnh rất nghiêm, để dẫn người ta vào con đường làm lành, đổi lỗi, nhưng mà ( ) bề ngoài thì thuận bề trong thì không theo,
Trang 37chưa khỏi có một hai thôn quê Kẻ tiểu dân ngu mê ngoan cố, đặt mình ra ngoài đức hóa sinh thành, còn mê mà không tỉnh! Vậy làm thế nào để mặt đổi lòng theo ( ) trở lại thuần phác ( ) đều làm lương dân thời thái bình, cùng lên cõi hòa vui? “Bọn sĩ phu các ngươi có sẵn tài học, thì bày tỏ các mưu mô, điều trần tài kinh tế, ta lưu ý xét chọn để dùng” ” [23; tr.294]
Bất chấp sự khoan dung của Thiệu Trị, các thừa sai tăng cường can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam, quyết tâm lật đổ triều Nguyễn Trong những năm 1840, các thừa sai tích cực cầu sự giúp đỡ của các đô đốc Pháp, không muốn thỏa hiệp với triều đình Nhất là khi trong sự kiện Đà Nẵng năm
1847 lại có sự tham gia làm nội ứng, thám thính thông tin cho quân Pháp của một số giáo sĩ Sau khi sự kiện đó diễn ra, Thiệu Trị không kiên nhẫn được nữa, triều đình nhận thấy có sự thông đồng của các thừa sai với các tàu Pháp Việc quân của triều đình bị thiệt hại đã làm vua không còn ảo tưởng về sức mạnh quân sự của mình Thiệu Trị tức giận và nói, tà đạo và thuốc phiện là hai thứ độc hại Vua đem hủy tất cả phẩm vật mà người Âu tặng Thiệu Trị cho họp Viện cơ mật Về việc truyền bá Kitô giáo, vua hỏi đại thần Viện cơ mật: “Thuyền Tây Dương đến đây, chỉ cần có hai việc là bỏ cấm [đạo Gia Tô]
và thông thương mà thôi Thông thương thì được, cấm [đạo] có thể bỏ được không?” Trương Đăng Quế thưa rằng: “Chúng đã sinh chuyện ra trước, không thể lại mong khoan điển!” Vua nói: người Tây Dương lòng vốn xảo trá, nếu
bỏ cấm [đạo] thì Anh Cát Lợi nghe thấy, cũng sẽ cầu xin bỏ cấm thuốc phiện Nhưng địch là giống sài lang, không để thỏa mãn nó được! ( ) Vả lại, đạo Gia tô là tà giáo, cái hại rồi đến bởi chuyện ngoài biên Mở Đường chinh chiến Thuốc phiện là thứ thuốc mê, cái hại rồi đến khuynh gia bại sản, hại tính mệnh người Hai việc ấy đều việc nghiêm cấm ở trong nước” [10; tr.247]
Tháng 3 Đinh Mùi (4 - 1847) Thiệu trị ban hành chỉ dụ cấm đạo đầu tiên trong thời kì trị vì của mình Ông tuyên bố lại các chỉ dụ cấm đạo dưới
Trang 38thời Minh Mạng, như một bị vong lục, để chứng tỏ Thiệu Trị không còn khoan dung với các giáo sĩ và đạo Gia Tô như trước nữa, bởi họ đã không đếm xỉa gì đến tình hình đó [9; tr.49]
Tuy lý do ban hành chỉ dụ cấm đạo là sự kiện Đà Nẵng cho thấy triều đình nhận thấy nguy cơ xâm lược của Pháp ngày càng rõ ràng và sự can dự của các thừa sai cùng một bộ phận giáo dân trở nên công khai vào các hoạt động chính trị, nhưng nội dung các chỉ dụ trên vẫn chủ yếu đề cập đến “vấn
đề nghi lễ” Một chỉ dụ cấm đạo khác của Thiệu Trị cũng nhắc đến nguy cơ những giá trị văn hóa truyền thống, mà theo cách nhìn của các vua Nguyễn, chủ yếu là Nho giáo, bị xâm hại do việc truyền bá Công giáo “Gia Tô là tà đạo từ Tây Dương đến Cái đạo của chúng không thờ cha mẹ, không kính quỷ thần, thác ra cái thuyết Giêsu với thập tự giá để mê hoặc lòng người, đặt ra thuyết Thiên Đường và nước phép, để người ta nghe đến thì mê Tà đạo ấy rất hại cho phong hóa ( ) Nếu có đạo trưởng Gia Tô còn ngấm ngầm ẩn giấu ở địa hạt nào, thì quan sở tại phải thường gia kiểm soát ( ) để cho thi hành pháp luật, lập nền giáo hóa, một nền đạo đức, một lối sống phong tục, kéo lại thói thuần mỹ, cùng hưởng phúc thái bình, há chẳng tốt lắm thay! Nếu còn kẻ phạm pháp, tất bắt tội không tha!” [23; tr.276,277]
Chỉ dụ tiếp theo và cũng là chỉ dụ được ban hành trước lúc Thiệu Trị băng hà bao gồm cả việc can dự của người Công giáo trong sự kiện Đà Nẵng năm 1847 và “vấn đề nghi lễ” đều được nhắc tới Chỉ dụ này ban hành chủ yếu nhằm vào đối tượng các quan văn võ theo đạo, nếu không hối lỗi sẽ bị trị tội, lấy tiền đề là việc xuất đội Vũ Văn Điển tiết lộ quân cơ cho địch trong sự kiện thủy chiến ở Đà Nẵng: “Nhắc lại điều cấm theo tả đạo cho các quan chức trong kinh ngoài tỉnh Dụ rằng: “Đạo Gia tô là tà giáo, làm mê hoặc lòng người rất sâu, không những cám dỗ làm cho tiểu dân u mê, mà đến cả người trong quan chức, cũng có kẻ say mê không tỉnh! Gần đây như việc Đà Nẵng ở
