Chính sách đối với Công giáo từ năm 1862 đến năm 1883

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 54 - 59)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN

2.3. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1847 - 1883)

2.3.3. Chính sách đối với Công giáo từ năm 1862 đến năm 1883

49

ý nguyện trở thành tín đồ Công giáo, được tự do hành đạo. Không ai được ép buộc người dân theo tôn giáo mà họ không muốn” [10; tr.325].

Ngay sau khi ký Hòa ước, tháng 5/1862, Tự Đức chuẩn y: “Chuẩn cho phủ Thừa Thiên và các trực tỉnh, xét xem những bọn dân xấu theo đạo, hiện đương bị giam và an trí, cả người già trẻ em, đàn bà con gái, không kể là đã hay chưa bỏ đạo và những trai tráng đã bỏ đạo hết thảy được tha về, ruộng vườn gia sản cấp trả lại và miễn cho ra lính, tạp dịch một năm. Vì là kính gặp ngày khánh tiết thành thọ, cho nên chước lượng ban ơn vậy” [26; tr.311,312].

Không những vậy, Tự Đức tiêp tục thả hết những tù nhân công giáo:

“Lại tha tội cho những dân xấu chưa bỏ đạo ở các hạt, lấy cớ là hòa nghị đã xong, nên bỏ lệ cấm đó (trừ ra những người thực có đích tình thông đồng với giặc do quan địa phương xét rõ trị tội thì không kể, còn các người bị giam hay an trí, thì những người đầu sỏ và trai tráng đều cho tha hết, ruộng vườn, gia sản, ra lính, tạp dịch các khoản đều tuân theo dụ trước mà làm” [26; tr.318].

Việc một bộ phận người công giáo hợp tác với quân Pháp và việc Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết đã gây phẫn nộ trong lòng dân chúng, họ trở nên căm phẫn với giáo dân và coi đây là bọn phản quốc. Vì vậy, việc triều đình nhượng bộ với giáo dân và thả những “bọn dân xấu theo đạo” đã làm cho quần chúng nhân dân hết sức nổi giận. Nhưng Tự Đức bất chấp những phản đối và thái độ nổi giận của dân chúng vẫn tiếp tục theo đuổi đường lỗi hòa hoãn với Công giáo, ông muốn nhận được sự ủng hộ của giáo dân trong việc đàm phán với chính phủ Pháp để đòi lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Việc thỏa hiệp với người công giáo, mở ra cơ hội hợp tác giữa triều đình với giáo dân. Tuy nhiên các thừa sai và người công giáo muốn nhận được những quyền lợi lớn hơn. Kết quả là sau sự kiện Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, triều đình đã phải ký Hòa ước năm 1874 trong đó có điều khoản về việc cho phép tự do truyền giáo tại Việt Nam.

50

So với điều khoản về vấn đề Công giáo trong Hòa ước 1862 thì trong Hòa ước 1874, “người Công giáo lần đầu tiên có quyền tham gia vào các kỳ thi của triều đình và bộ máy hành chính, tham dự vào mọi mặt của đời sống xã hội của đất nước, hoàn toàn như những công dân bình thường. Về mặt pháp lý, người công giáo giờ đây hoàn toàn bình đẳng với người ngoài công giáo, dân giáo bình đẳng với dân lương “theo chính đạo” ” [10; tr.333]. Tuy có sự thỏa hiệp đối với Công giáo nhưng thực tâm Tự Đức và triều đình Huế vẫn tìm cách kiểm soát.

Trong khi triều đình đang loay hoay với đường lối hòa hoãn của mình thì sự thù ghét của quần chúng, lương dân ngày càng sâu sắc. Hàng loạt các cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra khắp nơi. Những phong trào này vừa chống cả Pháp vừa chống cả người công giáo.

Tháng 3/1874, các sĩ phu đề trình một bản đề trình một bản kiến nghị lên nhà vua, mong ngài cho phép họ được tổ chức các phong trào kháng chiến chống cả Pháp lẫn tà đạo, bảo vệ thuần phong mĩ tục Khổng giáo. Các sĩ phu quả quyết có tới 70.000 thanh niên trai tráng theo họ và 2000 tướng lính tham gia kháng chiến. Các sĩ phu còn thảo ra một bản hịch kêu gọi toàn dân hưởng ứng [10; tr.337].

