Mối tình với Albertine - những ham muốn tính dục đẩy lên đến tột độ và trạng thái thăng hoa, thỏa mãn của tinh thần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 46 - 52)

Albertine Simonet được khẳng định là mối tình thứ hai của nhân vật

“tôi”. Nàng là cô gái đẹp nhất trong những cô gái tuổi hoa mà nhân vật “tôi”

từng thấy. Nhân vật “tôi” chủ động trong mối tình thứ hai hơn so với mối tình thứ nhất: chủ động tìm kiếm, chủ động gặp gỡ và chủ động trong những hành vi đối với nàng Albertine.Sau khi mối tình với nàng Gilberte tan vỡ khiến nhân vật “tôi” vô cùng đau khổ và mong muốn dần xóa hình ảnh nàng trong tâm trí mình. Hai năm sau, nhân vật “tôi” cùng bà của mình đến Balbec, đây dường như là một kì nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, như một cuộc đua tìm kiếm những hình ảnh mới mẻ, tươi đẹp hơn để thay thế hình ảnh thuộc về những kỉ niệm đau khổ. Và trong mục đích của chuyến đi này, còn có một phần là để xóa nhòa đi những cảm xúc đau khổ mà nàng Gilberte đã tạo ra trong trái tim,

43

tâm hồn nhân vật “tôi”. Khi đến Balbec, nhân vật “tôi” đã làm bạn với Saint- Loup vànghỉ ngơi tại một khách sạn ở Rivebelle - nơi có thể nhìn ra bãi biển tuyệt đẹp có những cô gái trẻ tuổi với nụ cười giòn tan của sự hồn nhiên, những cô gái trẻ tuổi tràn đầy nhiệt sống và vẻ đẹp trong sáng của thanh xuân.

Và cũng chính bãi biển này, nhân vật “tôi” đã gặp được những cô gáituổi hoa - những cô gái mà cuộc đời này mãi không thể quên. Nhân vật

“tôi” đã vô tình nhìn thấy nhóm bạn nhỏ bao gồm các cô gái trẻ ríu rít nô đùa, trêu ghẹo lẫn nhau trên bãi biển và đôi khi còn trêu đùa cả những người trên bãi biển nữa. Tất cả những gì mà “tôi” nhớ về nhóm những cô gái trẻ này đó là nụ cười tươi đẹp của thanh xuân, những thân hình căng tràn sức sống lôi cuốn ánh nhìn của mọi người, những mái tóc màu hung hay màu đen xõa trên vai hay cô gái có cánh mũi rộng. Dù nhớ được rất nhiều điều như vậy nhưng tôi không thể nào phân biệt rõ ràng từng người một mà chỉ có thể mơ hồ nhớ một vài đặc điểm của từng người qua cả một nhóm người. Sẽ không có gì đặc biệt nếu như nhân vật “tôi” chỉ nhìn thấy nhóm các cô gái trẻ nô đùa trên bãi biển bởi đó là những điều bình thường khi ta đến bất cứ một bãi biển hay chính xác hơn là một khu nghỉ dưỡng nào đó. Điều đáng chú ý ở đây đó là, khi nhân vật “tôi” dần quên mất những tiếng cười, mái tóc màu da của các cô gái đó thì tình cờ khi đến thăm vị họa sĩ nổi tiếng - dù tài năng chưa được công nhận đó là Elstir, nhân vật “tôi” lại nhìn thấy cô gái có mái tóc màu hung - một trong những cô gái gây ấn tượng nhất với mình. Nàng đi qua nơi ở của Elstir và tỏ ra quen biết, thân thiết khi chào hỏi ông họa sĩ. Lúc này đây, không thể đo biết được có bao nhiêu vui sướng, hạnh phúc đang nhảy múa trong lòng nhân vật “tôi”. Tôi thấy hối hận vì sao mình không đến thăm ông ấy sớm hơn, như vậy có thể quen biết những thiếu nữ này sớm hơn. Qua Elstir, nhân vật “tôi” được biết nàng tên Albertine thuộc dòng học Simonet - một dòng họ cao quý mà chính dòng họđó tự cho rằng nó cao quý và vì nó

44

cao quý nên chỉ có một chữ “n” trong khi hầu hết tất cả mọi người khi nghe nhắc đến dòng họ này đều chắc chắn rằng sẽ có hai chữ “n”. Nhân vật “tôi” đã dò hỏi ngài họa sĩ để có những thông tin về nàng và nhóm bạn nhỏ của nàng.

