Chương 3. HỆ QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO
3.2. VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG
Chính sách cấm đạo tác động làm chính sách “đóng cửa” ngày càng ngặt nghèo. Việc đó không chỉ tác động tiêu cực vào lĩnh vực chính trị mà còn khiến Việt Nam khó tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là không học hỏi được những tiến bộ về kỹ thuật quân sự từ phương Tây. Nếu như vào thời Gia Long, ông rất chú trọng đến việc xây dựng quân đội mạnh, học tập và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây vào lĩnh vực quân sự thì đến thời Tự Đức, quân đội trở nên rệu rã, vũ khí thì thô sơ, trở nên yếu thế so với kẻ địch từ phương Tây.
Một nhà quan sát đương thời người Pháp đã nhận xét về ảnh hưởng của phương Tây đối với quân đội triều Nguyễn như sau: “Những cuộc hành quân
59
của vua xứ Nam Kỳ giống kỳ lạ với các cuộc hành binh thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống kỳ lạ về tổ chức và vũ khí, nhất là chịu ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thế kỉ XIX” [17; tr.206].
Theo “Đại Nam thực lục”, quân số vào cuối thời Gia Long (1820) là hơn 204.220 người, đến cuối đời Minh Mệnh (1840) đã tăng hơn 212.090 người. “Ước tính các loại là 4 vạn bộ binh bảo vệ triều đình Trung ương, 15.000 thủy binh và 10 vạn biền binh. Ngoài ra còn có một đạo tượng binh mạnh (riêng ở kinh thành có 105 thớt voi với 500 quân, Bình Định có 15 thớt voi với 223 quân...) và một lực lượng pháo binh lớn (các thành, tỉnh đều có đại bác: Hà Nội 150 cỗ, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều có 200 cỗ v.v... các thành phủ, thành huyện cũng đặt đại bác...), thêm một số quân dùng súng tay” [30; tr.440].
Vũ khí Việt Nam dưới triều Nguyễn tuy chưa đạt trình độ kỹ thuật cao nhưng có nhiều cải tiến nhất là tàu thuyền và đại bác. Sau Gia Long, Minh Mạng rất chú trọng xây dựng và củng cố quốc phòng, quan tâm đặc biệt đến vấn đề đóng tàu, kỹ thuật đóng tàu lúc này đã đạt đễn trình độ cao trong khu vực. Thuyền máy chạy bằng hơi nước với các loại: to (Điện Phi), vừa (Yên Phi), nhỏ (Vân Phi).
“Đại Nam thực lục chính biên” đã ghi như sau: “Từ trước đến nay, các thuyền bằng đồng từ ngoài biển quay lái về vẫn đến hàng tháng, thế mà “Điện Phi” từ ngoài biển về không đầy vài ngày đã đến cửa biển Cần Thơ, tỉnh Gia Định lấy củi và nước rồi lại nhổ neo chạy đến Kinh. Quan tỉnh nhằm ngay ngày ấy cho ngựa chạy vào Kinh tâu. Khi tờ tâu đến thì chiếc thuyền ấy đã rời cửa biển Thuận An đến Kinh trước rồi. Kể từ cửa biển Cần Thơ đến Kinh, lệ thường đi ngựa phải 4 ngày 6 giờ 5 khắc, thuyền Điện Phi chỉ chạy 3 ngày 6 giờ, thế là nhanh hơn ngựa đi đường bộ 1 ngày 5 khắc [21; tr.111]. Không chỉ mua thuyền máy loại lớn để sử dụng mà các vua Triều Nguyễn cũng động
60
viên các quan học tập phỏng theo thuyền máy phương Tây để chế tạo. Vua Thiệu Trị đã chỉ dụ cho bộ Công: “Việc là việc máy móc phỏng theo đó mà làm, cũng có chút phương pháp...” [22; tr.268] hiện chưa có sách nào ghi chép việc phỏng theo thuyền máy phương tây để chế tạo thuyền máy Việt Nam có kết quả gì không sao ý tưởng của các vua triều Nguyễn cũng thể hiện ý thức cách tân quân đội.
Về tổ chức biên chế thì quân đội nhà Nguyễn cũng đạt được trình độ chính quy, được cấu chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. Các thành lũy bố phòng, bảo vệ kinh thành, các tỉnh thành, những nơi hiểm yếu cũng khá quy mô, hiện đại, kết hợp được những kinh nghiệm của ông cha với những kỹ thuật tiên tiến của các nước phương tây lúc bấy giờ [2; tr.382,383].
Trong suốt những năm tại vị, Minh Mạng thường lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chứ quân đội nước nhà. Nhưng đến thời kỳ Tự Đức tình hình an ninh quốc phòng có vẻ đi ngược lại với thời Minh Mạng. Tự Đức cũng xem trọng công tác bố phòng nhưng xem ra mô hình phương tây không có sức hấp dẫn mạnh đối với ông. Có thể một phần do cá tính của nhà vua và một phần do tình hình tài chính của nước nhà. Tình hình quân đội Đại Nam vào năm thứ năm cầm quyền của Tự Đức đã được chính ông đánh giá như sau: “Trị nước cần phải túc thực túc binh; hiện nay đồng tiền ít mà ngạch lính lại thiếu” [16; tr.44].
