Nguyín nhđn của hiện tượng trín được cắt nghĩa từ nhiều cơ sở: có thể lă trong những giâo trình do sự chồng chất của khối lượng kiến thức cần trang bị nín người ta giới thiệu một câch sơ
Trang 1TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 47, 2008
THỬ LÝ GIẢI BI KỊCH MÍĐÍ DƯỚI GÓC NHÌN PHÍ BÌNH NỮ QUYỀN VĂ PHÍ BÌNH PHĐN TĐM HỌC
Nguyễn Thị Mỹ Lộc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Băi viết kết hợp câch tiếp cận xê hội học (Sociology) vă phđn tđm học (Psychoanalysis), thử đề xuất một câch nhìn đa chiều về bi kịch Míđí (Medea) của Ơripit (Euripidỉs), nhă viết kịch
Hy Lạp cổ đại Qua đó, hy vọng có thể khâm phâ phần khuất tối trong đời sống tđm lý của nhđn vật, nhằm góp phần lăm cho quâ trình tiếp nhận tâc phẩm ngăy căng hoăn thiện vă hiệu quả hơn hơn
Bi kịch Hy Lạp cổ đại lă niềm tự hăo của văn minh Hy Lạp Đó lă những tâc phẩm không chỉ vang bóng một thời mă còn được liệt văo hăng kiệt tâc nín những đặc trưng thể loại của nó vẫn được coi lă mẫu mực cho thể loại của mọi thời đại Tuy nhiín, cũng như những vẻ đẹp cao qủ khâc trong nghệ thuật, nó tạo ra không ít câch tiếp cận đa chiều phức tạp cho cả những nhă chuyín môn lẫn công chúng phổ thông
Không kể giới nghiín cứu phí bình đê có những định hướng thẩm mĩ cho công chúng (hay những định hướng đó chưa đủ sức thuyết phục?), người đọc vẫn có những bộ phận đê tiếp nhận một câch không công bằng, thiếu khâch quan những kiệt tâc văo hăng thế giới của bi kịch Hy Lạp Đặc biệt trong đó có những người sẽ được đăo tạo để trở thănh những “người đọc lý tưởng”(một bộ phận sinh viín khoa ngữ văn trong câc trường đại học), tức có thể cảm thụ vă cắt nghĩa tâc phẩm sao cho khâch quan vă khoa học Những biểu hiện đó nếu không được khắc phục sẽ tạo ra một sự lệch lạc trong việc nhận chđn những giâ trị văn chương đích thực Nguyín nhđn của hiện tượng trín được cắt nghĩa từ nhiều cơ sở: có thể lă trong những giâo trình do sự chồng chất của khối lượng kiến thức cần trang bị nín người ta giới thiệu một câch sơ lược câc tâc giả, tâc phẩm; có thể những công trình nghiín cứu về những hiện tượng đó chưa đủ bề dăy vă chiều sđu để tâc động mạnh đến công chúng; vă một phần lỗi không nhỏ nữa có thể lă do sự vô cảm của bộ phận người tiếp nhận mă hănh trang tri thức (hay “tầm đón”) mỏng manh?
