Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức từ năm 1858 đến trước năm

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 49 - 54)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN

2.3. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1847 - 1883)

2.3.2. Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức từ năm 1858 đến trước năm

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Ngay từ

44

lúc mở đầu cuộc chiến đã có sự giúp sức của thừa sai Pháp trong việc chỉ dẫn cho các đô đốc Pháp. Quan và dân Việt Nam bước vào cuộc chiến chống ngoại xâm. Tình hình chính sách cấm đạo của triều đình cũng vì thế mà có những chuyển biến.

Cuộc xâm lược của Pháp và sự tham gia trắng trợn của thừa sai Pháp trong sự kiện trên càng làm cho triều đình Huế truy bức giáo dân thêm khốc liệt. Không những thế, một bộ phận giáo dân còn tham gia hợp tác với giặc, làm cho triều đình mất niềm tin vào bộ phận giáo dân. Ngay khi chiến sự ở Đà Nẵng đang diễn ra, Tự Đức đã nói: “Dân binh theo đạo Gia Tô, làm lòng dạ cho giặc. Chúng thấy sự động tĩnh của quân ta thì lập tức báo cho giặc, việc gì chúng cũng dự bị trước là một điều hại” [25; tr.467]. Vì vậy, trong khoảng từ năm 1858 đến năm 1862, một loạt chỉ dụ cấm đạo tiếp theo tiếp tục được ban hành.

Tháng 4 năm 1859, triều đình ban hành chỉ dụ đối phó lại với việc nhiều thừa sai và giáo dân hợp tác với quân Pháp. “Cho án sát sứ Vĩnh Long là Lê Đình Đức coi việc đàn áp dân theo đạo Gia tô ở Gia Định. Từ khi thành Gia Định không giữ được, dân theo đạo có nhiều người cậy thế, dọa nạt dân lương, hoặc có kẻ làm tay sai và mật thám cho cho Tây dương. Vua cho là bọn dân theo đạo hạt ấy cần phải khu xử cho nghiêm (...) Bèn sai Đình Đức lấy nguyên hàm án sát, chuyên coi việc đàn áp khu xử dân theo đạo (...) Lại dụ bảo các điều khoản nên làm: (người nào đã đi theo Tây dương thì bắt giam cha mẹ vợ con, bắt phải gọi về; người nào chưa đi theo Tây dương thì tìm nhiều cách ngăn giữ không cho chúng được đi lại với Tây dương. Người nào là hào cường đầu mục đi theo đạo, thì ngầm giam giữ lại không cho đi đâu.

Người già, trẻ con cùng phụ nữ, nếu yên phận giữ phép thì thôi; nếu còn vơ vẩn trông ngóng, thì lập tức đem sát nhập vào xã thôn không có đạo Gia tô đẻ tiện quản thúc) (...) (Rồi thì bọn dân theo đạo ra thú rất nhiều. Những người

45

nào ở xa đồn Tây dương thì cho xã dân sở tại kết phận về quản thúc; người ở gần đồn Tây dương đều chia ghép vào xã thôn khác: Viên khâm phái đều phân biệt tâu lên mà thi hành)” [26; tr.35,36].

Tháng 9/1859, Tự Đức lại ban hành chỉ dụ mới “Vua cho là người Tây dương đến lần này, vì có dân đạo dắt đưa về. Gần đây dân đạo các địa phương nhiều kẻ giao thông ngầm với Tây dương, phải nên kiềm chế trước để dứt mối gian. Bèn dụ suốt cả các tỉnh thần ở Nam. Bắc Kỳ đều phải xét xem những kẻ hào mục dân đạo, tên nào làm đầu têu cho dân thì tìm cách giam giữ, không để tên nào lọt đi nơi khác. Những con đạo đàn ông khỏe mạnh yên phận thì thôi, nếu kẻ nào còn lừng chừng trông ngóng thì lập tức chia ghép vào các xã thôn không có người đi đạo. Nếu kẻ nào có mưu toan khác, thì sức cho binh dân ra sức bắt nộp. Kẻ phạm tội thì tài sản đem quân phân. Ai bắt được tên đạo trưởng hay người đầu mục gian ác người đạo thì chiếu theo sự trạng khen thưởng, hoặc bổ cho quan tước để khuyến khích. Dụ này đến nơi thì thi hành lập tức như tiếng sét đánh nhanh không kịp bịt tai. Nếu tỉnh nào chậm trễ trái dụ, để lỡ việc, thì theo quân trị tội” [26; tr.74,75].

