1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học

84 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Bằng việc áp dụng lí thuyết phê bình phân tâm học vào nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra một cách rõ ràng 3 phần của nhân cách và mối quan hệ chặt chẽ, ranh giới không định hình giữa các phần của nhân cách thông qua việc phân tích một số nhân vật điển hình. Bên cạnh đó luận văn cũng đi vào phân tích từng nhân vật cụ thể để thấy được những yếu tố bản năng, xung năng tính dục, sự trỗi dậy mạnh mẽ của ham muốn, sự khao khát thảo mãn chính bản thân và sự thăng hoa của cảm xúc. Luận văn đã chỉ ra những biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng về cái đẹp, về sự trường tồn của cái đẹp được thể hiện trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU DƯỚI BÓNG NHỮNG CÔ GÁI TUỔI

HOA CỦA MARCEL PROUST TỪ LÍ THUYẾT PHÊ

BÌNH PHÂN TÂM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU DƯỚI BÓNG NHỮNG CÔ GÁI TUỔI

HOA CỦA MARCEL PROUST TỪ LÍ THUYẾT PHÊ

BÌNH PHÂN TÂM HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 0245

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn“Nghiên cứu Dưới bóng những cô

gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học ” là

công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Duy Hiệp và những kết quả nghiên cứu ở trong luận văn này là

hoàn toàn trung thực

Ngày 13 tháng 07 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đào

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn này, tôi

đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

PGS.TS Đào Duy Hiệp - người thầy vô cùng tâm huyết với nghề dạy

học Thầy luôn hướng dẫn tôi vô cùng tỉ mỉ, chu đáo, tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Các thầy cô ở khoa Văn học trường ĐHKHXH&NV đặc biệt là các thầy cô thuộc chuyên ngành Văn học nước ngoài, trong suốt thời gian tôi theo học đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu và truyền cho tôi sự tâm huyết, yêu nghề để tôi có động lực, niềm tin theo đuổi lĩnh vực mà mình đã chọn

Gia đình, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người

đã sát cánh bên tôi trong suốt thời gian tôi học tập, làm luận văn

Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả thầy

cô, bạn bè và gia đình

Trang 5

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài……… 3

2 Lịch sử vấn đề……….6

3 Phạm vi đề tài………15

4 Đối tượng nghiên cứu……… ……… 16

5 Phương pháp nghiên cứu……… 16

6 Cấu trúc luận văn……… 16

CHƯƠNG 1: 17

CÁI TÔI, CÁI NÓ, CÁI SIÊU TÔI VÀ RANH GIỚI KHÔNG ĐỊNH HÌNH GIỮA BA PHẦN CỦA NHÂN CÁCH 17

1.1.Cái tôi, cái nó, cái siêu tôi - ba phần của nhân cách thể hiện qua một số nhân vật điển hình……… ………17

1.2 Ranh giới không định hình giữa ba phần của nhân cách thông qua việc phân tích một số nhân vật tiêu biểu……….30

Tiểu kết……… 34

CHƯƠNG 2: 35

TÌNH YÊU VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TÍNH DỤC – HAM MUỐN BẢN NĂNG 35

2.1 Mối tình với nàng Gilberte - những xung năng tính dục được khơi gợi, trỗi dậy và trạng thái đau khổ khi không được thỏa mãn……….35

2.2 Mối tình với Albertine - những ham muốn tính dục đẩy lên đến tột độ và trạng thái thăng hoa, thỏa mãn của tinh thần……… 42

2.3 Những biểu hiện tính dục ngoài tình yêu - ham muốn giải tỏa, thỏa mãn những nhu cầu bản năng……… 48

Tiểu kết……… 53

Trang 6

2

CHƯƠNG 3: 54

NHỮNG BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC – Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG VỀ SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA CÁI ĐẸP 55

3.1 Biểu tượng “hoa” - vẻ đẹp tươi trẻ của thanh xuân………55

3.2 Biểu tượng “nhà thờ” - sự chuẩn mực và ý nghĩa thiêng liêng của cái đẹp……… 62

3.3 Biểu tượng “cô gái” trong tranh của Elstir - sự trường tồn, vĩnh cửu của cái đẹp……… 67

Tiểu kết……… 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 7

áp dụng sâu rộng vào đời sống thì càng nảy sinh ra những vấn đề mới đáng được quan tâm, giải quyết Bởi phân tâm học chưa dừng lại mà vẫn đang tiếp tục phát triển, vậy nên cùng với sự tiếp tục phát triển đấy, khi áp dụng lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể, ngoài việc áp dụng những thành tựu đã đạt được thì việc nghiên cứu cũng gặp nhiều khúc mắc cần tự định hướng và phát triển theo cách riêng của từng trường phái nghiên cứu, từng nhà nghiên cứu Nghiên cứu khi áp dụng lí thuyết phân tâm học bên cạnh việc thu được những kết quả mang tính mới mẻ, độc đáo thì sẽ còn là một hướng mở trong tương lai có thể phát triển sâu rộng hơn cùng với sự phát triểncủa phân tâm học

Vậy nên có thể nói, việc áp dụng lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu một lĩnh vực nói chung hay cụ thể hơn là một vấn đề nào đó không chỉ mang lại những thành quả nhất định mà còn hứa hẹn sự mở rộng và phát triển trong tương lai của vấn đề Điều đó đồng nghĩa với việc vấn đề được nghiên cứu sẽ

có ý nghĩa không chỉ ngay lập tức mà còn là nền tảng cho sự nghiên cứu và

mở rộng sau này đối với những vấn đề liên quan, hứa hẹn sự phát triển xa hơn nữa

Những vấn đề của phân tâm học luôn gây sự tò mò, thích thú đối với những ai muốn tìm hiểu các hiện tượng tâm lícủa con người không chỉ bởi

Trang 8

4

nólà những điều tưởng chừng mới mẻ, hoang đường nhưng lại tồn tại trong mỗi con người, trong cuộc sống Đó là những hiện tượng tâm lí thường gặp, hiển nhiên có trong mỗi chúng ta nên vô hình chung cho đó là một điều sẵn

có, không để tâm cho đến Khi lí thuyết phân tâm học bắt đầu động chạm đếnnhững vấn đề đó mới ngớ ra rằng chúng ta biết về nó, biết sự tồn tại của những điều đó nhưng vì nó gắn quá chặt chẽ từ sâu thẳm cái bộc lộ của nhân cách đến hành động bên ngoài nên nghiễm nhiêm không băn khoăn mà coi đó

là cái tất yếu của mỗi người Thậm chí chúng ta còn không để tâm chuyện đúng sai hay vì sao mà ta tự nhiên công nhận như một điều tất yếu, và rồi sau khi biết đến phân tâm họclại thấy rằng ta chưa thực sự hiểu về chính con người mình, thậm chí còn hiểu biết rất ít ỏi về những mong muốn, hành vi của mình trong cuộc sống Cuối cùng nhận ra rằng, ta cứ tưởng ta hiểu chính mình nhưng thật ra ta vẫn mơ hồ với chính bản thân mình

Đến với phân tâm học, cái tưởng như sai trái lại có thể là điều luôn đúng, cái vốn tưởng đúng lại do chính bản thân ức chế, dồn nén để tạo ra những điều ta tưởng đúng Đôi khi sự đúng sai do chính những ám thị mà tự

ta tạo ra cho chính mình.Với phân tâm học mọi điều đều có thể

Phân tâm học ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, Sigmund Freud - bác sĩ, nhà thần kinh học người Áo là người đã sáng lập ra bộ môn này Có thể nói ông chính là cha đẻ của phân tâm học, là người đặt nền móng quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của phân tâm học.Trong quá trình nghiên cứu và phát triển phân tâm học, S.Freud đã dùng chính cuộc sống của bản thân để làm một phần của nghiên cứu và kiểm nghiệm dù cho phân tâm học của S.Freud được coi là phân tâm học cổ điển và còn nhiều mặt khúc mắc, bất cập Chính những điều hạn chế đã góp phần tạo nên nhiều hướng nghiên cứu,nhiều trường phái nghiên cứu khiến cho phân tâm học được mở

Trang 9

sau ngày mất của S.Freud, tạp chí Newsweek đánh giá rằng tư tưởng của ông

đã đi sâu vào ý thức của chúng ta đến nỗi “khó mà tưởng tượng được thế kỉ

20 lại thiếu ông” Ông thuộc về số ít những nhà tư tưởng đã làm thay đổi căn bản cái nhìn của chúng ta về chính bản thân mình

Phân tâm học của S.Freud hay còn gọi là phân tâm học cổ điển có những nét đặc thù như định hình ba phần của nhân cách: cái tôi, cái ấy, cái siêu tôi, vai trò vô cùng quan trọng của những xung năng tính dục (libido) trong việc tác động đến suy nghĩ, tình cảm và hành động của con người Chính những đặc trưng này đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học dùng để soi chiếu vào những tác phẩm văn chương, đưa đến cái nhìn mới mẻ hơn về con người và những điều được thể hiện trong văn chương

Với việc áp dụng lí thuyết phê bình phân tâm học vào nghiên cứu văn

học, ở luận văn này chúng tôi chọn tập II của bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian

đã mất của Marcel Proust với tên gọi Dưới bóng những cô gái tuổi hoa để áp

dụng vào nghiên cứu Giá trị về nội dung và nghệ thuật cùng với tư tưởng

màĐi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust mang lại đã tạo nên sức lôi cuốn

mãnh liệt và sự nổi tiếng khắp thế giới Bộ tiểu thuyết này gồm 7 tập với tên

gọi lần lượt làBên phía nhà Swann (Tập I), Dưới bóng những cô gái tuổi hoa (tập II), Phía nhà Guermantes (tập III), Sodome và Gomorrhe (tập IV), Cô gái

bị cầm tù (tập V), Albertine chạy trốn (tập VI), Thời gian tìm thấy lại (tập

VII) Có thể nói, đây là bộ tiểu thuyết quan trọng giúp Marcel Proust ghi tên mình lên nền văn chương nhân loại

Trang 10

6

Tạp chí Time - một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ đã bầu chọnĐi tìm

thời gian đã mất đứng thứ 8 trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất mọi

thời đại Vì những giá trị to lớn cả về nội dung, nghệ thuật và tầm ảnh hưởng

mà bộ tiểu thuyết mang lại nên đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh bộ tiểu thuyết vĩ đại này cùng với tác giả của bộ tiểu thuyết –Marcel Proust

