VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 74 - 81)

Chương 3. HỆ QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO

3.4. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đối với nhà Nguyễn Vương triều Nguyễn, yêu cầu thống nhất quốc gia về phương diện văn hóa được đặt lên hàng đầu. Thống nhất văn hóa sẽ góp phần vào việc thống nhất đất nước. Để góp phần đạt được điều đó thì cần phải chọn một hệ tư tưởng là ngọn cờ dẫn đường, mà trong hoàn cảnh này, không còn hệ tư tưởng nào khác chính là ý thức hệ nho giáo. Vì nó vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm nay.

Vì thế, năm 1802 khi vừa lên ngôi, Gia Long đã cử hai sứ đoàn sang nhà Thanh, đem giao lại nhà Thanh những sách ấn đã ban phong cho triều đình Tây Sơn và xin đặt quốc hiệu cầu phong. Các vua triều Nguyễn xem việc tuyên phong của nhà Thanh là điều hết sức quan trọng. Được nhà Thanh tuyên phong mới là chính thống, trong nước sẽ không có một lực lượng nào dám tranh giành cơ nghiệp đế vương của mình và các nước khác phải kính trọng [8; tr.133].

Và nghiễm nhiên, việc xâm nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam là mối đe dọa trực tiếp đến nền văn hóa dân tộc, nền văn hóa Nho giáo và là mối đe dọa tới vận mệnh triều đình nhà Nguyễn, vận mệnh quốc gia dân tộc.

Ảnh hưởng đó của Thiên Chúa giáo đã được một sử gia người Pháp nhận xét: “Thực ra, đạo thiên chúa đảo lộn một cách rõ rệt tất cả phong tục và tập quán bản xứ; (...) nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng của nhà nước, của gia đình và của xã hội Việt Nam” [34; tr.321].

69

Ngay từ Gia Long, ông đã có những bất đồng với Công giáo trong vấn đề nghi lễ. Xuất phát từ việc coi Khổng giáo là tôn giáo độc tôn, các vua triều Nguyễn cực kỳ coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì rằng chữ “Hiếu” là một trong những phạm trù đạo đức chính yếu của Khổng giáo. Trong sách Trung Dung có nói: “Thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như còn sống ấy là hiếu rất mực vậy” [2; tr.257].

Vì vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một điều vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với sự củng cố quan hệ gia đình, họ hàng, quan hệ làng xã, quan hệ tự nhiên theo huyết thống, được nhà nước quân chủ phong kiến duy trì, được học thuyết nho giáo cổ vũ, khẳng định, phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XIX. Nên, vấn đề nghi lễ có một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì củng cố ý thức hệ nho giáo. Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa sâu xa của tín ngưỡng cổ truyền của người dân Việt Nam, thái độ và sự ứng xử của các nhà vua triều Nguyễn tập trung chủ yếu vào việc giữ gìn những tín ngưỡng truyền thống mà trước hết là sự thờ cúng tổ tiên, sau nữa là các anh hùng dân tộc và những người có công với dân với nước, các vị thần linh khác.

Trong khi đó, hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà Nguyễn sử dụng là một học thuyết chính trị xã hội với mục đích tối cao là thiết lập trật tự xã hội, có đẳng cấp trên dưới phân biệt rõ ràng cả về quy phạm đạo đức lẫn nghĩa vụ báo đáp ân nghĩa của con người đối với bề trên. Cho nên vấn đề nghi lễ liên quan mật thiết ý thức hệ Nho giáo, liên quan mật thiết tới tín ngưỡng truyền thống, liên quan trực tiếp tới tính trung ương tập quyền và sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Từ đó, các vị vua triều Nguyễn có sự bất đồng đối với Thiên Chúa giáo với những giáo lý của nó là điều dễ hiểu.

Bất đồng quan điểm của Gia Long về vấn đề nghi lễ đối với đạo Thiên Chúa càng trở nên sâu sắc khi hoàng tử Cảnh sau khi từ Pháp trở về đã không làm lễ ở nhà thờ tổ tiên, khiến Gia Long hết sức bất ngờ và phiền lòng, nhận thấy mối nguy hại của tôn giáo này, ông trở nên hết sức đề phòng.

70

Đối với Thiên Chúa giáo “Thờ cúng tổ tiên” là cụm từ càng gây khó hiểu, rắc rối cho bao người! Các thừa sai hiểu, “thờ” chỉ dành cho một thiên chúa duy nhất, ngoài ra bất cứ một tạo vật nào, một thần thánh nào dù cao cả đến đâu cũng còn kém xa Thiên Chúa vô cùng, nên không được dùng danh từ

“thờ”, mà phải dùng danh từ khác như “kính”, “tôn vinh”... kẻ nào dám “thờ”

những nhân vật, những thần thánh, khác đều tỏ ra không tin “thờ” một Thiên Chúa, chối bỏ Thiên Chúa, rơi vào cái bẫy “đa thần”, “mê tín dị đoan” [3;

tr.92].