1 Những hạn chế, vướng mắc của quâ trình tiếp nhận bi kịch Hy Lạp trong nhă trường tạm thời được khảo sât trín cơ sở những nguyín nhđn có tính khâch quan từ tăi liệu tham khảo do những nhă chuyín môn biín soạn Đó lă việc trong gia tăi bi kịch Hy Lạp cổ có ba tâc giả tín tuổi: Etsin (Aiskhylos), Xôphôclơ (Sophoklỉs) vă Ơripit
Trang 2(Euripidès), giới nghiên cứu đã đi sâu khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của các tác phẩm như
Prômêtê bị xiềng, Ăngtigôn, Êđip làm vua, còn Mêđê (Médée) của Ơripit thì lại không
được chú ý đúng mức Và vì thế rắc rối xảy ra với chính tác phẩm này Cụ thể là trong cuốn sách tham khảo chính về văn học phương Tây do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành
lần thứ nhất vào năm 1999 - Văn học phương Tây - bề thế và đồ sộ với 896 trang, khổ
16 x 25 cm, có sự mất cân đối về kết cấu tác giả, tác phẩm Trong khi Etsin và Xôphôclơ được giới thiệu cả tác giả và tác phẩm tiêu biểu, thì Ơripit lại không được đề cập đến tác phẩm quan trọng nhất của ông Không thể nói về tác giả mà không giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của họ Và tại sao hai tác giả trước được giới thiệu, còn tác giả thứ ba thì lại
không, trong khi ai cũng biết kiệt tác Mêđê của Ơripit là một tác phẩm rất khó tiếp nhận,
công chúng sinh viên lại càng cần đến sự định hướng của giáo trình
Một số tài liệu tham khảo khác được xuất bản ở những thập niên 70, 80 của thế
kỷ trước tuy cũ nhưng có dành cho tác phẩm Mêđê vài dòng giới thiệu, bình luận, số khác
có tóm tắt tác phẩm… Tuy nhiên, tất cả đều không thể đáp ứng cho việc tìm hiểu một cách khách quan và khoa học một tác phẩm cách độc giả ngày nay ba nghìn năm có lẻ!
Vì vậy, sự tiếp nhận trong môi trường chuyên biệt này đã bị nhiễu loạn, thậm chí có cả những dị ứng bất công
Đã đến lúc cần phải bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên qua những công trình nghiên cứu chuyên sâu, và cũng đã đến lúc những phương pháp nghiên cứu cục bộ nào đó là không còn thích hợp, nên chăng cần phải khám phá giá trị đích thực của tác phẩm dưới ánh sáng của nhiều phương pháp tổng hợp?
Với Mêđê của Ơripit, bên cạnh cách tiếp cận tác phẩm theo phương pháp xã hội
học thuần tuý, từ góc nhìn tâm lý học có thể soi rọi thêm nhiều góc khuất trong đời sống tâm lý của nhân vật, giúp việc khám phá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm trở nên hữu lý hơn chăng?
2 Mêđê đã tái hiện tấn bi kịch của người phụ nữ nói chung và đặc biệt là bi kịch
của những người phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại đương thời Nhân vật Mêđê xuất hiện trong tác phẩm với thân phận một người vợ bị bỏ rơi, một người mẹ bị tước mất thiên chức cao quí của mình và là một người phụ nữ bất hạnh Sự đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân và hệ quả của nó là sự đổ vỡ niềm tin vào con người và cuộc đời cùng những giá trị cao quí trong đời sống tinh thần đã đẩy Mêđê đi xa khỏi ý thức hướng thiện, đẩy nàng đến gần ước muốn trả thù và nhấn chìm nàng vào lòng hận thù cay đắng
