Biểu tượng “hoa” - vẻ đẹp tươi trẻ của thanh xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 59 - 76)

Theo S.Freud, biểu tượng là ngôn ngữ của cái vô thức bị chèn ép, là thứ ngôn ngữ bị dịch chuyển, là sự thay thế của cái biểu đạt này bằng cái biểu đạt khác, ở đó cái được biểu đạt luôn vắng mặt, cái biểu đạt xuất hiện như là cái kí hiệu ám chỉ. Biểu tượng hoạt động theo phương thức khoái cảm, tồn tại dưới các vô thức, ảo giác, sự hồi tưởng, những sự dịch chuyển mà người mơ không thể kiểm soát được. TrongDưới bóng những cô gái tuổi hoa, biểu tượng “hoa” là biểu tượngnổi bật và có thể nói đây là một biểu tượng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm.

Khi nhắc đến “hoa” là ta liên tưởng ngay đến cái đẹp, đến những bông hoa tươi tắn đang đua nhau khoe sắc, đến những điều đẹp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, hoa tượng trưng cho cái đẹp. Là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên cũng như biểu tượng về cái đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Chính vì lẽ đó mà ngay chính tên tập IIcủa Đi tìm thời gian đã mất tác giả đã lấy tên là Dưới bóng những cô gái tuổi hoa. Trong muôn vàn ý đồ, dụng ý của tác giả và cả sự hiểu biết của người đọc thì một trong những dụng ý khi từ “hoa” xuất hiện chính là chỉ sự trẻ trung, sự xinh đẹp cũng như tuổi đời còn trẻ của những cô gái xuất hiện trong tiểu thuyết, họ đang trong tuổi trưởng thành như những đóa hoa mới nở, màu sắc tươi thắm, đẹp đến hút hồn mà không tài nào kìm lòng được.

Những cô gái tuổi hoa đó chính là con gái nhà Swann - nàng Gilberte, nàng Albertine Simonet và những cô bạn của nàng. Họ chính là những đóa hoa mới nở, khoe sắc lộng lẫy trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trước

56

mặt nhân vật “tôi” nói riêng. Những đóa hoa đó trong mắt nhân vật “tôi” là đẹp nhất, trong trắng và tinh khôi nhất. Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và Gilberte - mối tình thứ nhất thường diễn ra tại vườn hoa Élysée, một khung cảnh lãng mạn mà ở đó nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi sự xuất hiện của nàng.

Luôn ảo tưởng về Gilberte, rằng nàng dịu dàng, nàng sẽ thích mình, nàng sẽ yêu mình. Còn với Albertine, nhân vật “tôi” khẳng định đây là mối tình thứ hai của chàng - một mối tình sâu nặng. Cũng giống như tình cảm dành cho Gilberte, nhân vật “tôi” luôn mong nhớ đến nàng Albertine. Và có lẽ ở mối tình này, nhân vật “tôi” mới trải qua tình yêu thực sự chứ không phải do mình ảo tưởng tự vẽ lên. Ngoài việc chủ động gặp gỡ làm quen với Albertine thì còn chủ động làm quen với những người bạn xung quanh nàng với mong muốn sẽ ở bên cạnh nàng và làm cho nàng hạnh phúc. Tuy nhiên, kết thúc mối tình thứ hai dù sâu đậm đến đâu và ôm nhiều hi vọng đến mấy thì cuối cùng nhân vật tôi vẫn cô đơn, đau khổ trong chính tình yêu của mình, đau khổ trong chính những hi vọng mình đặt ra. Với hai đóa hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất trong cuộc đời mình, nhân vật “tôi” đều chỉ có thể nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, khao khát được ở gần và sở hữu nó nhưng dù trong mối tình nào thì cũng đều không có được và đều chịu đựng sự đau khổ.