Giáo lí đạo Thiên Chúa chỉ cho phép thờ duy nhất một vị thánh tối cao là Jesu. Vì vậy, nó đe dọa rất lớn tới văn hóa, tín ngưỡi cổ truyền Việt Nam.

Chính vấn đề nghi lễ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhà Nguyễn ban hành chính sách cấm đạo và chính sách đó đã có tác động không nhỏ tới nền văn hóa xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Hệ quả là làm cho văn hóa Việt Nam không có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa bên ngoài, không học hỏi được những tư tưởng tiến bộ từ các nước trên thế giới, đặc biệt là phương Tây. Càng làm cho hệ tư tưởng Nho Giáo độc tôn lúc này không có sự chuyển mình để thích ứng với thời đại. Mà thay vào đó là sự bảo thủ, giáo điều và bản thân triều đình nhà Nguyễn cùng với tư tưởng Nho Giáo đó dần trở nên trì trệ trước sự phát triển của thời đại, từ đó ảnh hưởng tới nền giáo dục nước nhà, tư tưởng của dân tộc cũng trở nên lạc hậu hơn so với nền văn minh thế giới. Khiến tư duy của con người Việt Nam không theo kịp thời đại.

Tuy nhận thức được điều đó nhưng đứng trước một số tư tưởng cải cách như của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức vẫn còn giữ thái độ rụt rè, thậm chí là bảo thủ mà không tiến hành canh tân đất nước.

Triều Nguyễn chỉ nhìn Thiên Chúa giáo và giáo lý của họ như một thứ tà đạo làm ảnh hưởng và đe dọa đến tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của Việt Nam. Thậm chí là đe dọa trực tiếp tới sự tồn vong của triều đình phong

71

kiến Nguyễn. Mà không thấy được những đóng góp của một tôn giáo khác trên thế giới, đại diện cho một nền văn minh khác. Nó đã trở thành cầu nối cho sự giao lưu giữa nền văn minh phương Đông và phương Tây, sự giao lưu tiếp xúc giữa hai nền văn hóa khác nhau mà theo nhà sử học Phan Huy Lê nhận xét rằng: “Trong hàng ngũ giáo sĩ có những người chỉ hoạt động vì đức tin và cũng góp phần truyền bá một số thành tựu văn minh phương Tây vào Việt Nam. Nhà toán học và thiên văn học Jean Baptisle Sanna (Ý), Sebatien Pices (Bồ), Francoi de Lima (Bồ), Joseph Neugebeaur (Đức), nhà y học Jean Sibert (Tiệp), Chales Salemen ski (Hung), Jean Koffler (Tiệp), Jean de Loureiri (Bồ)... là những giáo sĩ đã có thời gian giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Alexandre de Rhodes cùng các giáo sĩ Francesco de Pina, Christoforo Borri, Gaspar de Amral, Antonie de Barbosa... đã đưa hệ thống chữ cái latinh và Việt Nam, góp phần sáng tạo ra chữ quốc ngữ, góp phần sáng tạo ra chữ quốc ngữ, latinh hóa chữ Việt” [14; tr.19].

Xã hội thời kỳ này được nhận xét “là thời kỳ đường hiền tài bế tắc, trí học không mở mang, tâm lực không đồng, gian dối trở thành tập quán, các tệ đoan chồng chất” [2; tr.430].

Nguyễn Trường Tộ cũng đã có cái nhìn chua chát về xã hội Việt Nam trong thời kỳ này thông qua di thảo “Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ” của ông: “Hiện nay tình hình trong nước rối loạn... Thế mà đối ngoại thì không có cách nào để động đến mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt khiến cho dân bị hai cái hại “cháy nhà vạ lây”.

Thật đúng như câu nói: “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc”. Cây thối trước hết nó tự hủ mục sau mới bị sâu đục, nước mình trước hết không biết giữ thể diện thì người ta mới khinh mình, dân loạn bên trong rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế loạn không chỉ từ bên ngoài mà ngay ở trong nước vậy.

72

Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng thuế nạp tô để mạng sống được yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người đó để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ và bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc.

Cho nên mới nói: không sợ giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc, đã muốn chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ mà chạy, ai ở đó mà chịu chết cho” [2; tr.431].

Qua đó, chúng ta thấy rằng, hệ thống quan liêu dưới triều đình nhà Nguyễn đã dần trở nên mục rỗng, quan lại trở nên lộng quyền, hà hiếp nhân dân. Cái hệ thống quan liêu đó chẳng khác gì một hệ thống áp bức, bóc lột nhân dân. Từ đó dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, mâu thuẫn xảy ra, đoàn kết dân tộc bị chia rẽ làm cho nội lực quốc gia suy giảm trước sự đối đầu với kẻ địch Từ phương Tây. Ngân khố quốc gia vốn cạn kiệt vì kinh tế không phát triển thì nay lại bị thâm hụt do sự đục khoét của lũ sâu mọt quan lại này. Đã vậy, hệ thống quan liêu đó lại còn được củng cố hơn nữa bằng ý thức hệ Nho giáo ngày càng trì trệ và bảo thủ. Giáo dục Nho học trở thành một lối học thụ động để phục vụ cho triều đình phong kiến. Lối học đó là một lối học phù phiếm mang tính chất giáo điều khuôn khổ ăn sâu vào tiềm thức con người Việt Nam khiến cho tư tưởng canh tân đất nước vừa mới xuất hiện đã bị dập tắt.