Cả hai chỉ dụ này đều nhằm trừng phạt những giáo dân tiếp tay cho địch và ngăn chặn việc họ cấu kết với quân Pháp. Chính sách cấm đạo giờ đây đang chịu tác động từ rất nhiều phía, từ bối cảnh lịch sử, từ những phe đối lập trong triều đình và cả bản thân Tự Đức. Xét thấy lúc này, phe chủ hòa đang thắng thế trong triều đình nên chính sách cũng có phần ít nghiêm khắc hơn.

Cuối năm 1859, đầu năm 1860, triều đình bắt và xử tử linh mục Đỗ Thế Hùng cùng một số tín đồ công giáo từng hợp tác với cuộc nổi dậy của Lê Duy Huân ở Nam Kỳ. Ngay sau sự kiện này cùng với sự kiện Sài Gòn thất thủ, triều đình ban hành chỉ dụ cấm đạo vào tháng 12/1859 (tức tháng 1/1860 dương lịch): “Quan lại lớn nhỏ nguyên trước theo đạo Gia tô, việc phát ra, xét ra đã thực bỏ đạo thì cách bỏ chức dịch không dùng nữa. Nếu không chịu bỏ

46

đạo, văn tự chánh nhất phẩm, võ tự suất đội trở xuống, đều xử tội giảo giam hậu (thắt cổ chết nhưng còn giam lại đợi xét); văn tự thất phẩm trở lên, võ tự suất đội trở lên, đều xử phải thắt cổ cho chết ngay. Nếu có tình gì nặng hơn nữa, thì gia lên mức nặng hơn mà trị tội. Nhưng theo nghị trước, ai tự khai ra thì khỏi tội, ai cố ý ẩn dấu để người khác tố giác ra thì phải tội nặng” [26;

tr.91]. Lấy điều đó để dăn đe quan lại, làm gương cho quần chúng.

Tháng 3 năm 1860, triều đình lại ban hành một sắc chỉ cấm đạo tiếp theo. “Sai các địa phương xét kỹ những dân đi đạo Gia - tô (đầu mục dân đạo và con trai dân đạo). Những người tự trước lương thiện lại tình nguyện bỏ đạo, thì lượng cho tha ra. Nếu ai chưa chịu bỏ đạo mà vốn không có tình trạng gian ác, thì hãy giam lại; nhưng thời thường khuyên bảo để cho hối cải dần dần. Còn những kẻ vốn có tiếng gian ác, lại mê đạo không bỏ, nói ra những câu ngạo mạn, thì lập tức giam vào ngục, cấm hẳn vợ con thân thích không được hỏi han, để làm cho khổ nhục. Nếu vẫn không chừa, thì đem hình phạt rất nặng mà trị tội” [26; tr.185].

Tháng 6 năm 1861, triều đình ban hành một sắc chỉ cấm đạo, còn gọi là chỉ dụ phân tháp, có thể nói là gây thiệt hại lớn cho dân công giáo. “Sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm ngặt chia ghép bọn dân đạo trai gái già trẻ, không cứ đã bỏ đạo hay chưa, đều thích chữ vào mặt, chia ghép đến ở vào xã thôn không có đạo, mà phải quản thúc cho nghiêm. Những tên đầu mục hung ác vẫn đem giam như cũ. Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết. Phủ huyện nào lại còn nhu nhơ dong kẻ gian, để đến nỗi sinh ra việc gì lo ngại, tất phải hiểu quân luật trị tội” [26; tr.227].

Sau khi kí hòa ước Nhâm Tuất tháng 6 năm 1862, Tự Đức bắt đầu nới lỏng các chính sách cấm đạo của mình và cũng thôi ban hành đạo dụ cấm đạo mới. Từ lúc ban hành chỉ dụ phân tháp trên cho đến khi hòa ước Nhâm Tuất được kí kết là một thời gian khá ngắn nhưng chỉ dụ trên đã gây ra thiệt hại