Biểu tượng “hoa” không chỉ ẩn dụ cho những cô gái tràn đầy sức sống với làn da căng mịn, ánh mắt, mái tóc và cả những nụ cười hút hồn mà nó còn chứa đựng một ý nghĩa sâu xa, cái được gọi là ham muốn tính dục ẩn sâu trong vô thức của mỗi nhân vật. Nói cách khác, biểu tượng “hoa” còn chứa đựng ý nghĩa tính dục của con người.Khi Gilberte đưa lại cho nhân vật “tôi”

bức thư và giữa hai người có lần đụng chạm cơ thể gần nhất, lúc đó nhân vật

“tôi” đè trên người Gilberte đã gợi lên một cảnh tượng gợi tình, khi đó trong nhân vật “tôi” có những cảm giác mà chính nhân vật “tôi” cũng không thể nào lý giải. Có sự sung sướng khi đụng chạm xác thịt, một chút vui vẻ hạnh phúc

57

và quan trọng là khơi gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” một ham muốn, khao khát với nàng. Nhưng rồi mọi ảo tưởng, mơ mộng về tình yêu với Gilberte vừa nhen nhóm đã nhanh chóng sụp đổ khi chính nàng thú nhận không hề có tình cảm với nhân vật “tôi”. Trong giây phút bị từ chối đó, nhân vật “tôi”

không những không bị đau lòng, tổn thương vì lời từ chối mà trái lại, nhân vật

“tôi” đột nhiên cảm thấy sợ: “sợ nàng hiểu mình không yêu nàng”. Đây đúng là một điều khó hiểu đang diễn ra trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến ngay cả chàng cũng không hiểu được mình. Chính nhân vật “tôi” đã tự thú nhận rằng mình không yêu Gilberte, vậy tại sao trong tâm trí lại luôn nghĩ tới nàng với một tình yêu đẹp? Đó chỉ là ảo tưởng, ảo tưởng về một tình yêu. Ở cái tuổi của nhân vật “tôi” trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa là trong độ tuổi cuối thiếu niên, đầu thanh niên. Đây là độ tuổi mà cơ thể phát triển hoàn thiện về giới, có những cảm xúc, những rung động và cả những ham muốn được khám phá, ham muốn cơ thể. Ở độ tuổi này,luôn cảm thấy đâu đó trong cơ thể mình vang vọng một tiếng gọi, sự thúc giục trỗi dậy để thỏa mãn những ham muốn, giải tỏa những bí bách của cơ thể. Chính vì đặc điểm này nên khi gặp Gilberte - con gái nhà Swann, nhân vật “tôi” đã tự thêu dệt cho mình một bức tranh tình cảm, đặt vào đó tất cả những gì mình biết, mình tò mò, khao khát, mong muốn khám phá, làm chủ. Nếu nói đến ham muốn xác thịt với Gilberte thì có thể lúc này ở nhân vật “tôi” chưa định hình rõ, chưa gọi tên được điều đó mà chỉ dừng lại ở sự hào hứng, mong muốn gặp gỡ và dừng lại ở sự khao khát trong lòng. Có lẽ đây chính là do đặc điểm lứa tuổi, chưa thực sự hiểu rõ cơ thể mình,đang trên con đường khám phá. Mối tình giữa nhân vật “tôi” và nàng Gilberte ví nhưmột bông hoa bắt đầu khoe sắc thắm, một bông hoa chớm nở. Bởi vì hoa mới bắt đầu nở nên có rất nhiều yếu tố chưa thể hoàn thiện, chỉ là trên con đường hoàn thiện để trở thành một bông hoa đẹp nhất khoe sắc thắm sẽ trải qua muôn vàn khó khăn.

58

Sau khi thất bại trong chuyện tình cảm với nàng Gilberte - con gái nhà Swann. Một khoảng thời gian sau đó, nhân vật “tôi” đã đến một thành phố khác đó là Balbec. Nhân vật “tôi” đã không còn cái e dè, bị động trong tình cảm mà đã bạo dạn hơn, hành động liều lĩnh hơn với phụ nữ, anh ta muốn khám phá hơn nữa những kiệt tác của tạo hóa đó chính là phụ nữ. Nhân vật

