Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức trước năm 1858

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 40 - 49)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN

2.3. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1847 - 1883)

2.3.1. Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức trước năm 1858

Thủa nhỏ Tự Đức đã tỏ ra là một người con hiếu thảo, thông minh ham học, vua cha rất yêu quý và thường cho gọi vào ngự phòng dạy dỗ, nên tư tưởng của vua cha cũng ảnh hưởng lớn tới đường lối trị nước sau này của ông.

Hơn nữa, ông là một người thông minh, tính tình thuần hậu, ngặt nỗi thể chất của Tự Đức rất kém. Vì thế nó cũng có tác động đến con người của ông, là một người thiếu quyết đoán và phần nào thủ cựu. Ông dị ứng với văn hóa phương Tây và vẫn lấy “Đạo lý thánh hiền” tiếp thu từ văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm nay làm khuôn vàng thức ngọc để trị nước. Kế thừa Minh Mệnh, Tự Đức đề cao Nho giáo, phê phán Công giáo ở các nội dung sau:

Thứ nhất, phê phán Gia Tô gắn ghép Thiên Chúa với trời, dựa vào Nho giáo để so sánh sự giống nhau giữa trời và Thiên Chúa là vô lý. Giáo Gia Tô đã biết thuyết của họ là rất vô lý, họ còn gượng dẫn lời của sách Nho ta để làm chứng. Họ bảo thiên chúa tức là thượng đế, thượng đế là chúa tể của trời, tức là chúa sáng tạo ra trời đất vạn vật. Như thế là trời khác, để khác, còn cần gì phải đem chữ trời ra mà ghép với chữ “chúa” nữa. Sao họ không hiểu rằng lời lẽ của họ không ăn khớp gì cả [5; tr.43]

35

Thứ hai, phê phán đạo Gia Tô không lễ tổ tiên, cha mẹ và xem đó là vô lễ, không có gốc: “Thế mà, họ lại muốn người ta không được lễ tổ tiên, cha mẹ, thánh hiền, thần kỳ, bảo rằng thiên chúa là gốc của nhân vật, thần thánh thì phải chuyên kính lễ thiên chúa. Như thế, họ lại càng sai lầm quá lắm” [5; tr.46].

Thứ Ba, phê phán tín đồ đạo Gia Tô tự tiện tế trời, trong khi chỉ có Thiên tử mới được tế Trời: “Huống chi trời là bậc chí tôn, không phải thiên tử thì không được tế. Người thường khi có sự đau khổ vẫn thường kêu trời, cầu trời, đó cũng là kính trời đấy. Nhưng không dám vượt bậc mà tế trời. Bọn kia là hạng người nào mà dám tế càn” [5; tr.47].

Giống với các vị vua trước, Tự Đức cho rằng những giáo lí của đạo Gia tô là vô lí, những giáo lí đó đi ngược lại với luân thường đạo lí, và những mâu thuẫn chủ yếu của Tự Đức vẫn dừng lại ở “vấn đề nghi lễ” giống như các vị vua trước đó. Ông trung thành với giáo lí của Nho giáo và tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng quyết định từ Thái hậu Từ Dũ. Chính nhờ sự giáo dục của bà mà Hồng Nhậm (Tự Đức) đã lớn lên đúng với mẫu người Thiệu Trị hằng mong muốn: trung hiếu với cha mẹ, ông bà, ăn ở, sinh hoạt theo khuôn phép Nho giáo và là khuôn phép của nhà vua. Cho nên ông lại càng không thể dung hòa được với những giáo lí không thờ cha mẹ, tổ tiên, không thờ trời tế phật của Thiên Chúa giáo.

Trong bối cảnh quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội ở Pháp có những thăng trầm sao Cách mạng tư sản 1789, mặc dầu ngay từ cuối những năm 1830, các thừa sai Pháp đã tích cực yêu cầu sự trợ giúp của chính phủ nước mình, nhưng phải đến những năm 1850 thì chính phủ Pháp mới đáp ứng được những yêu cầu đó của họ.