Vở kịch triển khai từ những xung đột bên ngoài giữa các tính cách với tính cách chuyển dần vào xung đột bên trong tâm hồn Mêđê giữa lòng hận thù và tình mẫu tử, cũng tức là Ơripit tập trung vào khám phá những uẩn ức tâm lý của Mêđê trước trạng huống bi thảm của mình: Dadông (Jason) chồng nàng, với sự ủng hộ của luật pháp và quan niệm đương thời, đã thay lòng đổi dạ, quên những ân tình xưa cũ với Mêđê, dự định lấy công chúa Glôkê (Glauké) con gái nhà vua xứ Côranh (Corinth) là Crêông (Créon) Với Mêđê, hành động của Dadông là tội lỗi vì Dadông đã bội tín với nàng và với cả thần linh bởi Mêđê vừa là vợ, là ân nhân và là khách của Dadông Mêđê cần phải trả thù kẻ đã trực tiếp
Trang 3đẩy nàng đến cuối con đường tồn tại: không biết đi đâu về đâu (bởi Crêông cũng đồng thời trục xuất nàng ra khỏi Côranh) Và lần lượt nạn nhân của lòng thù hận phải ra đi: Crêông và con gái bị chết bởi phép thuật của Mêđê, hai con trai của mình bị Mêđê hạ sát Tất cả đều là phương tiện để Mêđê đạt cho bằng được mục đích: trừng phạt kẻ đã làm cho nàng ra nông nỗi ấy
Ơripit không chỉ tái hiện quá trình thực hiện âm mưu tội lỗi của Mêđê, ông còn thành công trong việc khắc hoạ cái bi kịch thẳm sâu trong tâm lý của người phụ nữ, người vợ và người mẹ Vì tình yêu với Dadông, Mêđê đã vứt bỏ tất cả: Tổ quốc, gia đình, thân hữu Cuộc hôn nhân với Dadông là điều cuối cùng và duy nhất Mêđê còn giữ lại của cuộc đời Từ lúc đó, hạnh phúc hay bất hạnh của đời nàng đều tuỳ thuộc vào nó Bởi thế khi Dadông phản bội nàng, điều đó đồng nghĩa với việc anh ta đã lấy đi tất cả của nàng:
“Cuộc đời còn có nghĩa lý gì đối với ta nữa? Chết đi cho hết ràng buộc với hắn!” [2, 185] Nàng lại còn bị đẩy đến bước đường cùng: không chốn dung thân Người đàn ông
có thể lang thang đây đó chứ người đàn bà không có một chỗ dựa thì thật kinh hoàng Nàng quả là người đàn bà khốn khổ Nỗi khốn khổ ấy là sự dằn vặt đớn đau của một đứa con bất hiếu, sự cay đắng tủi hổ của một kẻ tha hương: “Ôi quê hương, thật nhục nhã cho một kẻ phản cha, chối bỏ quê hương mình” Khổ đau đã trở thành màn đêm tăm tối che khuất lý trí sáng suốt của một con người Tất cả dồn nén lại để trở thành một nỗi hận thù ghê gớm Kể từ một lúc nào đó, Mêđê đã tự xem mình ngoài cuộc với cuộc đời, chỉ còn ở
đó những mối thù cần phải trả Nàng phải trả thù Bi kịch của nàng còn khốc liệt hơn khi
nó đòi hỏi nàng phải trừng phạt kẻ thù của mình sao cho điêu đứng, sao cho cũng tay trắng như nàng: “Giết Dadông không khó, nhưng để cho hắn phải đau đớn như những đau đớn mà hắn đã gây nên cho người khác nó ghê gớm đến mức nào mới thật là khó” Và cơn cuồng nộ đã trào dâng: “Ta sẽ xé nát lòng ngươi như ngươi đã cào xé lòng ta!” Kế hoạch giết con như là một giải pháp trả thù chồng đã được hình thành như thế Hành động của Mêđê như là kết quả của sự hợp tác giữa ý thức chủ quan và tác động của xã hội Nàng không phải là một con quái vật, nàng cũng không phải là một người mẹ tàn ác Hành động của nàng là sự phản kháng chính đáng chống lại sự bất công và bất bình đẳng
xã hội đè nặng lên số phận những người phụ nữ đương thời Nàng chống lại một chế độ
xã hội mà ở đó người phụ nữ không muốn làm đàn bà bởi dù đã tròn bổn phận nhưng vẫn