Tài chính cạn kiệt đã tác động rất xấu đến việc cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho quân đội. Việc đóng vũ khí và trang thiết bị mới hầu như bị đình trệ: Không một tàu hơi nước nào được đóng thêm. Thủy Quân không còn sức để bảo vệ bờ biển chống lại ngay cả bọn cướp biển Tàu ô. Còn trang bị cho bộ binh rất lạc hậu: cứ 50 lính mới có 5 người có súng. Mỗi năm chỉ tập bắn một lần, một lần bắn 6 phát. Việc bảo dưỡng vũ khí rất kém: súng rỉ, đạn ẩm là chuyện bình thường. Việc giảng dạy binh pháp giờ chỉ dựa vào “Binh thư yếu
61
lược” của Trần Hưng Đạo và các sách Tàu thời cổ. Binh pháp phương Tây không còn được chăm chú tìm hiểu, vì lẽ việc sử dụng vũ khí cũ như gươm giáo, đinh ba được chú ý hơn. Đời sống quân lính không được chăm sóc, đã vậy lương của họ còn bị cấp trên ăn bớt [29; tr.77]. Hậu quả là tinh thần chiến đấu của binh sĩ và võ quan không cao.
Thực tế lịch sử cho thấy so với các nước lân bang quân đội nhà Nguyễn tỏ ra không kém thế. Được chỉ huy bởi những tướng tài, nó phục vụ đắc lực không chỉ chính sách đối nội, mà cả chính sách đối ngoại của các vua Nguyễn. Nhưng khi phải giáp mặt với quân Viễn chinh phương Tây, quân đội nhà Nguyễn dù chiến đấu trong những điều kiện có phần thuận lợi hơn đối phương vẫn không sao giành được ưu thế.
Nguyên nhân thứ nhất là do trang thiết bị quân sự kỹ thuật quân sự yếu kém. Khi Pháp khởi sự xâm lăng Việt Nam, khoảng cách kỹ thuật - trang thiết bị vũ khí của quân đội hai bên không thể được rút ngắn chút nào nếu không muốn nói là ngày càng xa hơn. Được phong chức, tôn thần và cùng tế, được cầu khẩn và đổ thuốc, đổ sâm khi bị hỏng hóc, đại bác được chế bằng đồng, gang, lòng lán, nạp tiền bắn không mạnh, ít chính xác, ít khi nổ, hầu hết đạn không chứa thuốc, bắn như bắn đá [13; tr.472].
Nguyên nhân thứ hai nằm ở tư duy quân sự vốn được hình thành chính là trên cơ sở trang thiết bị và vũ khí. Việc xây dựng mạng lưới dày đặc các thành và đồn lũy ở khắp các trung tâm hành chính mà trong khi đó, trang vũ khí thiết bị cho quân đội thì quá lạc hậu điều đó đã làm hao tổn không ít tiền bạc của nhà nước mà còn gây khó khăn cho quân lính trong việc giữ thành khi chiến tranh xảy ra.
Bên cạnh hoạt động truyền giáo, một số giáo sĩ phương Tây đội lốt tôn giáo tiến hành thám hiểm, nắm được tình hình Việt Nam rồi báo cáo cho chính phủ nước mình biết. Trong đó, Linh mục Legrand, với mong muốn
62
chính phủ Pháp sẽ nhúng tay vào Việt Nam đã cung cấp một số thông tin rất khả quan đối với Pháp trong việc xâm lược Việt Nam. “Linh mục Legrand còn quyết, thủy quân của triều đình ra sự kiện Đà Nẵng năm 1847 yếu đi nhiều, không phải là đối thủ đối với hải quân Pháp. Quân đội của triều đình có cả thảy chừng 60-70 000 quân. Đội quân này, xét cả về tinh thần chiến đấu lẫn trang bị đều không thể đủ sức chống lại quân đội viễn chinh Pháp. Nói tóm lại, quân Pháp sẽ không phải khó khăn nhiều trong việc chiếm Việt Nam.
Nước Pháp cần ra tay sớm, nếu không thì người Anh sẽ đến trước và cơ hội cho người Pháp sẽ không còn” [10; tr.261,262].
Như vậy ta có thể thấy, so với triều Minh Mạng thì Tự Đức đã làm cho nền quốc phòng của dân tộc của Việt Nam đi xuống hẳn. Đó cũng là do ảnh hưởng từ những mặc cảm về phương Tây thậm chí là về mặt tôn giáo Công Giáo. Nhưng một yếu tố quan trọng bên cạnh sức mạnh quân sự để bảo vệ nền độc lập dân tộc đó chính là yếu tố đoàn kết toàn dân đã không được triều đình phong kiến Nguyễn thực hiện.
Có thể nói dưới thời các vua Nguyễn lòng dân không được quy tụ, sức dân không được khai thác mạnh mẽ như trước. Đó cũng là do tính chính thống của triều đại này. Việc thi hành chính sách cấm đạo, sát đạo, triều Nguyễn đã vô hình chung tạo ra những vết nứt trong tình đoàn kết dân tộc, điều đó trở thành kẽ hở, là điểm yếu để chủ nghĩa thực dân lợi dụng, chia rẽ và xâm lược. Nhất là khi nó liên quan đến vấn đề Thiên Chúa giáo, quốc giáo của người Tây Dương, thì người phương Tây càng có cớ để can thiệp vào Việt Nam hơn nữa. Hơn nữa, chính sách cấm đạo, đóng cửa, đã làm ngăn cản quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa thế giới, với những tư tưởng tiến bộ và những kỹ thuật hiện đại của các nước trên thế giới. Vì vậy mà vô tình làm cho vấn đề an ninh - quốc phòng của Việt
63
Nam trở nên lạc hậu yếu kém. Đó chính là hậu quả tất yếu dẫn đến việc nhà Nguyễn đánh mất độc lập dân tộc sau này