Biểu tượng “cô gái” trong tranh của Elstir - sự trường tồn, vĩnh cửu của cái đẹp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 71 - 76)

Cùng với biểu tượng “hoa” và biểu tượng “nhà thờ” thì biểu tượng “cô gái” trong tranh của họa sĩ Elstir cũng là một biểu tượng đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa.Elstir là một họa sĩ trứ danh, dù tài năng chưa được thừa nhận đúng mực nhưng cũng có nhiều người mang lòng thán phục tài nghệ của ông. Rất nhiều phụ nữ Anh tới đâyvà háo hức muốn biết về ông, thậm chí có những người mong muốn được làm người mẫu tranh cho ông. Elstir thường “thức dậy trong đêm khuya và cùng người mẫu ra bờ biển nếu có ánh trăng để vẽ một bức tranh khỏa thân” [32, tr412]. Chỉ với một câu miêu tả đã đủ thấy cái tài năng, tâm huyết với nghệ thuật, khắt khe trước vẻ đẹp của tạo hóa - chính là người phụ nữ.Với cách chọn bờ biển, ánh trăng và mẫu nữ cho thấy với tài năng của mình chắc chắn ông sẽ tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh vẽ cô gái khỏa thân tắm mình dưới ánh trăng bên bờ biển trong đêm khuya tĩnh mịch, yên ắng ngoài tiếng nô đùa của sóng và gió thì không hề bị làm phiền bởi một tiếng động nào. Đây không chỉ đơn thuần là bức tranh cô gái khỏa thân trên bãi biển mà còn chứa đựng một vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa tài năng và tạo hóa. Giải thích rõ hơn về điều này, thứ nhất chúng tôi xin khẳng định rằng, chỉ có một nghệ sĩ với tài năng thực thụ mới có thể vẽ một bức tranh trong đêm khuya tĩnh mịch và bức tranh đó được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, cô gái trong tranh đang khỏa thân, đang tắm mình dưới ánh trăng trong sự yên tĩnh đến nhẹ người trước biển rộng. Hình ảnh cô gái khỏa thân chính là vẻ đẹp nguyên sơ và cũng là mĩ miều nhất của một cô gái, rộng hơn là phụ nữ. Họ không cần đắp lên mình những thứ quần áo rườm rà lộng lẫy mà ngay chính cơ thể họ đã là một kiệt tác của tạo hóa tại sao lại chọn đêm khuya? Tại sao lại chọn ánh trăng? Và tại sao lại chọn bãi biển? Tất cả sự lựa chọn này đã tạo nên một bức tranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đơn thuần,

68

thanh khiết nhất nhưng cũng thần bí và quyến rũ nhất. Ánh trăng mang vẻ đẹp của sự thanh khiết, dịu mát, một vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng.

Bãi biển rộng lớn và đêm tịch mịch gợi lên một không gian đa chiều, một không gian rộng lớn nhưng lại vô cùng yên ắng, cái bóng tối của đêm khuya như muốn nuốt gọn tất cả những bì nó bao phủ. Nhưng trước vẻ đẹp thanh khiết của ánh trăng, vẻ đẹp cô tịch của màn đêm một hình hài nhỏ bé vẫn không bị chìm đắm, bao trọn trong không gian đấy. Vẻ đẹp của người con gái vẫn hiện lên một cách sắc nét như một kiệt tác của thiên nhiên, một vẻ đẹp hút hồn không hề phô trương nhưng cũng không hề bị lu mờ. Bức tranh cô gái khỏa thân dưới ánh trăng trên bãi biển tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa to lớn, đó như một sự khẳng định cái đẹp, người phụ nữ chính là một vẻ đẹp tiêu biểu nhất, là vẻ đẹp của vẻ đẹp. Bên cạnh việc khẳng định cái đẹp chúng ta còn nhận thấy sự ám ánh của cái đẹp trong tâm trí ông Elstir qua bức tranh. Chỉ một bức tranh nhưng hội tụ vô số vẻ đẹp của tạo hóa, từ mẫu khỏa thân, vẻ đẹp của ánh trăng, của bãi biển, của màn đêm tĩnh mịch rộng lớn nhưng tươi mát đến lạ thường. Không chỉ về một bức tranh về cô gái mà Elstir còn vẽ rất nhiều tranh đặc biệt là chân dung những cô gái đang tràn đầy sắc xuân và cả những người phụ nữ biểu trưng cho cái đẹp. Với ông, tranh chính là nơi để lưu giữ cái đẹp.

Bức tranh vẽ các thiếu nữ đang ngồi trên du thuyền bên cạnh một trường đua ngựa gần Balbec, trong tranh những thiếu nữ đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết sống đang tươi cười vui vẻ và hết sức hồn nhiên trên du thuyền.

Bức tranh này không còn là một vẻ đẹp huyền bí dưới ánh trăng trong đêm tĩnh mịch mà là sự tươi trẻ, tràn đầy màu sắc của sự sống. Sự vui vẻ, yêu đời, cái hồn nhiên trong sáng của những cô gái đã tạo nên một bức tranh sinh động, một bức tranh chứa đựng thanh xuân. Trong số những bức chân dung của ông, không thể không để ý đến bức tranh chân dung vẽ Odette - bà Swann

69

trước khi kết hôn, khi bà còn trẻ và còn sống một cách bản năng. Như đã khẳng định ở phần trên, Bà Swann - Odette là biểu tượng của cái đẹp và sự xuất hiện chân dung của bà trong tranh của Elstir như một điều chắc chắn thêm về khẳng định trên.