bị đối xử bất công Số phận của Mêđê tượng trưng cho số phận của người phụ nữ trong
xã hội có áp bức bất công là như thế Ta hãy nghe nàng nói lời đồng vọng với Hồ Xuân Hương cách nàng hai mươi lăm thế kỷ: “Ta thà mang khiên ra trận ba lần còn hơn là phải sinh nở dù chỉ một lần thôi” Không phải nàng ân hận vì đã khó nhọc sinh ra những đứa con Nàng đau khổ chính là vì đã không thể giữ cho con mình một mái ấm gia đình: “Các con phải chết… Vì hạnh phúc của các con ở trên cõi đời này đã bị bố các con chiếm đoạt” Nếu thế giới quan cổ đại tin vào một thế giới bên kia thì việc Mêđê giết con cũng
là cách mà nàng giải thoát cho các con mình khỏi chốn đời ô trọc khi cha chúng đã bị coi
là “kẻ vô liêm sỉ nhất của giống người” khi đã “không giữ được lòng chung thuỷ với vợ với con”, khi “có mới nới cũ” (Lời của Đội đồng ca - Nhân vật tập thể trong tác phẩm)
Trang 4Người mẹ đó không còn tàn ác nữa, khi nàng đã đau khổ thế trước lúc giết con mình: “Ta yêu các con, phải, ta yêu chúng mà giết chúng” Tình mẫu tử cũng là đây Các con nàng
có tội tình gì mà bắt chúng phải sống, sống cạnh những quái vật đội lốt người như cha của chúng Chỉ còn một cách, đưa chúng đi thật xa khỏi thế gian này Chỉ có những người sinh ra chúng mới có đủ sức mạnh mở ra cho chúng một cuộc sống mới Trách nhiệm ấy thuộc về người mẹ Ơripit đã năm lần nói đến nỗi lòng bão táp vò xé Mêđê trước lúc giết con Ông đã gợi mở cho người xem thấy chiều sâu của tâm hồn người mẹ và khiến cho ta
có thể chấp nhận được cái việc mẹ giết con, ta không còn thấy Mêđê là một người mẹ tội lỗi Một người mẹ đã thốt lên những lời đau đớn đến quặn lòng, thử hỏi có thể tàn nhẫn được với các con mình? Nếu là quái vật nàng không bao giờ cảm nhận được hết ý nghĩa của những ánh mắt thơ dại của các con, ánh mắt của tình mẫu tử Nàng là người đàn bà khốn khổ và là người mẹ khổ đau: “Cái đau của Mêđê mới thật ghê gớm, đau xé lòng của một người tay chân tự do, tự mình thích mũi nhọn vào trái tim mình, mà ấn cho sâu, xoáy cho rộng, mở to mắt mà nhìn máu chảy, một nỗi đau bên trong, có ý thức… [2, 177] Có thể nói mà không sợ quá lời, rằng, khi Mêđê giết con nàng cũng đã “đồng hy sinh” với các con mình
Như thế, để có được Dadông, Mêđê đã vứt bỏ tất cả, và Mêđê cũng phải vứt bỏ tất cả, khi muốn vứt bỏ Dadông: niềm tin vào cuộc sống, vào con người, thiên tính và thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ… Nếu nàng không bị huỷ diệt sau những huỷ diệt thảm khốc do nàng gây ra, thì đó không còn là Mêđê của những ngày tháng cũ Đó cũng là cái giá mà nàng phải trả
Hành động của Mêđê đã giáng một đòn chí mạng vào thế giới những gã đàn ông bạc tình Dadông không bị giết Nhưng cái giá mà y phải trả cho thói bạc tình thật thê thảm muôn phần: cô đơn sầu thảm cho đến cuối cuộc đời
Có thể, với cách tiếp nhận tác phẩm theo lối xã hội học như trên ta thấy Mêđê đã đấu tranh cho bình đẳng giới Nàng còn đấu tranh cho quyền sống chính đáng của con người - những người bị trị trong xã hội cũ Dù đã giết người nhưng Mêđê không phải là một tội phạm đáng ghê tởm Chính xã hội nàng sống mới là thủ phạm Nó đã đẩy con người đến chỗ phải huỷ diệt người khác và tự huỷ diệt Tính chiến đấu, cảm hứng phê phán của tác phẩm nhờ hành động bạo liệt đó của Mêđê càng trở nên sâu sắc Có người
