Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ủy thác vốn vay của Hội LHPN tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 79 - 84)

LHPN tỉnh Quảng Nam

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như đảm bảo tín dụng chính sách phát triển theo hướng ổn định, bền vững, thời gian tới cần chú trọng tới một số giải pháp sau:

Một là, tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành; Rà soát chỉnh sửa, bổ sung chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn...

Bốn là, nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng và có trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn vay.

Năm là, rà soát, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bảy là, tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng tín dụng; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tám là, phối hợp hiệu quả giữa các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách.

Chín là, thực hiện tốt công tác truyền thông về tín dụng chính sách, đặc biệt những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát.

3.3.2. Giải pháp cụ thể

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín dụng ưu đãi tới các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân”.

Đây là giải pháp cơ bản để quản lý tốt nguồn vốn ủy thác, hộ vay hiểu, cán bộ thực hiện công tác tiết kiệm và vay vốn hiểu giúp việc thực hiện chính sách tốt hơn, hạn chế xảy ra các tiêu cực xấu trong tín dụng vốn vay. Từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ cũng như hộ vay trong việc xét đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Các giải pháp tuyên truyền được thực hiện mang tính đồng bộ, thường xuyên, cụ thể như sau:

Xây dựng kế hoạch phối hợp với đơn vị đài truyền thành – truyền hình ở tỉnh, thành phố, huyện và các trạm phát thành ở xã/ phường, phòng (bộ phận) LĐTB – XH thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng các chính sách tín dụng vốn vay (đối tượng, mức vay, lãi suất, hình thức vay) đến các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân, tập trung ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa của tỉnh và vùng dân tộc thiểu số.

Thực hiện in ấn sổ tay nghiệp vụ đến cho các tổ trưởng tổ TK&VV để cánh “tay nối dài” thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quản lý nguồn vốn ủy thác hiệu quả.

Đăng tải nội dung chính sách tín dụng trên webside của Hội LHPN tỉnh, phối hợp đăng tin trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện, xã/phường.

Nắm bắt kịp thời tình hình các gia đình được vay vốn và hộ có nhu cầu vay vốn qua các kênh phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn, phòng (bộ phận) LĐ-TB –XH, người dân địa phương.

Xây dựng cơ sở đội tuyên truyền viên là lực lượng HVPN nòng cốt.

Biểu dương các cá nhân làm tốt công tác ủy thác vốn vay, hộ vay sử dụng nguồn vốn hiệu quả, nhân rộng các tấm gương qua trang tin của Hội LHPN. Đồng thời cần phê phán những cá nhân có dấu hiệu tiêu cực trong công tác quản lý, hộ vay chây ì, thiếu thiện chí trong công tác sử dụng nguồn vốn vay.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, củng cố tổ TK&VV

vốn vay ủy thác và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương. Trên cơ sở đó nắm bắt được nhu cầu vốn vay và mức sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó, cũng cho thấy UBND cấp nào, đơn vị nào quan tâm đến chính sách tín dụng thì đơn vị đó kiểm soát nguồn vốn vay hiệu quả.

Phối hợp với UBND các cấp trong việc giải quyết nợ xấu, nợ bị xâm tiêu tín dụng. Phối hợp củng cố các tổ vay vốn có chất lượng hiệu quả không đảm bảo.

Rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ chính sách cập nhật theo kết quả mới nhất để thực hiện công tác vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.

Công tác kiểm tra, giám sát phải luôn được chú trọng và tổ chức nắm bắt bằng nhiều kênh, trong đó nắm bắt qua kênh người dân và các hội đoàn thể khác mang tính kịp thời, sát đúng.

Nâng cao công tác xử lý, giải quyết hồ sơ vốn vay, công tác thu hồi vốn vay và kiểm soát nợ phát sinh, nợ quá hạn

Thực hiện việc đánh giá nợ thực trạng và tồn đọng, phân tích khả năng trả nợ của hộ vay.

Hồ sơ vốn vay phải đảm bảo về đối tượng, số lượng và nguồn tiền, tránh tình trạng bình xét qua loa, thủ tục. Cần giải thích chặt chẽ để hộ vay nắm bắt tình hình thanh toán, thủ tục yêu cầu tránh tình trạng chay ì nợ sau này.

Phối hợp với UBND các cấp trong việc thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ, và hoạt động kiểm tra, giám sát.

Thường xuyên kết hợp với NHCXSH mở lớp huấn tập huấn về nghiệp vụ ủy thác, Ban chỉ đạo thu hồi nợ và tổ trưởng tổ TK&VV cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp tổ, giao tiếp với ngân hàng, nội dung chính sách áp dụng.

Nâng cao năng lực vay vốn của đối tượng chính sách

Thực hiện tác động để hộ vay mạnh dạn trong công tác vay vốn, nhận thức đúng đắn về vai trò chính sách tín dụng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với chính sách tín dụng.

cách thức làm ăn hiệu quả cho họ để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn và làm giàu chính đáng. Có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Huy động hộ tham gia các lớp huấn huyện, đào tạo nghề do địa phương tổ chức.

Tổ chức giới thiệu mô hình kinh tế hiệu quả và thực hiện chuyển giao, hướng dẫn, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả.

Hộ mạnh dạn xây dựng vay vốn theo phương án phù hợp, tránh tình trạng e ngại, sợ gánh nặng tiền vay nên vay theo mức cầm chừng.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 79 - 84)