Thực trạng quản lý uỷ thác của Hội LHPN tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 67)

2.2.1. Căn cứ ký uỷ thác

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ quy định “Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”, ngày 15/04/2003 Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký Văn bản liên tịch số 235/VBLT về uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến ngày 03/12/2014 Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký Văn bản liên tịch số 3948/VBLT về việc thực hiện uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nam

2.2.2. Tình hình nhân sự thực hiện vốn ủy thác của Hội LHPN tỉnh Quảng

Cho đến nay có thể thấy đội ngũ nhân sự thực hiện vốn vay ủy thác đã có mặt hầu hết các đơn vị xã/ phường/thị trấn, các đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam, nơi nào có tổ chức Hội thì nơi đó có hoạt động ủy thác vốn vay. Chính sự tăng lên về nhân sự giúp triển khai tốt hơn về nguồn vốn, giúp các đối tượng tiếp cận với nguồn vốn vay nhanh và hiệu quả nhất. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự thực hiện vốn ủy thác

ĐVT: người

Cán bộ/Trình

độ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hội LHPN huyện Hội LHPN cấp xã/phường/thị trấn Tổ trưởng TK&VV Hội LHPN huyện Hội LHPN cấp xã/phường/thị trấn Tổ trưởng TK&VV Hội LHPN huyện Hội LHPN cấp xã/phường/thị trấn Tổ trưởng TK&VV Thạc sỹ 0 0 0 0 0 0 1 2 0 Đại học/Cao đẳng 18 170 209 18 204 206 17 233 195 Trung cấp 0 74 319 0 40 325 0 9 349 Sơ cấp 0 0 1.107 0 0 1.081 0 0 1.027 Cộng 18 244 1.635 18 244 1.612 18 244 1.571

Nguồn: báo cáo tổ chức hàng năm của Hội LHPN tỉnh Quảng Nam

Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng cho thấy lực lượng đông đảo nhất của việc thực hiện nguồn vốn vay ủy thác là tổ trưởng tổ TK&VV, và phần lớn có trình độ sơ cấp. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho công tác triển khai thi thực hiện các thủ tục hành chính quản lý nguồn vốn, chính điều này Hội cần phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức tập huấn để đội ngũ này làm tốt hơn, nắm vững nghiệp vụ, thao tác xử lý thủ tục cho vay.

2.2.3. Thực trạng thực hiện vốn vay ủy thác của nhóm đối tượng khảo sát

Để làm sáng tỏ các vấn đề trong quản lý và việc phát huy hiệu quả của nó trong thời gian qua, tôi đã thực hiện công tác khảo sát thực tế 50 hộ dân và kết quả cụ thể:

2.2.3.1. Mức độ tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác

Bảng 2.2. Mức tiệp cận nguồn vốn vay ủy thác của đối tượng khảo sát

Nội dung Số hộ Tỷ lệ

(%)

Tổng số hộ điều tra 50 100

Số hộ chưa từng biết thông tin vayvốn 6 12

Số hộ biết thông tin vay vốn 44 88

Số hộ biết đầy đủ về thông tin 13 26

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát thông tin

Mức độ tiệp cận nguồn vốn vay thể hiện hiệu quả của công tác tuyên truyền vốn vay đến đối tượng của cán bộ Hội và Tổ trưởng tổ TK& VV. Qua khảo sát điều tra nhóm gồm 50 hộ, kết quả cho thấy: Số hộ có biết thông tin vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng mức độ biết vẫn dừng ở một khía cạnh và chưa mang tính đầy đủ, trong khi đó hộ biết thông tin đầy đủ cũng ở mức tương đối. Việc tiếp cận và tiếp cận chưa đầy đủ làm cản trở hiệu quả của việc quản lý ủy thác, bên cạnh đó làm giảm đi chất lượng quản lý, xảy ra tình trạng nợ xấu hoặc nợ không sử dụng đúng mục đích nguồn vốn.

Hình thức tiếp cận nguồn vốn vay qua kênh Hội LHPN quản lý được khảo sát cho thấy:

Bảng 2.3. Hình thức tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 50 100 Số hộ chưa tiếp cận TTTD 6 12 Tổng số hộ tiếp cận TTTD 44 88 Họp thôn, xã/ phường 13 29,5 Cán bộ địa phương 17 38,6 Bạn bè 6 13,6 Tự tìm hiểu 7 15,9 Khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát thông tin

Với kết quả trên cho thấy, để người dân tiếp cận được nguồn vốn thì Hội đã thực hiện việc triển khai đến cán bộ Hội, đội ngũ liên quan đến công tác tín dụng ủy thác nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền những thông tin tín dụng đến đối tượng. Hình thức tiếp cận nguồn vốn vay được đối tượng tiếp cận ở nhiều nguồn khác nhau, chính sự đa dạng khác nhau này tạo nên mức thông tin lan toản.

