Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn những nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi đưa ra một số khái niệm để giúp người đọc biết được mình đang tìm hiểu điều gì. Khái niệm thứ nhất là tính dục,tính dục (sexuality) ở loài người bao gồm năng lực tình dục ở cả giới nam và giới nữ, gồm cả thể chất, tâm lí, tình cảm. Tính dục bao hàm cả tình dục, ngoài các tiếp xúc tình dục như tiếp xúc, động chạm cơ thể đến quan hệ tình dục thì còn có nhận thức, cảm xúc về cơ thể, những nhu cầu, ham muốn về mặt tình cảm đối với người khác.
Sublimer(trạng thái thăng hoa): Một biểu hiện cao trào của libido với động cơ là những ẩn ức về tình dục và kết quả là các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho sự chuyển dịch của những bản năng tình dục đó. Khái niệm thăng hoa thường được các nhà Phê bình sử dụng để giải thích quá trình sáng tác của tác giả.
Mối tình với nàng Gilberte - con gái nhà Swann là mối tình đầu tiên và cũng là mối tình gây nhiều đau khổ cho nhân vật “tôi”.Nàng Gilberte là con gái của ông bà Swann, một thiếu nữ xinh đẹp - đang trong độ “tuổi hoa”, độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời. Sau một lần tình cờ gặp gỡ hay đúng hơn là nhìn thấy Gilberte, nhân vật “tôi” đã đem lòng si mê nàng. Ngoài việc tìm đủ
36
mọi cách để được xuất hiện trong ngôi nhà của gia đình nàng thì nhân vật
“tôi” còn thường xuyên lui đến vườn hoa Élysée để chờ đợi, ngắm nhìn nàng khi nàngđến vui chơi cùng những cô bạn gái.Nhân vật “tôi” đã cố khẳng định giá trị của mình và tạo ấn tượng trước mặt ngài Norpois để khi mà ngài hầu tước gặp gia đình Swann chí ít cũng nhắc đến tên của chàng. Nhưng không ngờ rằng, người nhắc đến tên của nhân vật “tôi” trong gia đình Swann lại là giáo sư Cottard. Dù là ai đã nhắc tên thì đối với nhân vật “tôi” đó đều là một điều hạnh phúc và đều tỏ lòng cảm ơn đối với người đó. Khi được mời đến ngôi nhà của gia đình Swann, nhân vật “tôi” luôn cố thể hiện mình là người tốt, một người được coi là thanh nhã, lịch thiệpcùng với vốn tri thức rộng và cố làm hài lòng ông bà Swann với mục đích sẽ được mời xuất hiện trong ngôi nhà Swann nhiều hơn, từ những buổi tiệc trà đến bữa ăn tối, bữa ăn trưa.
Nhân vật “tôi” luôn cố xuất hiện nhiều trong sinh hoạt của gia đình Swann hoặc những buổi dạo chơi liên quan đến những người trong gia đình nàng.Và khi được gia đình nàng cho phép gặp gỡ, ngoài gặp ở nhà thì họ thường gặp nhau tại vườn hoa Élysée. Và cũng chính nơi này, họ có lần động chạm cơ thể đầu tiên. Lần động chạm đó đã khiêu khích cái bản năng bộc lộ nhưng nhân vật “tôi” lại cố áp mình vào suy nghĩ đây là một tình yêu đẹp, chân thành nhất dành cho nàng và chính vì suy nghĩ đó đã làm lịm tắt đi cái khoái cảm ban đầu, dịu đi cơn ham muốn đang trỗi dậy trong cơ thể. Và có hay không sự kìm nén đó nó cũng vô tình giết chết sự bắt đầu của một tình yêu đẹp do chính nhân vật “tôi” đang tự thêu dệt lên.