Marcel Proust (1871-1922) được đánh giá và công nhận là một trong những nhà văn vĩ đại của thế kỉ 20 Cácsáng tác của ông không chỉ được đánh giá cao về mặt giá trị nội dung mà còn cả về mặt nghệ thuật

Ông được bầu chọn là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế kỷ 20 – sánh ngang với Tolstoy của thế kỉ 19, giá trị những tác phẩm văn chương của ông sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng mạnh mẽđến nền văn chương của thế kỷ 21.Hình ảnh

chiếc bánh madeleine nhúng trà nóng trong kiệt tác Đi tìm thời gian đã mất

của ông đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng trong nền văn học Pháp.Ông

được nhà văn Graham Greene (Người Mỹ trầm lặng) đánh giá là "Nhà văn vĩ

đại nhất thế kỷ 20" và "những nhà văn sinh ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 hầu như không ai tránh được hai nguồn ảnh hưởng lớn là M.Proust và S.Freud"

2 Lịch sử vấn đề

Với sự trôi chảy của thời gian, Đi tìm thời gian đã mất của M.Proust

ngày càng quen thuộc và in dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả thế giới nói chung và độc giả Việt Nam nói riêng Cùng trong dòng chảy của thời gian, việc áp dụng phân tâm học vào phân tích, phê bình văn học ngày càng phát triển, sớm trở thành một khuynh hướng cốt yếu trong văn học phương Tây và ngày càng phát triển mạnh mẽ.Trên thế giới, cuộc đời và các sáng tác của

M.Proust, đặc biệt là tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của ông đã được chú

ý từ rất sớm Đã có nhiều bài báo, bài tham luận, các công trình thậm chí là sách giới thiệu, nghiên cứu và bàn luận về tác giả, tác phẩm Có thể kể đến

Trang 11

7

một số bài viết, công trình tiêu biểu đi sâu về M.Proust vàtiểu thuyếtĐi tìm

thời gian đã mất của ông như:

Trong “Niên biểu củaĐi tìm thời gian đã mất và những sự kiện lịch

sử”, Willy Hachez đã xuất phát từ những sự kiện lịch sử cụ thể để xác định thời gian trong tác phẩmcủa M.Proust hay rõ ràng hơn là chỉ ra cách sắp xếp thời gian, trình tự thời gian trong cuốn tiểu thuyết Có thể kể đến các mốc thời gian, sự kiện lịch sử như cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) nhưng lại được nhắc đến khi người bạn của nhân vật tôi - Bloch nói chuyện và thời gian hiện tại là một buổi tối năm 1987 Hay sự kiện chiếc máy bay đầu tiên bay thành công vào năm 1903 nhưng lại được đề cập đến vào thời gian tiểu thuyết

là năm 1900 tức là 3 năm trước Trình tự thời gian trong cuốn tiểu thuyết dường như không khớp với thời gian đời thực Trong cuốn tiểu thuyết này, thời gian của đời thực, thời gian của các biến cố sự kiện tiểu thuyết, thời gian của các nhân vật không phải là một đường trùng khớp mà là những đường thẳng riêng rẽ nhưng lại xếp chồng lên nhau tạo nên những lớp thời gian đan xen Tuy rằng các lớp thời gian chồng chéo nhưng chỉ cần đọc một cách chăm chú, tập trung đều có thể nhận biết rõ được thời gian của các sự kiện, các nhân vật và phân biệt được thời gian trong tiểu thuyết với thời gian đời thực.Điều này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt câu chuyện và nhân vật trong tiểu thuyết, phần nào giúp tiểu thuyết đến gần hơn, quen thuộc hơn với độc giả.[37]

G.Genette tập trung nghiên cứu M.Proust trong công trình Hình thái III

(Figure III – 1972) [38] Trong công trình nghiên cứu này,G.Genette đã đi vào phân tích yếu tố tường thuật qua thời gian tường thuật, mức độ tường thuật,

chức năng tường thuật Chủ yếu lấy những sự kiện, dẫn chứng trong Đi tìm

thời gian đã mất để phân tích, làm rõ những đặc điểm về tường thuật Đặc

biệt G.Genette đi sâu vào phân tích yếu tố thời gian để thấy được sự khác nhau giữa các cấp độ thời gian tường thuật: từ tường thuật đến quá khứ, từ

Trang 12

8

tường thuật đến tiên đoán tương lại, tường thuật cho hành động và tường thuật

giữa các khoảnh khắc hành động Sau khi phân tích đã nhận ra rằng, ở Đi tìm

thời gian đã mất có đầy đủ cả bốn cấp độ của thời gian tường thuật

Trong Thời gian và truyện kể[41] khi viếtvềĐì tìm thời gian đã

mất,Paul Ricoeur không chỉ nêu ra những nhận xét, đánh giá của mình về

những giá trị và tầm ảnh hưởng đối với nền văn học Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung mà còn đi sâu vào việc phân tích, chỉ ra những điểm đặc biệt về thời gian Thời gian trong tác phẩm không trùng kớp với thời gian đời thực, thời gian tiểu thuyết chỉ là hư cấu, nhưng sự hư cấu đó lại bắt nguồn

từ hiện thực.Vậy nên, giữa thời gian tiểu thuyết và thời gian đời thực tuy không trùng khớp nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau

“Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đã hình thành và phát triển từ trước năm 1945 Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, sau này có thêm Đàm Quang Thiện và một vài cây bút khác là những đại diện đầu tiên của khuynh hướng phê bình phân tâm học này”[34] Sau đó, phê bình phân tâm học từng bước phát triển và có thể nói Đỗ Lai Thúy là một người dày công trong việc

theo đuổi lĩnh vực này Đỗ Lai Thúy đã cho ra mắt những tác phẩm như: Bút

pháp của ham muốn (2009), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (2010)…

Tuy nghiên cứu và áp dụng phê bình phân tâm học vào văn học phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng ở Việt Nam việc áp dụng khuynh hướng này để

đi sâu vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể còn hạn chế, đặc biệt là những tác phẩm văn học đồ sộ, mang giá trị và tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương nhân loại Việc nghiên cứu, đi sâu vào những tác phẩm của Marcel Proust còn chưa nhiều.Ban đầu, M.Proust và tác phẩm của ông chủ yếu được nhắc đến ở mức giới thiệu khái quát những thông tin về tác giả tác phẩm, những giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật và thành công mà nó mang lại Cụ thể là trên một số tạp chí, sách, báo sau:

Trang 13

9

Tạp chí Thanh Nghị (1943) số 40, 41 có đăng bài “Ba cuốn tiểu thuyết Pháp hiện đại”, trong bài viết đó Lê Huy Vân đã nhắc đếntác phẩmĐi tìm thời

gian đã mất của M.Proust Đây được coi là một trong những bài viết đầu tiên

giới thiệu về bộ tiểu thuyết vĩ đại này Tuy nhiên, bài viếtmới chỉ dừng lại ở

việc giới thiệu, tóm tắt cốt truyện của tập I - Bên phía nhà Swann mà không đi

tìm hiểu sâu vào nội dung và nghệ thuật.[36]

Đỗ Đức Hiểu có viếtvề M.Proust trong Từ điển vănhọc(1983) [19]

Ông đã giới thiệu toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt nhấn mạnh đến tài

năng của M.Proust cũng như thành công củaĐi tìm thời gian đã mất Đây có

thể được coi là bản khá đầy đủ những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩmvà thành công của bộ tiểu thuyết này

Tiếp đó, trong giáo trình Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XX, Đặng Thị

Hạnh có bài viết về M.Proust, bà đã giới thiệu những nét tiêu biểu về

M.Proust vàĐi tìm thời gian đã mất.Đó là những bài giới thiệu, nghiên cứu,

đánh giá chung về tác giả M.Proust và bộ tiểu thuyết của ông được in ấn và phát hành phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu trong văn học [9]

Trong cuốn Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế Kỷ XX, Đặng Thị

Hạnh đã bàn đến M.Proust và tác phẩm của ông Trong cuốn sách này, bà đã dành một số lượng trang sách tương đối lớn để giới thiệu về M.Proust và các

sáng tác của ông, đặc biệt là tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất Bên cạnh đó

bà còn có những trang sách viết lên những nhận định đánh giá của mình về

giá trị của Đi tìm thời gian đã mất [11]

Bên cạnh những bài viết được in ấn trên báo chí, trong sách, trong giáo trình văn học thì cũng có những bài viếttrên diễn đàn, website bàn về M.Proust và tác phẩm của ông như bài viết của Thụy Khuê (1999) - một nhà

báo, nhà phê bình văn học, bà đã viết bài giới thiệu về M.Proust vàĐi tìm

thờigian đã mất trên trang web của mình Ở bài viết này, Thụy Khuê không

Trang 14

10

chỉ đưa ra những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật mà còn nhấn mạnh những ảnh hưởng của M.Proust cùng bộ tiểu thuyết của mình đối với nền văn học Pháp nói riêng và nền văn học thế giới nói chung [25]

Số lượng các bài báo, bài đánh giá, phê bình và các công trình nghiên

cứu khoa học về tập I và tập II của tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mấtngày

càng nhiều Có công trình nghiên cứu về thời gian xuyên suốt 7 tập của tác phẩm, có những bài viết nhận định đánh giá về nội dung, nghệ thuật và sức

ảnh hưởng của tập I - Bên phía nhà Swann Tuy nhiên, các công trình đi sâu vào nghiên cứu tập II - Dưới bóng những cô gái tuổi hoa - một trong hai tập

đã được dịch sang tiếng Việt còn hạn chế về mặt số lượng

Chúng tôi đã tìm được những công trình khoa học nghiên cứu về Dưới

bóng những cô gái tuổi hoa cụ thể như sau:

Khóa luận tốt nghiệp của Tạ Thị Hường (1998) với đề tài “Thời gian

trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của M.Proust” đã đi sâu vào yếu tố thời gian trong tập II của Đi tìm thời gian đã mất Khóa luận đã đi vào phân

tích thời gian lịch biểu, thời điểm chủ chốt, khoảng cách thời gian giữa nhân vật và người kể chuyện Bên cạnh đó, khóa luận cũng làm nổi bật nghệ thuật tỉnh lược thời gian trong tập này Các cấp độ câu - chữ chỉ thời gian cũng được dành riêng một chương để phân tích, làm rõ Tạ Thị Hường đi đến kết luận là yếu thời gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm nên giá trị của tác phẩm M.Proust là một trong những nhà văn tiên phong mang lại cho nền văn học thế kỉ XX một hình thức, một quan niệm thời gian mới Thời gian nghệ thuật gắn liền với tư duy liên tưởng, chiều sâu văn hóa và ý thức về quá trình lịch sử sôi động, bên cạnh đó là sự xáo trộn các bình diện thời gian, tăng cường thời gian tâm lí.[22]

Trang 15

11

Đến luận án tiến sĩ của Đào Duy Hiệp với đề tài “Thời gian trong Đi

tìm thời gian đã mất của Marcel Proust” (2003) [16],ta mới thấy được một

công trình nghiên cứu thực sự đi sâu và xuyên suốt bộ tiểu thuyết Luận án đã

đi sâu vàonghiên cứu, phân tích vấn đề thời giantrongĐi tìm thời gian đã mất

Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu có tính quy mô đầu tiên về bộ tiểu thuyết nổi tiếng này tại Việt Nam Ở luận án này, Đào Duy Hiệp đã khai thác từng khía cạnh của thời gian, từ thời gian truyện kể, thời gian niên biểu, quan niệm của M.Proust về thời gian và cả những thủ pháp thời gian, thời gian qua cấp độ câu, chữ Sau quá trình phân tích, luận án đã đi đến kết luận

đó là thời giankhông chỉ mang ý nghĩa cách tân vềmặt nghệ thuật kể chuyện,

mà còn mang ý nghĩa triết học Trong sự nhìn nhận của M.Proust về cuộc sống, về con người thì thời gian không còn là tuyệt đối nữa Trong lĩnh vực thời gian và các cấp độ phụ thuộc của nó trong truyện kể, M.Proust là người

có công đầu trong suốt thế kỉ XX mà những người đi sau khó có thể vượt qua ông Luận án không chỉ chứa đựng đầy đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm mà còn mang lại một cái nhìn mới mẻ không chỉ riêng về thời gian

trong Đi tìm thời gian đã mất mà có sức ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận

thời gian trong văn học Việt Nam đương thời Luận án giúp cho độc giả nói chung và giới nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng có cái nhìn chi tiết, cụ thể về thời gian trong bộ tiểu thuyết, qua đó giúp hiểu rõ hơn về từng nhân vật, từng vấn đề trong tiểu thuyết Đó cũng là cơ sở vànguồn đề tài cho những

cảm hứng mới mẻ, muốn khám phá những khía cạnh độc đáo khác của Đi tìm

thời gian đã mất

Trong khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thùy Linh (2005) với đề tài

“Nghệ thuật biểu hiện con người, xã hội trong Dưới bóng những cô gái tuổi

hoa của M.Proust” đã làm rõ những khía cạnh của con người thông qua việc

Trang 16

12

phân tích các nhân vật và làm nổi bật nghệ thuật biểu hiện con người trong tập này [27]

Bên cạnh đó còn cóluận văn nghiên cứuvề Dưới bóng những cô gái

tuổi hoacủa M.Proust LuậnvăncủaNguyễnThị Thu Hương (2011):

“NghệthuậtmiêutảtrongDướibóngnhữngcôgáituổihoacủa Marcel Proust”[21].Luận văn thạc sĩ của TrầnThúyAn (2012) -vớiđềtài

“TrầnthuậttrongDướibóngnhữngcôgáituổihoacủa Marcel Proust” [1], luậnvănđisâuvàonghiêncứu,

phântíchnghệthuậttrầnthuật.Luậnvănkhôngchỉcungcấpmộtcách chi tiết,

củatácgiảtácphẩmmàcònchỉrađượcnhữngđặcsắcvềnghệthuậttrầnthuậttrongcuốntiểuthuyếttừđóthấyrõđượctàinăngvănchươngcủatácgiảM.Proust

LuậnvăncủaChu ThịThuỳDương (2015) vớiđềtài

“ChấtthơtrongBênphíanhà Swanncủa Marcel Proust” đãchỉranhữngnétđộcđáo,

đặcsắcvềchấtthơtrongvănchươngcủaM.Proust.Chấtthơđượcthểhiện qua nhữngcâuvănđầynhịpđiệu, nhữngtrangvănđầynhạctính Câuvănnhẹnhàng, bay bổng,

mỗicâumỗichữgợilênnhữnghìnhảnhsinhđộng.Chínhsựdàingắnkhácnhaucủamỗicâutrầnthuậtđãtạonênnhịpđiệuuyểncủatácphẩm.Luậnvănđãđisâuvàophântíchy

ếutốnhạcvàhọatrongBênphíanhà Swann từđóchochúng ta thấyđượctoànbộtập I

làmộtbứctranhsinhđộngvềcuộcsốngcủacácnhânvật.Kếtquảnghiêncứucủaluậnvănnàygiúpchúng ta hiểurõhơncácnhânvật, cácsựkiện,

Dướibóngnhữngcôgáituổihoađượcdễdànghơn [3]

vớiđềtài“ĐốithoạivàđộcthoạitrongDướibóngnhữngcôgáituổihoacủa Marcel Proust”

Trang 17

13

đãchỉrađượcđộcthoạinộitâmtrongsángtạocủaM.Proustđóngvaitròchủyếutrongtrầnthuậttiểuthuyếtcủaông, thểhiệnnhữngsuytư, trăntrở, nhữngcảmxúccủanhânvật Độcthoạinộitâmvớimộtsựtự do liêntưởng, tự do pháttriển,

khôngcómụctiêuđặcbiệtnàovàcàngkhôngbìtróibuộctrongbấtcứmộtquyđịnhnào Dòng ý thứccóthểcùngmộtlúcthểhiệnhaithếgiới: tiềmthứcvà ý thứclênbềmặtmộtcáchtựnhiêntự do, hỗnđộn, khôngrõràng, riêngbiệt.Nhữngkếtquảmàluậnvănmanglạiđãgiúpchúng ta hiểusâuhơnvềcácnhânvật, đặcbiệtlànhữngđiềuthuộcvềbêntrong, thuộcvềnộitâmnhânvật Qua việchiểurõnộitâmnhânvật, ngườiđọcdễhiểuhơn, dễthôngcảm hay dễtánthưởnghơnvềnhữnghànhđộngmànhânvậttạora.[28]

Bêncạnhcácluậnvăn,

luậnáncótínhquymôcùngcáckhóaluậntốtnghiệpthìcòncónhữngbàiviết,

bàithamluận, phêbìnhđánhgiávềM.Proustvàtácphẩmcủaông.Không thể không

cũngnhưnghệthuậtmiêutảthờigiantrongtácphẩm

Đó là những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến Marcel Proust và tác

phẩmĐi tìm thời gian đã mất, đặc biệt là tập II - Dưới bóng những cô gái tuổi

hoacủa bộ tiểu thuyết.Bên cạnh đó còn có những công trình khoa học sử dụng

lí thuyết phê bình phân tâm học vào nghiên cứu như:

Trang 18

14

Trong luận văn “Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu” của Đoàn Thị Hồng Sương (2014) [33] tuy không áp dụng toàn bộ lý thuyết phê bình phân tâm học vào trong nghiên cứu của mình nhưng đã phần nào chạm vào lý thuyết phê bình phân tâm học khi đi phân tích, nghiên cứu những biểu tượng

về hoa, về mùa xuân, về trái tim và cả nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Xuân Diệu Luận văn này đã giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn vềbiểu tượng trong tác phẩm văn học nhất định

Cùng nghiên cứu về biểu tượng, luận văn thạc sĩ với đề tài “Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư” của Nguyễn Thị Ngọc Lan [26]

đã đem đến một bức tranh sinh động về những biểu tượng và nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong suốt quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Luận văn

đã cho thấy một điềuđó là những hình tượng có thể chỉ xuất hiện một lần trong một tác phẩm nhưng cũng có thể xuất hiện nhiều lần, xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà văn và luôn biểu đạt cho một điều gì đó.Ngoài những luận văn, luận án thì còn có những tạp chí, bài báo liên quan đến những vấn

đề nằm trong phạm vi của phê bình phân tâm học Tuy nhiên với giới hạn về phạm vi cùng dung lượng của luận văn nên chúng tôi không thể liệt kê một cách tỉ mỉ, cụ thể hết được Phần điểm lại tên và tác giả những bài báo, nghiên cứu liên quan đến luận văn sẽ được đưa ra đầy đủ ở phần tài liệu tham khảo

Qua quá trình tìm hiểu thì chúng tôi đi đến nhận định rằng, đã có nhiều

nghiên cứu về Marcel Proust và bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất cũng

như những bài báo, công trình khoa học áp dụng vấn đề phân tâm học và phê bình phân tâm học vào trong nghiên cứu tác phẩm văn học Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì việc áp dụng phê bình phân tâm học vào nghiên cứu tập

II với tên gọi Dưới bóng những cô gái tuổi hoa là hoàn toàn chưa có Vì vậy

với luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ gópmột phần hữu ích trong việc

tìm hiểu sâu hơn về Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của M.Proust Mong

Trang 19

15

muốn góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu những giá trị nội dung và

nghệ thuật của Dưới bóng những cô gái tuổi hoa Bằng việc áp dụng lí thuyết

phê bình phân tâm học vào nghiên cứu, chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cho độc giả cái nhìn rõ hơn, sâu hơn một phần giá trị về nội dung, nghệ thuật và tư

tưởng mà Dưới bóng những cô gái tuổi hoa mang lại

3 Phạm vi đề tài

Tính đến thời điểm hiện tại, ở nước ta đã có 2 bản dịch, bản dịch đầu

tiên là của Nguyễn Trọng Định với tên Dưới bóng những cô gái tuổi hoa

được in ấn và phát hành năm 2008 Đây là bản dịch đầu tiên, góp phần đưa

tập II củaĐi tìm thời gian đã mất đến gần với độc giả Việt Nam hơn Bản dịch

thứ 2 là của Dương Tường, cuối năm 2016 bản dịch được giới thiệu và công

bố rộng rãi đến bạn đọc qua các buổi tọa đàm giới thiệu sách Bản dịch này

được đánh giá là bản dịch đáng mong đợi khi ra mắt

Ở phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi nghiên cứu xoay

quanh cuốn Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, tập II của bộ tiểu thuyếtĐi tìm

thời gian đã mất của M.Proust do Nguyễn Trọng Định dịch, nhà xuất bản Văn

học in ấn và phát hành năm 2008.Chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Trọng Định là vì 3 lí do:

- Đây là bản dịch đầu tiên của tập II tại Việt Nam, trong suốt hơn 10 năm qua, bản dịch này đã được độc giả tiếp nhận và đã để lại dấu ấn

sâu đậm trong lòng người đọc

- Nhiều nghiên cứu, đánh giá về tập II của Đi tìm thời gian đã mất dựa trên cơ sở tài liệu là bản dịch của Nguyễn Trọng Định

- Dù được đánh giá là bản dịch đáng mong đợi khi ra mắt nhưng vẫn còn

nhiều tranh luận, ý kiến trái chiều xoay quanh bản dịch Dưới bóng

những cô gái đương hoa của Dương Tường

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Trang 20

16

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là ba phần của nhân cách: cái tôi, cái nó, cái siêu tôi, tình yêu gắn liền với những biểu hiện tính dục của các

nhân vật trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust

5 Phương pháp nghiên cứu

Để việc tiến hành nghiên cứu được kết quả như mong muốn, trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận dựa trên lí thuyết phê bình phân tâm học vào

phân tích - tổng hợp, dẫn chứng từ đó khái quát thành những luận điểm, luận

cứ

- Phương pháp tiểu sử: Chúng tôi đặt tác phẩm và tác giả trong bối cảnh

lịch sử đương thời nghiên cứu để thấy được những ảnh hưởng của hoàn cảnh vào trong tác phẩm cũng như sự ra đời của tác phẩm đã tạo ra những nhìn nhận như thế nào về xã hội đương thời

- Phương pháp xã hội học kết hợp với nghiên cứu tiểu sử của tác giả để

đi sâu vào tác phẩm

6 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn ngoài ba phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm có 3 chương

Chương 1 Cái tôi, cái nó, cái siêu tôi và ranh giới không định hình giữa

Trang 21

17

CHƯƠNG 1 CÁI TÔI, CÁI NÓ, CÁI SIÊU TÔI VÀ RANH GIỚI KHÔNG ĐỊNH

HÌNH GIỮA BA PHẦN CỦA NHÂN CÁCH 1.1 Cái tôi, cái nó, cái siêu tôi - ba phần của nhân cáchthể hiện qua một

số nhân vật điển hình

Xuyên suốt Dưới bóng những cô gái tuổi hoa là những câu chuyện,

biến cố xảy ra quanh nhân vật “tôi” Bởi những sự việc xảy ra xoay quanh nhân vật“tôi” nên những nét tính cách, những đặc trưng của nhân cách nhân vật “tôi” được biểu lộ một cách rõ nét và hết sức độc đáo qua những hành động, lời nói, suy nghĩ và tình cảm, cảm xúc

Qua lời nói, suy nghĩ, cảm xúc và những hành động khi nhân vật

“tôi”ứng xử với bố mẹ, với bà nhũ mẫu, khi xem Berma biểu diễn hay lúc giao tiếp với ông bà Swann ta thấy được những nét tính cách, những biểu hiện

rõ rệt của cái tôi, cái nó, cái siêu tôi trong con người nhân vật“tôi”

Cái tôi : còn gọi là bản ngã thuộc về ý thức Có thể nói, đó là tất cả mọi tri giác đến từ bên ngoài, cũng là tất cả những gì chúng ta gọi là cảm giác và tình cảm đến từ bên trong Hay hiểu một cách đơn giản đó là tất cả những phần tính cách chúng ta bộc lộ ra Làm cho một người là chính mình, khác biệt với những người còn lại Cái tôi giúp cho mỗi người là một thực thể khác biệt với những người khác khi sống trong xã hội Cái tôi đảm bảo cho nhu cầu củacon người được thỏa mãn mà không vi phạm các nguyên tắc xã hội Cái tôi được xã hội kiểm soát và hoạt động dưới sự điều chỉnh của các quy luật xã

Trang 22

18

hội

Qua cách giao tiếp, cư xử của nhân vật“tôi” với bố mẹ, với bà nhũ mẫu, với ông bà Swann hay với một số nhân vật như ông nhà thơ, ông hầu tước, ta thấy được cái tôi - một phần nhân cách của nhân vật“tôi” thể hiện rõ nét và mang tính đặc trưng của riêng mình nhân vật

Trong cuộc sống hàng ngày, cái tôi của nhân vật “tôi” bộc lộ nhiều nhất, rõ nhất trong cách giao tiếp với bố mẹ và với nhũ mẫu - một người nấu

ăn mà theo những lời các vị khách khen thì thật là ngon.Cái tôi của mỗi người luôn được bộc lộ, biểu hiện và theo người đó cả cuộc đời Làm cho nét tính cách và giá trị nhân cách của mỗi người có sự khác biệt Ở luận văn này, chúng tôi chọn thời gian khi mà nhân vật “tôi” vẫn sống cùng bố mẹ, khi mà nhân vật“tôi” có những cuộc gặp gỡ mang dấu ấn cả cuộc đời bởi thời điểm này nhân vật “tôi” đang ở giai đoạn trưởng thành, phát triển từ thiếu niên lên thanh niên Bởi những thay đổi lớn cả về tâm sinh lí nên những nét tính cách, những giá trị đạo đức dù đã được hình thành từ thuở nhỏ sẽ có những thay đổi

và ngày càng bộc lộ rõ chính bản thân mình hơn Có thể nói, ở giai đoạn này gần như tính cách nhân vật được định hình và gần như đóng đinh, ít thay đổi trong suốt phần đời còn lại Ở giai đoạn phát triển này phần nhân cách nào đã được hình thành thì sẽ tiếp tục phát triển và ổn định, những phần chưa biểu hiện sẽ bộc lộ và có thể nói nhân cách của một con người sẽ được đầy đủ và hoàn thiện ở giai đoạn phát triển này Dù sau này nhân cách có thay đổi cũng chỉ là sự thay đổi theo hướng phát triển thái quá một phần nào đó phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào những biến cố mà người đó gặp phải Vậy nên những phần chính, cốt lõi của nhân cách hay gọi là cái tôi gần như được định hình và không thay đổi sau giai đoạn trưởng thành này.Đối với cha mẹ mình, nhân vật“tôi” chính là một đứa con cưng, một đứa con mà họ hết lòng yêu mến, chăm sóc và lo lắng Người cha của nhân vật“tôi” luôn luôn nhớ đến con

Trang 23

19

trai mình và trong mọi cuộc nói chuyện, ông luôn cố nhắc đến con trai hay một việc gì đó liên quan đến cậu con trai yêu quý của mình để luôn chắc chắn rằng, không ai không biết đến sự tồn tại của cậu, đảm bảo tất cả những người ông gặp gỡ đều đã từng nghe và biết đến sự tồn tại của con trai mình.Ông đã từng tính: “Một buổi chiều nào đó, khi ở Hội đồng trở về, bố sẽ mời ông ấy đi

ăn tối Con sẽ chuyện trò chút ít để ông ấy có thể đánh giá con” Hay: “Này con, buổi biểu diễn ngày ấy có làm con hài lòng không”[32, tr37].Ông hỏi trong khi mọi người ngồi vào bàn ăn, nhằm đề cao giá trị của con mình - vì nghĩ sự nhiệt tình của nhân vật“tôi” sẽ được ông Norpois chú ý đến và ca ngợi Sau lời nói đó ông - người cha cố gắng nhắc đến con trai mình để nhân vật “tôi” trở thành một phần xuất hiện trong trí nhớ của mọi người.Với sự quan tâm, bao bọc hết mức như vậy, nhân vật“tôi” luôn tỏ ra là một người khá tình cảm, luôn biết quan sát một cách nhanh chóng đến thái độ, tâm trạng của người khác để nắm bắt tình hình, từ đó biết được nên tránh những điều gì và cũng vì sự quan sát tỉ mỉ đó, nhân vật “tôi” biếtchọn lọc cách thể hiện mình để lưu lại những ấn tượng tốt đẹp mà nhân vật “tôi” nghĩ là tốt đẹp với người khác Nhân vật“tôi” là một người suy nghĩ rất nhanh nhạy, cậu ta chọn những lời lẽ và cách ứng xử khôn khéo để đạt được mục đích của mình, ví như khi nói về buổi biểu diễn của Berma, cậu đã nói là hoàn toàn thất vọng trong khi cậu đã rất chăm chú, không bỏ sót một cử chỉ, hành động, lời nào của Berma Nói như vậy nhằm cố tình công kích, khơi gợi để Norpois nói ra những điểm chủ yếu, những nhận xét của ông về Berma – mà đối với nhân vật“tôi” thì những nhận xét đó thật quý giá, nó giống như những sự thật, những chân lí

mà nhân vật “tôi” hằng mong chờ Và sau khi tính toán, suy nghĩ một cách cẩn thận, nhân vật“tôi” đã chọn cách nói ra những lời lẽ hoàn toàn khác với những cảm nhận, suy nghĩ của mình để đạt được mục đích của mình Sự thông minh, nhạy bén và khả năng nắm bắt cơ hội của nhân vật“tôi” còn được

Trang 24

20

thể hiện rõ nét khi nhân vật“tôi” luôn cố gợi lên những chuyện liên quan đến nhà Swann và đặc biệt đến nàng Gilberte để ngài Norpois thấy rằng nhân vật“tôi” có sự thân quen với gia đình họ mặc dù sự thực lại chỉ là biết đến chứ chưa từng đến thăm, quen biết, để biểu lộ một cách thiết tha nhất mong muốn được ngài giới thiệu trước mặt gia đình Swann để cái giá trị con người của nhân vật“tôi” sẽ được đặt ở một vị trí cao hơn vị trí nó vốn có và được Gilberter chú ý đến Đây chính là sự thể hiện của cái tôi ra hành động cử chỉ, qua đó ta thấy được sự khôn khéo và nắm bắt nhanh cơ hội của nhân vật“tôi”, cũng thấy được tình cảm và cả sự tôn trọng của nhân vật“tôi” đối với cha mẹ mình Nhân vật“tôi” nhận thức được: “mục đích sống không còn là chân lí

mà là tình thương, tôi cho cuộc sống tốt hay xấu là tùy thuộc vào chỗ bố mẹ tôi sung sướng hay đau khổ” Nhân vật“tôi” nhận thức được rằng, cuộc sống

là của chính mìnhnhưng sống không chỉ cho riêng mình mà còn vì bố mẹ, vì những người thân, những người mình yêu thương Khi dung hòa được những điều đó thì cuộc sống mới thực sự hạnh phúc Đó chính là nhận thức đúng đắn

mà nhân vật “tôi” có thể tự hiểu ra và chính vì điều đó cái tôi của nhân vật

“tôi” sẽ định hướng theo con đường phát triển thành một người tốt theo những nguyên tắc mà sách vở khẳng định