Trong các hình thức tiếp cận nguồn vốn thì việc thực hiện qua họp thôn, xã/ phường chiếm tỷ lệ cũng thấp, nguyên nhân phần lớn điều kiện kinh tế của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, hằng ngày các hộ chỉ tập trung lao động để đảm bảo cuộc sống hàng ngày và lo cho việc học hành của con cái nên không tham gia các cuộc họp dân, không tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội cũng như không quan tâm đến các thông tin tín dụng của NHCSXH. Với những trường hợp như vậy, cán bộ Hội và tổ TK& VV cần có những giải pháp tuyên truyền thích hợp, chẳng hạn gặp gỡ trao đổi, nắm bắt tình hình thực tế hộ để trao đổi thông tin giúp hộ xác định được nhu cầu và những ưu đãi từ chính sách.

2.2.3.2. Sử dụng nguồn vốn vay cho các mục đích

Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ gia đình trình bày khi làm hồ sơ vay vốn là yếu tố quyết định để cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ và quyết định ….việc

giải ngân cho các hộ dân. Trong hồ sơ vay vốn của các hộ dân được khảo sát điều tra có các mục đích sau:

Bảng 2.4. Sử dụng nguồn vay cho các mục đích

Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 50 100 Chăn nuôi 17 34 Trồng trọt 4 8 Vệ sinh – nước sạch 5 10 Học tập 15 30 Nhà ở 2 4 Khác 7 14

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát thông tin

Trong các mục đích vay vốn thì cho thấy mục đích chủ yếu là chăn nuôi chiếm tỷ lệ 34% và học tập (vay HS-SV) chiếm 30%. Qua khảo sát cũng cho thấy, có 2 hộ vay không sử dụng vốn vay theo đúng mục đích vay ban đầu. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ Hội, tổ TK&VV cần giám sát việc sử dụng vốn vay, nhất là trong vòng 30 ngày sau khi hồ sơ vốn vay được giải ngân nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng đối tượng và đúng mục đích.

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ủy thác

Không thể phủ nhận hiệu quả nguồn vốn vay đối với đời sống của hộ vay vốn. Nguồn vốn vay không chỉ cải tạo mức thu nhập cho người dân, tạo việc làm mà còn tạo điều kiện cho con em đối tượng nghèo (đối tượng khác) được tham gia việc học tập, góp phần giúp hộ bảo vệ được môi trường, sử dụng nguồn nước sạch, nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Đây là tiền đề để thực hiện thành công cuộc vận động xây dựng gia đình “ 5 không – 3 sạch” và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Kết quả khảo sát thu về như sau:

Bảng 2.5. Kết quả hộ sau khi vay vốn

Nội dung Số hộ Tỷ lệ(%)

Tổng số hộ điều tra 50 100

Cải thiện đời sống 43 86

Không thay đổi 7 14

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát thông tin

2.2.3.4. Thuận lợi và khó khăn của đối tượng được vay vốn *Thuận lợi

Đối tượng vay vốn được tư vấn, hướng dẫn bởi những người gần gũi với mình là cán bộ Hội, tổ trưởng tổ TK&VV nên dễ dàng được trao đổi và xác định đúng nhu cầu khi thực hiện vay vốn.

Được vay ủy thác qua Hội LHPN nên không thế chấp tài sản, lãi suất ổn định và an tâm về thời gian sử dụng đồng vốn, không có áp lực và được giải quyết hồ sơ đến hạn phù hợp. Hiện nay, mức lãi suất cho vay tại NHCSXH là khá thấp so với các tổ chức tín dụng khác, khoản tiền lãi các hộ vay phải trả hàng tháng là tương đối thấp. Với mức lãi suất ưu đãi này đã giảm bớt gánh nặng trả nợ cho hộ nghèo, giúp họ yên tâm vay vốn để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

* Khó khăn

Mức vay ủy thác vẫn còn khống chế mức vay đối với đối tượng vay dẫn đến chưa đáp ứng đủ nguồn vốn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.

Năng lực của tổ TK&VV đôi lúc còn chưa đáp ứng được nội dung nghiệp vụ, hồ sơ vay vốn phải thực hiện nhiều lần dẫn đến chậm nguồn vốn giải ngân.

Một số cán bộ xã, phường và cán bộ Hội đoàn thể chưa mạnh dạn trong khâu xét duyệt cho vay, sợ vốn cho vay không có khả năng thu hồi nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tín dụng.