Đối với tình yêu dành cho nàng Gilberte - con gái nhà Swann, đó là một tình yêu có thể nói là được hình thành do ảo tưởng của nhân vật “tôi”
nhiều hơn là sự cuồng nhiệt, nồng cháy xuất phát từ hai phía. Ngoài việc nhân vật “tôi” luôn mong ngóng được gặp nàng, tìm cách để luôn được xuất hiện trước nàng, luôn ảo tưởng về Gilberte, ngoài vẻ đẹp của thanh xuân - một vẻ
37
đẹp không thể cưỡng lại được thì nhân vật “tôi” còn luôn mặc định nàng là người con gái nàng dịu dàng, nết na, luôn ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ bởi không muốn làm họ buồn, nàng sẽ thích mình, nàng sẽ yêu mình. Tất cả những suy nghĩ ấy luôn được nhân vật “tôi” mặc định trong trí óc của mình và xây dựng lên bức tranh chân dung một người yêu lí tưởng, hội tụ mọi vẻ đẹp cả thể xác lẫn tinh thần. Khi ở trong vườn hoa Élysée, khi Gilberte đưa lại cho nhân vật “tôi” bức thư do cha nàng viết, họ đã có lần đụng chạm cơ thể đầu tiên, gần nhất và lâu nhất. Trong khung cảnh vườn hoa lãng mạn, nhân vật
“tôi” đè trên người Gilberte đã gợi lên một bức tranh tình tứ, gợi tình, khi đó trong nhân vật “tôi” có những cảm giác mà chính nhân vật “tôi” cũng khó lý giải. Có sự sung sướng, có sự vui vẻ hạnh phúc, có chút bối rối và quan trọng là khơi gợi lên trong lòng nhân vật “tôi”ham muốn với nàng, đó là ham muốn được gần gũi, được đụng chạm cơ thể. Khi đó trong nhân vật “tôi”trỗi dậy nỗi khao khát, đam mê và ham muốn gần gũi nhưng những ham muốn bản năng đó mới chỉ dừng ở mức trỗi dậy, chưa rõ ràng mãnh liệt, vẫn trong sự mập mờ chưa biết nên làm như thế nào để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu bản năng đó. Chính nhân vật “tôi” hiện tại cũng không biết nên làm gì để vừa không khiến nàng hiểu lầm và vừa có thể hiểu rõ mong muốn và thỏa mãn mong muốn của bản thân. Nhưng rồi sự bối rối không được đoán trước đó đã chấm dứt khi Gilberte nói với nhân vật “tôi” rằng: “Nếu muốn chúng ta có thể tiếp tục giằng co”, “nếu anh thích, chúng ta có thể cùng nhau vật lộn một ít nữa”
[32, tr80]. Lời nói của nàng không hẳn là để chấm dứt cái tư thế gợi tình dễ gây hiểu lầm này mà trong lời nói còn có ý tứ lả lơi, một vẻ như đang mỉa mai muốn chấm dứt sự giằng co, một vẻ như lại tràn đầy tình tứ, khêu gợi khiến cho những ham muốn dồn nén bị khiêu khích trỗi dậy đòi hỏi được đáp ứng, thỏa mãn. Nhưng nhân “vật” tôi lại chọn cái cách hiểu đầu tiên tức là dừng lại, có thể thấy rằng nhân vật “tôi” đưa ra quyết định đó là điều rất dễ hiểu,
38
phù hợp với cái nhân cách được định hình của nhân vật trong giai đoạn trưởng thành này. Khi đó, nhân vật “tôi” đang trong độ tuổi trưởng thành, tức là những điều thuộc về cái nó - ham muốn bản năng trong giai đoạn này trỗi dậy mãnh liệt, đòi hỏi được thể hiện, bộc lộ. Cũng bởi ở giai đoạn đặc biệt có ý quyết định đến việc định hình hoàn thiện nhân cách nên cái nó thì phát triển mạnh mẽ còn cái siêu tôi thì ra sức áp chế những cái bản năng. Những ham muốn, cảm giác bồi hồi rạo rực và cảm thấy thu hút, hấp dẫn, cần phải sở hữu một điều gì đó, một cái gì đó đã kích thích