Nhân vật “tôi” khi đến nhà Swann: những biểu hiện, cử chỉ hành vi thể hiện đó là một con người cẩn thận luôn cân nhắc trong suy nghĩ, biết tạo ấn tượng, biết mình cần làm gì, nên làmgì Sau một thời gian dài bị cha mẹ Gilberte ngăn cản thì nhân vật“tôi” đã được mời đến ngôi nhà mà mùi nước hoa của bà Swann phả ra đến tận ngoài cầu thang, nhân vật“tôi” cảm nhận được sự yêu mến dần dần của ông bà Swann nhưng song hành với đó là sự chán ngán, ghét bỏ của nàng Gilberte khi mà luôn thấy nhân vật“tôi” xuất hiện trong buổi tiệc trà của mẹ và bây giờ là xuất hiện trong cả bữa tối Nhân vật “tôi” luôn sáng suốt, biết nên lựa chọn hành động như thế nào để được

Trang 25

bà Swann và vị trí của mình trong gia đình Swann Qua những hành động, suy nghĩ và tình cảm mà nhân vật “tôi” thể hiện khi ở gia đình Swann đã cho chúng ta thấy rằng: nhân vật“tôi” là một người khôn khéo, biết lợi dụng tình hình, luôn cân nhắc cẩn thận hành động cũng như suy nghĩ của mình để đạt được điều mình muốn “Tôi” tỏ ra là một con người khôn ngoan và có một phần dối trá của sự ranh mãnh, ví như khi uống trà ở nhà Swann:“tôi đâu biết mình uống trà Mà dù có biết thì tôi cũng sẵn sàng uống ngay lập tức, vì dù có thừa nhận tôi trở lại sáng suốt trong chốc lát để có thể xem xét hiện tại, thì cũng không phải vì vậy mà hồi tưởng nổi dĩ vãng và tiên đoán nổi tương lai…” [32, tr93] Qua đó có thể thấy được rằng, nhân vật“tôi” ý thức rất rõ thực tại, là một con người lí trí và khá đề cao cái tôi của mình Điều này được thể hiện rất rõ ở điểm khi mà thường xuyên đến thăm, dùng trà và ăn tối ở nhà Swann, dần dần nhân vật“tôi” cảm nhận được sự lạnh nhạt, xa lánh và thậm chí chán ghét của nàng Gilberte dành cho mình Cái tôi tự ái, cái tôi được đề cao và lúc đó nhân vật“tôi”đã cố tình thể hiện rằng mình không phải đến vì nàng mà chủ yếu là đến thăm ông bà Swann, chính xác là bà Swann, cố tình tránh mặt nàng khi đến nhà nàng vào những giờ chắc chắn nàng không có ở nhà Nhân vật “tôi” viết thư cho nàng nhưng không gửi, một thời gian dài

Trang 26

22

không đoái hoài đến nàng dù trong lòng rất mong gặp gỡ để nàng biết rằng nàng có lỗi, để nàng tự nhớ nhung đến mình, tự tìm đến mình Lúc này đây, cái tôi của nhân vật“tôi” đang tự ái, đang đề cao chính mình, đó không phải là

tự kiêu mà chỉ là sự đề cao bản mình mà thôi Nhân vật “tôi” “tiếp tục khước từ” [32,tr217] lời mời ăn trưa, uống trà của bà Swann và cả của nàng Gilberte

Có thể thấy rằng cái tôi của nhân vật“tôi” thể hiện một cách rõ nét qua những hành động cử chỉ và cả những suy nghĩ tình cảm được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày Đó là một người thận trọng, luôn suy xét cẩn thận khi giao tiếp, ứng xử với người khác Biết mình nên làm gì, biết tạo ấn tượng, biết đấu tranh để đạt được điều mình muốn nhất là trường hợp muốn tiếp xúc với Gilberte “Tôi” luôn muốn thể hiện giá trị và khẳng định bản thân mình: “Sai lầm của mẹ cũng như của tất cả những ai quá khiêm tốn là luôn đặt những sự việc liên quan đến mình xuống dưới”, “người đời không nên tự phỉnh phờ mình” [32, tr250] Bên cạnh sự cân nhắc, suy xét còn có cả sự nhiệt tình Cái sôi nổi, nhiệt huyết và cả sự bồng bột, tự ái của tuổi trẻ.Nói rõ hơn về sự tự ái,

sự tự ái thể hiện ở chỗ cố tình đến nhà Gilberte lúc nàng không có nhà để nàng nhận ra rằng, nhân vật “tôi” đang giận và nàng phải làm lành, tiếc là sự việc không đúng như dự kiến nhưng cũng đủ để thấy cái tôi của tuổi trẻ Cái tôi chưa vững chãi,dễ bị tổn thương và đầy ham muốn chứng tỏ bản thân mình

Về cái nó - một trong ba phần của nhân cách, cái nócòn gọi là tự ngã, là phần vô thức sâu kín nhất, con người thỏa mãn những ham muốn bản năng, bất chấp các nguyên tắc và quy luật xã hội Có thể nói rằng, cái nó chính là phần bản năng nhất trong con người chúng ta Nếu như cái tôi hoạt động trên nguyên tắc thực tiễn thì cái nó lại hoạt động dựa theo nguyên tắc khoái cảm vậy nên bản năng hay những xung động mang tính bản năng là đặc điểm của cái nó và cái nó bị thống trị bởi những ham muốn, đam mê Cái nó là bản

Trang 27

23

năng, là cái có sẵn từ khi chúng ta sinh ra, cái nó luôn mong muốn được bộc

lộ, khi con người lớn dần đồng nghĩa với việc nhận thức được mọi việc của cuộc sống thì những những ham muốn, cảm xúc, hành động thuộc về bản năng không phù hợp với xã hội sống sẽ bị chính những luật lệ quy tắc, văn hóa của xã hội đó và bị cái tôi cá nhân của mỗi người áp chế, dồn nén xuống phần sâu thẳm nhất của mỗi người hay gọi là vô thức Nhưng tùy những tác động, hoàn cảnh nào đó những điều bị dồn nén sẽ có cơ hội trỗi dậy, có thể bộc lộ nhất thời, thoáng qua hoặc thể hiện ra những hành động tồi tệ không phù hợp với xã hội sống Cái nó của con người không phải khi bộc lộ ra hành động ta mới nhận thấy mà khi qua cả những suy nghĩ bởi khi cái nó thể hiện lên suy nghĩ những ham muốn, xung động mang tính bản năng tức là cái nó

đã vượt qua được tầng vô thức và xâm chiếm vào phần ý thức Trong luận văn

này,chúng tôi đi sâu vào cái nó của nhân vật “tôi” qua hai sự việc tiêu biểu,

đó là các cuộc gặp gỡ bà Swann khi đến thăm nhà, uống trà, dùng bữa tối và

cả buổi đi nhà thờ cùng bà Sự việc thứ hai đó là cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với các cô gái khi ở Balbec Đối với những biểu hiện hay tình cảm của nhân vật“tôi” trong tình yêu dành cho Gilberte và Albertine, chúng tôi sẽ đi sâu vào trong từng phần ở chương 2 của luận văn

Trong những lần đến nhà Swann, dự những buổi tiệc trà, dùng bữa tối thậm chí là cùng đi nhà thờ, đi dạo, cái nó trong nhân vật “tôi‟ đã thể hiện qua những suy nghĩ, những ham muốn mà có thể ngay chính nhân vật “tôi” cũng chưa nhận định rõ được tại sao mình lại có những suy nghĩ, biểu hiện như vậy Mục đích đến thăm nhà Swann là được đến gần và tiếp xúc nhiều hơn với nàng Gilberte nhưng trong những lúc chờ đợi, những lúc không gặp nàng, dường như những chờ đợi mong mỏi của nhân vật “tôi” có sự chệch hướng so với ý định ban đầu Nhân vật “tôi” đi, đi dọc các hành lang cho đến khi gần đến căn phòng có mùi trang điểm của bà Swann tỏa ra, có thể nói đó là sự đi

Trang 28

“tôi” cũng cảm nhận được Khi bà Swann bước vào, cái mà nhân vật “tôi” để

ý, quan sát đến chính là trang phục, chiếc áo pa-lơ-tô nhỏ bằng lông rái cá hay chiếc đầm màu xanh gợi nên nét mênh mông, huyền bí của bộ ngực, sự quyến

rũ khi nhìn cánh mũi ửng đỏ.Đó không phải là sự chờ đợi đơn thuần, đó là sự mong ngóng của ham muốn, sự chờ đợi của tò mò, của thỏa mãn ham muốn

và điều này xảy ra trong tâm trí nhân vật “tôi” mà không biểu lộ ra hành động

Và chính nhân vật “tôi” đã nhận ra rằng: “trí tưởngtượng của tôi bị hẫng hụt trong những nỗi ước mơ ấp ủ suốt những phút giây đợichờ”.Nhân vật “tôi” lúc này chưa nhận rõ được đó là sự hẫng hụt do mong muốn của bản năng, là cái hấp dẫn tính dục, cái thu hút giữa một bên là sự non nớt, đang trưởng thành muốn khám phá và bị lôi cuốn bởi cái gần như hoàn thiện của tính dục - hội tụ trong bà Swann Nhân vật “tôi” vẫn chưa ý thức được rằng đó chính là phần bản năng trong chính con người mình và mãi đến sau này, khi gặp gỡ và quan hệ với các cô gái ở Balbec, nhân vật “tôi” mới biết rằng đó là cái nguyên

sơ của bản năng và khi nhận thức được điều đó thì mới có thể đi đến sự thỏa mãn cái nó Khi nhân vật “tôi” muốn: “hiến dâng cho cô gái bán sữa con

