Các chương trình tín dụng tại Ngân hàng ủy thác cho vay qua Hội LHPN và

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)

LHPN và nghiệp vụ ủy thác của các cấp Hội

Đến thời điểm hiện nay, đối tượng cho vay của NHCSXH đã được mở rộng và bao gồm các đối tượng sau đây:

1. Cho vay hộ nghèo. 2. Cho vay hộ cận nghèo. 3. Cho vay hộ mới thoát nghèo. 4. Cho vay học sinh, sinh viên. 5. Cho vay giải quyết việc làm.

6. Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. 7. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

8. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở.

10. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

11. Cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp.

12. Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

13. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

14. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. 15. Cho vay ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. 16. Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền

Trung.

75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

18. Cho vay vốn để hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015.

19. Cho vay hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

20. Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

21. Một số chương trình cho vay khác.

1.5.1. Nghiệp vụ cho vay ủy thác tại Hội LHPN

1.5.1.1. Đối với hộ vay

Hộ vay phải là đối tượng thuộc các chương trình cho vay và có nhu cầu vay vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế, hỗ trợ cho chi phí học tập của con cái...Hộ vay phải ở trong độ tuổi quy định và có năng lực hành vi dân sự.

Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.

Hộ vay có đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định của các chương trình cho vay) gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.

Khi giao dịch với Bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay. Mọi giấy tờ đều phải ký, ghi rõ họ tên, nếu không biết chữ thì dùng điểm chỉ.

1.5.1.2. Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn

Tiếp nhận đơn đề nghị vay vốn thì tổ TK&VV thực hiện tổ chức họp bình xét cho vay vốn (đảm bảo các yêu cầu có mặt của trưởng thôn, các thành viên vay vốn, đại diện của Hội LHPN cấp trên).

Hội LHPN cấp xã/ phường xác nhận hộ vay là hội viên PN và cư trú hợp pháp tại địa phương và trình ký tại UBND xã/phường. UBND xác nhận và phê duyệt

danh sách xin vay để gửi Bên cho vay xem xét, giải quyết.

Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã/ phường, Tổ TK&VV có trách nhiệm gửi danh sách đến Ngân hàng CSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay

Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.

1.5.1.3. Đối với Ngân hàng CSXH

Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay.

Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.

Sau khi danh sách hội viên hội phụ nữ đề nghị vay vốn được phê duyệt, Ngân hàng CSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã/ phường/thị trấn

Bên cho vay cùng với hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn. Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm sổ theo dõi tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, Bên cho vay sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần vay, hết số trang ở sổ được đổi sổ khác. Mỗi hộ vay chỉ được cấp 01 sổ. Dư nợ trên sổ tiết kiệm và vay vốn ở mọi thời điểm không được vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa do HĐQT NHCSXH quy định.

Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến từng người vay tại trụ sở Bên cho vay hoặc tại xã (phường, thị trấn) theo thông báo của Bên cho vay.

1.5.1.4. Tổ chức giải ngân

Tổ chức giải ngân tại điểm giao dịch của xã/ phường/thị trấn: Hộ vay vốn trực tiếp đến nhận vốn vay do cán bộ tín dụng của Ngân hàng giao.

Khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra đối chiếu CMND của người vay. Và người vay kiểm tra đủ số tiền vay trước khi rời khỏi điểm giải ngân.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)