Trang 39tỉnh Quảng Nam, suất đội Vũ Văn Điển vì Dương di [người Tây dương-NQH]
mà ngầm đưa tờ ước thúc, làm tiết lộ quân cơ! Lại như tuần phủ Trần Quang Giao ở tỉnh Sơn Tây nằm ngầm theo tả đạo, không lo việc tang mẹ Những hạng người như thế, kể cũng có nhiều, không thể để cho nó lớn dần mãi được” ” [10; tr.239]
“Vào thời điểm trước khi có chính sách cấm đạo của Thiệu Trị, ở Việt Nam có khoảng 400.000 tín hữu, 25 thừa sai châu Âu, trong đó có bốn Giám mục toàn là người Âu, 180 linh mục bản xứ, 1000 thầy giảng, 500 chủng sinh, 1.500 nữ tu, 200 điểm truyền giáo và trường 100 tu viện Bản báo cáo của Giám mục Hermossila, cai quản địa phận Đông Đàng Ngoài gửi Bộ truyền giáo tháng 11 năm 1845, cho phép chúng ta hình dung Công giáo thời Thiệu Trị “Vua Thiệu Trị chưa ban hành một chỉ dụ nào chống công giáo, vì thế các quan cũng không còn truy nã chúng tôi hoặc sách nhiễu giáo hữu như những năm trước đây Do đó, các thừa sai có thể làm mục vụ, không những cho người bệnh, mà cả cho những người lành mạnh Chúng tôi tổ chức tĩnh tâm đem lại nhiều lợi ích “Giám mục phó của tôi và bản thân tôi, mỗi người một hướng, đi thăm nhiều họ đạo và làm phép Thêm sức” ” [10; tr.249]
Phân tích nội dung các chỉ dụng cấm đạo của Thiệu Trị ta thấy bên cạnh việc tham dự của người Công giáo trong sự kiện Đà Nẵng năm 1847, chúng còn nhấn mạnh nhiều đến “vấn đề nghi lễ” Cấm đạo là một biện pháp
để bảo vệ văn hóa Nho giáo truyền thống, gìn giữ thuần phong mỹ tục của nước nhà Bên cạnh đó, các chỉ dụ của Thiệu Trị do được ban hành dồn dập trong một thời gian ngắn và vì sau đó ít lâu vua băng hà, nên chúng không được các quan điạ phương nhiều nơi thực hiện nghiêm Chỉ có một số ít giáo dân bị bắt Ở một số nơi, các tín hữu hối lộ các quan để được tự do hoặc thả các thừa sai Sau cái chết của Thiệu Trị tháng 11/1847, việc cấm đạo lại tạm dừng lại
Trang 40Nhìn chung, chính sách cấm đạo dưới thời Thiệu trị đã có sự nhân nhượng hơn, vì theo ông “Phải tìm hiểu nhiều cách để giảng dụ, khai hóa, khiến cho đổi lỗi làm lành, chứ nếu đều gia hành pháp cả thì e có quá đáng.” [11; tr.100] Đó là do tính cách ôn nhu của nhà vua đã tạo ra sự khoan hòa trong đường lối trị nước Tuy nhiên sự khoan hòa của nhà vua không làm tham vọng của các thừa sai châu Âu vì thế mà giảm đi Những hành động khiêu khích của Pháp đã khiến Thiệu Trị quay trở lại chính sách cấm đạo hà khắc như trước Nhưng nhìn chung, vào dưới thời Thiệu Trị, Công giáo cũng không bị cấm ngặt nghèo như trước, thậm trí còn có thể phát triển hơn
2.3 CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1847 - 1883)
2.3.1 Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức trước năm 1858
Thủa nhỏ Tự Đức đã tỏ ra là một người con hiếu thảo, thông minh ham học, vua cha rất yêu quý và thường cho gọi vào ngự phòng dạy dỗ, nên tư tưởng của vua cha cũng ảnh hưởng lớn tới đường lối trị nước sau này của ông Hơn nữa, ông là một người thông minh, tính tình thuần hậu, ngặt nỗi thể chất của Tự Đức rất kém Vì thế nó cũng có tác động đến con người của ông, là một người thiếu quyết đoán và phần nào thủ cựu Ông dị ứng với văn hóa phương Tây và vẫn lấy “Đạo lý thánh hiền” tiếp thu từ văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm nay làm khuôn vàng thức ngọc để trị nước Kế thừa Minh Mệnh, Tự Đức đề cao Nho giáo, phê phán Công giáo ở các nội dung sau:
Thứ nhất, phê phán Gia Tô gắn ghép Thiên Chúa với trời, dựa vào Nho giáo để so sánh sự giống nhau giữa trời và Thiên Chúa là vô lý Giáo Gia Tô
đã biết thuyết của họ là rất vô lý, họ còn gượng dẫn lời của sách Nho ta để làm chứng Họ bảo thiên chúa tức là thượng đế, thượng đế là chúa tể của trời, tức là chúa sáng tạo ra trời đất vạn vật Như thế là trời khác, để khác, còn cần
gì phải đem chữ trời ra mà ghép với chữ “chúa” nữa Sao họ không hiểu rằng lời lẽ của họ không ăn khớp gì cả [5; tr.43]