Trang 29

25

người trọn vẹn của mình đang đứng trước mặt cô, con người có khả năng nếm hưởng những khoái cảm nồng cháy”[32, tr253] đó là khi nhân vật “tôi” nhận biết được những ham muốn của mình, ham muốn trước cô gái - mà theo nhân vật“tôi” khẳng định thì đàn bàmang một vẻ đẹp tổng thể khiến chúng ta đau khổ Lúc này đây, những ham muốn bản năng trong con người nhân vật “tôi”

đã đủ lớn, định hình rõ ràng và chính “tôi” cũng nhận thức được điều đó và cảm thấy đó là những điều cần thiết Cái nó trỗi dậy mạnh mẽ bởi những ham muốn, khoái cảm mong muốn được đáp ứng Chính điều đó hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc của trí óc và làm cho cái thể xác cảm nhận được sự sôi nổi, dồn dập có phần rạo rực Cuộc gặp gỡ ở ga tàu với cô gái bán sữa đã khơi gợi lên những rung động, ham muốn và mong muốn cháy bỏng được thỏa mãn ở nhân vật “tôi”

Cái nó của nhân vật “tôi” từ sự mơ hồ chưa rõ ràng dần thể hiện một cách rõ nét và mạnh mẽ Đó là sự thể hiện những ham muốn bản năng, những cảm xúc, những rung động của tính dục, những mong muốn được thể hiện, đáp ứng, thỏa mãn cả về mặt thể xác và tinh thần Và cũng từ giây phút gặp

gỡ cô gái bán sữa ấy, nhân vật “tôi” biết được mình muốn gì ở đàn bà, biết cách thỏa mãn những nhu cầu, ham muốn tất yếu của bản năng

Nếu như cái nó luôn có xu hướng thỏa mãn tất cả những ham muốn bản năng của con người, là phần tất yếu, vốn có của mỗi người thì cái siêu tôi lại

có xu hướng ngược lại, xu hướng quy định, khuôn khổ suy nghĩ và hành vi của con người

Cái siêu tôi : hay còn gọi là siêu ngã Cái siêu tôi được quy định và điều khiển bởi các quy chuẩn đạo đức, thiết chế, luật lệ, văn minh, văn hóacủa xã hội, luôn có xu hướng muốn áp chế những nhu cầu thuộc về bản năng Cái siêu tôi luôn có xu hướng áp chế những ham muốn bản năng thuộc cái nó.Đối với xã hội đương thời mà nhân vật “tôi” đang sống, xã hội mà địa vị còn quan

Trang 30

26

trọng hơn tiền bạc thì việc coi trọng địa vị xã hội và vị trí của mình trong gia đình và xã hội là một phần tất yếu quan trọng của mỗi cá nhân Đối với nhân vật “tôi” cũng vậy, bởi nhận thức được những thiết chế của xã hội nên nhân vật“tôi” luôn có xu hướng thúc đẩy mình có những hành động phù hợp với hoàn cảnh, rất tức thời Như việc luôn cố gắng nâng cao vị trí của mình trong gia đình nhà Swann, một phần vì muốn khẳng định giá trị của mình một phần

vì hiểu được tầm quan trọng của địa vị - nó ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc nhân vật“tôi” có được coi trọng, được ông bà Swann cho phép qua lại với con gái mình hay không.Cung cách ứng xử, văn hóa xã hội đương thời tác động, ảnh hưởng khiến cho nhân vật “tôi” luôn phải lựa chọn sao cho cách ứng xử của mình tỏ ra bản thân là một người trang trọng, lịch thiệp, là một người có cung cách của giới thượng lưu hay ít nhất tỏ ra là một người có giá trị con người cao trong mắt mọi người, đặc biệt trong sự nhìn nhận của gia đình Swann.Những quy định, chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời đòi hỏi người con luôn phải nghe lời, ngoan ngoãn và có hiếu với cha mẹ mình đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, tình cảm cũng như hành động của nhân vật

“tôi” Ngoài việc khiến nhân vật“tôi” luôn cảm thấy cần quan tâm, yêu thương những người thân, sự cần thiết của việc làm cha mẹ vui lòng thì cáia siêu tôi còn làm cho nhân vật“tôi” cảm thấy đau khổ khi khiến cha mẹ phải lo lắng và luôn nghĩ một điều đó làmìnhhạnh phúc khi cha mẹ cảm thấy hạnh phúc, tức là cuộc sống là của bản thân mỗi người nhưng chúng ta sống không chỉ cho riêng mình mà còn sống vì tất cả những người thân, những người ta yêu thương Mục đích sống không còn là chân lí mà là tình thương Đó chính

là những áp chế của xã hội, văn hóa, đạo đức đương thời lên mỗi người sống trong xã hội bấy giờ.Cuộc sống của chúng ta chỉ hạnh phúc khi dung hòa được những nhu cầu, tình cảm của mình với những mong mỏi, kì vọng của những người thân và ngay cả của xã hội đối với chúng ta – sống là vì mình

Trang 31

Ba phần của nhân cáchlà cái tôi, cái nó và cái siêu tôi được được thể hiện rõ nét qua nhân vật chính Để có cái nhìn rõ hơn nữa về các phần của nhân cách, chúng tôi tiếp tục phân tích qua nhân vật ông bà Swann trong hai trường hợp đó là trước và sau khi cưới

Trước khi cưới, cả ông Swann và bà Swann-Odette đều là những người rất nông nổi, nhẹ dạ cả tin Swann từng cố gắng xiết bao để được nhận vào câu lạc bộ Jockey và toan tính thực hiện cuộc hôn nhân để trở thành một trong những con người trứ danh nhất Paris trong lúc củng cố địa vị của mình Swann lựa chọn bạn bè tuân theo thứ thịhiếu màu sắc nửa nghệ thuật nửa lịch

sử khiến ông ta hành động như một kẻ sưu tập Swann là một người hay ghen bóng gió, yêuOdette(bà Swann sau này) tha thiết, sống trong lạc thú, ảo tưởng

về tình yêu, luôn tò mò và dai dẳng với sự tò mò, sợ hãi sự thật Ông đã ngoại tình để trả thù sự nghi hoặc đối với bà Swann Cái tôi của Swann là con người nhận thức được chính bản thân mình, muốn gì và cần làm những gì, có thể nói

Trang 32

28

Swann là một người thông minh, tinh tế, sâu sắc và luôn nhận thức rõ thực tại

để điều chỉnh hành vi cảm xúc của mình Nhưng có một điều đã chệch ngoài

dự liệu của ông Swann đó chính là cưới Odette - một người không hề có những điều kiện mà Swann đặt ra Ông yêu bà bằng một tình yêu tha thiết và

có thể nói ban đầu vô cùng sâu sắc và nồng nhiệt Chính cái nó - những ham muốn bản năng không thể cưỡng lại và mong muốn được thỏa mãn khi đứng trước Odette đã một phần nào đó lấn át cái tôi - cái tôi được định hình và hoàn thiện trong con người ông từ trước đó Cái siêu tôi của Swann thể hiện ở chỗ ông toan tính về hôn nhân, về trí tuệ để đạt được vị trí cao - được coi trọng bởi như đã nói ở trên, xã hội đương thời là xã hội địa vị được quyết định bằng quyền thế, sau đó mới đến tiền bạc Những quy luật và áp chế xã hội đã khiến Swann phải trở thành một con người luôn muốn nâng cao và khẳng định địa

vị cũng như giá trị bản thân mình Còn về Odette, bà là một người lẳng lơ, có thể nói là bà không hề có điều kiện nào đáp ứng yêu cầu của Swann ngoài cái

vẻ đẹp lẳng lơ, khêu gợi một cách cuốn hútkhiến cho người đàn ông nhìn bà

ta bằng con mắt thèm khát đến mức muốn sở hữu Trước khi làm vợ Swann, ở Odette cái nó được thể hiện nhiều hơn lấn át cả cái tôi và cái siêu tôi gần như rất hạn chế Nhưng phải nói một điều rằng dù cái nó có phần lấn át nhưng cái tôi của bà Swann cũng không phải đơn giản tầm thường, nếu không làm sao

có thể làm cho ông Swann say mê cuồng nhiệt đến bất chấp Trong tập II -

Dưới bóng những cô gái tuổi hoa tuy không miêu tả nhiều đến Odette trước

khi lấy Swann nhưng có thể nhận biết rằng bà là một người khôn ngoan, biết dùng cái vốn có của mình để đạt được cái chưa có Đối với bà, trong mọi hoàn cảnh cái quan trọng nhất là phải giữ được vẻ đẹp mĩ miều mà đàn ông thường gọi đó là kiệt tác của tạo hóa

Sau khi cưới, ông Swann yêu cầu bà thôi giao du với cái nhóm nhỏ của

bà, bà Swann trở nên hiền dịu hơn hẳn, nắm được tất cả chức tước và toàn bộ

Trang 33

vợ thủy chung Có thể thấy rằng, sau khi cưới, cái tôi của bà Swann được thể hiện rõ nét hơn Bà thích tổ chức những buổi tiệc trà, kết giao nhiều bạn, tỏ ra khôn ngoan trong các cuộc nói chuyện với những vị khách, yêu thương con gái, yêu thương gia đình mình dù ít hay nhiều Cái tôi của bà Swann là cái tôi khôn ngoan, biết sử dụng giá trị vẻ đẹp của mình để tạo ra giá trị xã hội mà đối với nhân vật “tôi” nhìn nhận thì đó là một sự hư ảo, một thế giới siêu nhiên do ông bà Swann tự tạo ra Cái nó - sự lẳng lơ và những ham muốn bản năng được tiết chế, một cách vừa đủ để bà vẫn đẹp mĩ miều, vẫn khơi lên sự rạo rực đối với người khác giới khi gặp gỡ Sự khác biệt rõ nhất có lẽ là ở cái siêu tôi, sau khi cưới, bị ảnh hưởng và ràng buộc nhiều hơn bởi Odette không còn là Odette trước nữa mà bây giờ còn sống dưới thân phận bà Swann, bà bị đạo lí làm vợ, những thiết chế xã hội của đạo đức, tình nghĩa ràng buộc nhiều hơn Bà Swann luôn cố tỏ ra là một người vợ thủy chung, cố giữ đạo lí, luôn

tỏ ra thanh cao, là một phu nhân đáng được coi trọng trong mắt bạn bè

Khác hẳn với vợ mình, ông Swann không còn kín đáo như trước và không khó tính khi chọn bạn như trước Cái tôi của ông có phần nhạt nhòa nếu không muốn nói một cách khó nghe là thoái hóa.Ông dễ bằng lòng và tự bằng lòng với những thiếu sót mà vợ mình mang lại - không thể khắc phục Ông luôn lắng nghe khi bà Swann kể những câu chuyện ngốc nghếch với vẻ say sưa hoan hỉ đầy thỏa mãn khoái lạc thì bà Swann nghe không một chút

