Một số kết quả đạt được Hội LHPN tỉnh Quảng Nam trong những năm qua

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 68 - 75)

2.4.1. Kết quả đạt được

Thông qua việc triển khai các nguồn vốn vay, đã có nhiều phụ nữ và các đối tượng được vay vốn để đầu tư vào sản xuất, phụ nữ yên tâm tham gia sản xuất tại địa phương và gia đình vì thế đã tạo thuận lợi cho công tác tập hợp, xây dựng tổ chức Hội cơ sở ngày một vững mạnh hơn. Hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, nhiều hộ thoát nghèo tiêu biểu như: Chị Nguyễn Thị Mười, chị Phạm Thị Lệ Thu (Duy Xuyên); chị Uông Thị Hiền, chị Phạm Thị Phượng, chị Lê Thị Tám (Nông Sơn); chị Hồ Thị Phong, Hồ Thị Hạnh, Hồ Thị Cúc (Phước Sơn);

chị Zơ Râm Dưng, Hiên Thị Vén (Nam Giang)... Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ qua vay vốn ủy thác đã phát huy được hiệu quả như: mô hình trồng rừng và nuôi heo của chị Tơ Ngôl Thị Rén (Nam Giang), mô hình trồng rừng và chăn nuôi trâu/bò của chị Nguyễn Thị Hà (Bắc Trà My), mô hình chăn nuôi Kinh doanh của chị Võ Thị Chiến (Quế Sơn), mô hình trang trại nuôi cá kết hợp buôn bán nhỏ của chị Lê Thị Năm (Đại Lộc), mô hình phát triển rừng kết hợp chăn nuôi của chị Ploong Thị Nghát (Đông Giang).

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội thực hiện tốt quản lý nguồn vốn ủy thác Ngân hàng CSXH, không để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn, chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó đã kịp thời hướng dẫn cho Hội phụ nữ cơ sở cách quản lý, lưu trữ hồ sơ sổ sách khoa học, đảm bảo hơn; đôn đốc thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng và thu gốc đến hạn... Một số đơn vị làm tốt công tác quản lý vốn vay: Phước Sơn, Hiệp Đức, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên...

Việc triển khai có hiệu quả các nguồn vốn ủy thác vay đã thiết thực góp phần tích cực nâng cao vai trò của tổ chức Hội tham gia công cuộc phát triển kinh tế xã hội xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Với nguồn phí ủy thác các cấp Hội đã có thêm nguồn kinh phí hoạt động, đổi mới nội dung, hỗ trợ các phụ nữ nên đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút phụ nữ tích cực tham gia.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế

2.4.2.1. Các chính sách và quy định của thực hiện cho vay ủy thác

Các biểu mẫu, văn bản của hệ thống Ngân hàng, các ngành còn nhiều và thường xuyên thay đổi nên CB, HV khó tiếp cận hoặc còn nhầm lẫn trong quá tình thực hiện.

Quy định mức cho vay của một số nguồn còn thấp như: mức vay xây dựng công trình vệ sinh (12 triệu/hộ)

Việc xét mức vay còn theo hình thức phân bổ bình quân do nguồn vốn vay ít nhưng nhiều hộ có nhu cầu dẫn đến cung ít hơn cầu nên một số địa phương chia bình quân số vốn cho vay

2.4.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách và qui định

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các qui định của Ngân hàng vẫn còn chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc. Dẫn đến tình trạng hộ vay vốn chưa ý thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi được hưởng chính sách cho vay ưu đãi.

Chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều tại một số vùng. Một số địa phương tỷ lệ nợ quá hạn còn cao; một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến làm gia tăng nợ quá hạn.

Trình độ của một số cán bộ hội ở cơ sở trong quản lý nguồn vốn còn hạn chế; năng lực quản lý vốn vay của một số tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn còn yếu, không đủ khả năng làm cầu nối giữa Ngân hàng CSXH và hộ vay. Bên cạnh đó, một số địa phương xảy ra tình trạng tổ trưởng tổ vay vốn còn thu theo quý ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của tổ chức Hội trong việc nhận ủy thác vốn vay. Số thành viên của một số tổ TK&VV ít và dư nợ thấp nên hoa hồng nhiều tổ nhận được thấp làm tổ TK&VV hoạt động không nhiệt tình.

Nhiều nơi việc bình xét cho vay tại các tổ TK&VV chỉ mang tính hình thức. Nhiều tổ trưởng chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, việc chấp hành quy trình thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm chưa thực hiện nghiêm túc.