ta, dẫn đến việc luôn có khao khát nhìn ngắm, gần gũi, đụng chạm thậm chí sở hữu nhưng lại vô cùng sợ hãi, sự sợ hãi này chính là do cái siêu tôi áp chế mạnh mẽ. Ở độ tuổi này chưa tìm được sự cân bằng để có thể thỏa mãn những ham muốn bản năng khiến cơ thể đạt được khoái cảm, tâm chí được thỏa mãnmà vẫn tuân theo những giá trị đạo đức, quy tắc, thiết chế xã hội. Bởi đây là giai đoạn sự tò mò và mong muốn khám phá phát triển cực độ, những thiết chế, quy chuẩn đạo đức, xã hội thậm chí chỉ là nguyện vọng, mong mỏi của gia đình cũng khiến cho tâm trí của con người vô cùng căng thẳng nên thường gây ra sự sợ hãi khi muốn giải tỏa những mong muốn bản năng. Sự tòmò, mong muốn được thể hiện, khám phá và sự sợ hãi giữa đúng sai, phù hợp hay không phù hợp đã đưa nhân vật
“tôi” đến quyết định dừng lại.
Sau một thời gian luôn xuất hiện trong nhà nàng, trước mặt nàng khiến cho Gilberte cảm thấy chính mình đang bị làm phiền, cảm thấy chán ghét sự xuất hiện thường xuyên của nhân vật “tôi” trong cuộc sống gia đình nàng và những cuộc dạo chơi của nàng, nàng đã phàn nàn, đã tỏ ra bất đồng, gay gắt và từng có hành động thể hiện sự phản ứng lại nhân vật “tôi”. Chính vì sự từ chối của Gilbertevà sự tự nhận ra về con người tính cách thật của nàng không như những điều nhân vật “tôi” tưởng tượng đã làm cho nhân vật “tôi” vô cùng đau khổ, kéo theo mọi ảo tưởng, mơ mộng về tình yêu với Gilberte dần sụp
39
đổ, tan vỡ khi chính nàng thú nhận: “Không, không đâu, tôi không bị tất cả những điều anh nói phỉnh phờ đâu. Tôi biết anh say mê, say mệt tôi, những chẳng mấy làm tôi rung động đâu vì tôi cóc cần anh” [32, tr179]. Trong giây phút bị từ chối đó, khi nhìn nét ưu tư của Gilberte nhân vật “tôi” đột nhiên sợ:
“sợ nàng hiểu mình không yêu nàng và đấy là một nỗi đau khác không kém nhức nhối nhưng đòi hỏi một cách lập luận khác” [32, tr179]. Không rõ là đau buồn nhưng nhân vật “tôi” luôn khẳng định là đau buồn, nhưng cũng không phải là không có cảm xúc trước lời từ chối của nàng. Mà thực ra cái cảm xúc ở nhân vật “tôi” lúc này còn rất mơ hồ, dở chừng. Ngay sau chính nhân vật
“tôi” đã tự thú nhận rằng mình không yêu Gilberte, vậy tại sao trong tâm trí lại luôn nghĩ tới nàng với một tình yêu đẹp? Đó chỉ là ảo tưởng, ảo tưởng về một tình yêu. Cái tuổi của nhân vật “tôi” trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa theo nhìn nhận của chúng tôi là trong độ tuổi cuối thiếu niên, đầu thanh niên. Đây là độ tuổi mà cơ thể phát triển hoàn thiện về giới, chúng ta có những cảm xúc, những rung động và cả những ham muốn được khám phá, ham muốn cơ thể. Chính vì đặc điểm này nên khi gặp Gilberte – con gái nhà Swann, nhân vật “tôi” đã tự thêu dệt cho mình một bức tranh tình cảm, đặt vào đó tất cả những gì mình biết và mong muốn. Nếu nói đến ham muốn được tiếp xúc cơ thể với Gilberte thì có thể ở nhân vật “tôi” chưa định hình rõ, chưa gọi tên được điều đó mà chỉ dừng lại ở sự hào hứng, mong muốn gặp gỡ. Có lẽ đây chính là do đặc điểm lứa tuổi, chưa thực sự hiểu rõ chính mình,đang trên con đường khám phá.