Hai thừa sai đóng vai trò quyết định trong việc kêu gọi Pháp xâm lược Việt Nam vào những năm 1850 là linh mục Huc, cựu Đại diện của Giáo hoàng ở Trung Quốc và giám mục Pellerin, Đại diện Tông Tòa Bắc Đàng

36

Trong (Huế). Linh mục Huc thuyết phục Napoleon III rằng Pháp sẽ có nhiều lợi thế ở Việt Nam nếu lúc này trở thành thuộc địa Pháp. Về chiến lược, Đà Nẵng là một hải cảng vô cùng quan trọng giúp hải quân Pháp kiểm soát được lãnh hải khu vực Đông Á. Về phương diện kinh tế, Nam Kỳ là vựa lúa hấp dẫn. Ngoài ra, đây còn là nơi sản xuất đường, gỗ, hạt tiêu, kể cả vàng, bạc.

Việt Nam là nước có nhiều tài nguyên, khoáng sản. Dân chúng chăm chỉ và hiền dịu, Phúc Âm Chúa Kitô dễ dàng thu hút họ.

Giám mục Pellerin đã báo cáo tình hình Việt Nam trước “Ủy ban Nam Kỳ”, đề nghị chiếm Việt Nam và thiết lập nền bảo hộ nơi đây, chỉ về lại nhà vua làm danh nghĩa. “Giám mục Pellerin đã làm phấn chấn những nỗ lực của chúng ta bằng việc hứa hẹn sự giúp đỡ to lớn của 600.000 giáo dân” [10;

tr.260].

Ngoài hai vị kể trên, còn phải kể đến những khẩn cầu của linh mục Legrand de la Liraye. Bản tường trình của ông này nhấn mạnh tới vai trò chiến lược của Việt Nam mà Pháp phải làm chủ, trong khi hầu hết các nước lân cận như Philippin, Malaysia, Indonesia,vv... đều đã bị các nước châu Âu chiếm làm thuộc địa. Vị linh mục này cho rằng Việt Nam còn giàu tài nguyên hơn cả Borneo, Philippin hay Java.

Linh mục Legrand còn quả quyết, thủy quân của triều đình ra sự kiện Đà Nẵng năm 1847 yếu đi nhiều, không phải là đối thủ đối với hải quân Pháp.

Quân đội của triều đình có cả thảy chừng 60-70 000 quân. Đội quân này, xét cả về tinh thần chiến đấu lẫn trang bị đều không thể đủ sức chống lại quân đội viễn chinh Pháp. Nói tóm lại, quân Pháp sẽ không phải khó khăn nhiều trong việc chiếm Việt Nam. Nước Pháp cần ra tay sớm, nếu không thì người Anh sẽ đến trước và cơ hội cho người Pháp sẽ không còn.

Ngoài ra, trong bản tường trình của mình, linh mục Legrand còn mô tả một kế hoạch xâm lược Việt Nam rất chi tiết, nhưng hơi muộn. Khi bản tường

37

trình của linh mục Legrand tới Pháp, thì Napoleon III đã quyết định xong vấn đề Việt Nam. Có lẽ sự muộn màng này là lý do các sử gia ít đề cập tới vai trò của vị linh mục này trong việc kêu gọi nước Pháp xâm chiếm Việt Nam. Điều đáng lưu ý, trong bản tường trình của mình, vị linh mục này không mảy may đề cập đến việc truyền giáo, mà chỉ nói tới những lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của Pháp. Ở đây, Legrand thể hiện như một nhà chính trị thực dân, hay một nhà chiến lược, hơn là một linh mục.