2.4.2.3. Tổ chức phối hợp giữa các bên liên quan

Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.

Công tác phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan thực hiện chưa được thường xuyên còn chậm

2.4.2.4. Kiểm tra, giám sát việc cho vay vốn ủy thác

Công tác kiểm tra, giám sát của Hội LHPN cấp huyện đối với cơ sở tại một số địa phương còn mang tính hình thức, đối phó; chưa thường xuyên.

Cán bộ làm công tác kiểm tra đôi lúc chưa nắm rõ quy trình nhận ủy thác, chưa phân biệt được đâu là nhiệm vụ của Hội và trách nhiệm của NHCSXH.

2.4.3. Nguyên nhân

Đối với cấp tỉnh việc nắm bắt thông tin và báo cáo tỉnh hình từ cơ sở đôi khi chưa kịp thời. Trong chỉ đạo thực hiện từng nơi, từng lúc chưa sâu sát

Đối với cấp huyện/thành Hội và cơ sở: Sự phối hợp giữa Hội phụ nữ các cấp với NHCSXH chưa thường xuyên, liên tục. Một số nơi tổ chức Hội chưa chủ động tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và ủng hộ của chính quyền các cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Có nơi tổ chức Hội chưa họp định kỳ kiểm điểm trao đổi thông tin xây dựng các giải pháp thực hiện. Một số nơi chỉ quan tâm đến việc cho vay, thu nợ, thu lãi mà chưa chú ý đến các giải pháp làm cho đồng vốn phát huy hiệu quả. Việc lồng ghép hiệu quả các chương trình khuyến lâm, khuyến nông, phát triển nghề thủ công và ngành nghề truyền thống cho phụ nữ vay vốn chưa tiến hành thường xuyên. Vì thế một số hội viên còn lúng túng chưa biết nên đầu tư vốn thế nào để mang lại hiệu quả cao. Do chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên một vài nơi có hộ được vay vốn vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước, không tự mình nỗ lực vươn lên làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và chính sách đầu tư tại từng khu vực.

Công tác kiểm tra, kiểm kê đối chiếu nợ trước, trong và sau khi cho vay ở một số địa phương còn thiếu sự phối hợp cần thiết giữa hai ngành. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số nơi nợ quá hạn kéo dài. Công tác phối hợp ở một số cơ sở chưa đồng bộ nên việc bình xét hộ nghèo tham gia tổ TK& VV còn một số chưa đúng đối tượng.

Một số huyện công tác đôn đốc thu hồi gốc, lãi còn chậm, còn có nợ quá hạn. Bên cạnh đó công tác theo dõi và quản lý sổ sách ở một số địa phương còn hạn chế. Sổ sách ghi chép không rõ ràng, cụ thể, một số cán bộ Hội đi kiểm tra nhưng không

ghi vào phiếu kiểm tra.

Một số huyện/thị/thành Hội hằng năm có đánh giá xếp loại hoạt động các tổ TK&VV nhưng không báo cáo kịp thời về tỉnh Hội.

2.4.4. Bài học kinh nghiệm

Việc tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể rút ra những kinh nghiệm sau:

2.4.4.1. Phải tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phải tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể giữa Hội LHPN và Ngân hàng CSXH; làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ nhất là những người thuộc diện được thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. 2.4.4.2. Phải phân công, bố trí ổn định cán bộ làm ủy thác có đủ năng lực,

trình độ, nhiệt tình trách nhiệm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện ủy thác ở các cấp Hội. Coi trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội và cán bộ Tổ TK&VV.

2.4.4.3. Hội đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV phải duy trì công tác giao dịch tại xã, tham gia họp giao ban với Ngân hàng CSXH để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nắm bắt chủ trương, chính sách mới để tuyên truyền kịp thời tới người dân. Thực hiện bình xét công khai minh bạch có sự giám sát của chính quyền, của cộng đồng xã hội để tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Ngân hàng CSXH.

2.4.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của Hội cấp trên đối với cấp dưới, đối với Tổ TK&VV; kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ.

Chương 2 tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề quản lý ủy thác của Hội LHPN tỉnh Quảng Nam trong những năm qua. Trên cơ sở thực tiễn đã phân tích những tác động tích cực của vốn vay tín dụng đối với hộ vay cũng như chương trình mục tiêu

quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Kết quả đạt được là sự cố gắng nỗ lực từ các tổ TK&VV, Ngân hàng CSXH và công tác quản lý của Hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những mặt tồn tại hạn chế và tác giả cũng đã đi vào phân tích nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN UỶ THÁC CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2021

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w