Nhân vật “tôi” luôn khẳng định mối tình với Gilberte là mối tình đầu tiên nhưng trong kí ức được tái hiện một cách ngắt quãng, đứt đoạn thì từ nhiều năm trước, lần đầu tiên nhân vật “tôi” được nếm trải khoái cảm của tình yêu đó là với một cô em họ. Vậy ngay từ nhiều năm về trước nhân vật “tôi”
đã nếm trái cấm nhưng do tuổi còn nhỏ, ham muốn lúc đó chỉ dừng lại ở sự tò
40
mò mà chưa hiểu rõ và cũng chính thời gian đó của cuộc đời - thời gian của những sợ hãi đúng sai do những thiết chế xã hội, đạo đức đặc biệt là mong muốn của cha mẹ dành cho nhân vật “tôi” đã tác động rất lớn đến những suy nghĩ quyết định của chính bản thân mình. Vậy nên khi gặp Gilberte, chính cái cảm giác, ham muốn bị đè nén bằng nỗi sợ hãi bị kêu gọi trỗi dậy khiến ham muốn gặp gỡ, tiếp xúc với nàng và muốn thể hiện cho nàng biết tình cảm thiết tha của mình vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta còn có thể nhận thấy rằng tình cảm dànhcho nàng Gilberte là sự tiếp nối những ham muốn, mong mỏi trong quá khứ khi có sự chung đụng cơ thể với cô em họ. Với cô em họ, đó là những điều thuộc quá khứ, một khía cạnh bị cất giữ, buộc chìm trong quên lãng, còn với nàng Gilberte thì là sự tiếp nối, dám thể hiệnhay đúng hơn là cố thể hiện những điều mà không thể bộc lộ trong mối quan hệ với cô em họ. Đó là tiếp nối những ham muốn, nhu cầu sâu kín của bản thân, từ sự sợ hãi, giấu kín không dám bộc lộ đến việc thể hiện mãnh liệt để đối phương thấy được và quan trọng hơn là để tìm thấy khoái cảm, thỏa mãn chính bản thân mình.Qua từng câu chữ trong tập II của cuốn tiểu thuyết ta cảm nhận được rõ nét màu sắc, hương vị của tính dục qua những hành động, suy nghĩ hết sức tự nhiên, bình thường đến chân thật. Ta cảm nhận được cái ham muốn gần gũi, cảm xúc rạo rực đốt cháy cơ thể khi đứng trước những cô gái mà có thể nói họ là do Chúa phái xuống để làm khổ đàn ông. Nhưng những xúc cảm đó lại không hề thô kệch khi được thể hiện mà ngược lại, sau khi đọc ta nhận thấy đó là một điều tất yếu của cuộc sống, rất đỗi bình thường và vốn có trong mỗi người. Lần đầu tiên nhân vật “tôi” nếm trải khoái cảm thể xác với một cô em họ, trên cương vị người đọc chúng tôi hiểu rằng đó là lần đầu tiên nhân vật
“tôi” có sự tiếp xúc xác thịt, thỏa mãn ham muốn. Đây có thể là sự thỏa mãn bản thân, thỏa mãn những cảm xúc từ bên trong mình, thỏa mãn ham muốn đối với một cơ thể khác giới nhưng ở đây chỉ có sự thỏa mãn khoái cảm về
41
thể xác chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Và khi gặp gỡ Gilberte, nhân vật “tôi” mới khẳng định Gilberte là tình yêu đầu tiên của mình, dù tình yêu đó gần như chỉ do nhân vật “tôi” vẽ lên và tự mình xây mộng.