“tôi” muốn chạm tay và chiếm hữu cái khuôn ngực nảy nở của một cô gái đang dạo chơi hay ước ao có một cô thôn nữ đi qua để ôm vào vòng tay và nhận ra rằng mọi cô gái dù nơi nông thôn hay thành thị đều sẵng sàng thỏa mãn những giấc mơ, những ao ước ấy. Nhân vật “tôi” đã hiểu rõ được những ham muốn dục vọng trong cơ thể mình, hiểu được mình cần gì ở một người đàn bà . Tuy nhiên vẫn còn nhiều dồn nén bên trong mà nhân vật “tôi” chưa thể thể hiện ra. Đối với nhân vật “tôi”, hình hài người phụ nữ chẳng qua chỉ là một thứ tiếp xúc để thu hút sự chú ý của con người, một thứ thâm nhập để khơi gợi một ý nghĩ. Sự xao xuyến, mong muốn được bên cạnh, được khám phá cơ thể quý giá mà tạo hóa đem lại và xa xôi hơn là mơ màng về cái hạnh phúc êm ấm tương lai. Tất cả đều là thật, đều đang diễn ra nhưng nó diễn ra trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” mà không hề bộc lộ ra hành động bên ngoài. Những khao khát, ham muốn chiếm hữu một lần nữa mạnh mẽ hơn nhưng vẫn chưa đủ để thể hiện ra hành động, vẫn thiếu điều gì đó để đi đến những khoái cảm, đến sự thỏa mãn của bản thân. Vì những ham muốn sục sôi đó chỉ diễn ra trong tâm tưởng, ảo ảnh nên nhân vật “tôi” luôn chìm đắm trong sự đau khổ mà tự mình gây ra. Cái đau khổ ở đây chính là không thể nào giải tỏa những bí bách, dồn nén trong người. Nhân vật “tôi” luôn tự tạo cho mình những ảo ảnh, mơ mộng về một tình yêu đẹp, trong sáng, chiếm hữu một người con gái nào đó và mơ về một tương lai với mái ấm gia đình hạnh phúc. Nhưng chính những mơ mộng, khao khát đó đã khiến nhân vật

“tôi” tự chìm đắm trong đau khổ do chính mình tạo ra.

59

Thời khắc trước lúc nhân vật “tôi” vào phòng Albertine, trong cơ thể nhân vật “tôi” đang bị ham muốn, khao khát thiêu đốt và mong ngóng một điều gì đó xảy ra với đúng ước nguyện của mình. Khi cánh cửa phòng Albertine mở ra, nhân vật “tôi” đã vui sướng khi thấy cảnh tượng trong phòng. Trong khung cảnh ánh trăng soi sáng cả một vùng không gian, một cô gái nằm trên giường với làn da thịt để hở tạo nên một cảnh tượng gợi tình không cưỡng lại được, nhân vật “tôi” đã tiến lại, cúi xuống và hôn Albertine.

Trước lời hẹn buổi tối và khung cảnh tình tứ này không chỉ nhân vật “tôi” mà chínhchúng ta cũng đang chờ đợi cái khoảnh khắc tình yêu thật sự nảy nở. Tất cả những khao khát, ham muốn đều được chút bỏ lên chính da thịt, thể xác của đối phương. “Tôi” đã tự vẽ ra biết bao huyễn cảnh, tự mơ màng đến sự hạnh phúc khi tình yêu được đáp trả nhưng giây phút tiếng chuông vang lên thì tất cả những ảo mộng, huyễn cảnh đó đồng loạt bị dập tắt một cách triệt để. Nhân vật “tôi” ngỡ rằng Albertine là người đồng ý trước, vậy mà đến phút cuối thì nàng lại là người không đồng ý với hành động gần gũi của mình. Sau buổi tối hôm đó, sự gặp gỡ giữa nàng Simonet và nhân vật “tôi” gần như là không còn diễn ra nữa. Dù “tôi” rất nhớ nhung và muốn gặp nàng những tất cả những thông tin của nàng thì “tôi” đều biết được qua những người bạn.

Chuyện tình giữa họ cứ thế mà phai nhạt, không có lời nói chia tay rõ ràng những thực sự mối tình đó đã kết thúc và nhân vật “tôi” lại đau khổ trong sự cô đơn của chính mình.