Khi biết được nàng cùng các cô bạn hay cùng nhau nô đùa trên bãi biển, dạo chơi bên vách núi và thích ngắm nhìn những bức tượng đá gần bờ biển, “tôi”

đã có những toan tính để cùng đi dạo với Elstir về phía vách đá gần bờ biển với mục đích cố ngóng chờ, tạo ra cuộc gặp gỡ tình cờ với nhóm thiếu nữ tuổi hoa. Nhưng thất vọng làm sao khi mà Elstir chỉ chào hỏi Albertine theo đúng lệ mà không hề giới thiệu nhân vật “tôi” với nàng.“Tôi” vôcùng buồnbã vì chưa có cơ hội chính thức được làm quen với tiểu thư Simonet, chưa thể bộc lộ và thể hiện sự ngưỡng mộ và tình yêu của mình với nàng, một tình yêu mà như nhân vật “tôi” khẳng định là chân thành và tha thiết biết nhường nào. Sau nhiều ngày cố gắng cuối cùng cơ hội để gặp gỡ nàng đã đến, họ chính thức gặp nhau tại nhà của ngài họa sĩ. Sau khi được giới thiệu và làm quen với Albertine thì “tôi” luôn cố gắng để làm quen và thân thiết với những cô bạn trong nhóm của nàng bởi nhân vật “tôi” nghĩ rằng sẽ được nàng nhìn nhận và có cơ hội gần gũi nàng nhiều hơn khi thân thiết với những người bạn của nàng. Nếu như trong mối tình dành cho nàng Gilberte, nhân vật “tôi” dù cố gắng tìm mọi cách để được xuất hiện trước mặt nàng nhiều hơn, thường xuyên hơn nhưng lại khá e dè trong việc thể hiện mình trước mặt nàng. Còn đối với nàng Albertine thì nhân vật “tôi” đã chủ động, mạnh dạn hơn rất nhiều, biết giành giật tình cảm về mình. Đó là một sự thay đổi rất lớn trong con người nhân vật “tôi”, có thể gọi đó là sự trưởng thành cả về mặt tuổi tác và suy nghĩ cũng như cảm xúc. Biết nắm bắt cảm xúc của mình, biết mình muốn điều gì và quan trọng hơn là đã không còn sợ sệt mà thay vào đó là sự mạnh dạn tiến đến để đạt được những điều mình mong muốn, thỏa mãn những ham muốn, nhu cầu của chính bản thân mình. Đối với nàng Albertine,

45

tình cảm của nhân vật “tôi” không còn mơ hồ, ảo tưởng mà nó mãnh liệt thậm chí trở nên cuồng nhiệt. “Tôi” mong muốn được chạm vào bàn tay mền mại của nàng khi cùng chơi trò chơi, sự đố kị thậm chí là ghen tuông khi không được ngồi cạnh nàng, cảm thấy khó chịu khi một gã đàn ông khác - bạn nàng có được cơ hội ngồi cạnh và tiếp xúc cơ thể với nàng. Sau những lần gặp Albertine, nhân vật “tôi” về phòng mình tại khách sạn và luôn mong nhớ, tưởng tượng đến lời nói, đến nụ cười, vẻ đẹp thân hình của nàng dù đôi khi chính nhân vật “tôi” nhận ra rằng trong những lần tưởng tượng đó, không ít lần thèm thuồng được tiếp xúc da thịt, được thấu hiểu tâm hồn nàng để đạt được những khoái cảm khiến nhân vật “tôi” cảm thấy vừa lòng.