E. Louvet, vị linh mục và sử gia công giáo nổi tiếng, giải thích lý do các thừa sai lại phải kêu gọi nước Pháp xâm lược Việt Nam như sau: việc các đô đốc Pháp gây nên sự kiện Đà Nẵng năm 1847, để lại hậu quả nặng nề cho các thừa sai và giáo dân. “Bởi vì hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và vì người ta bỗng nhiên làm liên lụy đến chúng tôi, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, bằng những cuộc biểu dương vừa quảng đại vừa dại dột, rồi bỏ rơi chúng tôi vào một trạng huống mà giám mục Retord mô tả ngay khi ấy là “trong nanh vuốt của hùm dữ, sau khi đã kích động cho hùm chống chúng tôi” [10; tr.263]

Vào thời điểm những năm 1850, sự kêu gọi của các thừa sai tuy không phải là lý do duy nhất, nhưng đương nhiên là lý do cơ bản nhất dẫn chính phủ Napoleon III quyết định dứt khoát xâm lược Việt Nam. Bở vì nó là lí do chính đáng nhất mà Pháp có thể bám víu vào để can thiệp vào Việt Nam.

Do sự đe dọa của phương Tây, chính sách của triều đình đối với Công giáo nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Ngay lúc mới lên ngôi, Tự Đức đã ân xá cho các tù nhân, trong đó có nhiều người Công giáo. Người Công giáo khi đó đã từng có hy vọng là Tự Đức cho phép tự do truyền đạo trong toàn quốc.

Nhưng việc các thừa sai, người Công giáo có quan hệ với Hồng Bảo cùng với việc quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngày càng xấu làm cho quan hệ Công giáo với triều đình ngày càng thêm căng thẳng. “Từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị; người công giáo không chỉ nguyên thuần là kẻ theo

38

một tà đạo, tự mình tách khỏi đời sống công dân và gia đình do chối từ việc thờ cúng tổ tiên, mà còn là bạn bè của người ngoại quốc, là kẻ phản bội và phản nghịch, từng kêu gọi quân xâm lăng đến chiếm lĩnh nước mình” [10;

tr.267]. Sự việc Hồng Bảo mưu đồ chính biến với sự can dự của những người công giáo, các vị thừa sai là quá rõ ràng. Sự việc này liên quan đến tình hình chính trị và an ninh quốc gia cho nên nó đã tác động xấu tới chính sách của Tự Đức với Công giáo.

Tháng 8/1848, các vị quan Nguyễn Đăng Giai, Tôn Thất Bật và Nguyễn Văn Chấn đã bày tâu 13 việc nên triều đình, trong đó có khoản về cấm đạo. “Xin từ nay phàm những đạo trưởng ở Tây dương lẻn đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được giải nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lai lịch, lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân tên phạm ấy ném bỏ xuống sông xuống biển. Còn như những đạo trưởng và bọn theo đạo người nước nhà, xin do các nha xét việc hình 2, 3 lần mở bảo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo, bước qua cây giá chữ thập, thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập, thì người đạo trưởng cũng xin xử tử:

các con chiên theo đạo, thì hãy tạm thích chữ vào mặt, đuổi về vào sổ dân.

Nếu biết hối cải, thì cũng cho đến quan để trừ bỏ chữ thích ấy đi. Lại các người can phạm về theo đạo Gia tô hiện đương giam cầm, xin cũng phân biệt đạo trưởng và con chiên theo đạo chiểu theo như trên mà làm” [25; tr.111].

Chỉ dụ trên của Tự Đức đã có sự phân biệt rõ ràng giữa các thừa sai người Âu với các linh mục Việt Nam, giữa các chức sắc tôn giáo với những giáo dân bình thường. Các thừa sai châu Âu phải chịu những hình phạt nghiêm khắc bởi triều đình lúc này đã gắt gao hơn trong việc truy bức họ.

Nhưng bên cạnh đó, những giáo dân bình thường thì được đối xử khoan dung hơn.

