Ở nhân vật “tôi”, cái tôi, cái nó và cái siêu tôi - ba phần của nhân cách tưởng như rất rõ nét, riêng biệt và độc lập nhưng thực ra lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ranh giới không thể rạch ròi, định hình giữa ba phần của nhân cách.
Nhân vật “tôi” nhận ra rằng mọi mong muốn, khao khát hạnh phúc của con người không phải lúc nào cũng được phép thể hiện, đôi khi vì hoàn cảnh mà phải giấu nhẹm đi, vì vậy sự đau khổ càng dễ đến gần tâm hồn hơn khi bị ngoại cảnh tác động, mà cái ngoại cảnh đó lại do cái siêu tôi tác động lên cái tôi, giúp cái tôi nhận thức và có cách thể hiện phù hợp theo hoàn cảnh và lúc đó cái nó sẽ bị áp chế trong một giới hạn nhất định.Khi nhân vật “tôi” nhận ra
31
sự thất bại của mình trong chuyện tình với nàng Gilberte, cái nó - tình cảm, cảm xúc và mong muốn được đáp lại, mong muốn được hạnh phúc không được thỏa mãn, lúc đó sẽ tạo nên cảm giácđau khổ, khiến cái tôi bị ức chế bởi những cảm giác đau đớn, khó chịu. Để giảm bớt sự đau khổ mà tình cảm gây ra khi không được đáp lại hay có thể nói chính những ham muốn bản năng về hạnh phúc, về tình yêu bị từ chối đã tạo ra cảm giác đau khổ và đòi hỏi phải được giải tỏa. Nhưng khi những phương án để giảm bớt sự đau khổ hoặc giải tỏa cái đau khổ được cái nó đưa ra thì sẽ bị cái siêu tôi - những thiết chế, quy luật của xã hội, văn hóa, đạo đức suy xét và áp chế lại. Cuối cùng cái tôi ở giữa sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của cái nó để cái nó trở về trạng thái bớt ức chế, căng thẳng đồng thời việc đáp ứng đó nằm trong khuôn khổ cái siêu tôi cho phép, chấp nhận. Ở đây, nhân vật “tôi” đã chọn cách: “chạy đến khóc tức tưởi trong vòng tay của người đàn bà mà mình không hề yêu”. Đó là cách cái tôi lựa chọn sự thay thế nguyên nhân gây ra đau khổ cho cái nó để cái nó được bọc lộ ra hành động, giảm bớt đi đau khổ về tình ái và cách thức thay thế này được cái siêu tôi cho phép bởi nó không vi phạm một quy tắc, luật lệ nào mà đạo đức, văn hóa, xã hội đề cập đến. Đó là một ví dụ điển hình về sự gắn bó chặt chẽ và tác động có tính quy định lẫn nhau giữa cái tôi, cái nó và cái siêu tôi. Quyết định của phần này phải được sự cho phép hoặc ít nhất dung hòa được đối với phần khác.Nếu như cái nó thể hiện một cách thái quá, vượt qua sự kiểm soát của cái tôi thì người đó rất dễ gây ra những việc khó hiểu, kì dị thậm chí có thể gây ra những hành động nguy hại cho chính bản thân mình và người khác. Ngược lại, cái siêu tôi mà quá khắt khe, áp chế một cách gần như triệt để cái nó thì phần cái tôi sẽ trở nên tự ti, luôn nghi hoặc chính bản thân mình từ đó trở thành một người luôn sợ hãi, không dám hành động thậm chí là không dám vượt qua một hình mẫu nào đó được cho là lí tưởng do chính người đó tự đặt ra, khi đó cái tôi luôn bị ám ảnh khiến cho trí tuệ cũng
32
như tính cách của người đó không được - không dám phát triển theo đúng những mong muốn của bản thân.