Trong tình yêu đối với nàng Gilberte, nhân vật “tôi” luôn là người chạy theo, đuổi theo, dâng hiến tình cảm mà nàng không hề đáp lại hay đúng hơn là Gilberte cho rằng đó là một sự đeo đuổi, làm phiền khiến nàng trở nên khó chịu, chán ghét nhân vật “tôi”. Còn trong tình yêu đối với nàng Albertine,

“tôi” cũng dượt đuổi, cũng chạy theo nhưng tình cảm đó, công sức đó còn được nàng đáp lại một cách rõ ràng bằng chữ viết, bằng lời nói dù cho đến cuối cùng mối tình có đi đến đâu, kết thúc như thế nào thì ta cũng có thể cho rằng đây là một mối tình thực sự, mối tình có sự hồi đáp của cả hai phía. Tình cảm trong con người nhân vật “tôi” không chỉ còn là những mong muốn được nhìn thấy, được tiếp xúc, thể hiện trước mặt người mình yêu mà bây giờ đã phát triển hơn, mãnh liệt hơn, đó là sự bối rối, rạo rực khi nghĩ về người yêu, là cảm giác thèm muốn được gần gũi, thân mật với nàng. Đến giai đoạn này thì trong nhân vật “tôi” còn có cả những ham muốn xác thịt đúng hơn đó là ham muốn tình dục, dục vọng chiếm hữu và nhu cầu thỏa mãn tất cả các ham muốn bản năng của bản thân. Lòng tin vào tình yêu mà Albertine dành cho mình và những dục vọng được nuôi dưỡng, nhân vật “tôi” đã nghĩ đến một ngày gần nhất sẽ cùng nàng xây đắp hạnh phúc tình yêu. Mọi chuyện đều

46

đang tốt đẹp theo suy nghĩ của nhân vật “tôi” cho đến khi được tin nàng sẽ nghỉ tại khách sạn của mình vào đêm trước khi ra ga tàu để đến thăm bà Bontemps – dì nàng.

Đêm trước khi Albertine đến nhà dì,vì nhiễm lạnh nên nàng cảm thấy mệt đã đi nằm trước bữa tối và nói với nhân vật “tôi” rằng: “Anh có thể tới bên giường nhìn em ăn tối” [32, tr496] và còn nhấn mạnh là càng sớm càng tốt. Trong “tôi” có biết bao niềm vui sướng đang nhảy múa, những ham muốn, khao khát bị đốt cháy đột ngột làm cho anh ta có cảm giác vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Tối hôm đó, cái thời khắc trước lúc nhân vật “tôi” vào phòng Albertine, trong người kín đáo gợi lên một niềm vui sướng, rạo rực và bắt đầu mong ngóng về những điều sẽ xảy ra tiếp đây. Nói đúng hơn là trong cơ thể nhân vật “tôi” đang bị dục vọng cơ thể thiêu đốt và mong ngóng một điều gì đó xảy ra với đúng ước nguyện của mình. Khi cánh cửa phòng Albertine mở ra, nhân vật “tôi” đã vui sướng, mừng rơn lên khi thấy cảnh tượng trong phòng: “Nàng đang trên giường. Chiếc sơmi trắng để hở cổ làm thay đổi gương mặt nàng” [32, tr 498]. Trong khung cảnh ánh trăng soi sáng cả một không gian, một cô gái nằm trên giường với vẻ gợi tình không cưỡng lại được, nhân vật “tôi” đã tiến lại, cúi xuống và hôn Albertine. Trước lời hẹn buổi tối và khung cảnh tình tứ này không chỉ nhân vật “tôi” mà chính bạn đọc cũng đang mong chờ một sự say đắm của tình yêu, sự hòa quyện vào nhau để khẳng định rằng tình yêu luôn đẹp và tình yêu là sự sống của mỗi người.

Nhưng không, khi mà cảm xúc, dục vọng được khơi gợi lên đến đỉnh điểm thì chính Albertine lại cho một gáo nước lạnh, dập tắt sự trỗi dậy đó. Nhân vật

“tôi” đã vô cùng sửng sốt, bàng hoàng và thất vọng khi Albertine đẩy anh ta ra và ấn chuông gọi phục vụ. Đó chính là hành động từ chối thân mật, ân ái của Albertine mà ngay từ bữa tối, khi nhận được lời mời đến phòng của nàng, trong lòng nhân vật “tôi” luôn hân hoan, vui sướng một điều và gần như chắc