39

Chính sách phân biệt giáo dân bình thường và các đạo trưởng của triều đình được tiếp tục duy trì ở chỉ dụ cấm đạo thứ hai, được ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1851, sau cuộc hội kiến của vua với các quan trong triều. Ở đây, chủ yếu đề cập tới các thừa sai châu Âu và các linh mục bản xứ. Cũng như trong nội dung nhiều chỉ dụ cấm đạo của Minh Mạng Thiệu Trị, trong chỉ dụ 1851 của Tự Đức “vấn đề nghi lễ” lại được nhắc đến. “Tôn giáo của Giêsu đến từ Tây dương: không thờ cúng ông bà và thần linh, làm cho người ta mê muội bằng thuyết thiên đường, địa ngục và nước thánh. Những kẻ truyền đạo dù biết là luật nước ta không dung thứ tà thuyết đó, nhưng vẫn giao giảng về sự khổ nạn của Giêsu, Chúa của họ, dụ dỗ những kẻ ngu dốt, sẵn sàng liều chết mà không hối hận. Thật là một sự thô bỉ làm sao! Thật là một sự lừa gạt kỳ quặc làm sao! Thời Minh Mạng đã từng ban nhiều chỉ dụ cấm những điều nhảm nhí này: bất cứ kẻ nào không bỏ đạo đều bị xử phạt nghiêm khắc. Dưới thời Thiệu Trị cũng đã từng có nhiều chỉ dụ được ban hành để trừ tiệt thứ tà đạo này (...) Nền tảng của văn minh chúng ta là giữ nền nếp, phong tục.

Những thuần phong mỹ tục này đang bị đe dọa bởi sự truyền bá thứ tà thuyết mặt người dạ thú này (...) Sau đây là một số quy định được ban hành: các đạo trưởng Tây dương sẽ bị vứt xuống sông, hồ, biển cho tới chết. Để cho luật nước nghiêm minh, các linh mục Việt Nam đều bị chém đôi, bất kể họ bước qua cây thập tự hay không (...) Còn đối với những kẻ chứa chấp các đạo trưởng bất kể lớn nhỏ thời gian họ chứa chấp các đạo trưởng Tây dương ngắn hay dài, đều bị chém và bị vứt xuống sông, ngoại trừ trẻ em chưa đến tuổi thành niên thì được miễn” [10; tr.269].

Những chính sách này tỏ ra không mấy hiệu quả, Tự Đức và các triều thần vẫn chưa thể đưa ra được những biện pháp tối ưu. Một số quan trong triều tỏ ra hấp tấp nhưng Tự Đức biết vấn đề này không thể giải quyết nhanh

40

được, nhất là khi, trước đấy mấy chục năm trị vì, các vị vua tiền nhiệm còn chưa thể giải quyết được chứ chưa nói đến ông, chỉ vừa mới lên ngôi.

Trong lúc này, triều đình không có sự thống nhất về việc giải quyết vấn đề Công giáo. Một bộ phận quan lại tỏ thái khoan dung hơn nhưng một bộ phận lại cho rằng cần phải có những chính sách cứng rắn để giải quyết. Tuy Tự Đức là một ông vua có lòng khoan dung hơn so với các vị vua trước đó, nhưng những sự việc diễn ra có liên quan đến các vị thừa sai, nhất là sự việc của Hồng Bảo đã khiến ông nghiêng về biện pháp cứng rắn với vấn đề Công giáo. Năm 1854 Tự Đức ban hành chỉ dụ cấm đạo tiếp theo, định rõ lại điều cấm về theo đạo Gia Tô:

“Một khoản: Người nào trót đã theo đạo, đều cho cứ thực đến thú tội và đổi lại, thì được miễn tội; nếu không tự thú, có người giác ra, là quan lại sẽ phải cách chức, dịch về sổ đinh ở làng chịu sai dịch; là quân, dân cũng phải chị tội theo điều luật đáng bị tội.