Ở nhân vật “tôi”, cái tôi được thể hiện một cách rõ nét bởi đó là hệ quả của cuộc đấu tranh giữa cái nó và cái siêu tôi. Mặc dù cái siêu tôi thể hiện sự áp chế mạnh mẽ: ví như đạo lí hiếu thảo luôn được nhân vật “tôi” coi trọng, luôn suy xét sao cho những việc mình làm không gây đau khổ thất vọng cho những người thân xung quanh.Và sự trỗi dậy, đấu tranh quyết liệt của cái nó - chắc chắn không phải tất cả những ham muốn bản năng thuộc về cái nó đều cố gắng thể hiện mà chỉ một số cực kì mạnh mẽ khiến cái siêu tôi không thể áp chế được, cuối cùng đành để phần đó xuất hiện trở thành một phần của cái tôi nhưng trong khoảng giới hạn mà cái siêu tôi có thể chấp nhận và sự áp chế yếu hơn. Chính những phần phát triển mạnh mẽ của cái nó đã tạo nên nét độc đáo trong tính cách nhân vật “tôi”, đôi khi người ta mơ hồ nghĩ đó là cá tính.
Trường hợp của ông nhà thơ Bergotte là một điển hình của việc cái siêu tôi áp chế nhẹ nhàng nhưng cái nó cũng không trỗi dậy mạnh mẽ khiến cho cái tôi không rõ nét, đôi khi tạo ra sự không ổn định của cái tôi bởi cái tôi chính là phần dung hòa của hai phần còn lại trong nhân cách. Tại sao lại vậy?
Bởi nhân cách mỗi người tuy đều có ba phần nhưng đặc điểmvà sự lớn mạnh của từng phần trong mỗi người là khác nhau và chính điều đó tạo ra những con người khác nhau. Bergotte ở đời thực, là người khác thường, khá kì dị khi nói chuyện một cách cầu kì, kiểu cách và đơn điệu, trong lúc nói chuyện với mọi người, ý tưởng của ông thường mơ hồ làm cho cách trò chuyện mới lạ khiến người nghe cảm giác mệt mỏi. Nhưng Bergotte của văn thơ lại hoàn toàn khác biệt, đó là một Bergotte có sức lôi cuốn quyến rũ trong câu chữ, ở ông có chất lượng hiếm, quý của trí tuệ, cảm xúc của ông là một dòng thác bất tận với vẻ đẹp mĩ miều. Trong văn chương, ông là một người có tư tưởng lớn, một trí tuệ vĩ đại, một hình tượng bác học am hiểu biết, khác hẳn với những kì
33
quặc trong lời nói và hành động mà ông thể hiện trong đời sống thật.
Một nhân vật nữa mà ở con người đócó sự không rõ ràng của ba phần nhân cách đó là hầu tước de Norpois. Nếu như ở Bergotte - nhà văn, nhà thơ ta thấy sự không nhất quán về con người giữa đời thực và văn chương thì ở ông hầu tước lại là sự nhạt nhòa, không sắc nét của cái tôi mà nguyên nhân có lẽ bởi sự pha trộn nhạt nhòa giữa các phần của nhân cách, khiến cho nhân cách của họ không rõ ràng mà chỉ là những cái chung chung. Ở ông hầu tước Norpois, theo lời ca ngợi về ông thì vấn đề nào cũng biết, hiểu rộng, là người hà tiện lời nói, luôn tỏ ra thanh cao nhưng thực ra lại không biết một cách tường tận điều gì cụ thể. Ông chưa bao giờ nói rõ ràng thậm chí là chưa nói nhiều về điều gì cả, chỉ buông một hai lời ăn theo hoàn cảnh và còn lại là tự những người giao tiếp với ông suy diễn ra. Cái làm cho ông được đề cao đó chính là hai chữ hầu tước hay đại sứ. Và cái đó lại được tạo nên từ chính sựtrung thực, không biết gì cùngsự đảm bảo từ nguồn gốc gia đình ông. Nét tính cách không rõ ràng còn được thể hiện ở việc ông kết giao bạn bè với nhiều thể loại người, từ người quý tộc, giới thượng lưu đến những người không hiểu sẽ được xếp vào vị trí nào. Ở ông, các phần của nhân cách trở nên lười biếng trong thể hiện và đấu tranh với nhau tạo nên một con người nhạt nhòa về giá trị thực của bản thân. Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các phần của nhân cách gần như rất nhỏ thậm chí còn khó phân biệt được ranh giới dù là rất mong manh giữa ba phần.