đã nói nếu không có sự chết chóc và cô độc vào giây phút cuối, có lẽ Dadông sẽ còn lún sâu hơn vào cuộc đời đầy bẩn thỉu
Nhưng dù đã được biện hộ, Mêđê vẫn hiện lên trong mắt ai đó như một người mẹ tàn ác, bởi người đời vẫn nói: “Hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con” Vì thế hình tượng nhân vật văn học này vẫn còn là một ẩn số ở hành động giết con Thế nên, soi sáng nhân vật ở nhiều phương diện khác, thiết nghĩ đã đến lúc không thể không làm
3 Bi kịch Mêđê của Ơripit ra đời trong cảm hứng sáng tạo từ câu chuyện huyền
thoại về Mêđê kết hợp với những suy ngẫm về thân phận con người, đặc biệt về số phận
bi thảm của người phụ nữ, được Ơripit thể hiện qua quá trình tội lỗi của Mêđê vừa bị dẫn dắt bởi cái ý thức trả thù vừa bởi sự chi phối của những phức cảm ở tầng sâu vô thức
Trang 5Có thể lý giải những hành động bạo liệt của Mêđê (từ khi gặp Dadông) là sự thể hiện nhu cầu giải phóng libido hiểu theo một nghĩa toàn triệt nhất Nó vừa là tính dục thuần tuý vừa là thứ tính dục phi sinh dục (mà người ta gọi nó là “xung lực” hay “năng lượng sống”) và sự giải phóng nó bao giờ cũng hướng đến mục đích cuối cùng là khoái lạc đỉnh điểm, thậm chí cả khoái lạc trả thù Trong trường hợp Mêđê, hệ quả tâm lý của quá trình tương tác giữa ý thức và vô thức chính là khi ý thức trùng khít lên vô thức, khiến cho khi nàng hành động ta thấy có vẻ nàng lâm vào căn bệnh thần kinh
Khi bị bỏ rơi, xung lực libido với tính chất tính dục thuần tuý của Mêđê đã bị dồn nén hoàn toàn Đối tượng tính dục đã bị đánh mất trong khi những đòi hỏi vẫn xuất hiện liên tục và mạnh mẽ Sự ức chế càng lúc càng gia tăng và càng nghiêm trọng, và bị chuyển hoá về sắc thái sang hận thù sâu sắc, hận thù với cả thế giới đã đánh cắp của nó
nguồn khoái lạc vốn có Kích thích Thanatos lên ngôi (Kích thích Thanatos = kích thích diệt vong - Death instincts và kích thích Eros = kích thích sinh tồn - Life instincts trong
cơ cấu vô thức của Phân tâm học, hai hiện tượng tâm lý là hai kích thích nội tại phản công nhau), hướng đến đích tối hậu là sự chết, phá hoại hay tiêu diệt Lòng căm hận ở đây chính là biến thái của một tình yêu thương thái quá và bất lực Những phức cảm hận thù này của Mêđê đã tìm được lối thoát, di chuyển vào Crêông, Glôkê, vào các con nàng,
mà ý thức trả thù chỉ là cái cớ Ngay cả cái cớ hữu thức là sự phản bội của Dadông cần phải trả thù cũng còn có thể được lý giải từ hình ảnh animus trong vô thức Mêđê (một biến thái của mặc cảm Electre ở Mêđê bởi nàng muốn thay thế người mẹ đã mất trong tình cảm của người cha nhưng bất thành, rồi lại thất bại với Dadông…)
Có thể còn thấy ở trường hợp Mêđê sự hồi qui của ý thức mẫu quyền nguyên thuỷ, tức sự biểu hiện của cái vô thức tập thể ở người phụ nữ về những phức cảm - phức cảm mẫu quyền Kể từ khi xã hội phụ quyền xuất hiện, người phụ nữ đã đánh mất vị trí trung tâm xã hội của mình Họ trở thành đối tượng thứ yếu, đối tượng của sự đè nén và áp bức, thành kẻ thua cuộc, thành “người đàn ông không hoàn chỉnh”, thành một nhân vật phụ, như biểu tượng Eva được sinh thành từ xương sườn thứ bảy của Adam… Tệ hại hơn, chế độ phụ quyền coi “loài người là giống đực và đàn ông định nghĩa phụ nữ không