Một khoản: Bắt được tên đạo trưởng người Tây dương thì xử tội chém đầu đem bêu rồi quăng xác xuống sông; bọn con chiên người Tây và đạo trưởng người bản quốc, thì xử trảm ngay; còn bọn con chiên người bản quốc, thì phát vãng đi đầy ở đồn bảo ven biên giới, mà không phải là vùng biển.

Một khoản: người nào tố cáo bắt được tên đạo trưởng người Tây dương, thưởng cho 300 lạng bạc; đạo trưởng người bản Quốc, thì thưởng 100 lạng bạc.

Một khoản: người nào chứa giấu đạo trưởng và con chiên người Tây dương, thì tổng lý sẽ xử về điều luật “chứa dấu người có tội”; phủ, huyện xử tội phạt trượng và cách chức; bố chánh, án sát, đốc, phủ sứ, thì sẽ phân biệt mà giáng cấp lưu nhiệm. Nếu dung túng đạo trưởng, người bản quốc thì tổng lý phải xử phạt 100 trượng và bãi dịch; phủ huyện, phải giáng 2 cấp, cho lưu

41

lại: bố chánh, án sát, đốc, phủ sứ, theo thứ tự giảm tội dần xuống. Ngoài ra, đều theo lệ năm Minh Mệnh mà thi hành” [24; tr.60,61].

Việc liên tiếp ban hành các chỉ dụng cấm đạo trong những năm 1850 cho thấy Tự Đức và các quan trong triều muốn diệt trừ Công giáo bằng mọi giá. Nguồn tư liệu của các thừa sai còn cho thấy có một chỉ dụ cấm đạo khác được ban hành tháng 9 năm 1855, nghiêm khắc hơn so với các chỉ dụ trước đó. “Trong vòng một tháng tất cả các quan trong triều theo đạo đều phải cải đạo, từ bỏ đức tin Kitô giáo, còn đối với các quan lại ở các tỉnh thì phải thực hiện điều đó trong vòng 3 tháng. Họ sẽ bị xử phạt, như bị giáng chức, và chịu các hình phạt khác của triều đình nếu như họ không biết hối cải. Trong vòng 6 tháng, tất cả các binh lính và dân thường công giáo đều phải cải đạo (...) Người công giáo bất kể học vấn của họ ra sao, đều không được phép tham dự các kỳ thi và không được bổ nhiệm một chức vụ nào ở làng, tổng (...) Các đạo trưởng Tây Dương thì bị bắt giam và xử trảm. Đem bêu đầu chúng 3 ngày ở những nơi công cộng. Sau đó vứt xác chúng xuống biển. Cả những chủng sinh đang theo học các linh mục Tây dương cũng bị xử trảm. Ai cũng biết những kẻ theo tà đạo Tây dương là vô luân và thô bỉ, mà sao các quan không lo lắng trước việc dân chúng theo tà đạo. Trẫm ra lệnh tất cả các quan hãy quan tâm giáo dục dân chúng ở khu vực mình cái quản, đưa họ trở về với chính đạo của ta” [10; tr.276].

Sau sự kiện người Pháp bắn phá lần thứ hai ở Đà Nẵng năm 1856, việc cấm đạo của Tự Đức càng trở nên gay gắt hơn. Charles Montigny, Phó lãnh sự quán Pháp ở Thượng Hải, muốn thực hiện một sứ mệnh ở Việt Nam và Thái Lan để đạt được thỏa ước về thương mại như người Anh. Ông ta được lệnh gây sức ép với người Việt để buộc họ ký kết thỏa ước và chấp nhận cho tự do truyền giáo. Chuyến đi của Montigny sang Việt Nam gặp khó khăn. Sau khi thực hiện xong sứ mệnh ở Thái Lan ông ta sang Nam Vang cũng với mục

Một phần của tài liệu Chính sách cấm đạo của triều nguyễn từ năm 1820 đến năm 1883 (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)