Nếu như ví tình cảm giữa nhân vật “tôi” và nàng Gilberte là đóa hoa mới bắt đầu hé nở thì tình yêu với nàng Albertine có thể nói là một bông hoa khoe sắc thắm, rạng rỡ, kiêu hãnh khoe sắc trước thiên nhiên. Có đủ những cung bậc cảm xúc, từ nhớ nhung da diết, yêu thương mãnh liệt, hạnh phúc và sự chủ động về cảm xúc, tình cảm. Nhưng kết thúc lại giống với mối tình thứ nhất, họ không có chia tay mà cứ dần xa nhau. Kết thúc cả hai mối tình đều

60

dở dang như muốn khẳng định rằng mãi mãi những đóa hoa chỉ nên nhìn ngắm lúc đang khoe sắc để hình ảnh này sẽ luôn luôn đẹp và mãi giữ trong tâm trí chúng ta chứ không nên chạm tới để chiếm hữu những bông hoa đó, xâu xa hơn là không thể chiếm hữu những cái đẹp chỉ cho riêng mình.

Nếu nhưbiểu tượng “hoa” - một đóa hoa chớm nở thể hiện tình cảm và những ham muốn tính dục của nhân vật “tôi” đối với nàng Gilberte, biểu tượng “hoa” - một đóa hoa khoe sắc thể hiện tình cảm, bản năng tính dục, những ham muốn chiếm hữu của nhân vật “tôi” đối với nàng Albertine thì bà Swann chính là sự thể hiện của biểu tượng “hoa” - mãi mãi tươi đẹp, một biểu tượng về sự trường tồn của cái đẹp. Bà Swann được miêu tả là một người đàn bà hết sức lẳng lơ nhưng cái lẳng lơ đó lại ẩn sâu trong bản tính, trước mặt đây là một bà Swann đoan trang, đẹp lộng lẫy. Khi nhắc đến phụ nữ, nhất là những phụ nữ mà ẩn sâu trong họ có những tình cảm mãnh liệt, những ham muốn, khoái cảm mà chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ để trào dâng thì tác giả lại luôn đưa ra những triết lý về họ. Đó là: “đàn bà không đòi hỏi gì hơn là được làm tình”, “ khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong một ngày của bà ta không phải lúc nào bà ta trang phục vì thiên hạ, mà là lúc bà ta thoát y vì một người đàn ông”[32, tr189]. Chính bà Swann đã cuốn hút nhân vật “tôi”, nhưng không phải vì tình cảm mà là vì những bí ẩn cơ thể, nơi khơi gợi những hứng thú, khoái cảm và cả sự tò mò cần khám phá. Cho dù bề ngoài có ngụy trang nhưthế nào thì một người lẳng lơ vẫn luôn lẳng lơ từ những từ ngữ của mình.

Khi bà Swann duyên dáng bảo một người đàn ông: “Ngày nào ông cũng có thể gặp tôi hơi khuya một chút và mời ông đến dùng trà” [32, tr189]. Trên môi bà còn nở một nụ cười tinh tế, dịu dàng đủ sức gợi tình, đủ sức cuốn hút đối phương, chỉ thế thôi đã đủ để ta nhìn rõ con người sau những lớp áo cao quý kia rồi. Những câu nói mang đầy ý vị, tình tứ làm cho người được nghe như được khơi gợi một điều gì đó gọi là bản năng tận sâu đáy lòng. Và vì vậy

61

người ta hào hứng và rất mong được đến uống trà cùng bà. Nhân vật “tôi”