47

nặng nề nhất cho người công giáo so với tất cả các chỉ dụ cấm đạo khác của triều đình. Vì chỉ dụ này được các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương thực hiện nhất quán. Các chỉ dụ trước đấy thường xử phạt rất nặng, dã man, tàn sát với cả giáo dân chính vì thế các quan chức vẫn còn rụt dè thi hành. Trong khi đó, chỉ dụ này nhằm ngăn tách, chia ra quản thúc các giáo dân để họ thay đổi nên cũng dễ thi hành hơn. Và hơn nữa là việc chia tách ra quản thúc, cải tạo này khiến hoạt động sinh hoạt hội đoàn là đặc trưng của giáo dân không được thực hiện cho nên không ít tín đồ sau một thời gian quản thúc đã bỏ đạo, nhiều làng công giáo bị tan dã . “Do vậy, chỉ dụ này đã làm cho tới 50 nghìn Kito hữu bị chết và bỏ đạo, một thiệt hại lớn cho Công giáo Việt Nam” [10; tr.320]. Nếu thi hành chính sách này từ thời Minh Mạng thì có lẽ Công giáo đã không thể phát triển và mở rộng ở Việt Nam và cũng không phải tiến hành nhiều biện pháp cấm đạo từ thời Minh Mạng đến cuối thời Tự Đức như này. Nhưng dù thế nào, chính sách cấm đạo của triều Nguyễn vẫn là cái cớ và cùng với việc lợi dụng cái bóng truyền đạo, chủ nghĩa thực dân vẫn lợi dụng đó để can thiệp vào Việt Nam.

Những chính sách cấm đạo cuối cùng của triều Nguyễn được ban hành vào cuối năm 1861. Tháng 10 và tháng 12 năm 1861, triều đình tiếp tục ban hành thêm 2 chỉ dụ cấm đạo nữa về việc ban thưởng cho tỉnh trưởng và các quan ở Bình Định đã bắt được một số thừa sai. Trong đó cũng có đề cập đến chính sách phân biệt đối xử của triều đình đối với những tù nhân công giáo [10; tr.320].

Ngoài những chỉ dụ trên còn một số chỉ dụ mật ít được ghi chép lại nhưng nhìn chung, tất cả các chỉ dụ cấm đạo được ban ra từ sau năm 1858 đều nhăm mục đích là ngăn chăn việc liên kết giữa giáo dân với quân Pháp.

Nhưng các chỉ dụ này lại càng làm tăng thêm mâu thuần giữa bộ phân giáo dân với triều đình và càng đẩy họ về phía quân địch. Khi Pháp chiếm Đà

48

Nẵng, người công giáo đứng trước sự lựa chọn nan giải trên, lúc này, Tự Đức đã ân xá cho hàng loạt tù nhân, trong đó có cả người công giáo và kêu gọi họ giúp nước. Người ta bắt họ phải bước qua cây thập tự. Mọi người đều làm vậy. Riêng Phanxicô Phan Văn Trung sẵn sàng ra chiến trường đánh giặc, chỉ xin vua cho được giữ đạo. Tự Đức đã không đồng ý và cho hành quyết anh ta.

Chỉ mãi đến thời kỳ lộn xộn những năm 1860, Tự Đức mới dần dần sử dụng một số người công giáo. Như việc sử dụng linh mục Phaolô Nguyễn Hoàng và học giả Trương Vĩnh Ký trong chuyến sang Pháp năm 1863, cho linh mục Antôn Nguyễn Hữu Thơ tham gia phái bộ của triều đình thương thuyết hòa ước 1874, và ngay cả nhà cải cách nổi tiếng thời này - Nguyễn Trường Tộ cũng là người công giáo cấp tiến [10; tr.305,306].

Có thể thấy, dưới thời Tự Đức, một loạt chỉ dụ cấm đạo đã được ban ra.

So với thời Minh Mạng hay Thiệu Trị thì số lượng các dụ cấm đạo được ban ra nhiều hơn, liên tục hơn. Đó là sự phản ứng trước những biến động lịch sử, khi mà hoạt động của chủ nghĩa thực dân trong khu vực ngày càng mạnh, mối quan hệ giữa thừa sai châu Âu và chủ nghĩa thực dân ngày càng rõ, những nguy cơ bất ổn chính trị liên quan đến thừa sai chân Âu và giáo dân khiến Tự Đức càng dáo diết cấm đạo. Những chính sách cấm đạo này chẳng những không giải quyết được vấn đề cấm đạo mà càng làm cho tình hình trở nên phức tạp, đẩy bộ phận người công giáo về phía thực dân. Tạo ra những điều kiện bất lợi cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược.

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)