Lối Nho học giáo điều còn làm cho đất nước thiếu hụt đi một lực lượng giai cấp trung lưu có tư tưởng tiến bộ. Mà lúc này, khối nông dân thì không có phần trong công việc nhà nước, và giới lãnh đạo của các sĩ phu thì nhận thức lại đầy thành kiến về ưu thế của các quan niệm tri thức và đạo đức truyền thống mà khinh rẻ các tiến bộ kỹ thuật và tỏ ra thù nghịch với mọi sự canh tân.

73

Nổi bật trong tư tưởng và đề xuất canh tân lúc này đó chính là Nguyễn Trường Tộ, ông đã có những đề nghị về chính sách ngoại giao, cải cách quân sự, đề nghị khuếch trương về kinh tế và tài chính, đề nghị cải cách nền học chính, đề nghị cải cách hành chính và xã hội.

Tuy nhiên lúc này không có một giai cấp trong lớp trung lưu có thể hiểu rõ được lợi ích của những đề nghị này và vì thế sự cải cách đã không được dư luận tán thành. Và sự thật là các bản điều trần của ông không được nhiều người biết tới một số quan trong triều trong khi đó thái độ chung của các nhà nghỉ lúc bấy giờ là khinh bỉ và nghi kị.

Mặt khác Tự Đức là người đứng đầu triều đình Nguyễn, là người đã có thể đứng ra thực hiện chương trình cải cách. Nhưng với sự yếu đuối và tính nhu nhược của mình đã khiến vị vua này nghe lời những người xung quanh mà trong đấy các cận thần của nhà vua đều là những kẻ thiển cận. Vì thế, cải cách của Nguyễn Trường Tộ chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất mà không thể thực hiện.

Vậy là thêm một mặt nữa, chính sách cấm đạo đã làm cho tư tưởng của người dân Việt Nam thu hẹp lại, trở nên bảo thủ, đất nước không thể canh tân, sức mạnh của quốc gia không thể phát huy. Điều đó nghiễm nhiên khiến triều đình Nguyễn bất lợi trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của phương Tây.

Tiểu kết chương 3

Từ mong muốn bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng từ phương Tây mà các vị vua triều Nguyễn thi hành chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng”.

Rồi cũng vì bế quan tỏa cảng mà đất nước khó phát triển, không bắt kịp xu hướng của thời đại. Làm cho Việt Nam tụt hậu và trở nên yếu thế trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Cuối cùng thì mục tiêu đầu tiên cũng không thể đạt được. Nhà Nguyễn như rơi vào một vòng luẩn quẩn và rồi lại đi đến điểm đầu

74

tiên, vẫn phải đối mặt với nạn ngoại xâm mà trong khi tiềm lực quốc gia đã trở nên suy giảm trầm trọng.

Những hậu quả mà chính sách cấm đạo gây ra là sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đất nước. Khiến giao thương không được mở rộng ra bên ngoài, kinh tế kém phát triển. Sự giao lưu, học hỏi từ bên ngoài hạn chế, không tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ, khiến tư tưởng của con người, đặc biệt là văn thân, sĩ phu càng ngày càng bảo thủ. Thể chế nhà nước không được đổi mới, bộ máy quản lí cồng kềnh, tham nhũng trở thành tệ nạn gây hao tổn tài chính đất nước. Không học được các kĩ thuật quân sự từ bên ngoài, vũ khí lạc hậu, lực lượng yếu kém. Mất đoàn kết dân tộc xảy ra...Vì lẽ đó, sức mạnh của dân tộc không được phát huy trong cuộc chiến chống ngoại xâm.

Từ nhận thức và đường lối của vị vua đầu tiên là Gia Long, đã ảnh hưởng đến một loạt những tư tưởng trị nước của các vị vua tiếp theo. Và cuối cùng, Tự Đức trở thành vị vua kém may mắn, phải hứng chịu mọi trách nghiệm mất nước về mình. Nhưng xét rõ thì ta thấy, đó vốn là hệ quả của một chuỗi những sai lầm từ thời Gia Long và đến thời Tự Đức thì ông cũng gần như chẳng thể làm gì được nữa. Những hệ quả do chính sách cấm đạo gây ra đã quá lớn. Việc triều Nguyễn đánh mất độc lập trở thành vấn đề tất yếu của lịch sử.

75

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)