Bức tranh thủy mặc ông vẽ một người phụ nữ không đẹp, nhưng lại thuộc kiểu người khác thường từ cách ăn mặc đến cử chỉ, đặc biệt cạnh nàng trên bàn còn đặt một bình cắm đầy hoa hồng.Vẻ đẹp bề ngoài là vẻ đẹp chúng ta dùng mắt để thấy được nhưng bên cạnh đó còn có những vẻ đẹp bên trong tâm hồn màchỉ dùng mắt thì rất khó để cảm nhận hết, vậy nên phải dùng trái tim, dùng cảm xúc để cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đó.Một người phụ nữ không đẹp cạnh một bình hoa hồng vô cùng đẹp, đó chính là cách thức tương phản cũng như thách thức sự thưởng thức nghệ thuật của người chiêm ngưỡng bức tranh. Một người phụ nữ không đẹp nhưng cũng không hề xấu bên cạnh bình hoa đẹp, vậy cái đẹp ở đây thực chất không có tiêu chuẩn để đánh giá.

Cái đẹp tùy thuộc vào con mắt và sự cảm nhận nghệ thuật của một người và bởi vậy giữa đẹp và không đẹp hoàn toàn khác với xấu, cũng bởi vậy mà tiêu chí về cái đẹp của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ở tranh của Elstir không chỉ thể hiện cái vẻ đẹp bề ngoài mà còn chứ đựng vẻ đẹp xâu xa bên trong, đó mới chính là vẻ đẹp đáng quý của con người.

Đối với Elstir, vợ của ông là một người có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nên những bức chân dung tuyệt vời kia. Bà là người luôn bên cạnh, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày. Trong tập 2 của bộ tiểu thuyết không hề nhắc tỉ mỉ về bà Elstir nhưng qua cách thức thể hiện của ông họa sĩ thì những bức tranh vẽ về các cô gái đều phảng phất ít nhiều một chút tính cách hoặc vẻ đẹp hoặc sự mong mỏi kì vọng của Elstir dành cho vợ mình. Lưu lại tuổi xuân trong những bức tranh cô gái vui đùa, nghịch ngợm, lưu lại nét đẹp thiêu đốt ánh nhìn qua hình ảnh cô gái khỏa thân hay nét đẹp bên trong của con

70

người.đó là tài năng nghệ thuật của ông cũng là sự thể hiện lưu giữ cái đẹp.

Chúng ta không thể chắc chắn rằng bà Elstir có toàn bộ những nét đẹp đó nhưng có thể khẳng định ngoài việc lưu giữ cái đẹp của thanh xuân trong những bức tranh còn có sự gửi gắm, đó là những kí ức thanh xuân tươi đẹp, kỉ niệm hạnh phúc, gắn bó giữa ông và vợ mình và ông nhận ra ở bà Elstir một điều ở bà dù tuổi trẻ đã qua, sắc đẹp cũng cùng thời gian đi mất nhưng cái đẹp bên trong, cái đẹp của nội tâm thì vẫn luôn bên ông, cùng đồng hành với ông trong những ngày tiếp theo của cuộc đời. Cái đẹp luôn luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Gần cuối tác phẩm, một lần nữa cái đẹp được khẳng định một cách chắc nịch và thiêng liêng, bức tranh vẽ tượng nữ thần biển. Có thể thấy rằng vẻ đẹp của những cô gái tuổi hoa hay chính xác hơn là của người phụ nữ là vẻ đẹp kiêu hãnh nhất mà tạo hóa ban tặng, đó là một vẻ đẹp thiêng liêng, kiêu hãnh, thách thức sự trôi chảy của thời gian.

Tiểu kết

Trên đây là ba biểu tượng tiêu biểu trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, mỗi biểu tượng đều mang những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt. Với biểu tượng “hoa”, việc lưu lại những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của các cô gái đang độ “tuổi hoa” chính là việc lưu lại, giữ lại cái đẹp để nó tồn tại mãi mãi với thời gian. “Cô gái” trong tranh của Elstir là sự biểu hiện cho cái đẹp, thể hiện tuổi xuân tươi đẹp nhất của người con gái, cho điều đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Đó là những ý nghĩa tiêu biểu của các biểu tượng, bên cạnh đó các biểu tượng còn có ý nghĩa về mặt tính dục, những ham muốn bản năng của con người.Biểu tượng “hoa” không chỉ biểu hiện cho cái đẹp mà còn để chỉ những ham muốn bản năng, khao khát tính dục bị dồn nén trong các nhân vật. Đó là khát khao được khám phá, được chiêm ngưỡng, được chiếm hữu cái đẹp nhất của tạo hóa chính là phụ nữ. Bên cạnh ham muốn chiếm hữu đó thì biểu

71

tượng “nhà thờ” biểu hiện cho những rào cản, cấm đoán đó là những thiết chế, quy luật, đạo đức, xã hội và những điều thiêng liêng nhưng tối kị, không được phạm phải. Đó chính là những ham muốn, những khao khát bị dồn nén, ẩn sâu trong lòng các nhân vật. Biểu tượng “nhà thờ” giống như tạo nên một giới hạn mà chúng ta buộc phải tuân theo.Đó là ba biểu tượng nổi bật nhất, đặc trưng và cũng hết sức quan trọng trong việc phân tích, tìm ra nguyên nhân của những suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)