Kinh tế hộ ở vùng có điều kiện khó khăn phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo ở một số nơi còn tiềm ẩn; dẫn đến việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở một

số ngành và địa phương còn chậm.

Không ít hộ nghèo và đối tượng chính sách mang tư tưởng ỷ lại, suy nghĩa đó là nguồn vốn xóa đói giảm nghèo nên không có trách nhiệm thanh toán, dẫn đến nợ xấu xảy ra.

2.2.4. Kết quả thực hiện hoạt động ủy thác của Hội LHPN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2017

2.2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ở các cấp

Tổ chức thực hiện tốt những nội dung công việc nhận ủy thác không chỉ góp phần chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, thuận tiện đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà còn có tác động lớn tới công tác tuyên truyền, tập hợp phụ nữ và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, hướng dẫn của UBND tỉnh; thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Quảng Nam đã hướng mạnh về cơ sở, thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, Hội đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để phụ nữ và người dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của Ngân hàng chính sách Xã hội về tín dụng ưu đãi, giúp phụ nữ nhận thức đúng những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động khai thác, huy động, quản lý nguồn vốn để hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ phát triển kinh tế thông qua kênh vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện ủy thác luôn được Ban Thường vụ Hội LHPN các cấp quan tâm. Ở mỗi cấp đều phân công 01 đồng chí lãnh đạo trực tiếp phụ trách và bố trí cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách theo dõi, tổ chức thực hiện.

Thực hiện việc giao ban, sơ kết, tổng kết hoạt động ủy thác theo định kỳ quy định, kể đếnHội nghị tổng kết 10 năm thực hiện văn bản liên tịch giữa Hội và Ngân

hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,

Đối với phí ủy thác và hoa hồng do Ngân hàng CSXH chi trả, Hội đã áp dụng theo Văn bản liên tịch số 213/VBLT “Về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” và triển khai đến các cấp hội.

2.2.4.2.Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để cán bộ, HV, PN, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng nói riêng hiểu đúng và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, các cấp Hội LHPN đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chẳng hạn: niêm yết công khai các chính sách tại các điểm văn hóa xã/phường, phát thanh về nội dung chương trình, chính sách, biểu dương gương tốt trong công tác hoạt động tín dụng, Tổ chức quán triệt Nghị định 78 của Chính phủ, Văn bản liên tịch của 2 ngành, các Quyết định về tín dụng của Thủ tướng Chính phủ đến đội ngũ uỷ viên Ban chấp hành các cấp; họp chi, tổ phụ nữ; qua hệ thống truyền thanh... đã có gần 100% hội viên biết về nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các trường hợp người vay vi phạm quy định của ngân hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ gốc, trả lãi.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay, sử dụng vốn vay.

2.2.4.3. Tổ chức hướng dẫn thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ TK&VV là cánh tay nối dài của các cấp Hội LHPN trong công tác thực hiện vốn ủy thác. Tổ TK&VV là nơi gắn kết, gần gũi với đối tượng vay, giúp các cấp Hội quản lý tốt nguồn vốn vay thông qua việc bình xét thành viên vay vốn, tham gia thu lãi và tiết kiệm

Hội LHPN các cấp đã tiến hành thành lập Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng Quy ước hoạt động của Tổ theo đúng Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về tổ chức

và hoạt động của Tổ TK&VV.

Chỉ đạo và hướng dẫn tổ TK&VV tổ chức họp để kết nạp tổ viên, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH theo quy định nghiệp vụ cho vay của từng chương trình, trình ban xoá đói giảm nghèo cấp xã xác nhận, UBND cấp xã xét duyệt và đề nghị ngân hàng cho vay.

Bảng 2.6. Đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV

ĐVT: Tổ

Chất lượng

hoạt động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tốt 1.255 1.466 1.539

Khá 339 138 32

Trung bình 36 6 0

Yếu 5 2 0

Cộng 1.635 1.612 1.571

Nguồn: báo cáo thực hiện vốn vay ủy thác Hội LHPN tỉnh Quảng Nam

Tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ TK&VV dựa vào việc vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH. Vận động tổ viên chấp hành quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với ngân hàng,… Qua đó, đã có gần 100% hội viên biết về nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV là minh chứng cho quá trình thu lãi, thu tiết kiệm giữa người vay và ngân hàng. Qua 3 năm hoạt động của tổ TK&VV đã có sự thay đổi rõ rệt, giảm thiểu tổ có chất lượng thu lãi – thu tiết kiệm không đạt (tổ trung bình, yếu) nâng cao chất lượng tổ hoạt động tốt, khá.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 67)