Qua việc phân tích trên có thể nói rằng, cái tôi là phần thể hiện giá trị bản thân đối với người khác và đối với cộng đồng. Cái siêu tôi là phần nắm giữ những khuôn khổ, quy chuẩn cả về nhận thức và hành động buộc con người phải tuân theo trong một giới hạn nhất định thì mới có thể là thành viên của một cộng đồng. Còn cái nó, đó là phần bản năng có sẵn trong mỗi người.Một người thể hiện mình chủ yếu thông qua cái tôi. Cái tôi, về cơ bản
34
sẽ dung hoà giữa đòi hỏi của cái ấy và cái siêu tôi để hình thành nên những hành động và suy nghĩ mang tính ý thức của con người trong cuộc sống hiện thực.Cái tôi cố gắng tìm kiếm một sự thỏa hiệp giữa xung đột của hai phần còn lại.Cái tôi, cái nó, cái siêu tôi luôn thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau, tạo nên một trạng thái dồn nén, kháng cự, tụ tập, khuếch tán, giải tỏa và dung hòa. Cái vô thức bản năng luôn bị kìm hãm bởi hàng rào kiểm duyệt do ý thức thiết lập, càng bị ức chế lại càng có nhu cầu được thỏa mãn. Kết cấu nhân cách ba tầng này là một khối vận động không ngừng, tùy vào hoàn cảnh tác động hay những ức chế, dồn nén quá mức sẽ dẫn đến việc cái nó thể hiện một cách thái quáhoặc cái siêu tôi áp chế mãnh liệt, khi đó cái tôi không thể dung hòa buộc phải tìm cách giải tỏa thay thế. Dù trong trường hợp cái tôi hay cái siêu tôi bộc lộ thái quá đều gây ảnh hưởng thậm chí là gây hại đến sức khỏe, tinh thần của người đó và nguy hiểm hơn là gây ra những sợ hãi, nguy hiểm cho người khác.Việc đó nói lên một điều rằng, giữa ba phần của nhân cách không hề có một ranh giới cụ thể, rõ ràng và riêng biệt mà đó là sự giao hòa với nhau, sẵn sàng lấn át nhau, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại cảnh, những yếu tố của phần này ngay lập tức trỗi dậy và xâm chiếm sang phần khác, có thể chỉ là tức thời nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài gây sự bất thường trong tâm lí và hành động của con người.
Tiểu kết
Việc phân tích cái tôi, cái nó và cái siêu tôi của từng nhân vật giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể, hiểu rõ hơn tính cách, con người của từng nhân vật. Từ đó nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện, bao quát hơn về một người và hiểu được hành động của từng nhân vật. Khi hiểu rõ hơn về từng nhân vật ta sẽ biết được, lí giải được những hành động suy nghĩ của nhân vật đó và rộng hơn, nếu chúng ta nắm bắt được những đặc điểm của nhân cách người nào đó, ta không chỉ hiểu được họ mà còn có những cách thức ứng xử phù
35
hợp với người đó. Giữa ba phần của nhân cách có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và ranh giới không định hình. Ba phần của nhân cách không ngừng vận động, chuyển hóa qua lại dù là ranh giới không rõ ràng nhưng ba phần đó tạo ra một khối thống nhất, tồn tại một cách độc lập nhưng không tách rời nhau.
CHƯƠNG 2