từ bản thân phụ nữ mà do có liên quan đến đàn ông” Và vì thiếu thốn nên họ muốn được
bù đắp, muốn được trở thành một con người đúng nghĩa, là đàn ông, hoặc họ muốn làm sống lại thời kỳ vàng son của chế độ mẫu quyền Trong quá khứ của chế độ mẫu hệ, thiên chức làm mẹ được kết hợp với quan niệm về chức năng “mẫu nghi thiên hạ” - người Mẹ của xã hội và giống loài Khả năng thiên phú và độc hữu trong việc sinh tạo và duy trì nòi giống luôn nhắc nhớ trong vô thức họ niềm tự hào giới tính Cùng với nó là những uẩn ức tâm lý do khiếm khuyết và thất bại trong tư cách xã hội, đã như một phức cảm kêu gọi
quay về Vậy mà những quan niệm đương thời của chế độ phụ quyền lại ủng hộ tệ ngoại
tình hay đa thê của người đàn ông, cũng là người chồng, người cha mà Dadông là một đại diện… Tất cả đã quá đủ để làm tràn cái ly cocktail bất mãn và thù hận Vô thức trong Mêđê tìm được cái cớ hữu thức - sự phản bội của Dadông - để bùng nổ Và ước muốn hạ
bệ Dadông, hạ bệ tư cách làm chồng, làm cha của nhân vật này đã dẫn Mêđê đến hành
Trang 6động tội lỗi Giết Glôkê và Crêông là sự trừng phạt gián tiếp đối với Dadông, thị uy sức mạnh mẫu quyền nguyên thuỷ của Mêđê Còn hành động giết con của nàng đã có thêm ý nghĩa khác Mêđê muốn khẳng định đanh thép tư cách làm mẹ của mình đối với các con, trước tư cách làm cha đã bị phế truất của Dadông Dadông bất lực trước cái chết của con, cũng như thấm thía cái điều hiển hiện là anh ta không thể sinh ra chúng Chỉ có Mêđê mà thôi Có lẽ đây là điều mà Mêđê muốn Dadông lĩnh hội rốt ráo nhất Người Mẹ nguyên thuỷ của giống loài đã sống lại trong Mêđê Tác giả Ơripit cũng dự cảm được chiều hướng của cuộc chiến âm thầm mà dữ dội này khi ông để cho Đội đồng ca lên tiếng:
“Mọi người sẽ biết tiếng giới chúng ta Phụ nữ sắp vang lừng danh vọng Danh dự của họ không còn bị hoen ố vì những lời lẽ khinh khi” [2, 181]
Ở đây còn có thể thấy mối liên hệ giữa những vô thức giống loài (vô thức tập thể)
và vô thức của chủ thể sáng tạo Ơripit, nhất là qua hình ảnh những đứa con của Mêđê Chúng tuân phục quyền hạn tối thượng và tư cách tuyệt đối của Người Mẹ Chúng gửi gắm vào đó toàn bộ ý nghĩa hay đời sống của mình Chúng ủng hộ người mẹ trong việc phế truất người cha để độc hữu cho riêng mình cái tình cảm của người mẹ (có thể liên hệ mặc cảm Êđip) Nó có vẻ khó tin và có vẻ gán ghép, nhưng ước muốn quay về cái quê hương nguồn cội của sự sống, tìm lại sự bình an tuyệt đối trong sự che chở của Tử cung Người Mẹ Sinh tồn, theo tiếng gọi của cái vô thức - trong - lòng - mẹ còn di tồn trong nó cũng như cả giống loài với những ký ức sơ khai nhất… (cũng có thể bản năng Thanatos trỗi dậy thắng thế bản năng Eros) Và để cái vô thức đó đạt được mục đích, nhân vật phải nếm chịu một kết cục bi đát - cái chết được cách điệu hoá cho sự Trở về