Trang 34

sự tự bằng lòng, cố chấp nhận khiến những ham muốn bản năng bị đè nén một cách khó chịu, cộng thêm sự ghen tuông và ý nghĩ muốn trả thù đã thôi thúc ông Swann đã giải tỏa bằng cách ngoại tình Cái nó không bao giờ bị áp chế hoàn toàn mà sẽ tìm cách nào đó bộc lộ dù ít hay nhiều

Qua việc phân tích nhân vật“tôi”, ông bà Swann trước và sau khi cưới, chúng tôi đi đến kết luận rằng ở mỗi nhân vật hay rộng hơn là mỗi người luôn tồn tại ba yếu tố: cái tôi, cái nó và cái siêu tôi trong tâm trí, nhân cách.Tùy vào mỗi người, hoàn cảnh sống của mỗi người mà cái tôi, cái nó, cái siêu tôi được thể hiện theo những cách khác nhau, sự rõ rệt hay nổi bật của từng phần trong nhân cách khác nhau

1.2 Ranh giới không định hình giữa ba phần của nhân cách thông qua việc phân tích một số nhân vật tiêu biểu

Ở nhân vật “tôi”, cái tôi, cái nó và cái siêu tôi - ba phần của nhân cách tưởng như rất rõ nét, riêng biệt và độc lập nhưng thực ra lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ranh giới không thể rạch ròi, định hình giữa ba phần của nhân cách

Nhân vật “tôi” nhận ra rằng mọi mong muốn, khao khát hạnh phúc của con người không phải lúc nào cũng được phép thể hiện, đôi khi vì hoàn cảnh

mà phải giấu nhẹm đi, vì vậy sự đau khổ càng dễ đến gần tâm hồn hơn khi bị ngoại cảnh tác động, mà cái ngoại cảnh đó lại do cái siêu tôi tác động lên cái tôi, giúp cái tôi nhận thức và có cách thể hiện phù hợp theo hoàn cảnh và lúc

đó cái nó sẽ bị áp chế trong một giới hạn nhất định.Khi nhân vật “tôi” nhận ra

Trang 35

31

sự thất bại của mình trong chuyện tình với nàng Gilberte, cái nó - tình cảm, cảm xúc và mong muốn được đáp lại, mong muốn được hạnh phúc không được thỏa mãn, lúc đó sẽ tạo nên cảm giácđau khổ, khiến cái tôi bị ức chế bởi những cảm giác đau đớn, khó chịu Để giảm bớt sự đau khổ mà tình cảm gây

ra khi không được đáp lại hay có thể nói chính những ham muốn bản năng về hạnh phúc, về tình yêu bị từ chối đã tạo ra cảm giác đau khổ và đòi hỏi phải được giải tỏa Nhưng khi những phương án để giảm bớt sự đau khổ hoặc giải tỏa cái đau khổ được cái nó đưa ra thì sẽ bị cái siêu tôi - những thiết chế, quy luật của xã hội, văn hóa, đạo đức suy xét và áp chế lại Cuối cùng cái tôi ở giữa sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của cái nó để cái nó trở về trạng thái bớt ức chế, căng thẳng đồng thời việc đáp ứng đó nằm trong khuôn khổ cái siêu tôi cho phép, chấp nhận Ở đây, nhân vật “tôi” đã chọn cách: “chạy đến khóc tức tưởi trong vòng tay của người đàn bà mà mình không hề yêu” Đó là cách cái tôi lựa chọn sự thay thế nguyên nhân gây ra đau khổ cho cái nó để cái nó được bọc lộ ra hành động, giảm bớt đi đau khổ về tình ái và cách thức thay thế này được cái siêu tôi cho phép bởi nó không vi phạm một quy tắc, luật lệ nào mà đạo đức, văn hóa, xã hội đề cập đến Đó là một ví dụ điển hình về sự gắn bó chặt chẽ và tác động có tính quy định lẫn nhau giữa cái tôi, cái nó và cái siêu tôi Quyết định của phần này phải được sự cho phép hoặc ít nhất dung hòa được đối với phần khác.Nếu như cái nó thể hiện một cách thái quá, vượt qua sự kiểm soát của cái tôi thì người đó rất dễ gây ra những việc khó hiểu, kì

dị thậm chí có thể gây ra những hành động nguy hại cho chính bản thân mình

và người khác Ngược lại, cái siêu tôi mà quá khắt khe, áp chế một cách gần như triệt để cái nó thì phần cái tôi sẽ trở nên tự ti, luôn nghi hoặc chính bản thân mình từ đó trở thành một người luôn sợ hãi, không dám hành động thậm chí là không dám vượt qua một hình mẫu nào đó được cho là lí tưởng do chính người đó tự đặt ra, khi đó cái tôi luôn bị ám ảnh khiến cho trí tuệ cũng

Trang 36

cố gắng thể hiện mà chỉ một số cực kì mạnh mẽ khiến cái siêu tôi không thể

áp chế được, cuối cùng đành để phần đó xuất hiện trở thành một phần của cái tôi nhưng trong khoảng giới hạn mà cái siêu tôi có thể chấp nhận và sự áp chế yếu hơn Chính những phần phát triển mạnh mẽ của cái nó đã tạo nên nét độc đáo trong tính cách nhân vật “tôi”, đôi khi người ta mơ hồ nghĩ đó là cá tính Trường hợp của ông nhà thơ Bergotte là một điển hình của việc cái siêu tôi áp chế nhẹ nhàng nhưng cái nó cũng không trỗi dậy mạnh mẽ khiến cho cái tôi không rõ nét, đôi khi tạo ra sự không ổn định của cái tôi bởi cái tôi chính là phần dung hòa của hai phần còn lại trong nhân cách Tại sao lại vậy? Bởi nhân cách mỗi người tuy đều có ba phần nhưng đặc điểmvà sự lớn mạnh của từng phần trong mỗi người là khác nhau và chính điều đó tạo ra những con người khác nhau Bergotte ở đời thực, là người khác thường, khá kì dị khi nói chuyện một cách cầu kì, kiểu cách và đơn điệu, trong lúc nói chuyện với mọi người, ý tưởng của ông thường mơ hồ làm cho cách trò chuyện mới lạ khiến người nghe cảm giác mệt mỏi Nhưng Bergotte của văn thơ lại hoàn toàn khác biệt, đó là một Bergotte có sức lôi cuốn quyến rũ trong câu chữ, ở ông có chất lượng hiếm, quý của trí tuệ, cảm xúc của ông là một dòng thác bất tận với vẻ đẹp mĩ miều Trong văn chương, ông là một người có tư tưởng lớn, một trí tuệ vĩ đại, một hình tượng bác học am hiểu biết, khác hẳn với những kì

Trang 37

33

quặc trong lời nói và hành động mà ông thể hiện trong đời sống thật

Một nhân vật nữa mà ở con người đócó sự không rõ ràng của ba phần nhân cách đó là hầu tước de Norpois Nếu như ở Bergotte - nhà văn, nhà thơ

ta thấy sự không nhất quán về con người giữa đời thực và văn chương thì ở ông hầu tước lại là sự nhạt nhòa, không sắc nét của cái tôi mà nguyên nhân có

lẽ bởi sự pha trộn nhạt nhòa giữa các phần của nhân cách, khiến cho nhân cách của họ không rõ ràng mà chỉ là những cái chung chung Ở ông hầu tước Norpois, theo lời ca ngợi về ông thì vấn đề nào cũng biết, hiểu rộng, là người

hà tiện lời nói, luôn tỏ ra thanh cao nhưng thực ra lại không biết một cách tường tận điều gì cụ thể Ông chưa bao giờ nói rõ ràng thậm chí là chưa nói nhiều về điều gì cả, chỉ buông một hai lời ăn theo hoàn cảnh và còn lại là tự những người giao tiếp với ông suy diễn ra Cái làm cho ông được đề cao đó chính là hai chữ hầu tước hay đại sứ Và cái đó lại được tạo nên từ chính sựtrung thực, không biết gì cùngsự đảm bảo từ nguồn gốc gia đình ông Nét tính cách không rõ ràng còn được thể hiện ở việc ông kết giao bạn bè với nhiều thể loại người, từ người quý tộc, giới thượng lưu đến những người không hiểu sẽ được xếp vào vị trí nào Ở ông, các phần của nhân cách trở nên lười biếng trong thể hiện và đấu tranh với nhau tạo nên một con người nhạt nhòa về giá trị thực của bản thân Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các phần của nhân cách gần như rất nhỏ thậm chí còn khó phân biệt được ranh giới dù

là rất mong manh giữa ba phần

Qua việc phân tích trên có thể nói rằng, cái tôi là phần thể hiện giá trị bản thân đối với người khác và đối với cộng đồng Cái siêu tôi là phần nắm giữ những khuôn khổ, quy chuẩn cả về nhận thức và hành động buộc con người phải tuân theo trong một giới hạn nhất định thì mới có thể là thành viên của một cộng đồng Còn cái nó, đó là phần bản năng có sẵn trong mỗi người.Một người thể hiện mình chủ yếu thông qua cái tôi Cái tôi, về cơ bản