47

chắn về điều này đó là sự gần gũi xác thịt với nàng, giải tỏa được cảm giác ham muốn rạo rực thiêu đốt cơ thể, thỏa mãn sự chờ đợi, những ham muốn bấy lâu của chính mình. Có thể thấy rằng, đối với mối tình dành cho nàng Albertine, nhân vật “tôi” đã bộc lộ, thể hiện những ham muốn bản năng một cách triệt để không còn phải đè nén vì sợ hãi mắc sai lầm, cũng trong mối tình này tất cả những rung động, ham muốn, cảm giác rạo rực phát triển trong con người nhân vật “tôi” một cách cuồng nhiệt nhất tạo ra cảm giác thiêu đốt khiến “tôi” khao khát sự gần gũi, chiếm hữu thân thể của người mình yêu.

Trong mối tình này, chúng tôi khẳng định rằng tất cả những ham muốn tính dục, sự giải tỏa, cảm giác thỏa mãn và trạng thái thăng hoa - đầy đủ các cung bậc, trạng thái của con người đều được thể hiện và đạt được. Tại sao lại khẳng định nhân vật “tôi” đã đạt đến sự thỏa mãn và trạng thái thăng hoa? Xin nói rằng, ở đây là thỏa mãn, thăng hoa về mặt tinh thần chứ chưa hề bàn tới xác thịt. Khi nhận được lời mời đến phòng của Albertine, khi vào phòng và nhìn thấy những phần cơ thể lấp ló sau áo - nó rất đẹp, rất khêu gợi thậm chí có thể nói đó là sự mời gọi, mời gọi của sự âu yếm, làm tình, khi đó cảm xúc tinh thần của nhân vật “tôi” đã đạt đến trạng thái thăng hoa, thỏa mãn những mong mỏi của tinh thần, đó là lúc vui sướng tột độ không thể diễn tả, hạnh phúc nhất thậm chí cảm thấy thỏa mãn nhất cuộc đời nhân vật “tôi”. Đó cũng là một phần, một khía cạnh của tính dục bởi như đã nói ở trên, tính dục là một phạm trù rộng lớn, không chỉ bao gồm khía cạnh tình dục mà còn cả về mặt tình cảm.Còn sự thỏa mãn về thể xác hay đúng hơn là tình dục thì tất cả những ham muốn, khoái cảm đã đạt đến tột độ nhưng lại không được thảo mãn mà đột ngột, bất ngờ bị từ chối khiến nhân vật “tôi” sững sờ, không thể tin được việc vừa xảy ra nếu cứ sâu chuỗi các sự việc và hành động Albertine dành cho chàng thì họ sẽ hòa vào nhau và cùng tận hưởng cảm giác đê mê của xác thịt chứ không phải là bị đuổi ra khỏi phòng như thế này. Và sau đó dù lí

48

giải cách nào, nhân vật “tôi” cũng không thể hiểu được hành động nhấn chuông của nàng Albertine và đó mãi là khúc mắc gây đau khổ mà có lẽ nhân vật “tôi” sẽ mang theo suốt cuộc đời mình.

Và lại giống như chuyện tình với Gilberte, chuyện tình với Albertine không kết thúc vì họ chia tay rõ ràng mà là vì họ cứ thế dần dần thờ ơ, lạnh nhạt và xa cách nhau. Nếu như Gilberte là mối tình thứ nhất, sau đó dù có trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau với một số cô gái thoáng qua nhưng Albertine Simonet mới được công nhận là mối tình thứ hai của nhân vật “tôi”.

Và có lẽ ở mối tình này, nhân vật “tôi” mới trải qua tình yêu thực sự chứ không phải do mình ảo tưởng tự vẽ lên. Đây được coi là hai mối tình tiêu biểu, đáng nhớ của nhân vật “tôi”, đặc biệt là mối tình thứ hai với nàng Albertine Simonet - được coi là mối tình sâu đậm nhất nhưng cũng mang lại nhiều đau khổ nhất cho nhân vật “tôi”. Mối tình thứ hai tan vỡ, để lại nhiều đau khổ. Đây là mối tình sâu đậm, đáng nhớ nhất khiến “tôi” luôn sống trong đau khổ vì mối tình tan vỡ. Để rồi cuối tập II của nhân vật “tôi” vẫn cô đơn và mang trong mình sự đau khổ mà các mối tình để lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)