Như vậy trong cái chết của những đứa con Mêđê có sự dung hợp giữa các phức cảm thông qua phức cảm trong vô thức của chủ thể sáng tạo, tác giả Ơripit (sự hồi qui của ý thức mẫu quyền + bản năng chết của giống loài) Từ cái nhìn vô thức, không phải ngẫu nhiên mà Euripides được gọi là nhà thơ của đề tài phụ nữ (12/ 19 tác phẩm là viết
về người phụ nữ) Trong tác phẩm của ông, có vẻ có sự ám ảnh của yếu tố anima mà khát vọng đi tìm sự phóng chiếu nào đấy ra thế giới bên ngoài là hết sức mạnh mẽ Yếu tố anima trong Euripides đã phát ra thứ xung lực thúc đẩy quá trình sáng tạo, và trong thế giới nghệ thuật của ông, đời sống tâm lý chủ thể đã tìm lại được sự cân bằng, nhân cách
tự điều chỉnh và tìm được sự phát triển bình thường Ông đã “tập trung chú ý vào vô thức của tâm hồn mình, lắng nghe tất cả những khả năng tiềm tàng đó, diễn tả chúng bằng nghệ thuật thay vì dồn nén chúng bằng phê phán hữu thức” [1, 44]
Với phân tâm học, loài người đã có được sự hình dung tương đối đầy đủ về tâm lý chiều sâu (psychologie des profondeurs) của con người, hiểu được những nội dung, sự biểu hiện và các qui tắc hoạt động của nó Con người nói như ai đó, sẽ bớt đi sự ảo tưởng
về mình và cũng bớt đi sự kinh ngạc về bản thân Họ học cách để lý giải hiện tượng hơn
là chỉ cực đoan đánh giá nó, bởi khi hữu thức (le conscient) phát hiện và gặp gỡ vô thức (l’ inconsient), nó sẽ không còn bị động mà có thể trở nên thông minh hơn, từ đó biết cách chung sống hoà bình với chủ nhân thứ hai của ngôi nhà tâm lý
Trang 7Về phức cảm Mêđê, thiết nghĩ cần có những công trình dài hơi hơn bởi nó có mặt trong nhiều trường hợp khác nữa của bi kịch Hy Lạp, thậm chí cả trong đời sống thực tế (thứ phức cảm này được nguỵ trang dưới nhiều hình thức khác nhau, thể hiện tư - cách - làm - mẹ lấn át những tư cách khác của người phụ nữ trong đời sống gia đình!) Tấn bi kịch của Mêđê nhắc nhở loài người bài học bình đẳng giới và sự phức tạp trong chiều sâu
nhân cách Ở đây kết hợp với cách tiếp cận xã hội học khoa học, bài viết thử nhìn Mêđê dưới ánh sáng phân tâm học (tâm lý học chiều sâu - psychologie des profondeurs) để
khám phá phần khuất tối của cái tâm lý phụ nữ trong hình tượng nhân vật có một không hai này của bi kịch Hy Lạp và cũng là của văn học thế giới Từ đó ngõ hầu đề xuất cách tiếp nhận tác phẩm sao cho khách quan và khoa học nhằm thúc đẩy quá trình dung hợp giữa “tầm nhìn” và “tầm đón” ngày càng hoàn thiện hơn
(Bài viết có tập hợp ý kiến của các thế hệ sinh viên khoa Ngữ văn,
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
thuật, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000
1986
Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2001
Bruxelles, 1970
Trang 8TRYING TO EXPLAIN MEDE’S TRAGEDY ON THE VIEW OF FEMINISM’S
CRITICISM AND PSYCHOANALYSIS CRITICISM
Nguyen Thi My Loc College of Sciences, Hue University SUMMARY
The article combines the approaches of Sociology and Psychoanalysis, trying to suggest
a multi-dimensional vision on Medea’s tragedy by Euripidès, an ancient Greek dramatist From
that, it is possible to find out the darkness in the psychological life of the character, aiming at
contributing the effectiveness and perfection of the work comprehension