quan sát bà Swann bằng chính bản năng của mình. Nếu như đối với Gilberte thì nhân vật “tôi” luôn mong muốn có một tình yêu trong các loại sách văn học mà nhân vật “tôi” từng đọc có khắc họa lên thì đối với bà Swann, đó không phải là tình yêu cũng không phải là ham muốn, mà đứng trước bà Swann nhân vật “tôi” như thấy có những điều thiêng liêng, bí ẩnnhất của tạo hóa hay bí mật trái cấm giữa Adam và Eva đều cất giữ nơi bà, có thể gọi đó là sự tôn thờ, sùng bái cái đẹp. Và nhân vật “tôi” chính là vì tò mò, là tìm lời giải đáp nhưng đôi khi những điều tìm được lại khiến nhân vật “tôi” rạo rực, khó chịu như lửa đốt trong cơ thể mình. Nhân vật “tôi” nhận thấy lớp áo bằng lụa in họa tiết mịn màng trên ngực để lộ làn da tươi mát hay bà mặc chiếc váy màu sẫm, đỏ thẫm hay da cam - những màu sắc có ý nghĩa đặc biệt, đó là hình ảnh gợi tình, gợi lên cái ham muốn được khám phá và thỏa mãn khoái cảm cơ thể của người đàn ông. Nhân vật “tôi” nhìn bà Swann với cái nhìn của một người đàn ông nhìn một người đàn bà với ước vọng khám phá,chiếm hữu chứ không phải đôi mắt tràn đầy yêu thương như với nàng Gilberte. Đặc biệt, nhân vật “tôi” còn để ý thấy chiếc áo véc của bà Swann hàng khuy mở nhiều hay mở ít tùy theo nóng nhiều hay nóng ít khi bà ta đi bộ, hàng đăng-ten hình răng cưa viền trên áo lót lộ ra tựa viền chiếc áo ghilê ngày trước bà vẫn mặc, chiếc áo lót bằng nhung xanh gợi lên một kí ức mơ màng về quá khứ trong cuộc sống hiện tại. Đó chính là bản năng khi một người đàn ông nhìn một người đàn bà, ở nhân vật “tôi” bản năng đó được khơi gợi, kêu gọi trỗi dậy nhưng chính anh ta cũng biết được giới hạn và biết được đó là ai. Không phải tự nhiên mà khi nhìn bà Swann nhân vật “tôi” lại nhận thấy những điều đó.

Có lẽ vì bà Swann: “là cả một thời đại”. Cả một thời đại này không chỉ đơn giản với nghĩa là thời trang về trang phục của bà luôn thời thượng mà còn vì bà chính là tượng đài, là minh chứng cho những mối tình, là nơi chứa đựng tất

62

cả những thứ về cảm xúc và xác thịt. Bà Swann chính biểu tượngcủa vẻ đẹp - một vẻ đẹp không thay đổi theo thời gian,của tình yêu, của những ham muốn, khát khao và cũng bởi lẽ đó mà bà Swann được coi là biểu tượng “hoa” - mãi mãi tươi đẹp.

Bên cạnh đó còn có những đóa hoa thật sự mang vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau như cúc đại đóa mà nhân vật “tôi” luôn nhìn thấy ở gia đình nhà Swann, đặc biệt phòng bà Swann, loại hoa này biểu trưng cho sự vĩ đại, một sự tôn thờ và khẳng định cái đẹp. Những bông hoa hồng thể hiện cho tình yêu tươi đẹp, những bông hoa sơn trà gắn liền với những kỉ niệm đẹp của cuộc đời và những bông hoa huệ như thể hiện những đau thương, chua xót trong cuộc đời. Mỗi một loài hoa mang đều một ý nghĩa biểu tượng riêng biệt cho riêng mình và vẻ đẹp ấy cũng được thể hiện trong những bức tranh vẽ hoa của Elstir.

Biểu tượng “hoa” không chỉ có ý nghĩa là những cô gái đẹp tinh khôi đang tuổi thanh xuân, biểu tượng của cái đẹp mà còn thể hiện những ham muốn, khao khát tính dục bị dồn nén trong các nhân vật. Đó là khát khao được khám phá, được chiêm ngưỡng, được chiếm hữu cái đẹp nhất của tạo hóa chính là phụ nữ. Chỉ một biểu tượng nhưng khi áp dụng khuynh hướng phê bình phân tâm học vào phân tích ta thấy được sự đa chiều của các vấn đề, thấy được ngọn nguồn của sự vật, xâm nhập sâu vào tâm lí nhân vật để thấy được nguyên nhân dẫn đến những hành động. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên nét đặc sắc giữa khuynh hướng phê bình phân tâm học với những khuynh hướng phê bình khác.

3.2 Biểu tƣợng “nhà thờ” – ý nghĩa thiêng liêng của cái đẹp.

Nếu như “hoa” là biểu tượng của cái đẹp, cái đẹp của thanh xuân, của tuổi tác, cái đẹp của tâm hồn. Biểu tượng “hoa” là đại diện cho tất cả những điều tươi đẹp nhất của tạo hóa thì biểu tượng “nhà thờ” lại là biểu tưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)