Tháng 1/1874, có tới 80 làng công giáo ở Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình bị đốt phá. Hàng trăm linh mục và giáo dân bị giết. Ở Nghệ An và Bố Chánh (Quảng Bình) các cuộc nổi dậy do hai sĩ phu Trần Tấn và Đặng Như Mai lãnh đạo, những người trước đó vốn bị kết án tử hình vì họ đã đốt 20 làng công giáo năm 1868. Ở Quỳnh Lưu, Hội Yên, Đồng Thanh, Văn Tác và Mỹ Du có đến 3000 giáo dân bị giết và 115 làng bị đốt phá. Nhiều quan lại đã bí mật ủng hộ các cuộc nổi dậy. Trong các cuộc xung đột này có tới 20.000 giáo dân và 7.000 người bị mất nhà cửa [10; tr.339].

51

Đứng trước tình hình này, Tự Đức cho quân đội tiến hành đàn áp các cuộc nôi dậy. Khiến nhân dân càng căm phẫn với triều đình. Mâu thuẫn lương - giáo không hề giảm đi mà ngày càng trầm trọng. Thậm chí kể cả khi nền bảo hộ đã được thiết lập thì các cuộc thảm sát người công giáo vẫn diễn ra.

Nhìn chung, từ khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, Tự Đức đã chấm dứt hoàn toàn chính sách cấm đạo của mình, thay vào đó là những bước hòa hoãn nhằm thỏa hiệp với bộ phận giáo dân, xoa dịu sự phẫn nộ của quân Pháp. Triều đình Nguyễn cho rằng chỉ cần vấn đề truyền đạo được nới lỏng thì có thể giái quyết vấn đề can thiệp của Pháp trong hòa giải. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã không lường được tham vọng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, rằng vấn đề truyền đạo chỉ là cái cớ, dù triều đình có nới lỏng tự do truyền đạo thì Pháp cũng không dừng lại hoạt động xâm lược tại Việt Nam. Nhà Nguyễn không thấy được rằng lúc này cần hợp lực với nhân dân trong cuộc chiến này mà lại tiến hành đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa. Kết cục là đất nước cuối cùng cũng rơi vào tay quân xâm lược, sau khi Tự Đức qua đời, người Pháp đã mở rộng xâm lược lên toàn lãnh thổ Việt Nam, dựng lên một ông vua mới, thân Pháp. Hiệp định Patenotre năm 1884 đã đánh dấu việc Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

Tiểu kết chương 2

Mối đe dọa của phương Tây là có thực và luôn hiện hữu. Dựa vào hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây, chủ nghĩa thực dân tiến hành do thám, nắm lấy tình hình Việt Nam để chuẩn bị cho sự can thiệp của mình tại đây. Nhận thức dõ được vai trò của Thiên Chúa giáo trong việc này, từ thời Gia Long ông đã cố thái độ cảnh giác với tôn giáo này và được những người kế nhiệm tiếp theo tiếp tục theo đuổi chung một đường lối.

Ban đầu có thể thấy sự mặc cảm của các vị vua triều Nguyễn về “vấn đề nghi lễ” là một yếu tố hàng đầu trong việc cấm đoán sự mở rộng của tôn

52

giáo này. Nhưng về sâu xa, những giáo lí của Thiên Chúa giáo đi ngược lại giáo lí của Nho giáo, làm thay đổi tư tưởng của xã hội và đe dọa đến nền móng tư tưởng của xã hội Việt Nam, đe dọa đến tính tập quyền của nhà nước.

Như vậy là nó đã có ảnh hưởng rất lớn về mặt văn hóa - chính trị. Gây lo ngại cho các vị vua bở nó đe dọa trược tiếp tới quyền lực của họ, của vương triều.

Để gạt bỏ những ảnh hưởng xấu đó cũng như ngăn cảm sự xâm nhập của phương Tây, từ thời Minh Mạng, ông đã thi hành chính sách cấm đạo đầu tiên. Thiệu Trị và Tự Đức tuy đã có thá độ hòa hảo hươn đối với Thiên Chúa giáo, tuy nhiên, nhiều sự kiện diễn biến phức tạp đã khiến hai vị vua này quay trở lại với đường lối cứng rắn hơn đối với Thiên Chúa giáo.

Ta phải công nhận những nỗ lực rất lớn của các vị vua triều Nguyễn trong việc ngăn chặn những nguy cơ xâm lược tiềm tàng đến từ các nước phương Tây, trong bối cảnh khu vực đã và đang bị đe dọa bởi nạn “Bạch quỷ”

Sau ba đời vua, từ Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã có hơn chục đạo dụ cấm đạo được ban hành. Không kể những đạo dụ mật chưa được ghi chép lại. Những đạo dụ này, ở mặt nào đó là chính sách ngăn chặn sự xâm nhập và mở rộng của Thiên Chúa giáo nhưng ở mặt khác, nó lại mang đến những hậu quả hết sức tai hại cho dân tộc.

53

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)