Việc tình cảm bị từ chối đã khiến nhân vật “tôi” vô cùng đau khổ. Sự đau khổ đó đôi lúc rất vô lí bởi chính bản thân nhân vật “tôi” tại thời điểm đó cũng không chắc chắn, nắm bắt rõ được tình cảm của mình, nó vừa là sự thật vừa là mộng tưởng, tưởng tượng do chính nhân vật “tôi” tạo thành và buộc tâm chí phải theo điều đó.Vô cùng đau khổ nhưng nhân vật “tôi” lại vẫn tìm cách đến thăm nhà nàng hoặc mang danh đến thăm bà Swann để được xuất hiện trong gia đình nàng. Điều đặc biệt trong cách hành xử của nhân vật “tôi”
đó là cố xuất hiện trong gia đình nàng nhưng lại tránh mặt nàng - một điều khó hiểu trong suy nghĩ nhân vật “tôi”. Chúng ta có thể hiểu đó như một sự giận dỗi, sự trừng phạt để Gilberte nhận thấy rằng nhân vật “tôi” đang giận nàng, đến đây chúng ta thấy rằng chính nhân vật “tôi” cũng đang cố chấp với những suy nghĩ của mình về tình yêu dành cho nàng Gilberte. Không chấp nhận hiện thực là Gilberte không hề có tình cảm yêu đương với mình, có thể bởi quá đau khổ nên cái tôi của nhân vật “tôi” không thể chấp nhận hiện thực và thay thế bằng những sự giả định để xoa dịu đi nỗi đau. Khi đó nhân vật
“tôi” đã : “không thể không chạy ra khỏi nhàvà sà vào lòng người đàn bà không hề quen biết để khóc nức nở”. Đây là cách thay thếnỗi đau, một sự tự lừa gạt của tâm trí dành cho chính bản chủ của mình.
Tại sao lại nói rằng nhân vật “tôi” đối với tình yêu dành cho Gilberte phần lớn là ảo mộng? Thực ra tất cả đều có căn cứ, khi mà thường xuyên lui đến nhà Swann có thể trong đầu nhân vật “tôi” luôn có ý nghĩ là đến để gặp nàng, để được bố mẹ nàng yêu mến nhưng đó chỉ là ý nghĩ để thôi thúc nhân vật “tôi” đi đến. Nhưng khi đến ngôi nhà đó, dù đứng trước mặt nàng Gilbertethì tâm trí của nhân vật “tôi” vẫn mơ tưởng, bị chi phối, hấp dẫn bởi
42
một điều khác. Điều đó chính là bà Swann, đúng hơn là từ vẻ đẹp hết sức đoan trang nhưng lại chứa đựng đầy dục vọng của bà. Mối tình đã kết thúc bởi chính nàng Gilberte đã nói rằng không hề có tình cảm với nhân vật “tôi”
nhưng đó không phải là tất cả lí do khiến mối tình kết thúc. Mối tình kết thúc một phần do nàng Gilberte từ chối nhưng quan trọng hơn là do cái tôi tự ái, sự tự ái cá nhân khiến họ cách xa nhau và mối tình đặt dấu chấm hết theo thời gian.
Trong tình yêu dành cho nàng Gilberte, chúng ta thấy rằng những ham muốn, đam mê bản năng đã được khơi gợi, trỗi dậy mạnh mẽ trong con người nhân vật “tôi”, tạo nên sự hồi hộp, rạo rực, bối rối, ham muốn gần gũi cơ thể và phát triển đỉnh điểm sẽ tạo ra nhu cầu, mong muốn được giải tỏa, thỏa mãn cả thân xác lẫn tinh thần. Sự trỗi dậy của bản năng dù mãnh liệt nhưng chưa đủ mạnh để tạo thành những hành động tình dục nhằm hướng đến thỏa mãn và đạt được khoái cảm cực độ.