Trang 38

34

sẽ dung hoà giữa đòi hỏi của cái ấy và cái siêu tôi để hình thành nên những hành động và suy nghĩ mang tính ý thức của con người trong cuộc sống hiện thực.Cái tôi cố gắng tìm kiếm một sự thỏa hiệp giữa xung đột của hai phần còn lại.Cái tôi, cái nó, cái siêu tôi luôn thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau, tạo nên một trạng thái dồn nén, kháng cự, tụ tập, khuếch tán, giải tỏa và dung hòa Cái vô thức bản năng luôn bị kìm hãm bởi hàng rào kiểm duyệt do ý thức thiết lập, càng bị ức chế lại càng có nhu cầu được thỏa mãn Kết cấu nhân cách ba tầng này là một khối vận động không ngừng, tùy vào hoàn cảnh tác động hay những ức chế, dồn nén quá mức sẽ dẫn đến việc cái nó thể hiện một cách thái quáhoặc cái siêu tôi áp chế mãnh liệt, khi đó cái tôi không thể dung hòa buộc phải tìm cách giải tỏa thay thế Dù trong trường hợp cái tôi hay cái siêu tôi bộc lộ thái quá đều gây ảnh hưởng thậm chí là gây hại đến sức khỏe, tinh thần của người đó và nguy hiểm hơn là gây ra những sợ hãi, nguy hiểm cho người khác.Việc đó nói lên một điều rằng, giữa ba phần của nhân cách không hề có một ranh giới cụ thể, rõ ràng và riêng biệt mà đó là sự giao hòa với nhau, sẵn sàng lấn át nhau, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại cảnh, những yếu tố của phần này ngay lập tức trỗi dậy và xâm chiếm sang phần khác, có thể chỉ là tức thời nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài gây sự bất thường trong tâm lí và hành động của con người

Tiểu kết

Việc phân tích cái tôi, cái nó và cái siêu tôi của từng nhân vật giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể, hiểu rõ hơn tính cách, con người của từng nhân vật Từ đó nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện, bao quát hơn về một người

và hiểu được hành động của từng nhân vật Khi hiểu rõ hơn về từng nhân vật

ta sẽ biết được, lí giải được những hành động suy nghĩ của nhân vật đó và rộng hơn, nếu chúng ta nắm bắt được những đặc điểm của nhân cách người nào đó, ta không chỉ hiểu được họ mà còn có những cách thức ứng xử phù

Trang 39

35

hợp với người đó Giữa ba phần của nhân cách có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và ranh giới không định hình Ba phần của nhân cách không ngừng vận động, chuyển hóa qua lại dù là ranh giới không rõ ràng nhưng ba phần đó tạo

ra một khối thống nhất, tồn tại một cách độc lập nhưng không tách rời nhau

CHƯƠNG 2 TÌNH YÊU VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TÍNH DỤC – HAM MUỐN

cơ thể, những nhu cầu, ham muốn về mặt tình cảm đối với người khác

Sublimer(trạng thái thăng hoa): Một biểu hiện cao trào của libido với động cơ là những ẩn ức về tình dục và kết quả là các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho sự chuyển dịch của những bản năng tình dục đó Khái niệm thăng hoa thường được các nhà Phê bình sử dụng để giải thích quá trình sáng tác của tác giả

Mối tình với nàng Gilberte - con gái nhà Swann là mối tình đầu tiên và cũng là mối tình gây nhiều đau khổ cho nhân vật “tôi”.Nàng Gilberte là con gái của ông bà Swann, một thiếu nữ xinh đẹp - đang trong độ “tuổi hoa”, độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời Sau một lần tình cờ gặp gỡ hay đúng hơn là nhìn thấy Gilberte, nhân vật “tôi” đã đem lòng si mê nàng Ngoài việc tìm đủ

Trang 40

36

mọi cách để được xuất hiện trong ngôi nhà của gia đình nàng thì nhân vật

“tôi” còn thường xuyên lui đến vườn hoa Élysée để chờ đợi, ngắm nhìn nàng khi nàngđến vui chơi cùng những cô bạn gái.Nhân vật “tôi” đã cố khẳng định giá trị của mình và tạo ấn tượng trước mặt ngài Norpois để khi mà ngài hầu tước gặp gia đình Swann chí ít cũng nhắc đến tên của chàng Nhưng không ngờ rằng, người nhắc đến tên của nhân vật “tôi” trong gia đình Swann lại là giáo sư Cottard Dù là ai đã nhắc tên thì đối với nhân vật “tôi” đó đều là một điều hạnh phúc và đều tỏ lòng cảm ơn đối với người đó Khi được mời đến ngôi nhà của gia đình Swann, nhân vật “tôi” luôn cố thể hiện mình là người tốt, một người được coi là thanh nhã, lịch thiệpcùng với vốn tri thức rộng và

cố làm hài lòng ông bà Swann với mục đích sẽ được mời xuất hiện trong ngôi nhà Swann nhiều hơn, từ những buổi tiệc trà đến bữa ăn tối, bữa ăn trưa Nhân vật “tôi” luôn cố xuất hiện nhiều trong sinh hoạt của gia đình Swann hoặc những buổi dạo chơi liên quan đến những người trong gia đình nàng.Và khi được gia đình nàng cho phép gặp gỡ, ngoài gặp ở nhà thì họ thường gặp nhau tại vườn hoa Élysée Và cũng chính nơi này, họ có lần động chạm cơ thể đầu tiên Lần động chạm đó đã khiêu khích cái bản năng bộc lộ nhưng nhân vật “tôi” lại cố áp mình vào suy nghĩ đây là một tình yêu đẹp, chân thành nhất dành cho nàng và chính vì suy nghĩ đó đã làm lịm tắt đi cái khoái cảm ban đầu, dịu đi cơn ham muốn đang trỗi dậy trong cơ thể Và có hay không sự kìm nén đó nó cũng vô tình giết chết sự bắt đầu của một tình yêu đẹp do chính nhân vật “tôi” đang tự thêu dệt lên

Đối với tình yêu dành cho nàng Gilberte - con gái nhà Swann, đó là một tình yêu có thể nói là được hình thành do ảo tưởng của nhân vật “tôi” nhiều hơn là sự cuồng nhiệt, nồng cháy xuất phát từ hai phía Ngoài việc nhân vật “tôi” luôn mong ngóng được gặp nàng, tìm cách để luôn được xuất hiện trước nàng, luôn ảo tưởng về Gilberte, ngoài vẻ đẹp của thanh xuân - một vẻ

Ngày đăng: 18/11/2019, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TrầnThúyAn (2012), TrầnthuậttrongDướibóngnhữngcôgáituổihoacủa Marcel Proust, Luậnvănthạcsĩ, ĐạihọcsưphạmHàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trầnthuậttrong"Dướibóngnhữngcôgáituổihoa"của Marcel Proust
Tác giả: TrầnThúyAn
Năm: 2012
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, dịch từ nguyên bản tiếng Nga, người dịch Phạm Vĩnh Cư, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1992
3. Chu ThịThuỳDương (2015), ChấtthơtrongBênphíanhà Swanncủa Marcel Proust, Luậnvănthạcsĩ, ĐạihọcSưphạmHàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấtthơtrong"Bênphíanhà Swann"của Marcel Proust
Tác giả: Chu ThịThuỳDương
Năm: 2015
4. Sigmund Freud, Nhập môn Phân tâm học, Nguyễn Xuân Hiếu dịch (2002), Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Phân tâm học
Tác giả: Sigmund Freud, Nhập môn Phân tâm học, Nguyễn Xuân Hiếu dịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
5. Sigmund Freud, Cái tôi và cái nó, Thân Thị Mận dịch (2015), Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái tôi và cái nó
Tác giả: Sigmund Freud, Cái tôi và cái nó, Thân Thị Mận dịch
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2015
6. Sigmund Freud, Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi, Thân Thị Mận dịch (2016), Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi
Tác giả: Sigmund Freud, Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi, Thân Thị Mận dịch
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2016
7. Sigmund Freud,Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ, Ngụy Hữu Tâm dịch(2005), Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ
Tác giả: Sigmund Freud,Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ, Ngụy Hữu Tâm dịch
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
8. Hồ Thế Hà và Nguyễn Thành (2014), Phân tâm học và văn học, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn học
Tác giả: Hồ Thế Hà và Nguyễn Thành
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2014
9. Đặng Thị Hạnh (Chủ biên - 1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb Thế giới
10. ĐặngThịHạnh (1998), Tựthuậtvàtiểuthuyết ở thếkỉ XX, TạpchíVănhọc(số 5), tr.15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vănhọc
Tác giả: ĐặngThịHạnh
Năm: 1998
11. ĐặngThịHạnh (2000), MộtvàigươngmặtvănxuôiPhápthếkỉ XX, NxbĐàNẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: MộtvàigươngmặtvănxuôiPhápthếkỉ XX
Tác giả: ĐặngThịHạnh
Nhà XB: NxbĐàNẵng
Năm: 2000
12. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết
Tác giả: Đinh Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2014
18. ĐàoDuyHiệpdịch (2008), KhoảngcáchvàĐiểmnhìn: Tiểuluậnvàhệthốngphânloại, TạpchíVănhọcNướcngoài (số 4), tr.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VănhọcNướcngoài
Tác giả: ĐàoDuyHiệpdịch
Năm: 2008
19. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên - 1983), Từ điển văn học, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb KHXH
20. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH và Mũi Cà Mau.21. NguyễnThị Thu Hương (2011),NghệthuậtmiêutảtrongDướibóngnhữngcôgáituổihoacủa Marcel Proust,Luậnvănthạcsĩ,ĐạihọcSưphạmHàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phê bình văn học", Nxb KHXH và Mũi Cà Mau. 21. NguyễnThị Thu Hương (2011), "Nghệthuậtmiêutảtrong"Dướibóngnhữngcôgáituổihoa"của Marcel Proust
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH và Mũi Cà Mau.21. NguyễnThị Thu Hương
Nhà XB: Nxb KHXH và Mũi Cà Mau. 21. NguyễnThị Thu Hương (2011)
Năm: 2011
22. Tạ Thị Hường (1998), Thời gian trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của M.Proust, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian trong "Dưới bóng những cô gái tuổi hoa" của M.Proust
Tác giả: Tạ Thị Hường
Năm: 1998
23. Lê Khả Kế (1992), Từ điển Pháp - Việt, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Pháp - Việt
Tác giả: Lê Khả Kế
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1992
24. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết
Tác giả: Milan Kundera
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1998
25. Thụy Khuê, Marcel Proust: http://thuykhue.free.fr/tk99/proust.html 26. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Thế giới biểu tượng trong văn xuôiNguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marcel Proust": http://thuykhue.free.fr/tk99/proust.html 26. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), "Thế giới biểu tượng trong văn xuôi "Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Thụy Khuê, Marcel Proust: http://thuykhue.free.fr/tk99/proust.html 26. Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 2013
34. Đỗ Lai Thúy và phê bình phân tâm học Việt Nam: https://phebinhvanhoc.com.vn/do-lai-thuy-va-phe-binh-phan-tam-hoc-viet-nam/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w